[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm cho F1 đi du học.

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
F1 nhà mợ học tiếng Đức bên CNN thì quá ổn, F1 nhà cháu phải học Trung tâm đây. Cô giáo bảo học được nhưng cũng chưa biết thế nào! Để xong B2 thì thi một thể.
Khuyên chân thành cụ là . Nếu f1 cụ học giỏi thật và tu trí quyết tâm thì hãy cho đi Đức ... kể cả cnn có DSD2 hay c1 sang đó ngồi nghe giáo sư cũng như vịt nghe sấm thôi. Dân Đức học xong đc đại học còn chầy vẩy , dân tầu chiến 6-7 phần sv du học ở đức , sinh viên học cứ như hình tháp , mỗi năm rơi rớt lả tả , ra đc trg chỉ còn bọn giỏi và lỳ thôi ... ko đạt tầm giỏi và lỳ thì ở vn mà học , 4 năm x 300 củ tiền ăn ở đi lại = 1,2 tỷ... cụ cho f1 nó làm vốn star up ở vn hay mua cho nó cái căn hộ ở hà đông còn đỡ phí hơn là đi du học bên Đức .... nhiều nhà đau lắm nhưng sĩ diện ko nói ra thôi
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Khuyên chân thành cụ là . Nếu f1 cụ học giỏi thật và tu trí quyết tâm thì hãy cho đi Đức ... kể cả cnn có DSD2 hay c1 sang đó ngồi nghe giáo sư cũng như vịt nghe sấm thôi. Dân Đức học xong đc đại học còn chầy vẩy , dân tầu chiến 6-7 phần sv du học ở đức , sinh viên học cứ như hình tháp , mỗi năm rơi rớt lả tả , ra đc trg chỉ còn bọn giỏi và lỳ thôi ... ko đạt tầm giỏi và lỳ thì ở vn mà học , 4 năm x 300 củ tiền ăn ở đi lại = 1,2 tỷ... cụ cho f1 nó làm vốn star up ở vn hay mua cho nó cái căn hộ ở hà đông còn đỡ phí hơn là đi du học bên Đức .... nhiều nhà đau lắm nhưng sĩ diện ko nói ra thôi
Vâng, việc này nhà cháu biết rõ ạ, vì bố của F1 nhà cháu là dân du học châu Âu ( bằng học bổng ) mà. Đầu vào đã khó, đầu ra lại cực khó ( vào được 10 ra chỉ 3 - 4). Du học sinh VN sang đó ko học được phải về và tìm cách khác để ở lại khá nhiều ( có thể nói là đa số ). F1 nhà cháu ý thức học rất tốt ( cháu ko bao giờ phải nhắc nó học, mà phải nhắc nó ngủ, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khoẻ) tiếng Anh tiếng Đức cũng tương đối. Nó muốn sang Đức để học kỹ thuật, nên cháu ủng hộ. Chứ nó mà học kém, lười biếng, ỉ lại ... thì miễn. Nói thật là đã không có chí tiến thủ, không chịu được gian khổ thách thức, sống dựa dẫm...thì ở đâu cũng chỉ là người thất bại thôi.
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
F1 nhà em tiếng Anh tốt, học khá đều các môn, em thì thích con theo các ngành như sinh, hoá nhưng nó lại đặc biệt yêu thích môn văn. Các cụ cho em hỏi chút nếu cho con đi du học thì lựa chọn tốt nhất cho con là nghành gì ạ? Cháu là con gái.
Em cảm ơn các cụ, em có hỏi ngu xin các cụ bỏ quá cho!
Con gái mợ đang học lớp mấy rồi ? Nếu cháu thích môn văn, thì khả năng cháu có thiên hướng về các ngành Khoa học xã hội, mợ cho cháu học về ngôn ngữ, ngoại giao, nghiên cứu văn hoá thế giới...
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
311
Động cơ
274,411 Mã lực
Cảm ơn cụ. Những điều cụ nói e đều hiểu cả vì em cũng đi trong giai đoạn ấy. Nhưng bây giờ đã khác nhiều. Nếu như trước kia để đi được chỉ cần đủ giỏi + xông xáo tìm hiểu thông tin + chuẩn bị kịp thời thì bây giờ mặt bằng chung của học sinh tăng lên nhiều xét cả về điểm thi chuẩn, GPA, thành tích ngoại khóa, ngoại ngữ... do đó cạnh tranh cao hơn. Em nhớ trước kia các trường còn chả biết hs VN là cái dạng gì, ưu ái tuyển nhằm mục đích tăng diversity cho trường thì giờ đây cả chục, cả trăm hs VN cạnh tranh với nhau cho một đến một hai chục suất. Quan trọng nhất là các gia đình VN giờ khá giả hơn, trường Mỹ biết điều đó và họ cũng trông đợi là bố mẹ phải đóng góp chứ ko có chuyện hỗ trợ tài chính 100% nữa.

Trong hoàn cảnh mà bố mẹ bỏ tiền đầu tư cho tương lai của con cái thì đương nhiên phải cân nhắc xem số tiền bỏ ra đó có hiệu quả không. Dĩ nhiên nếu bạn học sinh tỏ ra có thiên hướng rõ ràng về một ngành nào đó thì em nghĩ đa phần bố mẹ sẽ vui lòng cho con đi học ngành đó với niềm tin rằng nó học xuất sắc thì thể nào ra nó cũng tự xoay sở được. Nhưng mà học sinh ở VN có cơ hội hiểu rõ mình muốn gì đâu. Nên chọn ngành nào vs trường nào để không tốn quá nhiều tiền mà vẫn có đầu ra, đây là vấn đề đau đầu cho các bậc phụ huynh đấy ạ.

