[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm cho F1 đi du học.

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
362
Động cơ
274,649 Mã lực
Con đường du học của cháu như sau:

Học trường công lập hồi cấp 3 (trường chuyên, lớp chọn) --> Học xong đại học trường công ở Việt Nam (bố mẹ phải chu cấp, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cháu không đi làm thêm, tập trung học hành) --> Chuẩn bị hồ sơ, săn học bổng --> Đi du học cao học (thường học bổng cho dư so với mức chi tiêu nên cháu có thể gửi chút ít về đỡ đần gia đình) --> Tốt nghiệp và làm việc.

Hiện nay, cháu đang làm ở trường University of Cambridge thì thấy:

1. Chương trình giáo dục tuyệt vời (cho bậc sau đại học). Các bậc học khác có lẽ cũng như thế.
2. Chi phí nhà ở rất đắt đỏ. Cháu ở nhà của trường Cam luôn, 1 nhà 2 phòng ngủ thì giá 1.135 pound chưa bao gồm điện nước, council tax.
3. Học phí cao, cháu không rõ cụ thể bao nhiêu, nhưng đã nói chuyện với 1 bạn học Master ở đây bảo 30.000 pound/semester. Học đại học chắc rẻ hơn.
4. Phong cảnh rất đẹp, dân Anh và châu Âu thân thiện, bọn nhập cư thì nhộm nhoạm, ....
5. Thời tiết, hiện tại cháu mới ở đây vài tháng thì thấy mùa thu hay mưa, trời tối rất sớm. Nghe nói tháng sau thì tầm 3h chiều đã tối thui.

Cá nhân cháu thấy đi du học từ cấp 3 là quá sớm (do chưa kịp trưởng thành). Khi cháu học xong đại học, cháu rất ý thức được xã hội Việt Nam như thế nào, đã có thể tạm lớn để chống chọi với cám dỗ, sa ngã, ...

Nhược điểm của cháu vẫn còn là suy nghĩ và tư duy chưa được sáng tạo và tự do như bọn châu Âu. Bọn nó cực kì độc lập, tư duy logic, sáng tạo, ...
Đổi lại, cháu có sự cần cù và chăm chỉ của dân châu Á.

Lời khuyên:

1. Cho F1 học ngoại ngữ thật tốt. Đó là 1 yếu tố cực kì quan trọng. Không giao tiếp được thì không thể làm gì khác được. Nếu không vượt qua cửa ải ngôn ngữ thì dừng việc đi du học lại ngay, rất tốn kém và không hiệu quả.

2. Dậy cho F1 những thứ cơ bản để tự chăm sóc bản thân. Cháu đã từng chứng kiến rất nhiều cậu ấm, cô chiêu không biết tự nấu cơm, rửa bát, ... Hãy dạy F1 biết quản lí chi tiêu, sửa chữa đồ đạc cơ bản, ...

3. Cho đi du học đừng có nghĩ nó về nước sẽ được làm ông này bà nọ. Ở đâu cũng thế, họ thuê người và trả lương theo năng lực (trừ hạt giống đỏ). Rất nhiều bạn học ở Việt Nam qua đây làm lương cao ngất trời nhé ;)
Em cũng đồng ý du học cấp 3 không thực sự cần thiết. Ngày trước thì có lợi thế về ngôn ngữ và tiếp cận thông tin nhưng giờ lợi thế đó là không đáng kể. Cấp 3 là thời gian phát triển tâm sinh lí, bố mẹ nên cân nhắc. Môi trường cấp 3 thường không đa dạng, nếu con vào một môi trường quá khác biệt thì dễ lạc lõng và đối mặt với áp lực thay đổi không cần thiết.
Bậc đại học theo em đánh giá là thời gian quan trọng nhất để hình thành tư duy và hình thành các mối quan hệ xã hội có cả bề rộng lẫn bề sâu. Ngay cả sinh viên bản địa chúng nó cũng bỡ ngỡ, cũng bắt đầu sống tự lập nên mình không bị quá hụt. Theo em so sánh giữa nhóm đi học từ cấp 3 (AStar ở Sing, boarding schools ở Anh Mĩ) với nhóm sang học đại học thì không có sự khác biệt.
Đi ở bậc cao học những ngành chuyên sâu thì ok. Tuy nhiên hoà nhập văn hoá sẽ kém hơn và network cũng sẽ hẹp hơn.
 

