[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm cho F1 đi du học.

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
339
Động cơ
132,296 Mã lực
Ko phải là sợ mà là cẩn trọng trc những lời đg mật của các cty d vụ du học ... nhìn vào thực tế . Bọn Đức nó miễn học phí thì rất khó ăn tiền free của nó , phải có học lực tốt mới đớp đc tiền miễn học phí của nó ... nhìn kỹ lại thì dân vn bỏ tiền ăn ở 300 củ 1 năm + học hành chầy vẩy để thành quả nhọc nhằn nhằn đó lại cho bọn Đức nó xơi hết .. tính ra bọn Đức nó chỉ nhận toàn trái ngọt chứ nó chả mất gì ... trong 1 lần nói chuyện với chuyên gia trung tâm Việt Đức ở Bách khoa thì ông ts nói : các vị phụ huynh phải hiểu là bọn Đức nó cần sinh viên để chọn ra người làm việc đc cho nó dù chỉ 1/100 sinh viên ......chứ ko phải chỉ sv mình cần bọn Đức .. vì thực tế 10 sinh viên sang Đức thì đến 8 sinh viên ko học theo nổi , 1 số quay về vn làm lại cuộc đời , 1 số chấp nhận đi làm công việc culy để bám trụ ko dám về vì sĩ diện và vì 1 số lý do khác .
Biết thế mà ko chỉ cho f1 rồi cứ khích lệ nó ôm phản lao ra biển thì chỉ có hại nó thôi cụ . Nếu có mang tiếng là SỢ thì cũng còn hơn là SĨ
Cụ nói đúng là học ở Đức khó, tỷ lệ ko tốt nghiệp được cao. Nhưng cụ nói dân VN bỏ 300 củ với học hành chầy vẩy để thành quả nhọc nhằn đó cho dân Đức xơi hết thì không có lý tí nào. Nó xơi gì của cụ? Sv sang đó tiền chi chủ yếu mua đồ ăn, thuê nhà. Nó chẳng phải nước thiếu tiền để cần người vào mua mấy mớ rau hay cân thịt. Sv còn được hưởng nhiều ưu đãi như vé tàu, xe bus rẻ. Nó bỏ tiền ra trả lương giáo sư, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho mình học không thu tiền mà cụ bảo nó chả mất gì. Dù học ở đâu, bài học đầu tiên các con cần học là phân biệt được đúng sai phải trái và học cách biết ơn. Đức nó cũng chả cần sinh viên để chọn người làm việc cho nó dù chỉ 1/100 sinh viên như cụ viết. Cụ nên nhớ rằng người Đức không thiếu chất xám và hàng triệu thanh niên EU muốn vào Đức làm việc. Nếu nó mở chương trình skill worker rộng rãi thì chẳng thiếu ng muốn đến đó làm việc. Còn phân biệt chủng tộc ở đâu chẳng có. Đến ng VN còn phân biệt vùng miền Thanh Nghệ. Tôi chỉ thấy con bạn bè tôi, cháu nào học tốt đều xin được việc ngon, đãi ngộ tốt, còn được công ty bỏ tiền đi đào tạo thêm ở Anh, Mỹ. Hơn trăm ngàn bà con ở Đức toàn tìm cách đón thêm ng nhà sang, có mấy ng hồi hương?
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
6,827
Động cơ
442,571 Mã lực
Cụ nhiệt tình quá! Cảm ơn Cụ nhiều!
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Cái mà cụ bảo nhiều chiều ấy, không phải chỉ mình cụ biết. Nhà cháu thường dạy con từ bé, ngoài xã hội không ai cho không ai cái gì. Cha mẹ cũng chỉ có trách nhiệm
nuôi các con đến năm 18 tuổi, hỗ trợ các con phần nào khi các con học Đại học. Còn các con phải có trách nhiệm tự lo và chăm sóc bản thân mình, không dựa dẫm ỉ lại vào bất cứ ai. Được rèn giũa từ bé bọn trẻ nhà cháu rất tự giác.
Không phải tự nhiên mà bọn Đức Free học phí, cái giá phải trả thì gia đình cháu biết rõ, không ảo tưởng gì cả, cụ không phải lo giùm đâu ạ! Còn tại sao học ở Đức thì là do F1 nhà cháu thích học kỹ thuật ở bên đó. Không nhất thiết học xong là ở lại Đức làm việc.
F1 nhà cụ có năng lực và quyết tâm đấy. Mà đã có năng lực và quyết tâm thế thì nên tìm cách định cư lại Đức hoặc châu Âu cụ ạ. Không về nó lại dở dang một đời người, phí năng lực và thành quả của nó ra. Cháu nó ở lại đó là có nghĩa nó kiếm được cả triệu đô đấy, mua thẻ xanh giờ cả triệu đô mà còn rất khó chuyển tiền theo đường chính tắc. Đó là phi vụ đầu tư rất hời, rất hợp lý, rất mưu cầu hạnh phúc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Cụ nói đúng là học ở Đức khó, tỷ lệ ko tốt
nghiệp được cao. Nhưng cụ nói dân VN bỏ 300 củ với học hành chầy vẩy để thành quả nhọc nhằn đó cho dân Đức xơi hết thì không có lý tí nào. Nó xơi gì của cụ? Sv sang đó tiền chi chủ yếu mua đồ ăn, thuê nhà. Nó chẳng phải nước thiếu tiền để cần người vào mua mấy mớ rau hay cân thịt. Sv còn được hưởng nhiều ưu đãi như vé tàu, xe bus rẻ. Nó bỏ tiền ra trả lương giáo sư, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho mình học không thu tiền mà cụ bảo nó chả mất gì. Dù học ở đâu, bài học đầu tiên các con cần học là phân biệt được đúng sai phải trái và học cách biết ơn. Đức nó cũng chả cần sinh viên để chọn người làm việc cho nó dù chỉ 1/100 sinh viên như cụ viết. Cụ nên nhớ rằng người Đức không thiếu chất xám và hàng triệu thanh niên EU muốn vào Đức làm việc. Nếu nó mở chương trình skill worker rộng rãi thì chẳng thiếu ng muốn đến đó làm việc. Còn phân biệt chủng tộc ở đâu chẳng có. Đến ng VN còn phân biệt vùng miền Thanh Nghệ. Tôi chỉ thấy con bạn bè tôi, cháu nào học tốt đều xin được việc ngon, đãi ngộ tốt, còn được công ty bỏ tiền đi đào tạo thêm ở Anh, Mỹ. Hơn trăm ngàn bà con ở Đức toàn tìm cách đón thêm ng nhà sang, có mấy ng hồi hương?
Chuẩn cụ. Em ủng hộ ai có quyết tâm, có ý chí, có đạo đức sau đó mới xét năng lực, hãy tìm mọi cách ra biển lớn và ở bển luôn ạ.
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Chào các cụ các mợ, tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam hơn 16 năm, học trong hệ song ngữ Việt-Pháp bilingue hết lớp 10 rồi mới cùng bố mẹ di cư sang Mỹ
dưới diện bảo lãnh. Sang bên đấy, tôi học lại lớp 10 ở một trường cấp 3 công lập rồi tiếp tục học hết lớp 11, 12 sau đó được nhận vào Williams College (USNews LAC - Liberal Arts College #1). Trong thời gian học đại học thì tôi học Sinh Học và Tiếng Trung (Biology & Chinese double major). Sau này vì cơ duyên với Trung Quốc mà tôi sang đấy làm việc sau khi tốt nghiệp, và hiện tại đang làm giám đốc chiến lược sản phẩm giáo dục với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng đạo (mentorship) và tư vấn giáo dục (education consulting) tại các thành phố lớn của Trung Quốc và 80% học sinh làm việc với tôi trên 3 tháng trước khi mùa ứng tuyển đại học bắt đầu từ tháng 8 mỗi năm được nhận vào top 30 US News National Universities / LAC.

