[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Một số sĩ quan f313 sau cuộc chiến ở lại HG xây dựng gia đình do tính bè phái nên có nhiều câu chuyện trái chiều. Cá nhân em đã có lần ăn cháo lòng tại quan của 1 nguyên sĩ quan đó. Hỏi chuyện thì bác ấy: #@$@%^%&&!!! loạn cả lên, như đúng rồi. Buồn cười là toàn các bố lên sau trận này:P
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
WIKIMEDIA MÔ TẢ VỀ CÁC CUỘC GIAO CHIẾN Ở CAO ĐIỂM 772 VÀ Ở THANH THỦY, VỊ XUYÊN:
Tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, gần cột mốc biên giới số 13. Núi Lão Sơn thực tế là một loạt các ngọn đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 mét ở phía tây tới đồi bình độ 1200 mét ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Zheyin Shan, và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây sông Lô chảy vào Việt Nam.

Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn sư đoàn 49 (có lẽ thuộc quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm đồi 1200.[10] Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này.[11]

Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các đồi 233, 685, và 468[12], tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5km tại đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự.[13] Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28-4 cho tới 15-5, và các đồi 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng, đến ngày 12 tháng 7 chiến sự lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức tấn công tái chiếm các ngọn đồi này, rồi dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.

Núi Bạc (nay là núi Giải Âm Sơn) bị Trung Quốc chiếm

Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các đồi 1509 (Lão Sơn), 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250, 1030, Si Cà Lá (Núi Bạc mà Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn-Zheyin Shan) ở phía đông sông Lô[5]. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.



Giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều[14]. Theo tin tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm các vị trí bị mất, và Trung Quốc chiếm được 8 ngọn đồi[15]. Theo công bố chính thức của Việt Nam, Việt Nam tuyên bố tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại ra khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc[16]. Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng[17] Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến 2000 quân Việt Nam, mất 939 lính và 64 dân công chết[18]

Chú thích:
10^ Ziwei Huanji, Counterattack in Self-Defense against Vietnam, B.P. Mahony, làm việc cho Phân cục Tình báo của Cảnh sát Liên bang Úc được tiếp cận các tài liệu mật, cho biết có ít nhất 3 sư đoàn quân Trung Quốc tham gia tấn công (B.P. Mahony, "Sino-Vietnamese Security Issues: Second Lesson versus Stalemate," trình bày tại cuộc họp 'Asian Studies Association of Australia' tại University of Sydney, 12–16 tháng 5, 1986). Các nguồn khác xác định sư đoàn 31 thuộc quân đoàn 11 là đơn vị đánh đồi 1200. Không ngoại trừ trường hợp cả hai đơn vị này đều tham gia tấn công. Thậm chí nếu họ chỉ dùng hai sư đoàn để tấn công, quân Trung Quốc cũng có lợi thế về số lượng, với 24.000 quân chống lại chừng 10.000 quân của sư đoàn 313 của Việt Nam.
11^ Ziwei Huanji. Phía Trung Quốc cho biết các trung đoàn đơn lẻ thuộc các sư đoàn 316, 312, và 345 của Việt Nam tham gia trong trận phòng ngự này.
12^ Lịch sử Lữ đoàn pháo binh 168, 1978–1998 trang 32–43.
13^ B.P. Mahony, "Sino-Vietnamese Security Issues: Second Lesson versus Stalemate," trang 14
14^ "Trận Núi Đất" theo BBC
15^ "Trận Núi Đất" theo BBC
16^ Edward C. O’Dowd, trang 100
17^ "Intelligence," Far Eastern Economic Review, 2-8 năm 1984
18^Paul Quinn-Judge, "Borderline Cases," Far Eastern Economic Review, 21 tháng 6 năm 1984
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Đúng ra 468 chưa bao giờ TQ chiếm được, hồi 12-7-84 em nằm ở lèn 468 và từ đó đi vào đánh 772. Sau này tháng 10-84 sư 356 có đặt sở chỉ huy ở đây trực tiếp chỉ đạo E153 đánh 685. 468 có một lèn đá nên pháo TQ không bao giờ bắn vào được, trên đỉnh 468 ta có đài quan sát và tổ bắn tỉa nằm tại đó, hồi cuối năm 84 pháo 105 của D10 E150 bắn hụt tầm trúng vào lèn đá trên nóc hầm sư trưởng Điếm có mấy mét.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,408 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cao điểm 468 và hướng đánh cao điểm 772 của đơn vị cụ Vị xuyên

