Chỉ mắc lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh..." khi đi sai biển gộp R.415

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh biển báo là quan điểm của cụ Bia :) Quan điểm của em là xe đang thực hiện quá trình chuyển làn an toàn đúng quy định, chẳng có lỗi gì cả.
Chính xác là không thể đi sai hiệu lệnh của biển R.415 được :))
 

Haigv

Xe tăng
Biển số
OF-149423
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
1,555
Động cơ
369,910 Mã lực
Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh biển báo là quan điểm của cụ Bia :) Quan điểm của em là xe đang thực hiện quá trình chuyển làn an toàn đúng quy định, chẳng có lỗi gì cả.
cụ ko thấy e để là đi 1 đoạn, có nghĩa cụ đang chuyển làn, tấp lề khác nhau à
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
cụ ko thấy e để là đi 1 đoạn, có nghĩa cụ đang chuyển làn, tấp lề khác nhau à
“Chuyển làn” và “rẽ” là 2 khái niệm khác nhau, vừa mới phân tích xong :)

Không có quy định “chuyển làn” trong thời gian bao lâu, số lần “chuyển làn” tối đa và tối thiểu trong suốt độ dài đoạn “chuyển làn” được báo hiệu bằng vạch kẻ phân làn nét đứt.

đi 1 đoạn” là cách hiểu và dùng từ của riêng cụ, trong QC41 không có từ này.

Em hiểu cụ đang bị nhầm lẫn giữa hành vi và mục đích của hành vi. Nguyên nhân là những người soạn QC41 sử dụng từ ngữ với phong cách lấy mục đích biện minh cho hành vi (phương tiện).

"Chuyển làn" mà không có mục đích là không được, cho nên em luôn có sẵn rất nhiều lý do: Đang vào lề để tìm số nhà đứa bạn nhưng không thấy lại đi ra, đang đau bụng tìm cửa hàng thuốc tây, đón bạn gái hẹn đứng chờ đoạn này, đang tìm cửa hàng tạp hóa mua tăm răng, gần nơi giao nhau nên đi theo hành trình mong muốn… Thiếu gì mục đích để biện minh cho hành vi “chuyển làn” :)
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
Chính xác là không thể đi sai hiệu lệnh của biển R.415 được :))
Cho phép "chuyển làn" là cho phép "đi ra" khỏi làn đang đi để "đi vào" làn khác, nhưng cái hiệu lệnh của biển là không được "đi vào" làn khác thì "chuyển làn" bằng cách nào nhỉ? :))
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,576
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cho phép "chuyển làn" là cho phép "đi ra" khỏi làn đang đi để "đi vào" làn khác, nhưng cái hiệu lệnh của biển là không được "đi vào" làn khác thì "chuyển làn" bằng cách nào nhỉ? :))
Biển R.415 không dùng hiệu lệnh chỉ được phép lưu thông trong làn có hình vẽ phương tiện tương ứng :D
 

Lê Sĩ Tuấn

Xe máy
Biển số
OF-477747
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
84
Động cơ
196,750 Mã lực
em chả biết đăng vào đâu để hỏi , ad cho em ké tý : thưa các cụ , em gà mờ muốn mua 1 cái xe cũ che nắng mưa , bạn thân em có 1 chiếc city 2014 mua từ mới , em cũng thỉnh thoảng ngồi sau đi nhậu với bạn . giờ muốn để lại cho em , màu trắng số AT , bạn em khẳng định là xe nhập Thái Lan và máy tubo , giá cao hơn xe lắp trong nước . nhưng em chưa từng nghe có honda city nhập thái , vậy em muốn được nghe các cao nhân chỉ giáo cho em , là có thật nhập hay không ? xin cám ơn các cụ
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
(tiếp)

7b. “Xa”, “gần” là tính từ sử dụng để diễn đạt cảm nhận so sánh vị trí không gian và thời gian giữa đối tượng với vật làm mốc. Nguyên tắc của xa gần được xác định như sau:

- Giá trị độ dài khoảng cách đến vật mốc càng ngắn thì đối tượng được coi là “gần” hơn so với những vị trí mà khoảng cách dài hơn. So sánh ngược lại là “xa” hơn.