krazyvn

Xe tải
Biển số
OF-98157
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
233
Động cơ
400,299 Mã lực
Con đường du học của cháu như sau:

Học trường công lập hồi cấp 3 (trường chuyên, lớp chọn) --> Học xong đại học trường công ở Việt Nam (bố mẹ phải chu cấp, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng cháu không đi làm thêm, tập trung học hành) --> Chuẩn bị hồ sơ, săn học bổng --> Đi du học cao học (thường học bổng cho dư so với mức chi tiêu nên cháu có thể gửi chút ít về đỡ đần gia đình) --> Tốt nghiệp và làm việc.

Hiện nay, cháu đang làm ở trường University of Cambridge thì thấy:

1. Chương trình giáo dục tuyệt vời (cho bậc sau đại học). Các bậc học khác có lẽ cũng như thế.
2. Chi phí nhà ở rất đắt đỏ. Cháu ở nhà của trường Cam luôn, 1 nhà 2 phòng ngủ thì giá 1.135 pound chưa bao gồm điện nước, council tax.
3. Học phí cao, cháu không rõ cụ thể bao nhiêu, nhưng đã nói chuyện với 1 bạn học Master ở đây bảo 30.000 pound/semester. Học đại học chắc rẻ hơn.
4. Phong cảnh rất đẹp, dân Anh và châu Âu thân thiện, bọn nhập cư thì nhộm nhoạm, ....
5. Thời tiết, hiện tại cháu mới ở đây vài tháng thì thấy mùa thu hay mưa, trời tối rất sớm. Nghe nói tháng sau thì tầm 3h chiều đã tối thui.

Cá nhân cháu thấy đi du học từ cấp 3 là quá sớm (do chưa kịp trưởng thành). Khi cháu học xong đại học, cháu rất ý thức được xã hội Việt Nam như thế nào, đã có thể tạm lớn để chống chọi với cám dỗ, sa ngã, ...

Nhược điểm của cháu vẫn còn là suy nghĩ và tư duy chưa được sáng tạo và tự do như bọn châu Âu. Bọn nó cực kì độc lập, tư duy logic, sáng tạo, ...
Đổi lại, cháu có sự cần cù và chăm chỉ của dân châu Á.

Lời khuyên:

1. Cho F1 học ngoại ngữ thật tốt. Đó là 1 yếu tố cực kì quan trọng. Không giao tiếp được thì không thể làm gì khác được. Nếu không vượt qua cửa ải ngôn ngữ thì dừng việc đi du học lại ngay, rất tốn kém và không hiệu quả.

2. Dậy cho F1 những thứ cơ bản để tự chăm sóc bản thân. Cháu đã từng chứng kiến rất nhiều cậu ấm, cô chiêu không biết tự nấu cơm, rửa bát, ... Hãy dạy F1 biết quản lí chi tiêu, sửa chữa đồ đạc cơ bản, ...

