[ATGT] Chỉ mắc lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh..." khi đi sai biển gộp R.415

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vạch liền 2.3 "Vạch giới hạn làn đường dành riêng", rộng 30cm, kẻ liền nét, màu trắng không cấm phương tiện đè lên vạch để chuyển làn"

Giả sử một ngày nào đó các Sở Gtvt quyết định kẻ vạch 2.3 liền nét, rộng 30cm, để xác định giới hạn các "làn đường dành riêng" theo đúng quy định.
Giữa làn đường dành riêng với các làn khác sẽ có vạch 2.3 kẻ liền, như trong hình minh hoạ #11 này.

Khi đó, các loại phương tiện đều không bị luật cấm đè lên các vạch liền 2.3 này.

Hành vi xe tải màu vàng cắt qua vạch liền 2.3 để chuyển sang làn bên trái, xe con màu xanh cắt qua vạch liền 2.3 để chuyển vào làn bên phải, xe buýt màu đỏ đè lên vạch liền 2.3 để chuyển sang làn bên trái đều được coi là hành vi đúng luật.

Riêng xe tải màu vàng có thể bị coi là phạm lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh biển báo R.412f" khi xe tải đó không lưu thông trên làn đường ở giữa, là làn đường có đặt biển R.412f đó.

Hình #11:


---------------
Trích luật:

Hình #12: Luật không cấm phương tiện đè lên vạch liền 2.3 "giới hạn làn đường dành riêng" (xem câu luật trong khung chữ nhật màu đỏ)



.
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
3- Tuy nhiên, việc quy định "làn đường dành riêng" hoặc "làn đường ưu tiên" cho xe buýt, xe chở khách du lịch, theo nhà cháu là chấp nhận được.

- Liệu có thể tìm cụm từ "xyz" nào khác thay cho cụm từ "ưu tiên" để áp dụng cho làn xe buýt, xe chở khách tham quan du lịch, với nghĩa là các xe khác đi trên làn "xyz" đó khi gặp xe buýt, xe chở khách tqdl thì phải tránh sang bên, để nhường đường cho xe buýt xe khách tqdl đi trước không, kụ nhỉ?.
4. Làn buýt nhanh (gọi kiểu dân dã) là làn dành riêng BRT hiện nay sử dụng đúng vạch 2.3 (rộng 30cm).

Tuy vậy độ rộng vạch 2.3 chưa đủ rõ ràng để báo hiệu phạm vi làn đường dành riêng hoặc ưu tiên, vạch phải đi kèm với vạch chữ viết biểu thị loại xe được dành riêng hoặc ưu tiên trên mặt đường, quy định tại điểm c/G1.2/G1 và điểm e/G4 của Phụ lục G QC41/2016 để tăng tính rõ ràng về ý nghĩa của các báo hiệu.

Nhóm biển R.412 (a-h) không có tác dụng để xác định phạm vi làn đường dành riêng hoặc ưu tiên, phạm vi hiệu lực của làn đường theo chiều dọc và ngang do vạch 2.3 xác định. Từ nhóm biển chỉ dẫn trước đây bị tùy tiện chuyển thành biển hiệu lệnh trong QC41/2016, trở thành loại biển hiệu lệnh mà phạm vi hiệu lực không phụ thuộc vào vị trí “đặt” biển, mẫu thuẫn với chính quy định tại khoản 38.2 Điều 3 QC41/2016 của biển hiệu lệnh.

Để đánh lừa người tham gia giao thông và qua mặt cơ quan kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ Bộ tư pháp...) rằng nhóm biển R.412 (a-h) vẫn có phạm vi hiệu lực như biển hiệu lệnh, người soạn QC41 đã dùng thủ thuật văn bản bằng cách bỏ từ “treo” để thay bằng từ “đặt” trong nội dung nhóm biển R.412 (a-h). Tuy chỉ là một từ ngữ nhưng vẫn vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 69 Nghị định 34/2016/NĐ-CP: “Từ ngữ phải được sử dụng thống nhất trong văn bản.”

Hiểu nôm na là một đối tượng bị “treo” thì không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt, bị “đặt” thì ngược lại. Khi “đặt” đối tượng, vị trí của đối tượng được xác định trên bề mặt nhờ chỉ thị qua sự tiếp xúc, nhưng khi “treo” đối tượng, không thể xác định vị trí của đối tượng trên bề mặt vì không có chỉ thị.