Cụ thể ở đây, em muốn tìm hiểu về khả năng xoay sở linh hoạt, đem kiến thức kỹ năng học được từ các môn khoa học nghệ thuật thuần túy ở trường LACs ra áp dụng vào nghề nghiệp ngoài đời. Việc LACs được quảng cáo là đào tạo toàn diện, từ đó sinh viên ra trường dễ dàng thích ứng với các nghề khác nhau thì em nghe nhiều rồi, nhưng bảo cụ thể thế nào thì em chưa rõ. Chắc nhiều CCCM ở đây cũng chưa rõ như em. Ví dụ đơn giản, nếu một bạn học Kinh tế học nhưng bạn ấy không muốn ra làm nhà nghiên cứu, giảng dạy mà đi làm kinh doanh, làm ở công ty tài chính thì bạn ấy có thiệt gì, lợi gì so với một bạn học Finance ngay từ đầu? Bạn ấy có thể đi thực tập trong công ty (chứ không phải đi làm trợ lý nghiên cứu kinh tế) ko? Bạn ấy có phải tự học thêm nhiều không để được tuyển dụng? Cụ cứ áp dụng câu hỏi đấy với nhưng cặp nghề vs. ngành khoa học mà em nhắc đến ở post trước thì sẽ thấy thắc mắc của nhiều phụ huynh khi mới tìm hiểu về hệ thống LACs ở Mỹ. Bởi vì như ở VN, học chính cái chuyên môn mà mình dự định sẽ làm khi ra trường còn chẳng ăn ai, thất nghiệp đầy ra, huống hồ gì học 1 ngành mà không hoàn toàn "trúng" vào công việc đó.
Nếu câu hỏi của cụ chỉ đơn thuần là học và ứng dụng thì em trả lời được, nhưng vì cụ thòng thêm điều kiện là trường nằm ngoài top 30 hay 50 gì đó nên em không dám trả lời, vì nằm ngoài top nó vô cùng lắm. Nói chung, theo em thấy LAC đào tạo phù hợp nhất với thị trường lao động Mĩ, một thị trường lao động cởi mở (so với Pháp, Đức, hoặc Nhật Hàn). Điểm mạnh nhất của LAC chính là khả năng tự học, tự đào tạo. Các công ty cũng không quá coi trọng ngành học mà coi trọng kĩ năng và thích nhân viên đa zi năng (muốn làm chuyên ngành sâu thì phải làm vài năm đã hoặc học thạc sĩ, tiến sĩ). Theo em, cụm từ “làm được việc” được hiểu là tại thời điểm được nhận hoặc được giao việc mày có thể không biết nhưng mày sẽ biết cách nghiên cứu và tìm được hướng. Ví dụ khi apply thực tập các công ty investment banking, nếu chỉ đơn giản là hỏi về chuyên ngành thì chỉ cần thi viết là xong, nhưng thực tế họ tổ chức nhiều vòng đánh giá xoay quanh ngôn ngữ khả năng trình bày, problem solving, làm việc nhóm... Sv Việt học econ đi theo hướng này nhiều, sv bản địa và một số nước khác em thấy có những đứa học lịch sử, triết mà vẫn trúng... Mấy cặp ngành khác cụ nêu nó cũng tương tự (trừ engineering). Tuyệt vời nhất là có cả hard và soft skills, còn chỉ dựa vào hard skills thì nên tìm ngành phải có chứng chỉ địa phương mới được hành nghề, còn không thì sẽ outsource hết ạ.

