tất nhiên chả dân tộc nào nhận mình lười biếng và k coi trọng giáo dục rồi cụ ạ. Cái sự đề cao việc học có vẻ cũng hơi cảm tính nhưng trong tiếp xúc của em với phương tây, em thấy rất ít gia đình ép con học bằng chết như ở ta, ít nhất là k có cái loại slogan: “học tập là con đường duy nhất”, “1 người làm quan cả họ được nhờ”, “đại học hay là chết”, hy sinh đời bố để đời con có cái chữ....Nếu có từ các thời kì trướ lâu rồi thì em k rõ! Có thể á đông thấm nhuần cái tư tưởng lều chõng đi thi, dùi mài kinh sử ấy nhiều thế hệ lắm rồi cứ thế truyền lại thôi! Do Thái em thấy là dân tộc rất coi trọng sự học, nhưng kiểu coi trọng của họ có vẻ nhắm tới KIẾN THỨC thực sự nhiều hơn là
kiểu khoa cử của á đông!
Cái quan điểm "kiểu khoa cử Á Đông" có lẽ là sai cụ ạ. Không nên lấy tình hình ở Việt Nam ra rồi quy ra cho các nước Á Đông khác cũng vậy. Em không nghĩ là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thời phong kiến giống Việt nam. Họ học khác Việt Nam rất nhiều.
Ở Việt Nam đúng là có tình trạng học chỉ để đi thi, vì thế, các sách vở được dung để học và thi có lẽ có từ thời Bắc thuộc, không (hoặc rất ít) có sự cập nhật.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, sau Khổng tử có rất nhiều trường phái Tân Khổng. Họ nghiên cứu, cập nhật, chính sửa, bổ sung liên tục để tìm ra con đường để đất nước phát triển. Triều Tiên, Nhật Bản cũng cử người sang học và cập nhật các tư tưởng mới, trong khi Việt Nam không có. Có nghĩa là sau Khổng tử, Mạnh Tử, có rất nhiều các nhà tư tưởng khác, không chịu dập khuôn vào những lời dạy của Khổng tử từ thời Xuân Thu, mà liên tục có các lí luận, phê bình, chỉnh sửa để cập nhật với tình hình thực tế. Và đó mới chính là tư tưởng thực sự của Khổng tử.
Trong khi đó, đúng là Việt Nam không có các nhà tư tưởng đủ tầm để lí luận và phê bình hay đưa ra tư tưởng mới (có lẽ do mức độ phát triển kinh tế - xã hội quá thấp), và cũng thiếu điều kiện để cập nhật (đường xá khó khăn, thiếu tiền, thiếu chính sách hỗ trợ nhà nước để cử người đi du học tại Trung Quốc) mà chỉ là học thuộc lòng các tư tưởng cũ.
Như em đã nói ở nhiều thớt khác, các nước Đông bắc Á theo Khổng giáo có cơ cấu kinh tế, xã hội rất khác Việt Nam. Việt Nam có lẽ đến giữa thế kỷ 20 vẫn là nước thuần nông, trong khi đó, Trung Quốc đã công nghiệp hóa ở mức sơ khai từ thời nhà Tống (thế kỷ 10), tức là đã có các xí nghiệp đại quy mô, với hàng nghìn công nhân và có phân công lao động rõ rang, đã có các nhà bác học hàng đầu thế giới (như Thầm Quát - Shen Quo) đưa ra lí thuyết về hình thành tự nhiên, địa chất, địa mạo, đã phát minh ra các công cụ phức tạp để quan sát thiên văn (mà có lẽ đến thế kỷ 21, VN và hầu hết các nước khác chưa làm được).
Triều Tiên thế kỷ 13 - 14 có lẽ là quốc giá có nền khoa học, công nghệ phá trtển bậc nhất thế giới thời đó.