 

XE_XICLO

Xe tải
Biển số
OF-23937
Ngày cấp bằng
10/11/08
Số km
494
Động cơ
496,539 Mã lực
Nơi ở
HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG - NGÕ 84 - TRẦN THÁI TÔNG
Website
www.facebook.com
Hồi năm 1984, em lúc đó 10 tuổi nhà ở gần ga. Lúc đó ga Hà Nội cứ nườm nượp lính, thương bình nằm đầy cái sảnh cửa ga chỗ đường Nam Bộ. Nhiều chú thương binh vác nạng gây gổ đánh nhau với dân ầm ĩ cả. Bọn em toàn chui rào vào ga để mót than về đun, thấy pháo, xe tăng đầy trên các toa tàu chở hàng, thỉnh thoảng cũng nhặt được viên đạn về tháo ra lấy thuốc nổ đốt nghịch, giờ nghĩ lại thấy ngu thế.
 

hahut

Xe tăng
Biển số
OF-138737
Ngày cấp bằng
16/4/12
Số km
1,649
Động cơ
383,379 Mã lực
Em xem phim Tầu ngầm K 139 (em nhớ không chắc lắm) có đoạn Chính trị viên cách chức Thuyền trưởng (Chỉ huy trưởng) tầu ngầm. Em chưa đi bộ đội bao giờ,các cụ giải thích hộ em hai ông này ông nào to hơn ạ?
Cũng giống như trong cơ cấu tổ chức chính quyền ấy, chính chị viên = bí thư, thuyền trưởng = phó bí thư, chính trị viên làm công tác tuyên truyền chính trị chính em, tâm tư tình cảm chính trị cho đơn vị, còn thuyền trưởng thì làm công tác chuyên môn, chiến thuật, chiến lược.em đoán thế chắc đúng phỏng!?
 

Goodboy76

Xe buýt
Biển số
OF-163947
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
567
Động cơ
353,210 Mã lực
Nơi ở
Hà đông quê lụa
Cụ chủ thớt dạo này bận sắm tết hay sao mà để thớt chìm sâu thế nhỉ
 

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,533
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Em mới đi bàn giao 02 xe tưới đường ở một trong những địa điểm khắc nghiệt năm 79 và giờ là nhà máy tuyển đồng lớn nhất ĐNÁ, một số hình ảnh để các cụ tham khảo:



 

kaka8x

Xe tải
Biển số
OF-96284
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
245
Động cơ
402,696 Mã lực
em yểm trợ cho các cụ đây ạ nguồn lượm lặt trên mạng ạ
Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tàu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm.

Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tàu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm.

Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tàu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?
'Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn Tàu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây.

Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.

Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.

Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tàu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.

4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.

Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.

Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.

Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục.

Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện.

Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi.

Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp.

Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp vào vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay.

Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tàu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
em yểm trợ cho các cụ đây ạ nguồn lượm lặt trên mạng ạ
Đã sang đến ngày thứ tư bên đất Tàu. Sáng hôm đó, chúng vẫn đổi quân phục kích. Em bảo mọi người cố chờ nốt hôm nay. Nếu tối nay, chúng rút bọn phục kích về, bọn em sẽ rút trong đêm. Ban ngày, ngủ gà gủ gật. Anh em chia nhau cảnh giới xem động tĩnh của bọn Tàu trên sườn núi. Đến chiều, ca thằng Vinh gác, nó vội lay em dậy, bảo ra xem lạ lắm.