Nói dông dài nhưng em vẫn nghĩ nếu không có khả năng tìm được một hướng đi hơi khác biệt cho bản thân thì sẽ khó cạnh tranh. Cạnh tranh học bổng trong nhóm vn giờ cũng áp lực nhưng so với nhóm Tàu, Ấn thì chưa là gì. Rồi đến lúc ra trường.... Mà có khi hướng đi đầu tư hiệu quả nhất hiện nay lại là học nghề ạ.
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Vâng, việc này nhà cháu biết rõ ạ, vì bố của F1 nhà cháu là dân du học châu Âu ( bằng học bổng ) mà. Đầu vào đã khó, đầu ra lại cực khó ( vào được 10 ra chỉ 3 - 4). Du học sinh VN sang đó ko học được phải về và tìm cách khác để ở lại khá nhiều ( có thể nói là đa số ). F1 nhà cháu ý thức học rất tốt ( cháu ko bao giờ phải nhắc nó học, mà phải nhắc nó ngủ, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khoẻ) tiếng Anh tiếng Đức cũng tương đối. Nó muốn sang Đức để học kỹ thuật, nên cháu ủng hộ. Chứ nó mà học kém, lười biếng, ỉ lại ... thì miễn. Nói thật là đã không có chí tiến thủ, không chịu được gian khổ thách thức, sống dựa dẫm...thì ở đâu cũng chỉ là người thất bại thôi.
Nếu ở vn , với đa số người có trình độ bt và lười thì thất bại chưa là thảm họa khi so với thảm họa nếu như vậy ở bên Tây . .. Chưa kể sự phân biệt chủng tộc đặc biệt của bọn Đức .. kể cả bên Mỹ thì mỹ trắng nó vẫn trọng hơn mỹ màu ... cái tủi hổ của sự phân biệt chủng tộc là nỗi đau ko thể xoa dịu , nó lấn át cả ý trí vươn lên của cả những ng giỏi vn sống và học bên Đức . Chúc f1 của cụ vững tâm bền trí trên con đg kiếm việc kiếm tiền , kiếm sống ....đầy gian nan bên Đức !
 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,491
Động cơ
448,295 Mã lực
Nhà cháu cũng hơi lo lắng sợ sang đấy học quá sức. Lúc nộp hồ sơ thì tâm lý thường cố vào được trường thứ hạng cao. Bên tư vấn có vẻ cũng hướng nhiều vào các trường thứ hạng cao. F1 nhà cháu thì nó học rất chăm nhưng sợ học nhiều quá bị stress mà kỹ năng tự chăm sóc bản thân có lẽ chưa tốt lắm.
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Nếu ở vn , với đa số người có trình độ bt và lười thì thất bại chưa là thảm họa khi so với thảm họa nếu như vậy ở bên Tây . .. Chưa kể sự phân biệt chủng tộc đặc biệt của bọn Đức .. kể cả bên Mỹ thì mỹ trắng nó vẫn trọng hơn mỹ màu ... cái tủi hổ của sự phân biệt chủng tộc là nỗi đau ko thể xoa dịu , nó lấn át cả ý trí vươn lên của cả những ng giỏi vn sống và học bên Đức . Chúc f1 của cụ vững tâm bền trí trên con đg kiếm việc kiếm tiền , kiếm sống ....đầy gian nan bên Đức !
Cảm ơn cụ, trước mắt là cố gắng đi học và học cho tốt đã, còn kiếm tiền , kiếm sống thì để học xong tính. Sống ở đâu, làm gì... là quyết định của nó, tự quyết tự chịu trách nhiệm. Như F1 lớn, kiên quyết không đi du học, nhà cháu cũng ủng hộ. Ở đâu cũng có mặt nọ mặt kia, không có gì là hoàn hảo cả. Xa xứ là một thiệt thòi, nhưng với tuổi trẻ, dám đước chân ra thế giới để học hỏi, mở rộng tầm mắt là tốt, đáng khích lệ. Chưa đi đã sợ thì ở nhà cho lành.
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Cảm ơn cụ, trước mắt là cố gắng đi học và học cho tốt đã, còn kiếm tiền , kiếm sống thì để học xong tính. Sống ở đâu, làm gì... là quyết định của nó, tự quyết tự chịu trách nhiệm. Như F1 lớn, kiên quyết không đi du học, nhà cháu cũng ủng hộ. Ở đâu cũng có mặt nọ mặt kia, không có gì là hoàn hảo cả. Xa xứ là một thiệt thòi, nhưng với tuổi trẻ, dám đước chân ra thế giới để học hỏi, mở rộng tầm mắt là tốt, đáng khích lệ. Chưa đi đã sợ thì ở nhà cho lành.
Ko phải là sợ mà là cẩn trọng trc những lời đg mật của các cty d vụ du học ... nhìn vào thực tế . Bọn Đức nó miễn học phí thì rất khó ăn tiền free của nó , phải có học lực tốt mới đớp đc tiền miễn học phí của nó ... nhìn kỹ lại thì dân vn bỏ tiền ăn ở 300 củ 1 năm + học hành chầy vẩy để thành quả nhọc nhằn nhằn đó lại cho bọn Đức nó xơi hết .. tính ra bọn Đức nó chỉ nhận toàn trái ngọt chứ nó chả mất gì ... trong 1 lần nói chuyện với chuyên gia trung tâm Việt Đức ở Bách khoa thì ông ts nói : các vị phụ huynh phải hiểu là bọn Đức nó cần sinh viên để chọn ra người làm việc đc cho nó dù chỉ 1/100 sinh viên ......chứ ko phải chỉ sv mình cần bọn Đức .. vì thực tế 10 sinh viên sang Đức thì đến 8 sinh viên ko học theo nổi , 1 số quay về vn làm lại cuộc đời , 1 số chấp nhận đi làm công việc culy để bám trụ ko dám về vì sĩ diện và vì 1 số lý do khác .
Biết thế mà ko chỉ cho f1 rồi cứ khích lệ nó ôm phản lao ra biển thì chỉ có hại nó thôi cụ . Nếu có mang tiếng là SỢ thì cũng còn hơn là SĨ
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Nhà cháu cũng hơi lo lắng sợ sang đấy học quá sức. Lúc nộp hồ sơ thì tâm lý thường cố vào được trường thứ hạng cao. Bên tư vấn có vẻ cũng hướng nhiều vào các trường thứ hạng cao. F1 nhà cháu thì nó học rất chăm nhưng sợ học nhiều quá bị stress mà kỹ năng tự chăm sóc bản thân có lẽ chưa tốt lắm.
Cụ hãy cẩn trọng với cái mác du học Đức ... đó là 1 lựa chọn vô cùng gian khổ mà rất nhiều người phụ huynh ko biết hoặc cố tình ko biết.... khi hiện tại Đức có cỡ gần 1 triệu ng ty nạn syri, trung đông ... thì ngay cả xin làm công việc culy cũng ko hề dễ .. chứ nói công việc office . Những công nhân vạm vỡ miệt mài lau kính ở sân bay kiếm vài trăm euro là hình ảnh dễ thấy nhất khi cụ có dịp đến Đức ... ng vn còn ko đủ thể lực để làm vc đó chứ chưa nói đến trí tuệ .
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Cảm ơn cụ đã hướng dẫn rất chi tiết, mạch lạc về hệ thống ĐH Mỹ. Nếu có thể, cụ làm thêm 1 bài đánh giá về việc chọn trường chọn ngành bên đó được ko ạ? Em làm bên giảng dạy nên có biết tí ti về việc apply này. Em thấy phụ huynh thường vướng vào trường hợp sau:


Con mình giỏi nhưng không phải là kiệt xuất, nhà có điều kiện nhưng không phải rất dư dả. Mà bây giờ sự cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều so với tầm 10 năm trước, giờ đây số học sinh vừa giỏi vừa giàu, gia đình sẵn sàng đóng thêm tiền cho con đi học tăng vọt. Do đó đa phần những trường hợp "giỏi vừa vừa, kinh tế cũng vừa vừa" gần như không thể chen được vào top 30 private universities/LACs. Ngoài tầm đấy thì số lượng universities cho được nhiều tiền giảm hẳn đi, còn LACs tuy vẫn có nhiều tiền nhưng ngành học lại hạn chế.