* Tôi viết bài này không nhằm mục đích quảng cáo mà chỉ mong chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến kiến thức mà tôi có may mắn tích lũy được. Chú ý là kinh nghiệm của tôi có ít nhiều khác biệt với F1 của các cụ mợ vì tôi sang Mỹ theo diện định cư và học trò của tôi là người Trung Quốc theo học cấp 3 công lập (cả hệ Gaokao lẫn quốc tế AP/A-Level/IB) tại Trung Quốc đại lục và cấp 3 tư thục tại Mỹ. Tuy vậy, có khá nhiều điểm tương đồng giữa học sinh Việt Nam và Trung Quốc nên hi vọng là chia sẻ sau đây sẽ có ích cho các cụ mợ ở đây.

Đôi lời về việc du học Mỹ:

A. Cấp 3 ở Mỹ: Tôi đã chứng kiến cả quyết định đúng lẫn quyết định sai và cả thành công và thất bại của nhiều học sinh TQ học trường tư cấp 3 tại Mỹ. Xin liệt kê ra đây vài quyết định sai lầm thường thấy

1. Quyết định sai dễ thấy nhất là không cho F1 học đủ thời gian tại một trường. Có hai nguyên nhân: sang học quá trễ nên chỉ có thể học 1-2 năm và đổi trường liên tục nên thời gian tại mỗi trường dưới 3 năm. Khi F1 chỉ học lớp 12 tại Mỹ thì bốn thứ sau sẽ khó làm tốt:

(a) bảng điểm tốt: điểm của nhiều môn ở VN sẽ được chuyển đổi thành điểm Mỹ ~ 8 phẩy hay 9 phẩy ở VN chỉ tương đương 3.4 hay 3.6 / 4.0, chưa thể xem là tốt được mà nên có khoảng 3.75. Các môn học ở Mỹ phần lớn sẽ dễ đối với học sinh VN nếu tiếng Anh đủ cao, ngay cả AP Calculus BC hay Statistics cũng chưa chắc làm khó được đại đa số học sinh kiếm được 7 hay 8 phẩy trong các lớp toán. Do vậy trong đa số trường hợp, điểm GPA tạo ra bởi các lớp ở Mỹ thường cao hơn.