- Giá trị thời gian còn lại để đi đến vật mốc càng nhỏ thì đối tượng được coi là “gần” hơn so với những thời điểm có giá trị thời gian lớn hơn. So sánh ngược lại là “xa” hơn.

Theo nguyên tắc xác định “xa”, “gần” như trên, vị trí đặt nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c đầu tiên (bắt đầu phạm vi hiệu lực) là khoảng cách “xa” nhất đến vị trí nơi đường giao nhau, chỉ cần xe đi qua vị trí đặt biển đều “gần” hơn so với vị trí đặt biển. Hình minh họa:


Nếu không so sánh với vị trí đặt nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c, mà so sánh với chính đối tượng tại những thời điểm và vị trí khác nhau thì những thời điểm sau đều có khoảng cách “gần” nơi đường giao nhau hơn thời điểm trước. Nghĩa là sau khi đi qua biển xe chuyển làn tại bất kỳ thời điểm nào đều đúng quy định:


Nhóm biển R.412(a-h), R.415, và biển 127c (biến thể của R.415) có 2 quy định chính:

a) Không cho phép xe khác loại được “đi vào” làn đường đặt biển.

b) Cho phép xe khác loại được “đi vào” làn đường đặt biển, thông qua sự cho phép thực hiện quá trình “chuyển làn” được biểu diễn bằng công thức tổng thứ tự các hành vi: “chuyển làn” = “đi ra” làn cũ + “đi vào” làn mới = “đi vào” làn mới + “đi ra” làn cũ.

Một quy định mà vừa không cho phép “đi vào” - để đi “riêng”, vừa cho phép “đi vào” - để đi “chung”, tự bản thân nó là một quy định vô nghĩa rất nhăng cuội, không có hiệu lực. Cho nên người ta cũng chẳng buồn thiết kế ra cái biển báo hết hiệu lực của biển hiệu lệnh R.415:


Còn biển báo hết hiệu lực của nhóm biển R.412(a-h) là nhóm biển R.413 (i-p) thì nhỡ gạch gạch… ra nhưng lại chẳng thấy sử dụng trên thực tế, vì nhóm biển R.412(a-h) có hiệu lực đâu mà dùng:


Trở thành đồ thừa phế thải không được dùng, cho nên nhóm biển R.413(i-p) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, Bộ Tư pháp kiểm tra và giám sát, Công báo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ… vẫn mắc lỗi chính tả sơ đẳng, làm mất thể diện nhà nước XHCN :))

Chừng nào vẫn còn tồn tại từ “gần” trong quy định của nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c, thì nhóm biển này vẫn không có hiệu lực để quy định sử dụng làn đường theo loại xe.

(còn nữa)
 

muahoangviet

Đi bộ
Biển số
OF-542371
Ngày cấp bằng
21/11/17
Số km
1
Động cơ
162,710 Mã lực
Tuổi
34
đây là thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu, được nên ở phần đầu của QC41
https://drive.google.com/file/d/1H5sci5gYg_FSkq2QgoGoeeU5RjH23CqU/view?usp=sharing

nên khi đã có biển thì ta tuân thủ theo biển. và khi gộp làn như vậy cũng đã có sự rạch ròi giữa các phương tiện nào được phép đi vào làn nào. như vậy cũng sẽ trách ùn tắc giao thông hơn, và tránh sảy ra va chạm giữa oto và xe máy, các bác xe máy ko cũng chẳng muốn bác oto đi vào làn của mình, còn bác oto cũng ko mún bác xe máy nhảy vào làn mình đang đi. an toàn hơn rất nhiều khi ko có biển gộp làn, vì nó đã có sự rõ ràng.
Thay biển thì dễ chứ kẻ lại vạch thì mất thời gian và tốn kém.
 

nacdanh1

Xe hơi
Biển số
OF-341360
Ngày cấp bằng
4/11/14
Số km
188
Động cơ
275,450 Mã lực
3- Làn đường gộp, còn có thể gọi là "làn đường hỗn hợp" hoặc "làn đường bắt buộc": được giới hạn bởi các vạch kẻ đứt nét khác nhau, và được báo hiệu bởi biển R.415.