Em không phản đối gì việc vào học LACs, nhưng em thấy tâm lý phụ huynh thường muốn con học ngành nào đào tạo kỹ năng nghề để ra trường dễ kiếm việc ngay, ví dụ như học Business Administration/Finance/Accounting chứ không học Economics, học CS chứ không Math, Engineering chứ không Physics, Marketing/PR chứ không học Communications Theory, Graphic Design chứ không phải Arts nói chung... Mà các trường LACs chỉ đào tạo các ngành khoa học/nghệ thuật thuần tuý. Có một số LACs mở thêm ngành CS/Engineering nhưng số lượng không nhiều, và cũng toàn là trường top. Tóm lại là trường xịn, nhiều tiền, nhiều ngành thì với không tới, mà cho con học trường nhiều tiền nhưng chỉ toàn các ngành khoa học cơ bản thì lo sau này nó ra khó kiếm việc

A. Để chọn trường phù hợp với năng lực và tính cách của học sinh cũng như yêu cầu của phụ huynh cần dung hòa 3 yếu tố sau:

1. Học sinh:

- (Cái có sẵn; có thể cải thiện) Năng lực: cứng (điểm số, thành tích thi cử); mềm (khả năng viết luận, thành tích ngoại khóa, các mối quan hệ với giáo viên, v.v.). Yếu tố này quyết định chất lượng/xếp hạng của trường mà học sinh có thể đăng ký ứng tuyển

- (Cái có sẵn; khó thay đổi) Tính cách/sở thích phi học thuật: ưa/ghét nơi đô thị/nông thôn, khí hậu lạnh/nóng, trường quy mô lớn/nhỏ, lịch sử và cơ sở vật chất của các hoạt động ngoại khóa (sân golf, trại ngựa, đài thiên văn, v.v.)

- (Yêu cầu) Sở thích học thuật/chuyên nghành: lịch sử, thành tích, cơ sở vật chất của khoa ưa thích

- (Yêu cầu) Đòi hỏi về danh tiếng, xếp hạng tổng hợp/xếp hạng chuyên nghành, hệ thống cựu sinh viên tại Mỹ hoặc Việt Nam, v.v.


2. Cha mẹ (nếu trong gia đình, học sinh có tiếng nói quyết định trong việc chọn trường thì không cần xem xét yếu tố này):

- (Yêu cầu) Đòi hỏi về chuyên nghành mà học sinh sẽ theo đuổi: lịch sử, thành tích, cơ sở vật chất của khoa ưa thích

- (Yêu cầu) Đòi hỏi về chi phí học tập, danh tiếng, xếp hạng tổng hợp/xếp hạng chuyên nghành, hệ thống cựu sinh viên tại Mỹ hoặc Việt Nam, v.v.


3. Trường:

- Trường thỏa mãn (Yêu cầu) của học sinh/cha mẹ liệu có phù hợp với (Cái có sẵn, khó thay đổi) của học sinh hay không? à lập danh sách khoản 30-50 trường phù hợp. Cái này lọc thô, dùng công cụ lọc của US News và Niche nên nhanh.

- Với thời gian còn lại từ nay đến khi nộp đơn thì (Cái có sẵn, có thể cải thiện) của học sinh có thể cải thiện để đáp ứng yêu cầu của trường hay không? à rút gọn danh sách xuống 10-20 trường để làm mục tiêu phấn đấu.


Để làm tốt điều này cha mẹ và học sinh cần tự đi làm nghiên cứu rất mất thời gian vì có rất nhiều loại dữ liệu cần sử dụng. Ngay cả khi dùng đến các loại hình khuyến mại như tư vấn miễn phí của trung tâm tư vấn du học thì cũng phải có được kiến thức nền tảng mới có thể hỏi được thông tin cần thiết và tránh bị trung tâm lừa.


Các cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc chọn trường bao gồm:

a. Thông tin định tính của các trường:

- Địa điểm

- Thời gian xét tuyển

- Các tổ chức học thuật và câu lạc bộ ngoại khóa tại trường

- Các chương trình nghiên cứu, chuyên nghành, liên thông và liên bằng (3+2 ví dụ như LAC và Columbia Engineering/Caltech; hoặc 4+1 Bachelor & Master dual degree; hoặc 2+2 Bachelor & MBA dual degree)


b. Thông tin định lượng của các trường:

- Thông tin về quy mô (tổng số học sinh cấp đại học và sau đại học, % học sinh quốc tế/châu á)

- Tiêu chuẩn đầu vào (điểm trung bình trong các bài thi đầu vào, gpa, tỷ lệ chọi, v.v.)

- Thông tin xếp hạng (tổng hợp, chuyên nghành)

- Thông tin học bổng (% nhận học bổng, lượng tiền học bổng, v.v)

- Thông tin về chất lượng/học thuật (số lượng học sinh theo chuyên ngành muốn chọn, lượng tiền nghiên cứu của khoa)

- Thông tin về đầu ra (tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau 6 tháng, lương trung bình sau 5 năm, v.v.)

- v.v.


B. Chọn ngành: cần phải phân biệt giữa chọn ngành để khai báo trên đơn ứng tuyển và chọn ngành để theo học thật sự ở đại học.


1. Ngành để khai báo trên đơn ứng tuyển:

Lưu ý 1: Đối với học sinh Đông/Nam Á với giới tính nam nói chung thường không nên khai báo sẽ học các nghành như CS, toán, lý, hóa, kinh tế trừ khi có thành tích học tập xuất sắc trong môn liên quan, thành tích tốt trong hoạt động ngoại khóa liên quan, và điểm SAT + TOEFL tương đối cao. Lý do là Á + nam + các môn trên là kiểu học sinh thường thấy trong kỳ xét tuyển vào đại học nên khó làm bản thân nổi trội nếu không có thành tích tốt. Trong trường hợp muốn vào các nghành trên thì nên chọn Undecided rồi đợi đến năm 2 mới chính thức chọn chuyên nghành thật sự muốn theo học.