(b) thư giới thiệu của giáo viên: giáo viên mới quen con bạn trong thời gian có 2-3 tháng tính từ tháng 8 đến tháng 10 là thời điểm apply EA/ED. Thường giáo viên sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn sau khi đã dạy F1 đủ 1 năm học

(c) hoạt động ngoại khóa: gần như chỉ có 1-3 tháng để trở thành thành viên của các CLB ngoại khóa. Trừ khi F1 đã có bề dày hoạt động ở VN có thể khai vào đơn xin học (application form - có hai hệ thống chính là CommonApp và CAAS, chưa kể một số trường có hệ thống riêng như 9 trường trong nhóm University of California) hoặc là tạo dựng ngay câu lạc bộ mới toanh ở trường mới thì có thể kiếm được danh hiệu người sáng lập Founder hoặc chủ tịch CLB President (nhưng khá khó với trình độ tiếng Anh, tâm lý tương đối hướng ngoại của F1 VN nói chung; vả lại cũng chưa chắc đã chiêu mộ được các học sinh khác cũng như tiến hành sự kiện gì cho ra hồn trong khoảng thời gian ngắn như vậy)

(d) tiếng Anh: cái này thì không cần nói nhiều. Ngay cả TOEFL 100+ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp do không quen ngữ điệu (accent), tiếng lóng và thành ngữ (slangs & idioms), tốc độ nói (speaking speed), và thuật ngữ chuyên nghành của mỗi môn học (technical terminology)

Vì bắt đầu từ lớp 12 có quá nhiều nhược điểm chết người như vậy nên đa số cha mẹ cho F1 sang học từ bậc học sớm hơn. Bắt đầu từ lớp 11 thì trong 4 cái trên sẽ vẫn gặp khó khăn với (c) và (d); bắt đầu từ lớp 10 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều; nhưng tối ưu nhất vẫn là bắt đầu từ năm lớp 9 – năm đầu tiên của bậc THPT tại Mỹ.

2. Quyết định sai thường thấy thứ 2 là chọn trường chất lượng quá kém hoặc không phù hợp với F1

CCCM có biết nhiều trường cấp 3 tư thục tại Mỹ (và cả Anh lẫn Úc và Canada) sẵn sàng trả cho các công ty môi giới tiền hoa hồng tương đương 1 học kỳ hoặc 1 năm tiền học nếu họ có thể giới thiệu học sinh sang đấy? Cũng vì lý do này mà nhiều công ty môi giới sẵn sàng quảng cáo quá lố, nói dối về chất lượng trường hoặc cho học bổng vài ngàn USD (trong khi nhận được hoa hồng hàng chục ngàn USD).

Rất ít học sinh TQ lẫn VN có thể vào được top 30 trường tư của Mỹ đơn giản vì những trường này có yêu cầu cực cao đối với học sinh lẫn cha mẹ học sinh. Họ phỏng vấn F1 lẫn phụ huynh và có những yêu cầu ngầm như cha mẹ là giới tinh hoa, thượng lưu, lãnh đạo, hoặc sẵn sàng đóng góp tiền cho trường (chỉ có thể hạ tiêu chuẩn một phần với điểm đầu vào SSAT và hoạt động ngoại khóa). Vì vậy phương án thực tế hơn là tìm trường trong trong khoảng xếp hạng top 500 trở lại trong toàn nước Mỹ hoặc top 50 trong bang (Tùy năng lực của F1 mà tùy biến). Bảng xếp hạng Niche (https://www.niche.com/k12/search/best-private-high-schools/) cung cấp khá nhiều thông tin về cơ sở vật chất và phản hồi của cha mẹ cũng như học sinh cũ hoặc hiện tại. Đây là nói về chất lượng.

Về mặt phù hợp, ít nhất 2 năm trước khi năm học dự tính bắt đầu (1 năm trước khi đăng ký ứng tuyển) nên cho F1 đi 2-3 tiểu bang khác nhau ở Mỹ để nắm được sở thích về môi trường tự nhiên – nắng/tuyết, ẩm/khô, bờ biển/lục địa – cũng như xã hội – đông đúc/tản mát, thành thị/nông thôn, bảo thủ/cấp tiến, tỉ lệ dân da trắng/ đen /vàng/ Hispanic. Vd: F1 năm nay 2019 học lớp 5 và CCCM muốn con học lớp 9 vào năm 2023 tại Mỹ thì chậm nhất là năm 2021 phải sang Mỹ một chuyến để năm 2022 có thể đăng ký ứng tuyển). Ngoài việc dùng môi trường tự nhiên và xã hội để rút ngắn danh sách bang và thành phố để xem xét, CCCM còn cần phải nghiên cứu các cơ sở vật chất liên quan đến việc học và chơi tại trường. Ví dụ: F1 thích bơi lội thì cần tìm trường có bể bơi; F1 thích khoa học tự nhiên thì tìm trường có nhiều phòng lab to với trang thiết bị hiện đại. Còn phải xem them là trường nội trú (sống trong ký túc xá tại trường) hay ngoại trú (cần tìm gia đình bảo trợ Host family hoặc người giám hộ Guardian – có thể là người thân tại Mỹ hoặc dùng dịch vụ trả tiền)