3. Cho đi du học đừng có nghĩ nó về nước sẽ được làm ông này bà nọ. Ở đâu cũng thế, họ thuê người và trả lương theo năng lực (trừ hạt giống đỏ). Rất nhiều bạn học ở Việt Nam qua đây làm lương cao ngất trời nhé ;)
Cụ/mợ cho hỏi xin master nghành nào ở cambridge? Xin học hỏi kinh nghiệm ạ
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Con cái các cụ mợ giỏi thật đó. Nhà lại có điều kiện thì cứ Anh hoặc Mỹ mà đến thôi.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,783
Động cơ
436,157 Mã lực
Em thấy gia đình nào điều kiện tài chính hạn hẹp thì học ở Đức rất ok, miễn học phí. Ví dụ trường kĩ thuật Munich trong bảng xếp hạng của THE đứng thứ 44 thế giới, ngành CS đứng 18 thế giới. Học phí xấp sỉ = 0. Chi phí rẻ mà top thế giới. Học tiếng Đức cũng ko quá khó. Khoảng 6-8 tháng là có B1.
Học tiếng Đức không quá khó mà là khó quá ạ.
Cái trường kỹ thuật Munich ấy chỉ nhận tiếng Đức từ B2 hay DSD2 thôi ơi.
 

Hanoithu

Xe tải
Biển số
OF-621341
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
340
Động cơ
132,282 Mã lực
Học tiếng Đức không quá khó mà là khó quá ạ.
Cái trường kỹ thuật Munich ấy chỉ nhận tiếng Đức từ B2 hay DSD2 thôi ơi.
Tiếng Đức cũng ko khó hơn tiếng Anh. Công nhận trường kỹ thuật Munich ngoài B2 thì thi đầu vào trường dự bị Munich cũng khá là khó. Tất nhiên trường top thì vào được không phải dễ. Nhưng cháu nào có học lực khá giỏi, quyết tâm thì vẫn được. Đức đào tạo ngành kĩ thuật tốt và ko phải đóng học phí. Nếu ko có nhiều tiền thì đó là lựa chọn tốt.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,783
Động cơ
436,157 Mã lực
Tiếng Đức cũng ko khó hơn tiếng Anh. Công nhận trường kỹ thuật Munich ngoài B2 thì thi đầu vào trường dự bị Munich cũng khá là khó. Tất nhiên trường top thì vào được không phải dễ. Nhưng cháu nào có học lực khá giỏi, quyết tâm thì vẫn được. Đức đào tạo ngành kĩ thuật tốt và ko phải đóng học phí. Nếu ko có nhiều tiền thì đó là lựa chọn tốt.
Dạ vâng, cụ nói đúng khi kinh phí eo hẹp và học về KT thì đi Đức là lựa chọn hợp lý ạ. Nhưng mà em thấy tụi nhỏ nhà em bảo tiếng Đức học khó hơn tiếng Anh, sau 1 năm học tiếng thì F1 em vẫn bảo lưu quan điểm ấy.
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,300
Động cơ
204,553 Mã lực
Vào xứ OF vui phết.
Mấy bạn học bục mặt thi Olympia thì bị coi thường, giành vòng nguyệt quế và nguyên suất học bổng cũng bảo chẳng qua là 1 gameshow. Trong khi các trường đại học lớn như KTQD chỉ cần tham vòng thi tuần là họ tuyển thẳng luôn.

Lên mạng toàn thấy khoe con học quốc tế với thủ thỉ hỏi nhau học phí cho đi du học. Giờ dân trí cao rồi, thằng nào chả thừa biết 90% các ông bà cho con đi du học vì con dốt đặc cán mai để thi đại học trong nước sợ 3 môn éo nổi 10đ thì bôi tro vào mặt bố mẹ. Như khoảng hơn 10 năm trước du học cũng oai cái thằng người đấy về nước lòe bịp khối thằng khiếp. Tuyệt nhiên chả thấy ông nào khoe con giải quốc gia quốc tế hoặc thủ khoa trường nào đó.
Bông lúa chín nó cúi đầu.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,662 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,678
Động cơ
448,309 Mã lực
Em mới tìm được cái này thấy hay hay:
https://www.payscale.com/college-roi

Trang này cung cấp thông tin ước tính về lợi nhuận trên vốn đầu tư đối với các trường đại học ở Mỹ.