- Lưu ý 2: tại đa số trường công, học sinh nhập học theo chuyên nghành đã đăng ký lúc ứng tuyển và rất khó khăn để chuyển sang chuyên nghành khác ngay cả khi cùng một khoa Department hoặc học viện College (yêu cầu GPA đại học cao, hoàn thành các môn đầu vào, cạnh tranh với các sinh viên khác, v.v.), vd như tại University of California hoặc University of Washington. Tại các trường tư, thường học sinh vào học năm 1 trong trạng thái pre-major hoặc no major (không chịu ảnh hưởng từ nghành khai trên đơn ứng tuyển) và có thể chuyển qua lại dễ dàng giữa các khoa Department. Chuyển giữa các học viện College ở trường tư thì sẽ khó hơn. Ngoại lệ là các học viện kỹ sư College of Engineering, thương mại Business School, âm nhạc và nghệ thuật School of Music/Fine Arts, v.v. vì các học viện này chỉ có thể vào được nếu lúc nộp đơn có khai báo và hoàn thành các yêu cầu đầu vào riêng biệt ở cả trường công lẫn trường tư..


2. Chọn nghành để theo học thật sự: Tôi từng phải soạn giáo án và giáo trình dài cả hàng chục giờ để hướng dẫn học sinh về vấn đề này:

Bước 1 là tìm hiểu bạn là ai để biết mình đang ở đâu

Bước 2 là tìm hiểu các nghành nghề đang và sẽ vận động như thế nào trong 5-10 năm tới để biết mục tiêu ngắn và trung hạn của mình

Bước 3 Sau khi biết được xuất phát điểm và đích đến rồi thì mới tìm hiểu ưu nhược và đặc điểm của các chuyên nghành/nhóm chuyên nghành để chọn đường đi cho phù hợp.

Bước 4 Sau khi đã nắm được xuất phát điểm – quá trình – mục tiêu thì tìm hiểu về các xu hướng kinh tế - xã hội – công nghệ trên thế giới và tại Mỹ để xem xét Bước 1-2-3 qua lăng kính chính xác hơn

Dưới đây là trang Agenda của giáo trình mini cho 4 bước trên.





















Cũng tương tự như 4 bước trong giáo trình của tôi, lời khuyên của tôi dành cho F1 của CCCM là: xem năng lực và sở thích của F1 ra sao (xuất phát điểm); xem mơ ước của F1 là gì (đích đến); sau đó mới tìm chuyên nghành học để phù hợp với F1 và với xu hướng của thế giới.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Em cảm ơn cụ đã chỉ dẫn tận tình. Em đã copy các bài của cụ ra máy để nghiên cứu dần. Cụ cho em hỏi với công dân Mỹ thì dân da trắng hay dân châu á được ưu tiên xét tuyển ở các trường?

Nếu đều là công dân Mỹ thì thường dân gốc Việt Nam hoặc song tịch Mỹ-Việt sẽ được ưu tiên hơn dân da trắng, nếu tất cả các yếu tố khác tương đương nhau ~ if all else are equal. Nhưng công dân Mỹ với tên/gốc/song tịch Hàn Quốc, Ấn, Trung thì sẽ ít được ưu tiên hơn, thậm chí sẽ gặp khó khăn hơn.


Cảm ơn cụ. Những điều cụ nói e đều hiểu cả vì em cũng đi trong giai đoạn ấy. Nhưng bây giờ đã khác nhiều. Nếu như trước kia để đi được chỉ cần đủ giỏi + xông xáo tìm hiểu thông tin + chuẩn bị kịp thời thì bây giờ mặt bằng chung của học sinh tăng lên nhiều xét cả về điểm thi chuẩn, GPA, thành tích ngoại khóa, ngoại ngữ... do đó cạnh tranh cao hơn. Em nhớ trước kia các trường còn chả biết hs VN là cái dạng gì, ưu ái tuyển nhằm mục đích tăng diversity cho trường thì giờ đây cả chục, cả trăm hs VN cạnh tranh với nhau cho một đến một hai chục suất. Quan trọng nhất là các gia đình VN giờ khá giả hơn, trường Mỹ biết điều đó và họ cũng trông đợi là bố mẹ phải đóng góp chứ ko có chuyện hỗ trợ tài chính 100% nữa.


Cụ thể ở đây, em muốn tìm hiểu về khả năng xoay sở linh hoạt, đem kiến thức kỹ năng học được từ các môn khoa học nghệ thuật thuần túy ở trường LACs ra áp dụng vào nghề nghiệp ngoài đời. Việc LACs được quảng cáo là đào tạo toàn diện, từ đó sinh viên ra trường dễ dàng thích ứng với các nghề khác nhau thì em nghe nhiều rồi, nhưng bảo cụ thể thế nào thì em chưa rõ. Chắc nhiều CCCM ở đây cũng chưa rõ như em. Ví dụ đơn giản, nếu một bạn học Kinh tế học nhưng bạn ấy không muốn ra làm nhà nghiên cứu, giảng dạy mà đi làm kinh doanh, làm ở công ty tài chính thì bạn ấy có thiệt gì, lợi gì so với một bạn học Finance ngay từ đầu? Bạn ấy có thể đi thực tập trong công ty (chứ không phải đi làm trợ lý nghiên cứu kinh tế) ko? Bạn ấy có phải tự học thêm nhiều không để được tuyển dụng? Cụ cứ áp dụng câu hỏi đấy với nhưng cặp nghề vs. ngành khoa học mà em nhắc đến ở post trước thì sẽ thấy thắc mắc của nhiều phụ huynh khi mới tìm hiểu về hệ thống LACs ở Mỹ. Bởi vì như ở VN, học chính cái chuyên môn mà mình dự định sẽ làm khi ra trường còn chẳng ăn ai, thất nghiệp đầy ra, huống hồ gì học 1 ngành mà không hoàn toàn "trúng" vào công việc đó.

