Em đưa nội dung này sang đây để tiện đường thảo luận:
hóng với nói:
Hầu như những nước nào không THƯC SỰ dân chủ đều nghèo.
Theo em thì dân chủ (ở đây nói rõ là dân chủ kiểu phương Tây) là kết quả của hai vấn đề:
1. Kinh tế
2. Văn hóa (ở đây nói thêm văn hóa còn gồm cả yếu tố lịch sử)
chứ không phải dân chủ quyết định kinh tế.
Từ thời Thương Ưởng (khoảng năm 400 TCN), nhiều triều đại Trung Quốc sau ông vẫn tiếp tục theo chính sách của ông, đó là:
- Pháp trị (không phải nhân trị như Khổng Tử, mặc dù Khổng Tử cực kỳ được coi trọng chứ không phải các triết gia thuộc trường phái Pháp trị như Hàn Phi), không phân biệt sang hèn, xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ đặc quyền (tất nhiên chỉ hạn chế được thôi)
- Thắt chặt chính trị
- Kinh tế cạnh tranh
Sau Thương Ưởng 200 năm, nhờ liên tục thực hiện chính sách của Thương Ường (dù giết ông), đến đời Tần Thủy Hoàng thì nước Tần từ nước nhỏ yếu nhất trong các nước chư hầu lớn (thời Tần Hiếu Công), đã trở thành nước mạnh nhất, cuối cùng diet được 6 nước kia và thong nhất Trung Quốc.
Theo em nghe nói thì Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo TQ hiện tại vẫn muốn theo chính sách này, tức là đóng cửa về chính trị nhưng mở cửa về kinh tế.
Bài của cụ đã gần 2 năm, nhân ngày rảnh đầu năm, em cũng có chút ý kiến về quan điểm Pháp trị ở TQ.
Pháp trị hay còn gọi là cách thức theo quan điểm của Pháp gia. Nói về Pháp gia thì phải nói đến Cửu Lưu và Thập Gia, những luồng quan điểm lớn được phát triển và chứng minh tính hiệu quả trong suốt thời kỳ Chiến quốc hỗn loạn của TQ.
Em nghĩ TQ vẫn sẽ theo đuổi quan điểm Pháp gia, tức là củng cố chính trị, tuyệt đối từ chốt việc mở cửa chính trị, kiểm soát sự đóng cửa và mở cửa của nền kinh tế vì hiện tại nền kinh tế của TQ đã có tích luỹ tư bản rất lớn và đa dạng chứ không thiên lệch, yếu tố địa lý trải rộng và yếu tố xã hội dân số cực lớn giúp nó tự giải quyết được nhiều vấn đề lưu thông thương mại nội bộ, nền kinh tế của TQ sau này sẽ chịu sự quản lý sâu sắc từ nhà nước chứ không mở cửa tự do mạnh như trước nữa, những động thái mở cửa đều có sự cho phép và chỉ đạo cụ thể vì một lý do rất đơn giản, các chủ thể chính trị sẽ là chủ nhân thật sự, sẽ không có câu chuyện các chủ thể chính trị phải thoả hiệp với các chủ thể kinh tế hùng mạnh trong việc quản lý đất nước. Tư duy này của TQ cũng phù hợp với văn hoá và quan điểm triết học trong thống trị của TQ từ xa xưa, một khi quyền lực được chia vào tay các phú hào, tài phiệt, câu chuyện buôn vua sẽ tái diễn bất cứ lúc nào, vì thế TQ dưới thời của Đảng CS sẽ không cho phép các lực lượng kinh tế có sức mạnh tác động tới hướng đi chính trị của đất nước. Hiện trạng này của TQ khác hoàn toàn so với phương Tây (ngoại trừ Nga trong hiện tại) và một phần phương Đông.
Một nguyên nhân khác mà theo cá nhân em đánh giá quan điểm Pháp gia sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả vì trong lịch sử phát triển của Cửu Lưu Thập Gia, hay gọn hơn là Cửu Lưu - 9 dòng quan điểm lớn, các dòng quan điểm ngoài Pháp gia đều không giải quyết trực tiếp vấn đề chính trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Có thể điểm mặt các luồng quan điểm khác như sau:
1. Quan điểm cai trị bằng việc giáo dục con người nhân nghĩa để họ tự giác - Nho gia, suốt thời Chiến quốc đã chứng minh quan điểm của Không Tử không phù hợp để trị quốc và bình thiên hạ, những người tài xuất chúng có tài an bang tế thế đều là các bậc kiêu hùng, không ai chịu những ước thúc đó, nên quan điểm Nho gia chỉ phù hợp để làm công cụ dạy dỗ dân chúng chứ không thể là công cụ để hoá giải các xung đột vì lợi ích.
2. Quan điểm giúp con người hiểu rõ các mối quan hệ con người với vạn vật vũ trụ để họ tự giác - Đạo gia, quan điểm này mang tính tĩnh toạ thông thiên lý, vẫn là một dạng tư tưởng bị động trong thế giới đang vận động, trong cuộc tranh giành lợi ích giữa các vùng cát cứ, tư tưởng này không phù hợp, nó dường như hướng cho con người biết cách thoát tục, rũ bỏ những hồng trần thì đúng hơn, đấy là thoát thế, chứ không phải nhập thế, mà không nhập thế thì không thể can thiệp thế sự được.