Tuy nhiên số liệu có lẽ là áp dụng cho sinh viên Mỹ.
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,490
Động cơ
445,332 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Tiếng Đức cũng ko khó hơn tiếng Anh. Công nhận trường kỹ thuật Munich ngoài B2 thì thi đầu vào trường dự bị Munich cũng khá là khó. Tất nhiên trường top thì vào được không phải dễ. Nhưng cháu nào có học lực khá giỏi, quyết tâm thì vẫn được. Đức đào tạo ngành kĩ thuật tốt và ko phải đóng học phí. Nếu ko có nhiều tiền thì đó là lựa chọn tốt.
Thứ nhất là tiếng Đức rất khó ạ.
Thứ 2 là từ VN mình thì không dễ để vào Munich. Theo em biết thì DAAD ở VN mình chỉ hướng SV VN đến một số trường nhất định, Kassel, Kohl... các thứ. Vì ở VN chỉ cần có B1, sau đó sang Đức phải học 1 năm dự bị, pass kỳ thi kiểu như thi ĐH của mình, tiếng Đức dài em ngại search tên kỳ thi, mới bắt đầu vào ĐH.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,974
Động cơ
640,530 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Nhà em còn trai, cho đi không khéo đến lúc lại phải đi vài châu lục mới nhặt được hết cháu về thì nhọc.
Em nghĩ ko lo đâu ạ vì thanh niên bên đó luôn biết cách phòng tránh ạ.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,974
Động cơ
640,530 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,133
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Em chỉ biết đi Âu ,Mỹ, Úc mà đc free học phí thì cụ cũng phải mất cỡ 300 củ 1 năm tiền ăn ở chi phí cứng .. còn f1 nó làm thêm thì chỉ đút mồm nó thôi . Học xong Bọn tây nó chỉ tuyển thằng giỏi = hoặc hơn bọn tây , chứ kém thì xác định quay về đông lào kiểu nửa nạc nửa mỡ .. f1 nó giỏi thì hãy đầu tư cho đi du học , còn f1 học lìu tìu thì đừng dại mà đi ... phí xèng , phí thời gian
 

babeo

Xe container
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
5,371
Động cơ
437,218 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Dạ vâng, cụ nói đúng khi kinh phí eo hẹp và học về KT thì đi Đức là lựa chọn hợp lý ạ. Nhưng mà em thấy tụi nhỏ nhà em bảo tiếng Đức học khó hơn tiếng Anh, sau 1 năm học tiếng thì F1 em vẫn bảo lưu quan điểm ấy.
F1 nhà mợ học tiếng Đức bên CNN thì quá ổn, F1 nhà cháu phải học Trung tâm đây. Cô giáo bảo học được nhưng cũng chưa biết thế nào! Để xong B2 thì thi một thể.
 

sweet_heart

Xe buýt
Biển số
OF-348470
Ngày cấp bằng
28/12/14
Số km
889
Động cơ
217 Mã lực
Em cảm ơn cụ nhiều nhé! Em vừa thăm trường đại học Cambridge tuần trước, cụ dạy học hay làm công việc gì trong trường vậy ạ? Em thấy có nhiều trường trong hệ thống Cambridge.