1. Ngày trước thông tin ít hơn, bố mẹ cũng ít có điều kiện hơn thì có thể nói ví von là: du học thành công ở trường top là học sinh được điểm khá trong nhóm học sinh được điểm trung bình.

Ngày nay thông tin nhiều hơn, bố mẹ có điều kiện hơn, lại thêm các trung tâm luyện thi các sản phẩm giáo dục mang hoạt động ngoại khóa dâng đến tận miệng F1 thì du học thành công ở trường top là học sinh được điểm giỏi trong nhóm học sinh được điểm khá vậy.

Mỗi thời mỗi cái khó.


2. Nói LAC chỉ dạy các môn chuyên nghành thuần túy thì chưa chuẩn. Như tôi đã nhắc đến trong một bài viết trước đây về so sánh các loại học bổng và trường công với trường tư (https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-cho-f1-di-du-hoc.1636082/page-8#post-53405558), trường công và trường có quy mô lớn thường lấy mỗi chuyên ngành phân ra nhiều nhánh chuyên sâu


3. Ở bậc đại học (college; BA/BS), rất ít trường có chuyên nghành Tài Chính. Thực tế cũng cho thấy chuyên nghành Kinh Tế Economics hoặc Toán Mathematics ứng tuyển vào các vị trí Analyst trong nghành tài chính (Wallstreet Bank, PE, VC, Accounting hoặc Business Analyst/Consultant trong nghành Business Consulting (McKinsey, Bain, BCG) gặt hái thành công vô số.


4. Phụ huynh ở VN chưa tiếp xúc nhiều với các nền giáo dục và quy trình ứng tuyển tìm việc/đăng việc làm ở nước khác. Do vậy họ vẫn thường dùng hệ thống và quy trình ở Việt Nam để suy rộng ra. Vd ở VN bố mẹ muốn con làm luật sư thì con bắt buộc phải học nghành Luật, đại học Luật nhưng muốn trở thành luật sư ở Mỹ thì anh học nghành gì ở bậc đại học và trường nào ở bậc đại học cũng được ngay cả nghành hội họa hoặc toán học; chỉ cần anh học xong đại học, kiếm điểm LSAT cao, và tốt nhất là có một số kinh nghiệm làm trong chính quyền hoặc công ty liên quan đến kinh tế, chính trị, v.v. rồi học JD ở trường luật thêm 2-3 năm, thì có thể thi Bar và trở thành luật sư.


5. Hệ thống LAC theo định nghĩa là không có hoặc chỉ có rất ít số bằng được trao là ở bậc thạc sĩ/tiến sĩ. Do vậy LAC chỉ có việc là giáo dục học sinh ở bậc đại học cho thật tốt. Và ở bậc này những kỹ năng như tổng hợp, so sánh, phân tích, phản biện, viết, thuyết phục được huấn luyện lồng ghép trong các môn học. Theo tìm hiểu của tôi, LAC rất thành công trong việc chuẩn bị cho sinh viên học lên Tiến Sĩ hoặc terminal/professional degree ở trường top. Về mặt việc làm sau tốt nghiệp, khá nhiều cựu học sinh LAC tập trung trong các lĩnh vực tài chính, chính trị, và giáo dục. Số lượng LAC làm trong lĩnh vực kỹ thuật thường ít hơn.


6. Về hệ thống hỗ trợ tìm việc làm: vì LAC chỉ có học sinh đại học nên văn phòng việc làm của các trường LAC rất chuyên nghiệp và chuyên sâu trong việc giúp học sinh của mình tìm internship và việc làm phù hợp.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
F1 nhà em tiếng Anh tốt, học khá đều các môn, em thì thích con theo các ngành như sinh, hoá nhưng nó lại đặc biệt yêu thích môn văn. Các cụ cho em hỏi chút nếu cho con đi du học thì lựa chọn tốt nhất cho con là nghành gì ạ? Cháu là con gái.

Em cảm ơn các cụ, em có hỏi ngu xin các cụ bỏ quá cho!

Cụ xem thêm phần bài viết trên của tôi về 4 bước trong việc chọn nghành và lưu ý về sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục và tìm việc làm ở nước ngoài.


Ngoài sáng tạo và tối ưu hóa sản phẩm ra, tôi cũng trực tiếp làm việc để hướng đạo cho học sinh trong thời gian dài nên tôi khuyên cụ tôn trọng sở thích của con gái mình. Có 2 phương án tiếp cận để F1 vừa theo học nghành mình yêu thích vừa tránh cảnh thất nghiệp vì chọn nghành “vô bổ” (định nghĩa tùy trường hợp)


Phương án 1 (nếu không biết muốn làm việc gì): học hai chuyên nghành (double-major). Chuyên nghành thứ nhất là chuyên nghành mà F1 thích. Chuyên nghành thứ hai là chuyên nghành F1 giỏi nhất (hoặc giỏi nhì nếu trùng với nghành F1 thích) và thuộc nhóm dễ kiếm việc làm (STEM thì có Toán, Lý, Hóa, CS lập trình/công nghệ thông tin; non-STEM thì có Kinh Tế Economics, Kinh Tế Chính Trị Political Economics, Quan Hệ Quốc Tế International Relations)