"Làn đường gộp" cũng có đặc điểm là bắt buộc một hoặc một vài loại xe có hình đại diện vẽ trên biển và dưới làn xe phải đi vào làn đường gộp đó. Các loại xe khác được tự do chuyển làn, tự do đi vào làn đường gộp này để ra vào hoặc dừng đỗ bên đường.
Các xe khác cũng vẫn được quyền dừng, đỗ trên các làn đường gộp (thường là làn xe nằm sát lề đường) khi trên đoạn đường đó không có đặt biển "cấm dừng xe, đỗ xe".
.
Nhà cháu thắc mắc là đã phải đi vào làn đường gộp đó thì chuyển làn sang các làn khác sao được hả cụ. Làn xe con thì xe con phải đi trên làn đó, vậy chuyển sang làn xe tải sao được nữa???
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu thắc mắc là đã phải đi vào làn đường gộp đó thì chuyển làn sang các làn khác sao được hả cụ. Làn xe con thì xe con phải đi trên làn đó, vậy chuyển sang làn xe tải sao được nữa???

Nếu trên làn đường không có vạch cấm 2.3 liền nét, hoặc có vạch 2.3 nhưng đứt nét, hoặc có vạch kẻ khác, hoặc không, thì đó KHÔNG PHẢI là “làn đường dành riêng cho một loại xe”, và các loại xe khác không bị cấm đi vào làn đường đó.

Làn đường gộp, nơi có biển R.415, là loại làn đường như vậy (là loại làn đường không có vạch 2.3 liền nét rộng 30cm, không phải là làn đường dành riêng cho một loại xe nào cả, nên không cấm các xe loại khác đi vào).


——————-

Giải thích:

1- Chức năng của các loại làn đường khác nhau

Như các kụ mợ cũng thấy, luật pháp hiện hành về Gtđb của Vn đang quy định tương đối nhiều loại làn đường khác nhau, có chức năng khác nhau, được quy định bởi các vạch kẻ, biển báo khác nhau.

Nhiều khi, có loại làn đường chí chỉ được quy định chức năng bởi một câu luật chung chung, mơ hồ.
Có một số quy định khác còn có thể được diễn giải theo nhiều nghĩa trái ngược hẳn nhau.
Có một số quy định ghi ở mục này lại có nội dung mâu thuẫn với quy định ghi ở mục khác.

2- Các loại làn đường

Hiện thời, chúng ta có thể thấy trong luật VN có quy định một số loại làn đường chính như sau:
2a- Làn đường dành riêng cho một loại phương tiện: Các phương tiện khác bị cấm đi vào.

2b- Làn đường ưu tiên cho một loại phương tiện: không cấm các phương tiện khác đi vào, nhưng phải nhường đường cho loại phương tiện ưu tiên.

2c- Làn đường gộp: các loại phương tiện có vẽ hình cho làn xe đó được lưu thông, các loại phương tiện khác được phép đi vào khi cần.

2d- Làn đường thông thường: tất cả các loại phương tiện đều được đi vào, từ mọi hướng, không phân biệt loại xe, chiều lưu thông.


3- Về việc cấm xe đi vào làn đường:

3a- Trong luật hiện hành của VN không có biển cấm nào có chức năng cấm phương tiện đi vào một làn đường.
3b- Ngược lại, Luật hiện hành của VN quy định một số loại “vạch cấm” có chức năng cấm phương tiện đi vào làn xe có kẻ vạch cấm đó (cụ thể là vạch cấm số 2.3, liền nét, rộng 30cm, có chức năng quy định Làn đường dành riêng cho một loại xe, cấm loại xe khác đi vào).

Do đó, theo luật hiện hành, chỉ có các “làn đường dành riêng cho một loại xe”, có kẻ vạch cấm 2.3 màu trắng liền nét, rộng 30cm, có đặt biển R.412 hoặc vạch dạng chữ viết (vạch 9.5), thông báo có làn xe dành riêng và loại xe được sử dụng làn đó, thì làn đường đó mới có chức năng cấm loại phương tiện khác đi vào.