Chính vì vậy mới phải quy định tại F.4 Phụ lục F QC41/2016: “Biển số S.504 được đặt bên trên làn đường và dưới các biển báo cấm và biển hiệu lệnh hay bên dưới đèn tín hiệu để chỉ làn đường chịu hiệu lực của biển báo hay đèn tín hiệu”. Mục đích là chỉ thị chính xác vị trí làn đường chịu hiệu lực của biển hiệu lệnh được treo trên cột cần vươn hoặc giá long môn theo quy định tại khoản 19.2 Điều 19 QC41/2016.

Nhưng thực ra, biển làn đường S.504 vẫn được “treo” chứ không phải “đặt” trên làn đường, vị trí của chính bản thân nó vẫn không thể xác định được trên bề mặt vì không có sự tiếp xúc. Do vậy, biển hiệu lệnh và cấm chủ yếu được “treo” dàn hàng ngang trên các đường tốc độ cao để quy định tốc độ tối thiểu và tối đa của từng làn đường hoặc cho tất cả các làn đường, đây là các báo hiệu dễ hiểu, dễ quan sát và dễ chấp hành.

Chỉ quy định làn đường dành riêng cho xe buýt vẫn quá phức tạp, cả về nội dung và kỹ thuật. Đối với nhà em, chưa có cơ sở khoa học nào đủ sức thuyết phục về tính hiệu quả kinh tế và xã hội khi dành hẳn một làn đường riêng cho xe buýt, quy định làn “ưu tiên” chỉ là quy định nửa vời vì bản chất vẫn là làn đường chung. Nếu chứng minh được hiệu quả kinh tế và xã hội của làn đường dành riêng cho xe buýt, vậy hãy lắp đặt dải phân cách đi, quá đơn giản và ai cũng nghĩ ra được.

Vấn đề ở đây là động cơ phía sau các dự án, cần phải tô vẽ cho nó những ưu điểm và dấu kín tất cả các nhược điểm lâu nhất chừng nào có thể, miễn là tăng chi tiêu công kể cả phải vay mượn... có chi thì mới có tiền đút túi :-?

(còn nữa)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Một số kụ mợ vẫn mặc định cho rằng cứ là vạch liền là cấm đè lên. Nhưng, đây là điều không đúng.
Thực ra, một vạch liền nào đó chỉ bị luật cấm đè lên KHI trong luật ghi rõ câu "cấm đè lên vạch".

Ví dụ,
4 loại vạch liền này luật ghi rõ "không được đè lên vạch":
- vạch số 1.2 (vạch liền vàng, kẻ giữa hai chiều xe ngược nhau),
- vạch 1.3 (vạch kép liền, màu vàng),
- vạch 1.4 (vạch kép một liền một đứt màu vàng, bị cấm đè từ phía vạch nét liền) và
- vạch số 2.2 (vạch liền trắng, kẻ giữa các làn xe cùng chiều)
là các vạch được luật ghi rõ "không được đè lên vạch" thì mới bị luật cấm đè lên, thì khi đè lên vạch các kụ mới bị luật phạt.


Còn nhiều vạch liền khác, luật không ghi "cấm đè lên", các kụ mợ có đè lên các vạch liền đó thì cũng không phạm luật, không bị coi là phạm lỗi "đè vạch liền".

Ví dụ,
các vạch liền sau đây luật không cấm đè lên:
a- các vạch giới hạn, như vạch 3.1 "giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy", vạch 2.3 "giới hạn làn xe dành riêng",
b- vạch 3.2 "phân cách giữa làn xe cơ bản và làn xe chuyển tốc", giữa làn xe cơ bản và làn xe phụ thêm hoặc vạch phân cách, kênh hóa các làn xe trong khu vực tách và nhập làn.
c- vạch 4.4 "vạch mắt võng" ker cả vạch liền kẻ dọc quy định giới hạn khu vực vạch mắt võng.
v.v....
.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
(tiếp)

5. Biển R.415 có tên là biển “gộp làn đường theo phương tiện”, đây là tên gọi dị bản của nhóm biển R.412 (a-h). Ý là gộp vài loại xe trong nhóm biển R.412 (a-h) vào thành một loại xe (tạm gọi là xe “gộp”), vì thế các làn đường dành riêng cho từng loại xe đó cũng được gộp theo vào để trở thành một làn đường dành riêng cho xe “gộp”.

Biển có từ “gộp” nhưng thực chất nội dung lại là quy định của làn đường dành riêng cho một hoặc một số loại xe và một loại xe có một hoặc một số làn đường dành riêng. Đây là quy định chồng chéo và dễ gây nhầm lẫn hơn cả nhóm biển R.412 (a-h), mặc dù vậy theo đà gộp, tiện thể gộp luôn nhiều biển R.412 (a-h) vào thành một biển R.415 duy nhất.