Phương án 2 (nếu biết muốn làm việc gì): Xem việc đó có yêu cầu chuyên nghành nhất định hay không (Kỹ sư CNTT thì yêu cầu bất di bất dịch nhưng Tư Vấn Thương Mại hoặc Luật Sư thì khá uyển chuyển). Nếu không thì cứ theo học ngành mà F1 thích + ngành thứ hai là ngoại ngữ hoặc nghành khá khác biệt so với chuyên nghành đầu tiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Ko phải là sợ mà là cẩn trọng trc những lời đg mật của các cty d vụ du học ... nhìn vào thực tế . Bọn Đức nó miễn học phí thì rất khó ăn tiền free của nó , phải có học lực tốt mới đớp đc tiền miễn học phí của nó ... nhìn kỹ lại thì dân vn bỏ tiền ăn ở 300 củ 1 năm + học hành chầy vẩy để thành quả nhọc nhằn nhằn đó lại cho bọn Đức nó xơi hết .. tính ra bọn Đức nó chỉ nhận toàn trái ngọt chứ nó chả mất gì ... trong 1 lần nói chuyện với chuyên gia trung tâm Việt Đức ở Bách khoa thì ông ts nói : các vị phụ huynh phải hiểu là bọn Đức nó cần sinh viên để chọn ra người làm việc đc cho nó dù chỉ 1/100 sinh viên ......chứ ko phải chỉ sv mình cần bọn Đức .. vì thực tế 10 sinh viên sang Đức thì đến 8 sinh viên ko học theo nổi , 1 số quay về vn làm lại cuộc đời , 1 số chấp nhận đi làm công việc culy để bám trụ ko dám về vì sĩ diện và vì 1 số lý do khác .
Biết thế mà ko chỉ cho f1 rồi cứ khích lệ nó ôm phản lao ra biển thì chỉ có hại nó thôi cụ . Nếu có mang tiếng là SỢ thì cũng còn hơn là SĨ
Nhà cháu không tìm thông tin qua công ty du học đâu cụ ! Một đứa đang học lớp 11 chỉ học tiếng anh ở trường (công, không phải thường QT) không hề đi học thêm ngoài vẫn đạt IELTS 8, tiếng Đức học 1 năm đã xong B1 ( các kỹ năng đều từ 7,5 trở lên), tự mày mò lên vào các trang web của các trường ĐH mà mình yêu thích để tìm kiếm thông tin và xin tài liệu... thì nó ko cần sự hỗ trợ của mấy cty tư vấn du học ba lăng nhăng. Việc khó thì ít người làm được chứ không phải Không ai làm được. Quan điểm của cụ không phải của tất cả mọi người. Sợ và sĩ đối với nhà cháu không phải là phạm trù đem so sánh hơn kém với nhau được, đó là điểm khác giữa nhà cháu và cụ. Vấn đề là làm thế nào vượt qua được mọi cản trở để đạt được mục đích, chứ không phải chỉ nhìn vào cái sự khó của nó mà rút lui cho an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Nhà cháu không tìm thông tin qua công ty du học đâu cụ ! Một đứa đang học lớp 11 chỉ học tiếng anh ở trường (công, không phải thường QT) không hề đi học thêm ngoài vẫn đạt IELTS 8, tiếng Đức học 1 năm đã xong B1 ( các kỹ năng đều từ 7,5 trở lên), tự mày mò lên vào các trang web của các trường ĐH mà mình yêu thích để tìm kiếm thông tin... thì nó ko cần sự hỗ trợ của mấy cty tư vấn du học ba lăng nhăng. Việc khó thì ít người làm được chứ không phải Không ai làm được. Quan điểm của cụ không phải của tất cả mọi người. Sợ và sĩ đối với nhà cháu không phải là phạm trù đem so sánh hơn kém với nhau được, đó là điểm khác giữa nhà cháu và cụ.
Ở đây ko ss hơn kém , cụ có lẽ đang hiểu sai . Ở đây chúng ta chia sẻ về nhiều chiều của việc du học nói chung và du học Đức nói riêng ... cái nhìn nhiều chiều sẽ giúp f1 và phụ huynh có quyết định phù hợp ... tránh ảo tưởng rồi thất vọng
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Với tư cách là người đã trải nghiệm trực tiếp về Liberal Arts College, cụ có thể phân tích xem hs nếu theo học LACs nói chung thì có dễ kiếm việc không ạ? (không tính trường top như Williams, cũng ko tính những ngành science đang có nhu cầu cao như công nghệ sinh học). Giả sử học Econ thì có khả năng kiếm được việc trong ngành finance không, hay là phải mất thêm thời gian học bổ sung kiến thức finance nữa hoặc là bó mình trong giới nghiên cứu học thuật?

Ngoài ra em cũng tò mò muốn biết phụ huynh Trung Quốc nhìn nhận như thế nào về việc chọn trường chọn ngành này ạ.

Theo tôi biết không có dữ liệu việc làm tổng hợp nào bao gồm thôn tin của nhiều trường LAC. Có lẽ cụ phải vào từng trường để xem.

Xin cụ vào đây để xem dữ liệu của 15,600 cựu sinh viên Willliams College về mối quan hệ giữa chuyên nghành theo học và lĩnh vực làm việc: https://web.williams.edu/Mathematics/devadoss/careerpath.html


Ngoài ra em cũng tò mò muốn biết phụ huynh Trung Quốc nhìn nhận như thế nào về việc chọn trường chọn ngành này ạ.

Tôi làm việc chủ yếu ở Bắc Kinh (~2 năm), Thâm Quyến (~2 năm), và Tây An (~1 năm) và thấy khá rõ sự phân hóa giữa phụ huynh ở thành phố cấp 1 như Bắc Kinh và Thâm Quyến với thành phố cấp 2 nhỏ và lạc hậu hơn như Tây An, bất kể con cái họ học cấp 3 công hay tư, ở Mỹ hay ở TQ. Lưu ý ở đây chỉ nói đến giới nhà giàu, vì chi phí học giáo trình quốc tế (International Department – AP, A-Level, IB) ở trường công và trường tư ở TQ đều khá đắt đỏ, tối thiểu 100,000 NDT ~ 330tr VND và nhiều thì có thể là 200-300k NDT mỗi năm và chi phí để tìm hướng đạo sư cho cả quá trình apply và trước đó khá đắt (khoảng 20,000 USD ~ 490tr VND cho 1 năm dịch vụ):

Cha mẹ giàu có ở thành phố cấp 1: gần như không bao giờ yêu cầu con phải học nghành này hay nghành kia. Con thích nghành gì thì chỉ cần con chứng tỏ được năng lực (qua điểm số, qua thi cử, qua nghiên cứu chuyên nghiệp), đam mê (qua hoạt động ngoại khóa), và hiểu biết về nghành đó (qua trao đổi với cha mẹ và hướng đạo sư) thì cha mẹ đều ủng hộ. Cha mẹ ở đây cũng hiểu rõ và hoan nghênh các trường LAC hơn.