Nếu trên làn đường không có vạch cấm 2.3 liền nét, hoặc có vạch 2.3 nhưng đứt nét, hoặc có vạch kẻ khác, hoặc không, thì đó KHÔNG PHẢI là “làn đường dành riêng cho một loại xe”, và các loại xe khác không bị cấm đi vào làn đường đó.

Làn đường gộp, nơi có biển R.415, là loại làn đường như vậy (là loại làn đường không có vạch 2.3 liền nét rộng 30cm, không phải là làn đường dành riêng cho một loại xe nào cả, nên không cấm các xe loại khác đi vào).
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Giải thích thêm:

Có thể có kụ mợ nào đó sẽ tự hỏi “tại sao cứ bắt buộc phải kẻ vạch cấm số 2.3 liền nét, rộng 30cm để quy định làn đường dành riêng, để cấm xe khác đi vào, tại sao không sử dụng luôn các vạch liền hay vạch đứt thông thường, rộng 15cm, để quy định làn dành riêng cho nó đơn giản và dễ thực hiện”?

Xin thưa rằng,

Thứ nhất, điều bắt buộc đó được quy định ngay tại Khoản 1, Điều 26bis của Công ước Viên, mà quốc gia chúng ta có nghĩa vụ phải tuân thủ, với tư cách một thành viên tham gia và công nhận Công ước này.

Thứ 2, theo quy định tại Khoản 3 Điều 26bis này, các cấp có thẩm quyền của VN cũng đã có quy định, ngay trong QC41/2016, về điều kiện cụ thể khi các phương tiện khác có thể sử dụng hay cắt ngang làn đường nêu tại Khoản 1, Điều 26bis này, là những nơi không có vạch cấm 2.3 liền nét, những nơi có đặt biển R.411, R.412, R.415...
.


.
 

nacdanh1

Xe hơi
Biển số
OF-341360
Ngày cấp bằng
4/11/14
Số km
188
Động cơ
275,450 Mã lực
3- Làn đường gộp, còn có thể gọi là "làn đường hỗn hợp" hoặc "làn đường bắt buộc": được giới hạn bởi các vạch kẻ đứt nét khác nhau, và được báo hiệu bởi biển R.415.

"Làn đường gộp" cũng có đặc điểm là bắt buộc một hoặc một vài loại xe có hình đại diện vẽ trên biển và dưới làn xe phải đi vào làn đường gộp đó. Các loại xe khác được tự do chuyển làn, tự do đi vào làn đường gộp này để ra vào hoặc dừng đỗ bên đường.
Các xe khác cũng vẫn được quyền dừng, đỗ trên các làn đường gộp (thường là làn xe nằm sát lề đường) khi trên đoạn đường đó không có đặt biển "cấm dừng xe, đỗ xe".
.
Nhà cháu bị hiểu nhầm ở khái niệm này. Làn đường gộp : được giới hạn bởi các vạch kẻ đứt nét khác nhau, và được báo hiệu bởi biển R.415.
Vì nếu chiếu theo khái niệm này thì có báo hiệu bởi biển R.415 và có vạch kẻ đứt nét khác nhau là "làn đường gộp". Mà đã là làn đường gộp thì BẮT BUỘC......PHẢI.....

Đây không phải nhà e bắt bẻ câu chữ gì đâu mà trong quá trình học hỏi kinh nghiệm các cụ đi trước, em thấy nó đang mâu thuẫn nên mạo muội thắc mắc.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu bị hiểu nhầm ở khái niệm này. Làn đường gộp : được giới hạn bởi các vạch kẻ đứt nét khác nhau, và được báo hiệu bởi biển R.415.
Vì nếu chiếu theo khái niệm này thì có báo hiệu bởi biển R.415 và có vạch kẻ đứt nét khác nhau là "làn đường gộp". Mà đã là làn đường gộp thì BẮT BUỘC......PHẢI.....