Cụ có thể cho em xin ví dụ về câu cuối trong bài viết của cụ được không ạ?
“ Rất nhiều bạn học ở Việt Nam qua đây làm lương cao ngất trời nhé”
Em ngạc nhiên và tò mò lắm ạ. :D
Cháu làm postdoc cụ ạ :) Nôm na là làm nghiên cứu ở đây.
Cái câu cuối của cháu hàm ý rằng tốt nghiệp ở trường Cam là tốt, tuy nhiên, không chỉ tốt nghiệp ở trường Cam mới thành công, chỉ là tỉ lệ thành công cao hơn thôi ạ :)) Còn ví dụ cụ thể thì cháu không dám nêu ra đích danh ai cả :D Bản thân cháu thấy đồng nghiệp của cháu cũng đến từ khắp nơi trên thế giới :) Miễn là có năng lực thì không sợ đói khổ :D
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,041
Động cơ
104,081 Mã lực
Trước khi cụ kia trả lời, em xin chia sẻ kinh nghiệm em là người chỉ có quốc tịch Việt học 1 ngành ít người Việt theo (như ở nhà mọi người sẽ nói không hiểu học để làm gì và học xong thì xin việc ở đâu) ở 1 top LAC không phải Williams nhưng cũng gần gần (lâu rồi em chưa xem xếp hạng). Thời em chưa nhiều cạnh tranh, số lượng sv Việt cũng ít nên hầu hết mọi người đều biết nhau, cả các trường như Harvard, Yale... về cơ bản bậc đại học cũng là LAC. Bản thân em đánh giá lứa bọn em không có gì quá xuất sắc, tuy nhiên khả năng tự bơi rất tốt. Vì thời bọn em thông tin ít, người trước chỉ người sau, mỗi khoá apply lại tự mò mẫm ra được một tí, tất cả đều tự học, tự viết đơn và động lực là phải có học bổng gần như 100%. Sau khi đi học và đi làm, nhìn bạn bè (cả những bạn apply đi Mĩ nhưng không được học bổng nên sang 1 nước khác, chủ yếu là Sing), nhìn lứa của anh chị em (đi học ở châu Âu) thì em kết luận để có được chút thành công (ở đây tạm hiểu là có công việc tốt) thì phải lăn xả biết tự tìm đường đi cho mình bất kể là ở Mĩ, VN, hay các nước khác (chăm chỉ thì dĩ nhiên rồi nhé).

Thời nay các em học sinh rất nhiều em có bố mẹ đồng hành cùng, đó là lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, nhiều khi dẫn đến tình trạng các em không có cơ hội tự đánh giá và tự đưa ra quyết định cho chính mình, và đây là một thiệt thòi. Đến khi các em đi học sẽ phải tiếp nhận một lượng thông tin khổng lồ và đưa ra rất nhiều quyết định, từ chuyện chọn lớp nào, rồi đến chọn ngành nào, thời gian rảnh rỗi tham gia hoạt động gì, mùa hè sẽ làm gì... nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì không (chưa kể những yếu tố như văn hoá ngôn ngữ môi trường bạn bè mới), và lúc đấy bố mẹ không thể tiếp tục đồng hành thì bản thân các em có biết cách tìm lời khuyên, biết cách quyết định cái gì là phù hợp với mình, và nếu chọn cái không phù hợp các em có biết cách điều chỉnh không. Chưa kể thời thế thay đổi, lúc vào học kinh tế tốt, ngành mình học khá hot, đến lúc chuẩn bị ra trường thì kinh tế lao dốc (lứa sv ở Mĩ ra trường 2008-2010), chính sách nhập cư, visa thay đổi (ví dụ lứa sv Anh ra trường năm 2012 nếu em nhớ không nhầm), nếu không biết tự xoay chuyển thì móm ạ. Bố mẹ cũng nên thực tế, cần hiểu tỉ lệ ở lại sau khi ra trường khá thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại thân. Chẳng có cuộc chơi nào mình nắm chắc phần thắng cả.