Cha mẹ giàu có ở thành phố cấp 2: thường yêu cầu con học nghành dễ kiếm việc làm như Toán, Lý, CS. Trong một số ít trường hợp mà đứa con có lập trường vững, có năng lực về nghành khác, và không ngại tranh luận với bố mẹ thì vẫn có thể thay đổi được ý kiến của cha mẹ. Cha mẹ ở đây gần như không biết gì và phản cảm với LAC.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
362
Động cơ
138,615 Mã lực
Nói dông dài nhưng em vẫn nghĩ nếu không có khả năng tìm được một hướng đi hơi khác biệt cho bản thân thì sẽ khó cạnh tranh. Cạnh tranh học bổng trong nhóm vn giờ cũng áp lực nhưng so với nhóm Tàu, Ấn thì chưa là gì. Rồi đến lúc ra trường.... Mà có khi hướng đi đầu tư hiệu quả nhất hiện nay lại là học nghề ạ.
Khi so sánh tuyệt đối với học sinh TQ-Hàn-Ấn được nhận vào cùng trường, phải công nhận là ngay cả các học sinh VN được nhận vào các trường top của top như Harvard hay Princeton thì các thành tích ngoại khóa cũng chỉ bằng khoảng 50-70%.

Tuy nhiên, khi so sánh tương đối trong hệ quy chiếu là nước Việt Nam với hệ thống giáo dục như vậy, hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ giáo dục như vậy, thì học sinh VN vào trường top cũng đã là top của top ở Việt Nam ~ top 0.01st percentile nationwide.
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,681
Động cơ
436,676 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Ở đây ko ss hơn kém , cụ có lẽ đang hiểu sai . Ở đây chúng ta chia sẻ về nhiều chiều của việc du học nói chung và du học Đức nói riêng ... cái nhìn nhiều chiều sẽ giúp f1 và phụ huynh có quyết định phù hợp ... tránh ảo tưởng rồi thất vọng
Cái mà cụ bảo nhiều chiều ấy, không phải chỉ mình cụ biết. Nhà cháu thường dạy con từ bé, ngoài xã hội không ai cho không ai cái gì. Cha mẹ cũng chỉ có trách nhiệm nuôi các con đến năm 18 tuổi, hỗ trợ các con phần nào khi các con học Đại học. Còn các con phải có trách nhiệm tự lo và chăm sóc bản thân mình, không dựa dẫm ỉ lại vào bất cứ ai. Được rèn giũa từ bé bọn trẻ nhà cháu rất tự giác.
Không phải tự nhiên mà bọn Đức Free học phí, cái giá phải trả thì gia đình cháu biết rõ, không ảo tưởng gì cả, cụ không phải lo giùm đâu ạ! Còn tại sao học ở Đức thì là do F1 nhà cháu thích học kỹ thuật ở bên đó. Không nhất thiết học xong là ở lại Đức làm việc.
 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,491
Động cơ
448,295 Mã lực
Nhà cháu thì không có ý định cho cho sang Đức cụ ơi.

Cụ hãy cẩn trọng với cái mác du học Đức ... đó là 1 lựa chọn vô cùng gian khổ mà rất nhiều người phụ huynh ko biết hoặc cố tình ko biết.... khi hiện tại Đức có cỡ gần 1 triệu ng ty nạn syri, trung đông ... thì ngay cả xin làm công việc culy cũng ko hề dễ .. chứ nói công việc office . Những công nhân vạm vỡ miệt mài lau kính ở sân bay kiếm vài trăm euro là hình ảnh dễ thấy nhất khi cụ có dịp đến Đức ... ng vn còn ko đủ thể lực để làm vc đó chứ chưa nói đến trí tuệ .
 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,491
Động cơ
448,295 Mã lực
Cụ cho hỏi với thực tế như vậy thì những học sinh Việt Nam trúng tuyển vào được các trường top của Mỹ khi nhập học thực tế có gặp khó khăn lớn không, ví dụ như các kỹ năng mềm không được tốt bằng bọn tây do ít được đào tạo về mặt này?

Khi so sánh tuyệt đối với học sinh TQ-Hàn-Ấn được nhận vào cùng trường, phải công nhận là ngay cả các học sinh VN được nhận vào các trường top của top như Harvard hay Princeton thì các thành tích ngoại khóa cũng chỉ bằng khoảng 50-70%.

Tuy nhiên, khi so sánh tương đối trong hệ quy chiếu là nước Việt Nam với hệ thống giáo dục như vậy, hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ giáo dục như vậy, thì học sinh VN vào trường top cũng đã là top của top ở Việt Nam ~ top 0.01st percentile nationwide.
 

McCord

Xe hơi
Biển số
OF-702373
Ngày cấp bằng
30/9/19
Số km
135
Động cơ
180,836 Mã lực
Nếu đều là công dân Mỹ thì thường dân gốc Việt Nam hoặc song tịch Mỹ-Việt sẽ được ưu tiên hơn dân da trắng, nếu tất cả các yếu tố khác tương đương nhau ~ if all else are equal. Nhưng công dân Mỹ với tên/gốc/song tịch Hàn Quốc, Ấn, Trung thì sẽ ít được ưu tiên hơn, thậm chí sẽ gặp khó khăn hơn.



.
Em cảm ơn cụ. Chồng em cứ bảo sau này bảo con khai là người Việt sẽ được ưu tiên hơn là Mỹ trắng vì con nhà em là con lai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top