3. Quan điểm giúp con người hiểu rõ các mối quan hệ tâm linh, âm dương, ngũ hành để cân bằng con người với tự nhiên - Âm Dương gia, quan điểm này cũng giống như của Đạo gia ở chỗ nó không giúp đỡ tập đoàn người này có thể yên ổn trước tập đoàn người khác, mà nó chỉ chuyên chú vào những sự ổn định bên trong theo một quy luật mà nói đến các sức mạnh vô hình của vũ trụ, nó khuyến khích người ta tìm đến sự cân bằng để được an toàn trước các sức mạnh của vũ trụ, của các thế giới, nhưng xét cho cùng nó lại khá xa rời với những vấn đề mà các tập đoàn cai trị đối mặt.
4 và 5. Quan điểm giúp con người hiểu rõ sự bình đẳng, ngang bằng, yêu quý lẫn nhau và phản đối chiến tranh - Mặc Gia, Danh Gia, quan điểm này nó cũng có đặc điểm dạy người ta và để mong muốn người ta có thể tự giác, tôn trọng người khác và từ đó không gây ra mâu thuẫn chiến tranh, nhưng lịch sử phát triển loài người nó gắn liền với khái niệm tư hữu, nên nhu cầu chiếm hữu là một sức mạnh không thể loại bỏ ở cả mặt trận tư tưởng, nên quan điểm này không giải quyết được vấn đề xung đột lợi ích, một vấn đề cốt lõi của bất cứ xã hội nào, rất khó để khuyến thiện được thằng cướp đang thắng thế.
6. Quan điểm thông qua các cách thức ngoại giao để cân bằng các thế lực nhằm tạo sự yên ổn - Tung Hoành gia, quan điểm này được chứng minh có hiệu quả nhất định trong giai đoạn Chiến quốc, nhưng nó không phải là phương pháp chủ đạo có thể hoá giải được mọi cuộc chiến, trong tư duy của Binh pháp, nếu đánh được thì đánh, nếu không đánh được thì giữ, nếu không giữ được thì bỏ chạy, nếu không bỏ chạy được thì hoặc là hàng hoặc là đánh và chết, nên sức mạnh mới là vấn đề cốt lõi chứ không phải ngoại giao là cốt lõi, mà để có sức mạnh thì khả năng nội trị phải rất cao, nhưng quan điểm của Tung Hoành gia lại không giải quyết vấn đề nội trị.
7. Quan điểm hoà hợp với nông dân, cùng nông dân quyết hết mọi quyết sách, khuyến nông theo Thần Nông - Nông gia, quan điểm này phù hợp với tình trạng phát triển kinh tế thấp kém, thô sơ, nhưng cùng với phát triển thông thương thì quan điểm này ngày càng mất đi tính hiệu quả, hơn nữa nó chỉ khuyến khích người ta có sự hoà hợp rộng khắp nhưng không tính đến chi tiết đông người thì lắm ý kiến, hiệu quả của tư tưởng này trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại thường thấp.
8. Quan điểm trích lọc các cái hay của các luồng tư tưởng khác để vận dụng - Tạp gia, quan điểm này nhìn thì hay, nhưng nếu không có quan điểm của các trường phái khác thì nó lại trống rỗng, nên nó tuy là một trường phái nhưng nó chỉ được lý giải là quan điểm khuyến khích người ta nên học đa dạng kiến thức và áp dụng đa dạng chứ đừng cứng nhắc một thứ nào, nhìn thế này thì cũng thấy được là quan điểm này mang tính bổ trợ là chính chứ không chủ đạo.
Do vậy, quan điểm Pháp gia vẫn là quan điểm chính có thể giải quyết vấn đề tầm cỡ quốc gia, với một hệ thống pháp lý đầy đủ, nó sẽ củng cố quyền lực của tập đoàn cai trị nếu thực hiện đúng, từ đó tạo nên sức mạnh về kinh tế, ngoại giao, quân sự. Em nghĩ TQ vẫn sẽ tiếp tục quan điểm này trong một thời gian dài nữa, nhưng em không nghĩ giống cụ ở điểm cời mở kinh tế, hiện tại TQ đang thực hiện quản lý nền kinh tế rất chặt chẽ, chứ không buông lỏng, vì TQ hiểu rõ thế mạnh của họ trên phương diện kinh tế qua các con số dân số, diện tích và cơ cấu cân đối các ngành không để dịch vụ chiếm tỷ trọng quá lớn đã được chứng minh là đúng đắn qua mô hình của Đức và Mỹ, đặc biệt qua 2 năm covid vừa rồi (chi tiết này 2 năm trước không có).
Kể ra có những thớt đi xuyên qua nhiều năm tháng để chiêm nghiệm cũng thật đặc biệt và rất đáng để ngẫm nghĩ.