Đây không phải nhà e bắt bẻ câu chữ gì đâu mà trong quá trình học hỏi kinh nghiệm các cụ đi trước, em thấy nó đang mâu thuẫn nên mạo muội thắc mắc.
Nhà cháu đã trả lời ý này của kụ ở thớt bên kia (theo link dưới đây)

Trích:
Một khi các biển báo, vạch kẻ nêu trong QC41/2016 vẫn đang quy định các nội dung mâu thuẫn, sai với quy định của CƯV, thì chúng ta vẫn chưa có cơ sở hợp pháp khi dựa vào các báo hiệu sai luật đó để quy định quy tắc lưu thông hay cấm lưu thông trên các làn xe.

Cũng vì vậy, theo nhà cháu, tại thời điểm hiện tại, việc dựa vào các biển hiệu lệnh sai luật R.411, R.412, R.415 để phân tích đúng/sai cho hành vi chấp hành/không chấp hành các biển báo hiệu lệnh sai luật đó là một việc làm vô nghĩa, không khả thi
, kụ ạ.


Link:


Link: https://www.otofun.net/threads/moi-nga-tu-deu-co-3-cai-pheu-rot-xe-vao-tung-lan-theo-huong-chuan-mui-ten.1143454/page-5#post-38439179
 

vuitinhhn

Xe điện
Biển số
OF-201897
Ngày cấp bằng
13/7/13
Số km
2,133
Động cơ
338,895 Mã lực

Giả sử cháu đi oto con vào làn bên phải(xe máy/xe đạp/xe lam), xxx dừng xe thông báo lỗi đi sai làn, lập biên bản lỗi sai làn + tạm thu bằng 1 tháng.
Cháu không đồng ý, chỉ thông báo là lỗi "không tuân thủ biển bảo" nhưng xxx vẫn lập biên bản và yêu cầu khiếu nại nếu không đồng ý.
Tuy nhiên 2 tháng sau khiếu nại của cháu không được giải quyết dẫn đến biên bản thu bằng 1 tháng bị quá hạn => như vậy là cháu trở thành lái xe không có bằng lái=> không được lái nữa.

Vậy gặp trường hợp này nhờ cụ tư vấn cách xử lý để vẫn có thể lái xe trong khi khiếu nại chưa được giải quyết.
 

H2H

Xe tải
Biển số
OF-545422
Ngày cấp bằng
12/12/17
Số km
466
Động cơ
167,961 Mã lực
Tuổi
45
đánh dấu để ngâm cứu .
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,502
Động cơ
727,965 Mã lực

Giả sử cháu đi oto con vào làn bên phải(xe máy/xe đạp/xe lam), xxx dừng xe thông báo lỗi đi sai làn, lập biên bản lỗi sai làn + tạm thu bằng 1 tháng.
Cháu không đồng ý, chỉ thông báo là lỗi "không tuân thủ biển bảo" nhưng xxx vẫn lập biên bản và yêu cầu khiếu nại nếu không đồng ý.
Tuy nhiên 2 tháng sau khiếu nại của cháu không được giải quyết dẫn đến biên bản thu bằng 1 tháng bị quá hạn => như vậy là cháu trở thành lái xe không có bằng lái=> không được lái nữa.

Vậy gặp trường hợp này nhờ cụ tư vấn cách xử lý để vẫn có thể lái xe trong khi khiếu nại chưa được giải quyết.
Tôi hiểu là bác đâu có khiếu nại cái "tạm thu bằng 1 tháng", nhỉ?
Như thế, hết 1 tháng, bác vẫn phải được nhận lại bằng.
Vì kể cả khi bác khiếu nại và thua => cũng chỉ bị thu bằng tối đa 1 tháng.

Do đó, sẽ không tồn tại vụ "dẫn đến biên bản thu bằng 1 tháng bị quá hạn".

Còn nếu bác thắng => Họ hủy Biên bản, hoàn trả tiền phạt, và bồi thường thiệt hại vụ 1 tháng ko có bằng. Rẻ mà.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,502
Động cơ
727,965 Mã lực
Nhà cháu đã trả lời ý này của kụ ở thớt bên kia (theo link dưới đây)

Trích:
Một khi các biển báo, vạch kẻ nêu trong QC41/2016 vẫn đang quy định các nội dung mâu thuẫn, sai với quy định của CƯV, thì chúng ta vẫn chưa có cơ sở hợp pháp khi dựa vào các báo hiệu sai luật đó để quy định quy tắc lưu thông hay cấm lưu thông trên các làn xe.