Lưu ý nhiều trường ở Mỹ trực thuộc một tổ chức/dòng tôn giáo nào đó, thường là thuộc về Christianity. Thành thực mà nói, tôi không khuyến khích học sinh VN hoặc bất kỳ nước nào đến đây học trừ khi có tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo vì các trường này thường có hai yêu cầu bắt buộc: tham gia một khóa học tôn giáo mỗi năm học (không chỉ mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến việc học khoa học của F1 khi giáo viên rao giảng về các thuyết phản khoa học phản tiến hóa như Intelligent Design) và tham gia hoạt động ngoại khóa liên quan đến tôn giáo (không hẳn là xấu nếu như đó là hoạt động thiện nguyện hoặc dàn hợp xướng nhưng dù gì cũng giảm sự tự do trong lựa chọn của F1)

3. Quyết định sai thường thấy thứ 3 và cũng thường thấy nhất đó chính là không giám sát và đốc thúc F1. Đôi khi vì lý do khách quan như bận bịu hay xa cách, đôi khi vì lý do chủ quan như F1 không tự giác không quyết tâm và cha mẹ lại cứ nghĩ rằng bỏ tiền ra cho con học trường tốt và thuê gia sư là đủ. Giáo dục trong nhà cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp, cha mẹ nghĩ rằng con mình sang xứ lạ sẽ thay đổi. Điều này có thể xảy ra, nhưng thường là biến đổi trở nên cởi mở phóng khoáng hơn, sáng tạo hơn, độc lập hơn nhưng rất hiếm khi thấy thiếu tự giác trở thành tự giác. Mà một khi đã không tự giác thì điểm số giảm sút và hoạt động ngoại khóa bị lơ là.



B. Đăng ký vào đại học ở Mỹ: Các trường đại học Mỹ liệt kê nhiều yếu tố mà họ thích khi đánh giá học sinh cấp 3 muốn nhập học (GPA cao, hoạt động ngoại khóa năng nổ, chọn lớp khó, có thành tích trong các kỳ thi, v.v.). Nhưng tựu trung lại, bọn họ chỉ quan tâm đến ba yếu tố:

1. F1 có đủ năng lực học tập để theo đuổi chuyên nghành mà nó chọn hay không. Yếu tố này được đánh giá qua:

a. Điểm GPA (trung bình của tất cả các môn). GPA được phân làm hai loại là Unweighted tức là điểm số của lớp tiêu chuẩn Standard = lớp nâng cao Honors = lớp trình độ đại học AP. Còn Weighted tức là có sự khác biệt, ví dụ ở trường cấp 3 của tôi thì A trong lớp Standard = 4.0, Honors = 5.0, và AP = 6.0, dẫn đến điểm GPA của học sinh có thể đạt trên 4.0.

b. Xếp hạng đồng khóa trong trường: một số trường xếp hạng, một số trường không xếp hạng. Có trường xếp hạng bằng Unweighted GPA (dễ có nhiều Valedictorian tức là học sinh #1), có trường dùng Weighted GPA (thường chỉ có 1 Valedictorian). Đại học xếp hạng càng cao thì càng có nhiều Valedictorian và top 10, top 5%, v.v. trong số học sinh được nhận.

c. Điểm SAT hoặc ACT (kiểm tra năng lực tư duy), SAT 2 (kiểm tra kiến thức chuyên môn trong môn học nào đó), TOEFL/IELTS (kiểm tra năng lực tiếng Anh). Thường thì học sinh được vào top 30 National Universities và LAC có SAT >1450, ACT > 33, 2 môn với 700 điểm trở lên trong SAT 2, TOEFL >105.

d. Số lượng lớp khó (Honors và AP) và điểm số trong kỳ thi AP: càng nhiều càng tốt, không chỉ giúp tăng GPA và xếp hạng mà còn chứng minh F1 có thể học tốt ở bậc đại học vì AP là lớp có mức độ khó tương đương lớp năm 1 đại học Mỹ. Các lớp học mang tên AP dạy học sinh kiến thức cần thiết để đạt điểm cao trong kỳ thi AP được tổ chức vào tháng 5 hàng năm trên toàn quốc, học sinh làm bài tại trường mình theo học. Thang điểm 1-5, trong đó 1-2 được xem là thi rớt, 3 là trung bình, 4 khá, 5 giỏi. Được điểm 3 trở lên trong AP thì có thể đổi học phần credit ở bậc đại học (mỗi đại học có tiêu chuẩn và chính sách riêng). Lời khuyên của tôi là năm lớp 9 nên học 1 lớp AP, 10 nên học 1-2 lớp AP, lớp 11 3-4 lớp, và lớp 12 2-4 lớp, tùy khả năng của F1. Vì thời gian nộp đơn xin học là vào tháng 10-12 năm lớp 12, nên ban tuyển sinh đại học chỉ có thể đánh giá F1 dựa trên điểm số trong lớp AP và bài thi AP của năm lớp 9, 10, và 11. Thường thì học sinh được vào top 30 National Universities và LAC có 4 môn AP có điểm 4 hoặc 5 trước khi vào lớp 12.