Em trườn ra ngoài, tìm một chỗ kín đáo, lấy thêm cây rừng che cho chắc chắn, chăm chú quan sát. Hình như bọn Tàu tăng thêm quân. Lính Tàu ở đâu kéo về đông lắm. Chết rồi, thế này thì không có cơ hội rút về đêm nay rồi. Mồ hôi rịn ra ướt cả áo. Nhưng mà lạ thật. Có thằng bị thương, đi đứng tập tễnh. Có bọn khiêng xác, nhiều lắm.

Thôi đúng rồi, bọn này chính là bọn tấn công điểm cao mà trung đội em sẽ đánh vu hồi đây. Tức là trận chiến đã xảy ra. Ở đây khuất núi, không nghe được tiếng súng. Anh em ơi, ở nhà có ai việc gì không? Chính ơi, mày có còn để sáng sáng ***** sang đất Tàu nữa không? Mà trung đội em không biết có kịp về đến nơi tập kết để táng nhau với bọn này không?
'Em trở lại vị trí trú ẩn. Trao đổi tình hình và nhận định với anh em. Cũng có khả năng, bọn Tàu thương vong thế này, chúng sẽ rút vào đêm nay hoặc sáng mai. Cũng có thể, đại đội sơn cước đang đóng trên kia, là lực lượng hỗ trợ cho đơn vị đánh điểm cao. Nhưng bất ngờ gặp bộ đội ta, suy đoán tình hình không chính xác nên cố thủ ở đây.

Mà cũng có thể, cả đơn vị này nhập vào một, củng cố đội hình, lấy địa điểm này làm căn cứ rồi lại tiếp tục đánh lấn sang đất ta. Em cứ suy nghĩ miên man mà không có lời giải đáp cụ thể. Em bảo thằng Vinh, lên theo dõi tiếp xem chúng có căng thêm lều bạt dã chiến không. Thằng Vinh báo về, hình như chúng đang thu dọn. Bọn em thở phào.

Đến chiều. Chúng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển quân. Em bắt đầu thấy lo. Thương binh mới rống như bò trong mấy lều quân y. Bọn nó vẫn đổi ca đi phục kích.

Tối hôm đấy, mọi người ăn tiếp chỗ thực phẩm lấy trộm của bọn Tàu. Bây giờ bọn chúng đông quá, em không dám mạo hiểm trộm cắp một lần nữa. Một đêm căng thẳng và không ngủ lại trôi qua.

4h sáng, thằng Tạo lay lay em thì thầm, chúng nó đang rút. Chúng nó đang rút thât. Chúng đang xuống núi. May quá, đường chúng leo xuống cách xa bọn em cả trăm mét. Nó mà xuống đường này có khi anh em không kịp chạy.

Em hội ý nhanh. Rút thôi. Nhưng không rút theo đường cũ. Sẽ rút theo đường vòng qua quả núi kia. Nếu vẫn còn bọn phục kích. Mình sẽ xuất hiện sau lưng chúng nó. Mình chủ động, nó bị động. Mình sẽ đánh vượt mặt chúng nó để về. Bọn Tàu ở đây chắc cũng rút khá xa, chúng không kịp gửi quân viện trợ đâu. Mà quân viện trợ có đến nơi, thì có lẽ mình đã ngồi rung đùi uống rượu trong hầm rồi. Còn bọn phục kích trong lòng thung lũng này, không sợ lắm, vì chúng mệt mỏi lắm rồi. Vả lại, lúc đó, mình trên cao, nó dưới thấp, thoải mái mà nện.