Mục đích làm sao để lách quy định của nhóm biển R.412 (a-h) là phải treo biển phía trên làn đường quy định, như tại khoản 19.2 Điều 19 QC41/2016. Tức là có thể tùy tiện dùng 1 biển hiệu lệnh, vừa được tiếng thơm tiết kiệm tiền thuế... vừa gây khó hiểu và khó quan sát cho người tham gia giao thông, miễn làm sao rải được nhiều bẫy mà không tốn thính.

Nội dung hạn chế sử dụng làn đường giống như nhóm biển R.412 (a-h), tuy nới lỏng hơn, nhưng biển R.415 lại có thể được “đặt” bên đường, vì vậy có hiệu lực kể từ vị trí “đặt” biển theo quy định tại khoản 38.2 Điều 38 QC41/2016, mẫu thuẫn với chính quy định của vạch 2.3 là vạch có chức năng xác định phạm vi làn đường dành riêng hoặc ưu tiên.

Kết quả là khi kết hợp các báo hiệu này, không chỉ mỗi làn đường bị tách ra theo chiều dọc mà còn bị chặt ra thành nhiều khúc... với những quy định KHÔNG THỂ HIỂU NỔI. Cụ nào hiểu thì hú em 1 tiếng nhé

Đây là hình minh họa mô tả quy định KHÔNG THỂ HIỂU NỔI của báo hiệu hiện nay:



(còn nữa)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(tiếp)

5. Biển R.415 có tên là biển “gộp làn đường theo phương tiện”, đây là tên gọi dị bản của nhóm biển R.412 (a-h). Ý là gộp vài loại xe trong nhóm biển R.412 (a-h) vào thành một loại xe (tạm gọi là xe “gộp”), vì thế các làn đường dành riêng cho từng loại xe đó cũng được gộp theo vào để trở thành một làn đường dành riêng cho xe “gộp”.

Biển có từ “gộp” nhưng thực chất nội dung lại là quy định của làn đường dành riêng cho một hoặc một số loại xe và một loại xe có một hoặc một số làn đường dành riêng. Đây là quy định chồng chéo và dễ gây nhầm lẫn hơn cả nhóm biển R.412 (a-h), mặc dù vậy theo đà gộp, tiện thể gộp luôn nhiều biển R.412 (a-h) vào thành một biển R.415 duy nhất.

Mục đích làm sao để lách quy định của nhóm biển R.412 (a-h) là phải treo biển phía trên làn đường quy định, như tại khoản 19.2 Điều 19 QC41/2016. Tức là có thể tùy tiện dùng 1 biển hiệu lệnh, vừa được tiếng thơm tiết kiệm tiền thuế... vừa gây khó hiểu và khó quan sát cho người tham gia giao thông, miễn làm sao rải được nhiều bẫy mà không tốn thính.

Nội dung hạn chế sử dụng làn đường giống như nhóm biển R.412 (a-h), tuy nới lỏng hơn, nhưng biển R.415 lại có thể được “đặt” bên đường, vì vậy có hiệu lực kể từ vị trí “đặt” biển theo quy định tại khoản 38.2 Điều 38 QC41/2016, mẫu thuẫn với chính quy định của vạch 2.3 là vạch có chức năng xác định phạm vi làn đường dành riêng hoặc ưu tiên.

Kết quả là khi kết hợp các báo hiệu này, không chỉ mỗi làn đường bị tách ra theo chiều dọc mà còn bị chặt ra thành nhiều khúc... với những quy định KHÔNG THỂ HIỂU NỔI. Cụ nào hiểu thì hú em 1 tiếng nhé

Đây là hình minh họa mô tả quy định KHÔNG THỂ HIỂU NỔI của báo hiệu hiện nay:



(còn nữa)
1- Cách tổ chức Giao thông ở VN phải rắc rối, phức tạp, với nhiều loại làn đường khác nhau, với nhiều loại biển báo khác nhau như thế này, thì mới tương xứng với sự thông tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước, với bằng cấp tiến sĩ của các nhà nghiên cứu, mới đúng tiêu chí "nước đục mới có cá", kụ ạ.

Đến các kụ OF còn thấy khó hiểu, khó tuân thủ cái kiểu đặt biển kẻ vạch như này ở VN, bảo sao các bác tài xế bình thường lại không thể hiểu di thế nào cho đúng, bảo sao có những giao cắt mà rất nhiều tài xế cảm thấy hãi hùng run sợ mỗi khi bắt buộc phải đi qua, bảo sao xxx luôn có cơ hội giải thích luật theo ý chủ quan, để dễ bề dừng xe xử phạt tài xế.