e. Thành tích trong hoạt động ngoại khóa và kỳ thi liên quan đến chuyên nghành F1 chọn: có Rất Rất nhiều hoạt động ngoại khóa và cuộc thi để thể hiện sự yêu thích passion và năng lực trong một chuyên ngành nào đó. Vd: tôi thích Sinh Học nên đi làm tình nguyện viên trong phòng thuốc của bệnh viện, làm trợ giảng cho giáo viên dạy AP Sinh Học, tham gia kỳ thi Olympic Sinh Học của Mỹ (USABO – USA Biology Olympiad). Hoạt động có tuổi thọ càng dài (bắt đầu từ lớp 9 đến 12 >>> mới bắt đầu năm lớp 12), bỏ thời gian càng nhiều (3 tiếng mỗi ngày >>> 10 tiếng mỗi tuần), chiêu mộ càng nhiều thành viên, và có càng nhiều dự án project được hoàn thành thì càng tốt. Còn về thi cử thì tỷ lệ chọi càng cao càng danh giá. Ví dụ như các kỳ thi có tỷ lệ chọi cao nhất tại Mỹ là Intel International Science and Engineering Fair và Olympiad (~ kỳ thi Olympic bên VN mình) để chọn đội tuyển thi Olympiad/Olympic quốc tế. Tôi đạt được top 20 toàn quốc trong kỳ thi USABO 2010 (học kỳ 2 của năm lớp 12) nhưng đáng tiếc là không vào được top 4 để tranh tài tại Hàn Quốc năm đó

2. F1 có gì khác/vượt trội những ứng viên khác: yếu tố khác biệt và vượt trội liên quan đến học thuật đã được nêu trong phần B.1.d. Ở đây chỉ nêu các yếu tố phi học thuật, cái này cũng có rất nhiều:

a. sắc tộc/quốc tịch: học sinh Mỹ >>> học sinh quốc tế; da màu >>> da trắng; Việt Nam, Lào, Campuchia >>> Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ; quốc gia nhỏ, ít người, hiểm trở >>> quốc gia có tiếng

b. năng khiếu hội họa, âm nhạc, thể thao, ngoại ngữ, tranh luận (debate): tốt nhất là có bằng chứng là giải thưởng trong kỳ thi giải đấu nào đó, video của buổi biểu diễn, bằng chứng nhận, hoặc portfolio. Vd tôi có thể nói được 4 thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh, Tây Ban Nha) vào năm lớp 12 để rồi sau này lên đại học bỏ tiếng TBN và học tiếng Trung.

c. hoạt động ngoại khóa khác người. Tôi tạm phân làm hai cấp độ

Quái kiệt: tự thí nghiệm ngủ kiểu uberman trên bản thân mình trong 1 tháng (6 lần ngủ mỗi lần 20 phút chia đều trong 1 ngày tức là mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng) -> được nhận vào Harvard; lập ra tổ chức từ thiện quyên góp được hơn 100,000 USD cho trẻ em nghèo -> được nhận vào Cornell; du lịch đến 200 nước trên toàn thế giới; trèo lên đỉnh của 10 ngọn núi cao nhất thế giới; v.v.

Khác biệt: lập ra tổ chức giới thiệu và cung cấp cơ hội thực tập cho học sinh cấp 3 đầu tiên trong tỉnh -> được nhận vào UC Berkeley; tự trồng rau nuôi cá sau vườn và nấu ăn hàng ngày cho cả nhà; học lái thuyền buồm từ năm 7 tuổi và không ngừng trong hơn 10 năm; v.v.

d. Năng lực tư duy hoặc cách tư duy khác người: IQ cao khác thường có chứng nhận của MESA; cách viết bài luận

e. Bố cháu là ai: con của sao Hollywood, nghị sĩ, ủy viên bộ ít người, CEO tập đoàn lớn, người có công (đóng góp nhiều tiền cho trường, thường thì phải 1-2M USD trở lên nhưng không phải chắc chắn luôn ok) v.v thường được ưu ái rất nhiều; sau đó đến con cháu của cựu học sinh của trường (một số trường chỉ tính nếu là thân thích của cựu học sinh bậc đại học undergraduate, nhưng một số trường khác tính cả thân thích của cựu học sinh bậc thạc sĩ và tiến sĩ graduate)

- v.v.

3. F1 có nhân cách và nghị lực như thế nào: cái này thường thấy qua bài luận hoặc thư giới thiệu

a. thiếu khuyết tình thương (mẹ đơn thân, bố mẹ ly dị, mồ côi) hoặc tiền bạc (nhà nghèo không có nước nóng, khu ổ chuột, vô gia cư, v.v.) hoặc mới gia nhập vào môi trường khó khăn (dời nhà sang thành phố khác, di cư sang Mỹ, du học một mình ở Mỹ) mà vẫn học tốt lại chín chắn thì được đánh giá cực kỳ cao (vượt qua hai thử thách đầu cao hơn thử thách thứ ba)

b. lòng tốt, trung thực, kiên nhẫn, quả cảm xuất chúng (vd: cứu người thoát khỏi đám cháy) được kể qua lời của giáo viên, chứ tự mình kể thì ít khi được công nhận.