Cũng vì vậy, theo nhà cháu, tại thời điểm hiện tại, việc dựa vào các biển hiệu lệnh sai luật R.411, R.412, R.415 để phân tích đúng/sai cho hành vi chấp hành/không chấp hành các biển báo hiệu lệnh sai luật đó là một việc làm vô nghĩa, không khả thi
, kụ ạ.


Link:


Link: https://www.otofun.net/threads/moi-nga-tu-deu-co-3-cai-pheu-rot-xe-vao-tung-lan-theo-huong-chuan-mui-ten.1143454/page-5#post-38439179
Nhân đây xin hỏi bác sgb345 một tình huống thực tế như này:
Tôi đi ở Hải Dương, đến ngã tư, định rẽ trái; và rẽ đúng quy định. Tạm gọi là rẽ hướng 9h.
Vừa rẽ xong thì nhận ra đi sai, rẽ phải hướng 3h mới đúng.
OK, 2 anh em đi thẳng 1 đoạn, nhìn thấy cái cổng cơ quan => lùi vào quay đầu.
Quay đầu rất sạch sẽ, vì lúc rẽ đã nhìn thấy ở ngã tư, áo vàng lố nhố rồi.
Quay lại để định đi thẳng sang 3h, đến ngã tư thì 1 chú phi đến bắt.
Lỗi: Đường rẽ trái vào 3h là đường 1 chiều đối với ô tô, bọn tôi rẽ vào là đi đúng chiều. Nhưng không được quay đầu vì ngược chiều.
Tôi há hết cả mồm: Ừ thì 1 chiều với ô tô, thế làm như nào tôi nhận ra đây là 1 chiều đối với ô tô.

Cãi nhau 1 lúc, rồi cậu bạn tôi (nó lái) nhè ra mất 150K.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,870
Động cơ
630,354 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhân đây xin hỏi bác sgb345 một tình huống thực tế như này:
Tôi đi ở Hải Dương, đến ngã tư, định rẽ trái; và rẽ đúng quy định. Tạm gọi là rẽ hướng 9h.
Vừa rẽ xong thì nhận ra đi sai, rẽ phải hướng 3h mới đúng.
OK, 2 anh em đi thẳng 1 đoạn, nhìn thấy cái cổng cơ quan => lùi vào quay đầu.
Quay đầu rất sạch sẽ, vì lúc rẽ đã nhìn thấy ở ngã tư, áo vàng lố nhố rồi.
Quay lại để định đi thẳng sang 3h, đến ngã tư thì 1 chú phi đến bắt.
Lỗi: Đường rẽ trái vào 3h là đường 1 chiều đối với ô tô, bọn tôi rẽ vào là đi đúng chiều. Nhưng không được quay đầu vì ngược chiều.
Tôi há hết cả mồm: Ừ thì 1 chiều với ô tô, thế làm như nào tôi nhận ra đây là 1 chiều đối với ô tô.

Cãi nhau 1 lúc, rồi cậu bạn tôi (nó lái) nhè ra mất 150K.
Trong tình huống kụ nêu nhà cháu thấy có 2 vấn đề sau:

1- Vị trí đặt biển báo: Theo luật hiện hành ở Vn, cũng như ở phần lớn các nước, các biển báo hiệu quy định về chiều lưu thông của phương tiện cho một đoạn đường chỉ đặt ở lối vào của đoạn đường đó. Nhà cháu chưa thấy có nội dung nào quy định phải đặt biển nhắc lại về chiều lưu thông ở giữa đoạn đường.
Nhà cháu cũng chưa thấy có loại biển báo nào gắn ở lối ra một đoạn đường 2 chiều có chức năng thông báo đoạn đường đó chỉ áp dụng lưu thông một chiều (theo hướng ngược lại) đối với một loại phương tiện nào đó.

Vì vậy, để biết được đoạn đường nào đó có phải là đường lưu thông một chiều cho loại xe mình đang điều khiển hay không chỉ có cách phải lưu thông vào đoạn đường đó ngay từ giao cắt (là nơi phải đặt biển báo).