Bọn em kiểm tra lại đạn dược. Không đến nỗi tồi. Khó khăn nhất là thằng Luyện, nó không đi được nữa, mê man, mụ mị. Em bảo thằng Tạo và thằng Vinh hai đứa 2 bên dìu thằng Luyện. Khi nào gặp địch thì quảng nó vào hốc đá nào rồi đánh. Em đi trước, 2 thằng dìu Luyện đi giữa, thằng Minh đi cuối.

Bọn em đi chậm vì có thương binh, vả lại đi chậm để dò đường và nghe ngóng.Quả như em dự đoán. Đi được 2 tiếng, trời đã sáng rõ, em phát hiện ra bọn phục kích. Chúng có khoảng hơn 10 thằng.Chúng đang tập thể dục cho người ngợm đỡ mỏi vì cả đêm nằm phục.

Theo thường ngày thì giờ này chúng sắp đổi ca. Vì vậy chúng rất mất cảnh giác. Phía trước chúng có rất nhiều tảng đá để che chắn, nhưng sau lưng chúng, đối diện với bọn em lại tơ hơ. Chúng không nghĩ là bọn em đi đường này. Em ra hiệu cho mọi người. Tìm chỗ nghỉ ngơi cho Luyện.

Nó đã tỉnh, nó thều thào xin quả lựu đạn. Nó chỉ đủ sức để nếu có mệnh hệ gì thì dùng răng cắn chốt quả lựu đạn. Một giọt nước mắt lăn trên gò mà nó. Em thấy cay sống mũi, nhưng không còn thì giờ nữa. Em nhanh chóng tìm vị trí chiến đấu. 3 thằng kia cũng vậy. Thằng Tạo đi khom, vừa đi vừa lấy tay gại gại đũng quần. Chắc lại ti rỉn rồi.

Cả bốn thằng cùng đồng loạt nổ súng và hô xung phong. Thét xung phong chứ không còn là hô nữa. Cho khí thế, cho áp đảo. 5,6 thằng Tàu gục ngay sau loạt đạn đầu tiên. Lũ còn lại nháo nhác như ong vỡ tổ. Thằng vội đi lấy súng. Có thằng đang ị hớt hải không kịp kéo quần cứ thế bò lê tìm chỗ nấp.

Bọn em tiếp tục bắn, bình tĩnh tiêu diệt từng thằng. Bọn tàu bắt đầu bắn trả. Đạn đập bôm bốp vào vách đá xung quanh em. Thằng Tạo ném một quả lựu đạn về phái sau tảng đá. Cùng với tiếng nổ là vài cái mũ bay lên. Bọn Tàu bị đánh bất ngờ, lại vào thời điểm bất ngờ, khiến chúng không kịp trở tay.

Trận đánh kéo dài độ 20 phút. Mấy thằng Tàu còn sống đã bắn hết đạn. Lúc cuống chúng chỉ kịp vớ lấy súng. Mỗi khẩu cùng lắm có 30 viên. Chúng không dám bò ra chỗ để đạn, thằng nào bò ra em bắn rát rạt. Chúng cởi áo may ô mắc lên đầu súng xin hàng.
Lại cóp-bết truyện bốc phét của Cao Sơn roài :))
 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,743 Mã lực
Em mới đi bàn giao 02 xe tưới đường ở một trong những địa điểm khắc nghiệt năm 79 và giờ là nhà máy tuyển đồng lớn nhất ĐNÁ, một số hình ảnh để các cụ tham khảo:
...
Ngày trước, xe tăng, xe vận tải Tàu kéo sang tàn phá đất nước ta, ngày nay, xe máy, xe oto, hàng hóa, đồ điện tử Tàu đi đâu cũng thấy...
 

Djokovic

Xe điện
Biển số
OF-12804
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
2,983
Động cơ
551,450 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ - Hà Nội
Em mới đi bàn giao 02 xe tưới đường ở một trong những địa điểm khắc nghiệt năm 79 và giờ là nhà máy tuyển đồng lớn nhất ĐNÁ, một số hình ảnh để các cụ tham khảo:



Đây là Thanh Thủy của mình đấy hả cụ??
 