- v.v.

4. Tổng hợp:

- F1 thỏa mãn càng nhiều yếu tố nêu trên càng có khả năng được vào trường tốt và nhận học bổng. Các yếu tố trên không thể đánh đồng với nhau. Vd: đạt huy chương vàng Olympic/Olympiad quốc tế bất kể môn gì thì dù có là da trắng nhà giàu với GPA 2.0/4.0 và SAT 1200 và không có bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào khác thì Harvard cũng nhận.

- Các yếu tố trên được đánh giá thông qua: học bạ, bảng báo điểm của cơ quan khảo thí (College Board đối với SAT, SAT 2 và AP), bài luận application essays (kể chuyện liên quan đến thành tích quái kiệt của mình hoặc một yếu tố đặc biệt nào đó ảnh hưởng đến nhân sinh quan của mình), kê khai trong bảng đăng ký (liệt kê hoạt động ngoại khóa), phỏng vấn, thư giới thiệu, porfolio (ghi hình biểu diễn, mẫu thời trang, tranh vẽ mình tự làm ra)

- Học sinh VN tại VN thường được vào trường top ở Mỹ (bao gồm cả học bổng hàng tỷ đồng) chủ yếu nhờ yếu tố 1c, 1e, 2a, 2b, 2c, 2e, 3a.


Nói về du học thì quả là thiên hình vạn trạng, mỗi F1 mỗi đặc trưng nhu cầu mà mục tiêu cũng khác nhau. CCCM có câu hỏi gì về du học ở Mỹ thì cứ hỏi trực tiếp trong chủ đề này.

Rảnh rỗi thì tôi lại dùng trường cũ của tôi làm ví dụ viết tiếp về cuộc sống ở bậc đại học + nghệ thuật & khoa học trong việc viết bài luận.
Đồng ý với cụ về mọi thứ trừ cụ nói về tôn giáo. Cái này thông cảm với cụ vì cụ được đào tào dưới mái trường xã nghĩa nên phần nào bị đội vô thần giáo nhồi sọ. Cụ nên hiểu TCG là nền tảng của châu âu và Mỹ. Nhờ có TCG thì các nước đó mới khắc chế được nhóm xấu xa độc quyền. Nếu ai đó đến nước Mỹ sống mà bài trừ TCG thì sẽ không hoà nhập được, và cuối cùng lại quay về chơi với mấy ông vô thần tàu zùn như cụ đang làm đây thôi. Lợi ích và xôi thịt như Trump còn chả dám bài trừ TCG thì mấy ông vô thần giáo zùn con sống trên đất mỹ tuổi tép.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cam 2.5.2012