2- Vị trí quay đầu xe: trong luật hiện hành ở nước mình có quy định “chỉ được quay đầu xe ở nơi giao cắt hoặc nơi có biển báo là nơi cho phép quay đầu xe”. Nếu xe kụ tuân thủ quy định này, đi đến tận giao cắt mới quay đầu sẽ vừa đúng luật, vừa có thể nhìn thấy biển “cấm ô tô” cho chiều ngược lại.

Kụ quay đầu ngay giữa phố, vừa không đúng luật, vừa không biết thông tin về chiều lưu thông cấm ô tô, mà cũng không thể trách luật vô tình được rồi.
.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,502
Động cơ
727,965 Mã lực
Trong tình huống kụ nêu nhà cháu thấy có 2 vấn đề sau:

1- Vị trí đặt biển báo: Theo luật hiện hành ở Vn, cũng như ở phần lớn các nước, các biển báo hiệu quy định về chiều lưu thông của phương tiện cho một đoạn đường chỉ đặt ở lối vào của đoạn đường đó. Nhà cháu chưa thấy có nội dung nào quy định phải đặt biển nhắc lại về chiều lưu thông ở giữa đoạn đường.
Nhà cháu cũng chưa thấy có loại biển báo nào gắn ở lối ra một đoạn đường 2 chiều có chức năng thông báo đoạn đường đó chỉ áp dụng lưu thông một chiều (theo hướng ngược lại) đối với một loại phương tiện nào đó.

Vì vậy, để biết được đoạn đường nào đó có phải là đường lưu thông một chiều cho loại xe mình đang điều khiển hay không chỉ có cách phải lưu thông vào đoạn đường đó ngay từ giao cắt (là nơi phải đặt biển báo).

2- Vị trí quay đầu xe: trong luật hiện hành ở nước mình có quy định “chỉ được quay đầu xe ở nơi giao cắt hoặc nơi có biển báo là nơi cho phép quay đầu xe”. Nếu xe kụ tuân thủ quy định này, đi đến tận giao cắt mới quay đầu sẽ vừa đúng luật, vừa có thể nhìn thấy biển “cấm ô tô” cho chiều ngược lại.

Kụ quay đầu ngay giữa phố, vừa không đúng luật, vừa không biết thông tin về chiều lưu thông cấm ô tô, mà cũng không thể trách luật vô tình được rồi.
.
"1- Vị trí đặt biển báo: Theo luật hiện hành ở Vn, cũng như ở phần lớn các nước, các biển báo hiệu quy định về chiều lưu thông của phương tiện cho một đoạn đường chỉ đặt ở lối vào của đoạn đường đó": Tụi tôi đi xuôi chiều, và tại Lối vào đoạn đường này, không có biển báo gì cả.

Bản thân việc tụi tôi đi vào đường 1 chiều này là hợp lệ, chỉ không biết - không có cách nào biết, là chiều ngược lại bị cấm ô tô (vì xe máy vẫn đi).
2. Về sự quay đầu giữa phố: Tụi tôi ý thức chuyện đó và lùi xe vào cổng 1 cơ quan để quay đầu.
Chắc cái này không đến nỗi "không đúng luật".
Đúng là nếu tôi đi đến tận đầu kia của phố, thì sẽ thấy biển "cấm ô tô".
Vậy, câu hỏi là: Giữa phố làm sao bác biết đường này bị cấm ô tô 1 chiều - hay thậm chí đường này 1 chiều với mọi phương tiện?
Ví dụ là: Bác đi Hàng Khay => Tràng Thi (1 chiều 100%) => rẽ trái vào Thư viện quốc gia.
Xong việc, bác rời Thư viện và rẽ phải - ngược chiều!!!

Ở nước ngoài, nó đặt cái biển như này:
upload-2018-1-10-12-2-57.jpeg



Đây là biển ở Đức ạ. Biển oneway thì tôi không chắc chắn lắm.
Các nước thuộc Công ước Wiena chắc có cái tương tự.

Ở Việt Nam có cái như này:


Cái link này có giải thích, khá là hài hước: http://carly.vn/duong-mot-chieu.html
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top