Quay trở lại câu hỏi của cụ về ngành học nào dễ tìm việc, điều tuyệt vời ở các trường ở Mĩ là minh bạch thông tin. Nếu không có trên web, các cụ mợ có thể viết thư cho trường hỏi về tỉ lệ xin được việc (job placement, thường tính 6 tháng sau khi ra trường). Họ sẽ có số liệu cho tất cả các ngành, thậm chí có cả số liệu về mức lương khởi điểm. Trường nhiều sv quốc tế sẽ có số liệu cho sv quốc tế (tuy nhiên có thể sẽ gộp sv ở lại với sv về nước).
Cảm ơn cụ. Những điều cụ nói e đều hiểu cả vì em cũng đi trong giai đoạn ấy. Nhưng bây giờ đã khác nhiều. Nếu như trước kia để đi được chỉ cần đủ giỏi + xông xáo tìm hiểu thông tin + chuẩn bị kịp thời thì bây giờ mặt bằng chung của học sinh tăng lên nhiều xét cả về điểm thi chuẩn, GPA, thành tích ngoại khóa, ngoại ngữ... do đó cạnh tranh cao hơn. Em nhớ trước kia các trường còn chả biết hs VN là cái dạng gì, ưu ái tuyển nhằm mục đích tăng diversity cho trường thì giờ đây cả chục, cả trăm hs VN cạnh tranh với nhau cho một đến một hai chục suất. Quan trọng nhất là các gia đình VN giờ khá giả hơn, trường Mỹ biết điều đó và họ cũng trông đợi là bố mẹ phải đóng góp chứ ko có chuyện hỗ trợ tài chính 100% nữa.

Trong hoàn cảnh mà bố mẹ bỏ tiền đầu tư cho tương lai của con cái thì đương nhiên phải cân nhắc xem số tiền bỏ ra đó có hiệu quả không. Dĩ nhiên nếu bạn học sinh tỏ ra có thiên hướng rõ ràng về một ngành nào đó thì em nghĩ đa phần bố mẹ sẽ vui lòng cho con đi học ngành đó với niềm tin rằng nó học xuất sắc thì thể nào ra nó cũng tự xoay sở được. Nhưng mà học sinh ở VN có cơ hội hiểu rõ mình muốn gì đâu. Nên chọn ngành nào vs trường nào để không tốn quá nhiều tiền mà vẫn có đầu ra, đây là vấn đề đau đầu cho các bậc phụ huynh đấy ạ.

Cụ thể ở đây, em muốn tìm hiểu về khả năng xoay sở linh hoạt, đem kiến thức kỹ năng học được từ các môn khoa học nghệ thuật thuần túy ở trường LACs ra áp dụng vào nghề nghiệp ngoài đời. Việc LACs được quảng cáo là đào tạo toàn diện, từ đó sinh viên ra trường dễ dàng thích ứng với các nghề khác nhau thì em nghe nhiều rồi, nhưng bảo cụ thể thế nào thì em chưa rõ. Chắc nhiều CCCM ở đây cũng chưa rõ như em. Ví dụ đơn giản, nếu một bạn học Kinh tế học nhưng bạn ấy không muốn ra làm nhà nghiên cứu, giảng dạy mà đi làm kinh doanh, làm ở công ty tài chính thì bạn ấy có thiệt gì, lợi gì so với một bạn học Finance ngay từ đầu? Bạn ấy có thể đi thực tập trong công ty (chứ không phải đi làm trợ lý nghiên cứu kinh tế) ko? Bạn ấy có phải tự học thêm nhiều không để được tuyển dụng? Cụ cứ áp dụng câu hỏi đấy với nhưng cặp nghề vs. ngành khoa học mà em nhắc đến ở post trước thì sẽ thấy thắc mắc của nhiều phụ huynh khi mới tìm hiểu về hệ thống LACs ở Mỹ. Bởi vì như ở VN, học chính cái chuyên môn mà mình dự định sẽ làm khi ra trường còn chẳng ăn ai, thất nghiệp đầy ra, huống hồ gì học 1 ngành mà không hoàn toàn "trúng" vào công việc đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

muonbanxe

Xe đạp
Biển số
OF-134632
Ngày cấp bằng
15/3/12
Số km
36
Động cơ
370,694 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
F1 nhà em tiếng Anh tốt, học khá đều các môn, em thì thích con theo các ngành như sinh, hoá nhưng nó lại đặc biệt yêu thích môn văn. Các cụ cho em hỏi chút nếu cho con đi du học thì lựa chọn tốt nhất cho con là nghành gì ạ? Cháu là con gái.
Em cảm ơn các cụ, em có hỏi ngu xin các cụ bỏ quá cho!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top