Xe tăng
Biển số
OF-184886
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,791
Động cơ
343,720 Mã lực
cách đây hơn chục năm , em đã du học mấy năm ở nước ngoài sau đó về VN, công việc tạm đủ sống.
tuy nhiên vừa rồi họp lớp cấp 3 thì nhận thấy mấy đứa thành đạt và giầu có nhất lớp đều ko ai đi du học về cả: mà toàn làm công chức (hải quan, ban quản lý dự án vốn nhà nước..) hoặc buôn bds, chủ nhà hàng...
Vậy nên cá nhân em ko nghĩ là đi du học là cách hay ạ
Cũng là một góc nhìn về sự thành công. Mình cũng đủ tuổi để có thể rút ra những nhận định về nguyên nhân - kết quả. Đúng là giờ họp lớp những bạn nào trước nghịch 1 chút, dốt 1 chút lại ngon.
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Cũng là một góc nhìn về sự thành công. Mình cũng đủ tuổi để có thể rút ra những nhận định về nguyên nhân - kết quả. Đúng là giờ họp lớp những bạn
nào trước nghịch 1 chút, dốt 1 chút lại ngon.
Biển nào cá đấy, rừng nào thú đấy. Làm ăn lương thiện thì không thể thành công trong đám chợ toàn lưu manh. Cho nên f1 nào có hướng đạo đức, không giả dối, có năng lực, siêng năng nên tìm mọi cách cho f1 ra nước ngoài mà sống.
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Nếu ở vn , với đa số người có trình độ bt và lười thì thất bại chưa là thảm họa khi so với thảm họa nếu như vậy ở bên Tây . .. Chưa kể sự phân biệt chủng tộc
đặc biệt của bọn Đức .. kể cả bên Mỹ thì mỹ trắng nó vẫn trọng hơn mỹ màu ... cái tủi hổ của sự phân biệt chủng tộc là nỗi đau ko thể xoa dịu , nó lấn át cả ý trí vươn lên của cả những ng giỏi vn sống và học bên Đức . Chúc f1 của cụ vững tâm bền trí trên con đg kiếm việc kiếm tiền , kiếm sống ....đầy gian nan bên Đức !
Thảm hoạ? Cụ thống kê ở đâu vậy. Em chả thấy bọn thảm hoạ đấy hồi hương nhẩy.
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
F1 nhà cụ có năng lực và quyết tâm đấy. Mà đã có năng lực và quyết tâm thế thì nên tìm cách định cư lại Đức hoặc châu Âu cụ ạ. Không về nó lại dở dang một đời người, phí năng lực và thành quả của nó ra. Cháu nó ở lại đó là có nghĩa nó kiếm được cả triệu đô đấy, mua thẻ xanh giờ cả triệu đô mà còn rất khó chuyển tiền theo đường chính tắc. Đó là phi vụ đầu tư rất hời, rất hợp lý, rất mưu cầu hạnh phúc.
Cảm ơn cụ đã đáng giá cao năng lực của cháu nó! Quan điểm của nhà cháu, học là một việc, làm cho ai, ở đâu lại là việc khác. Con đường học vấn còn rất dài và có thể nói là rất vất vả, nếu mình được học ở môi trường giáo dục tiên tiến, thì tất nhiên sẽ có kết quả cao hơn. Học ở Đức có cái hay là không học được thì đuổi về, nên tự du học sinh phải cố gắng nếu muốn được công nhận. Còn những ai ngay từ đầu đã xác định sang rồi tính kế khác để ở lại thì nhà cháu không quan tâm, cũng không bình phẩm.
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Cảm ơn cụ đã đáng giá cao năng lực của cháu nó! Quan điểm của nhà cháu, học là một việc, làm cho
ai, ở đâu lại là việc khác. Con đường học vấn còn rất dài và có thể nói là rất vất vả, nếu mình được học ở môi trường giáo dục tiên tiến, thì tất nhiên sẽ có kết quả cao hơn. Học ở Đức có cái hay là không học được thì đuổi về, nên tự du học sinh phải cố gắng nếu muốn được công nhận. Còn những ai ngay từ đầu đã xác định sang rồi tính kế khác để ở lại thì nhà cháu không quan tâm, cũng không bình phẩm.
Vâng cụ. Em ngay từ đầu đã xác định rõ ràng một con đường. Vì mình đủ trải nghiệm đâu hợp với nó. Và em kết luận luôn, mọi thứ ở đây chỉ có thể xấu đi chứ không thể khá hơn do đặc tính của dân zùn rồi. Em nhồi cho nó văn hoá phương Tây luôn. Thì nó sẽ k bao giờ chọn quay trở về.
 

budu2810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-307745
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
473
Động cơ
305,212 Mã lực
Thảm hoạ? Cụ thống kê ở đâu vậy. Em chả thấy bọn thảm hoạ đấy hồi hương nhẩy.
Những người Việt giỏi nhất , thông minh nhất đều đã hồi hương xây dựng đất nước.
Ngày trước thì có Bác Hồ, Bác Tôn, Trần Đại Nghĩa , Tạ Quang Bửu..
Bây giờ thì có chủ các tập đoàn như Vin, Sun, Masan, Techcombank, Vietjet ...
thử hỏi nếu các vị ấy ở lại bên Tây thì có thành công được như khi về VN ko ạ?
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Những người Việt giỏi nhất , thông minh nhất đều đã hồi hương xây dựng đất nước.

Ngày trước thì có Bác Hồ, Bác Tôn, Trần Đại Nghĩa , Tạ Quang Bửu..
Bây giờ thì có chủ các tập đoàn như Vin, Sun, Masan, Techcombank...
thử hỏi nếu các vị ấy ở lại bên Tây thì có thành công được như khi về VN ko ạ?
Họ có đặc điểm khác em nên em không bình luận về họ. Đơn giản chúng ta không thuộc về nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khuyên chân thành cụ là . Nếu f1 cụ học giỏi thật và tu trí quyết tâm thì hãy cho đi Đức ... kể cả cnn có DSD2 hay c1 sang đó ngồi nghe giáo sư cũng như vịt nghe sấm thôi. Dân Đức học xong đc đại học còn chầy vẩy , dân tầu chiến 6-7 phần sv du học ở đức , sinh viên học cứ như hình tháp , mỗi năm rơi rớt lả tả , ra đc trg chỉ còn bọn giỏi và lỳ thôi ... ko đạt tầm giỏi và lỳ thì ở vn mà học , 4 năm x 300 củ tiền ăn ở đi lại = 1,2 tỷ... cụ cho f1 nó làm vốn star up ở vn hay mua cho nó cái căn hộ ở hà đông còn đỡ phí hơn là đi du học bên Đức .... nhiều nhà đau lắm nhưng sĩ diện ko nói ra thôi
Tỉ lệ rơi rụng không nhiều đâu, chỉ khoảng 40% thôi. Mà dân bản xứ cũng rơi rụng kém tỉ lệ trên chút ít thôi.
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Những người Việt giỏi nhất , thông minh nhất đều đã hồi hương xây dựng đất nước.
Ngày trước thì có Bác Hồ, Bác Tôn, Trần Đại Nghĩa , Tạ Quang Bửu..
Bây giờ thì có chủ các tập đoàn như Vin, Sun, Masan, Techcombank...
thử hỏi nếu các vị ấy ở lại bên Tây thì có thành công được như khi về VN ko ạ?
Cụ so sánh cọc cạch thật.
Dân kinh doanh thì cứ đâu có cơ hội kiếm tiền thì họ đến thôi. Còn gia đình mấy chủ tịch tập đoàn kia, họ sống ở vn hay nước ngoài cụ biết không ? Đang kiếm chác được thì chả ở, hết cơ hội xem có phắn một mạch . Cụ bảo họ hồi hương xây dựng đất nước, cháu hãi quá !
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Tỉ lệ rơi rụng không nhiều đâu, chỉ khoảng 40% thôi. Mà dân bản xứ cũng rơi rụng kém tỉ lệ trên chút ít thôi.
Cháu có đọc được cái bảng tổng kết ( mà quên nguồn rồi) , rớt tầm 55% đấy cụ, dân Đức cũng rớt tương đương.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
TU9 (Technische Universität 9) là chín trường đại học kỹ thuật hàng đầu của CHLB Đức, thường được so sánh như Ivy League của Mỹ. Sinh viên quốc tế tốt nghiệp TU9 không bao giờ phải lo lắng vấn đề việc làm, những vấn đề khác như định cư chỉ là vấn đề thời gian.