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,533
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Ngày trước, xe tăng, xe vận tải Tàu kéo sang tàn phá đất nước ta, ngày nay, xe máy, xe oto, hàng hóa, đồ điện tử Tàu đi đâu cũng thấy...
Cụ ơi, chẳng phải riêng nước mình đâu ạ mà trên toàn thế giới cơ.. công bằng mà nói thì: nhờ có hàng hoá của Tàu tràn ngập mà dân ta mới được dùng hàng hoá Nhật, Hàn ... với giá hợp lý hơn. ;)
 

Kia DVD 5.1

Xe tăng
Biển số
OF-12466
Ngày cấp bằng
5/1/08
Số km
1,533
Động cơ
538,420 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Em cũng nghĩ thế, chả giống TT tý nào.. ;))
Vâng chính xác là [FONT=&quot]xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai[/FONT] - nơi mà phụ huynh của cụ chim cu đã hy sinh trong tư thế hiên ngang đầy bất khuất.. :-?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Hôm trước em nói chuyện với một bác gần 50 mà bác í khẳng định năm 82 là hết đánh nhau với Tầu rồi, thời ấy thông tin mình không phổ biến hả các cụ.
 

vị xuyên 84

Xe hơi
Biển số
OF-122205
Ngày cấp bằng
27/11/11
Số km
196
Động cơ
383,166 Mã lực
Hôm trước em nói chuyện với một bác gần 50 mà bác í khẳng định năm 82 là hết đánh nhau với Tầu rồi, thời ấy thông tin mình không phổ biến hả các cụ.
Ngay cả các cụ ở quân đội hồi đó cũng ít người biết đến cuộc chiến ở Vị Xuyên- Hà Tuyên những năm 84-89. Năm 85 khi về HN chơi mấy thằng bạn em cũng lính chốt bên QK1 cũng không biết là bên QK2 lại đánh nhau với TQ. Chúng nó bên đó toàn dẫn đường cho con buôn sang TQ đánh hàng tâm lý nên rủng rỉnh lắm, ga cả cây đầu đội ổi tàu, chân đi đúc tàu và tiền lúc nào cũng đầy túi.

Em post nốt cuốn nhật ký chiến dịch MB84 nhưng chưa có phần đánh giá của chỉ huy QK và sư đoàn, không biết phần đó em để ở đâu nên chưa tìm thấy:


....Những khoảng mù đã dần dần tan biến, bầu trời trở nên rộng rãi cao xanh hơn. Các mục tiêu, công sự nham nhở, hào chiến đấu đỏ quạch ngoằn nghèo. Hàm ếch ruộng bậc thang, những đám cỏ tranh, gốc cây, hố pháo và những màn khói của đạn pháo chưa kịp tan tất cả hiện dần rõ nét........
.....Kết quả sơ bộ tiến công ban đầu ta đã mở được phần lớn các cửa mở phá được bãi mìn chiếm được chiến hào 1 ở Đ1 và Đ2, mở đột phá khẩu và chiếm được yên ngựa giữa Đ3 và Đ4. Đánh vào Xín Chải 2 phá được kho tàng, trận địa pháo của địch và đánh địch phản kích từ các hướng.
Ta đã làm chủ được 1 số trận địa trong thời gian ngắn cắm được 3 cờ trên cao điểm tiêu diệt nhiều sinh lực địch phá hủy các trận địa pháo và phương tiện chiến tranh của chúng ( Số liệu này chưa được đầy đủ chính xác ).
Buổi chiều ngày 12-7 tôi và hầu hết các đơn vị rút xuống nằm dọc theo suối cạn chờ lệnh mới, mọi nguồn thông tin trên và dưới tới tấp chuyển đến và biết rằng : Đợt tiến công thứ nhất tạm dừng, cho bộ đội đào công sự chốt giữ những khu vực đã chiếm được. Sơ bộ giải quyết chính sách, củng cố lực lượng, nắm lại toàn bộ tình hình báo về sư đoàn. Đêm nay củng cố tổ chức lại lực lượng ( Chúng tôi nghĩ có lẽ tiếp tục tổ chức tiến công đợt 2 quyết tâm đánh chiếm bằng được các mục tiêu ban đầu).
Chiều tà, bầu trời vẫn còn sót lại những đám mây nhỏ, chơi vơi tản tác. Hoàng hôn tràn nhanh xuống nuốt chửng hết những đám mây còn lại. Màn đêm ập xuống vội vàng.
Ngày 13-7: 13h tôi đang nằm trong lòng suối cạn dán mắt lên những khe hở của vòm lá cây ven xuống để quan sát những cao điểm mà hôm qua chúng tôi đã lăn lộn ở đấy. Bỗng nghe mấy tiếng nổ trên không, hóa ra là bọn tàu bắn đạn cối truyền đơn. Nhặt vào đọc thấy bọn khốn kiếp nó hoe hoét rằng : " Bộ đội biên phòng quân giải phóng Vân Nam TQ thông báo cho bộ đội quân khu 2 Việt Nam được biết : cho phép lên tiền duyên lấy xác tử sĩ,....,khi đi không quá 50 người không mang theo vũ khí, phải mang cờ hồng thập tự, phải đi vào ban ngày...quân giải phóng TQ sẽ hết lòng giúp đỡ ".
Đọc xong tôi tức giận, bật cười và nghĩ bụng " Đồ ngu bọn xâm lược, ai dại gì đi nghe lời chúng mày ".
Ngày 14-7 : Chúng tôi được lệnh rút quân trật tự,có tổ chức chặt chẽ theo góc phương vị hướng tây Côn Lĩnh.
Riêng tôi ở lại cùng các đơn vị khác ở lại làm nhiệm vụ giải quyết chính sách, công tác thương binh liệt sĩ ở chiến trường.
Phòng chính trị có Lê Chính trưởng ban lên hỗ trợ cùng tôi. Tối nay nghe tin Hồ Xuân Tuân đồng hương còn sống và đã rút xuống chân cao điểm đồi không tên, tôi lần mò mãi mới tìm được. 20h ngay 14-7 gặp Tuân và nói chuyện trong hầm bê tông,đây là sở chỉ huy cũ của 1 đơn vị bạn đã bỏ đi ./.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,252
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Thực chất giai đoạn sau 80 ta không hề tuyên truyền về cuộc chiến biên giới phía Bắc. Nhà em có mấy ông chú lần lượt được chuyển dần về làm cán bộ hoặc đi xuất khẩu lao động... có nói chuyện thì cũng chỉ bảo là "vẫn còn tranh chấp nhì nhằng". Tuy nhiên vào trước năm 85 mà dừng lại ở đường Trần Phú xem mấy cái tin, ảnh của ĐSQ Trung Quốc thì sẽ có một anh công an đến nhắc nhở. Hồi đó em chẳng biết gì về chính trị cả, nhưng ông già em thì cứ lẩm bẩm với bà già: "Vẫn còn căng thẳng lắm". ;))
Hồi đó nhà em có một chiếc Vef 202 bắt sóng ngắn tốt lắm, tối nào cũng nghe truyện tầu trên đài PT TQ, vậy mà cũng chẳng nghe thấy họ nhắc nhở đến chiến sự gì cả. Đến trưởng thì chỉ tự hào về 3 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, xem TV thì được nhõn 4 tiếng rưỡi là cùng mà thời sự mà tin tức cũng chỉ quanh quẩn mấy cuộc họp hoặc biểu dương các đơn vị sản xuất... Tình hình như thế thì chẳng trách được việc nhiều người cho rằng Việt Nam kết thúc chiến tranh vào năm 1980. :((
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top