Danh sách TU9 (Technische Universität 9):
Rheinisch-Westfälische Technische Hochschule Aachen (RWTH Aachen).
Technische Universität Berlin (TU Berlin).
Technische Universität Braunschweig (TU Braunschweig).
Technische Universität Darmstadt (TU Darmstadt).
Technische Universität Dresden (TU Dresden).
Gottfried Wilhelm Leibniz Universität Hannover (GWLU Hannover).
Karlsruher Institut für Technologie (KI Technologie).
Technische Universität München (TU München).
Universität Stuttgart (UNI Stuttgart).

Ví dụ: F1 nhà bác cairong_2011 đã tốt nghiệp Universität Stuttgart.
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Cụ nói đúng là học ở Đức khó, tỷ lệ ko tốt nghiệp được cao. Nhưng cụ nói dân VN bỏ 300 củ với học hành chầy vẩy để thành quả nhọc nhằn đó cho dân Đức xơi hết thì không có lý tí nào. Nó xơi gì của cụ? Sv sang đó tiền chi chủ yếu mua đồ ăn, thuê nhà. Nó chẳng phải nước thiếu tiền để cần người vào mua mấy mớ rau hay cân thịt. Sv còn được hưởng nhiều ưu đãi như vé tàu, xe bus rẻ. Nó bỏ tiền ra trả lương giáo sư, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho mình học không thu tiền mà cụ bảo nó chả mất gì. Dù học ở đâu, bài học đầu tiên các con cần học là phân biệt được đúng sai phải trái và học cách biết ơn. Đức nó cũng chả cần sinh viên để chọn người làm việc cho nó dù chỉ 1/100 sinh viên như cụ viết. Cụ nên nhớ rằng người Đức không thiếu chất xám và hàng triệu thanh niên EU muốn vào Đức làm việc. Nếu nó mở chương trình skill worker rộng rãi thì chẳng thiếu ng muốn đến đó làm việc. Còn phân biệt chủng tộc ở đâu chẳng có. Đến ng VN còn phân biệt vùng miền Thanh Nghệ. Tôi chỉ thấy con bạn bè tôi, cháu nào học tốt đều xin được việc ngon, đãi ngộ tốt, còn được công ty bỏ tiền đi đào tạo thêm ở Anh, Mỹ. Hơn trăm ngàn bà con ở Đức toàn tìm cách đón thêm ng nhà sang, có mấy ng hồi hương?
Học tốt , làm tốt thì ở đâu cũng tốt . Ông Vượng Vin là 1 ví dụ
Còn đón ng vn sang Đức với hành trang cùi bắp thì họ sang để rửa bát , làm nail , chở rau ... cho người nhà họ , do ng nhà họ ko thể trả lương cao khi tuyển ng ... và số đông ng vn đc cẩu sang là người Hà tĩnh hay miền trung ... ko phải người du học trình độ cao
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Học tốt , làm tốt thì ở đâu cũng tốt . Ông Vượng Vin là 1 ví dụ
Còn đón ng vn sang Đức với hành trang cùi bắp thì họ
sang để rửa bát , làm nail , chở rau ... cho người nhà họ , do ng nhà họ ko thể trả lương cao khi tuyển ng ... và số đông ng vn đc cẩu sang là người Hà tĩnh hay miền trung ... ko phải người du học trình độ cao
Học tốt là một chuyện. Có phù hợp với môi trường làm việc không lại là chuyện khác. Nếu người trình độ cao họ thấy không phù hợp thì họ ở lại bên đó, kêu gọi họ về làm gì cho mất thời gian cả hai bên hả cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top