2- Nhà cháu sẽ dùng bức hình của kụ để phân tích các trường hợp đi đúng, đi sai, đối với từng loại phương tiện.
Việc phân tích đi đúng, đi sai này dựa trên giả thiết "khuyến khích tuân thủ mục đích QC41/2016 nêu ra cho các biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật", và tạm thời không đề cập đến tính sai luật, sai với quy định "biển hiệu lệnh phải có hình tròn" nêu trong CƯV.

3- Để dễ theo dõi, nhà cháu gọi 3 làn xe trong hình bằng số, là làn ①, làn ② và làn ③; gọi 3 đoạn đường trên từng làn xe là đoạn A, đoạn B, đoạn C.
Như vậy, chúng ta có 9 khu vực làn xe khác nhau, tương ứng với 9 ô chữ nhật, với tên gọi là các làn xe 1A, 1B, 1C, 2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 3C như trong Hình #13 này.

4- Sử dụng Hình #13 này, lần lượt đặt từng loại xe vào từng ô và cùng nhau phân tích xem xe nào đi ở ô nào là đúng, đi ở ô nào là mắc lỗi, mắc lỗi gì...

---------------
Hình #13: Đặt tên cho từng khu vực:



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trước hết, chúng ta có thể xác định được các điểm chính, như sau:

1- Các đoạn 1A, 2A, 3A là các đoạn nằm phía sau biển R.415, được diễn giải là các đoạn đường chịu hiệu lực của "biển hiệu lệnh" R.415.
Hiệu lệnh của "biển hiệu lệnh" R.415 là "các xe thuộc nhóm có hình vẽ trên làn xe nào thì bắt buộc phải đi vào làn xe đó".
Vạch kẻ 2.3 có chức năng báo hiệu giới hạn và tính chất của từng làn đường.
Tuy nhiên, vì biển R.415 không phải là biển "là đường dành riêng" nên biển R.415 không quy định kẻ vạch 2.3 liền nét giữa các làn xe trong phạm vi hiệu lực của biển.
Vì vậy, vạch 2.3 liền nét kẻ giữa làn 1A và 2A lad vạch kẻ vô nghĩa. Phương tiện vẫn không bị luật casm đè lên hay vượt qua vạch 2.3 này để chuyển làn xe.

2- Các đoạn 1B, 2B, 3B là các đoạn làn đường mà phương tiện được phép đi trộn lẫn nhau để chuyển làn trước khi đi vào khu vực có các mũi tên 9.3 quy định hướng phải đi ở phía sau giao cắt (xin xem điểm b) Hình #14 trong khung màu đỏ)

3- Các đoạn 1C, 2C, 3C là các đoạn có vẽ vạch mũi tên 9.3 (dù có biển R.411 hay không), được diễn giải là các đoạn đường mà các phương tiện khác nhau được phép lưu thông chung (trộn làn) sao cho hướng phương tiện sẽ di chuyển sau giao cắt phải phù hợp với hướng vẽ của mũi tên mà phương tiện vừa đi trên đó. (Xem Hình #15, trong ô chữ nhật màu xanh)
Vạch liền 2.2 (nếu có) quy định các phương tiện phải chuyển làn xong khi đi trên đoạn 1B, 2B, 3B. Khi đi vào đoạm 1C, 2C, 3C các phương tiện không được phép cắt qua vạch liền 9.3 (nếu có) để chuyển làn.





---------------
Trích luật:

Hình #14: QC41/2016 quy định phương tiện được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn.



Hình #15: QC41/2016 quy định các phương tiện khác nhau được trộn làn (đi cùng nhau trên 1 làn) để đi theo hành trình đúng hướng chỉ của mũi tên vẽ trên làn xe.



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Phân tích tình huống giao thông cho Xe máy: xim hình minh hoạ #16 bên dưới

Khi xe máy lưu thông trong từng đoạn làn xe, đánh số từ 1A, 1B... đến 3C, tuỳ theo hành trình xe máy sẽ lưu thông ở phía sau giao cắt mà có thể xảy ra tình huống có ther bị coi là phạm lỗi hay không.

Cụ thể:
(Phần phân tich dưới đây được xem xét theo hướng khuyến khích tuân thủ ý nghĩa của biển R.415 hướng đến, mà tạm thời bỏ qua tính không hợp lệ của biển R.415 vì đã vi phạm quy định "biển hiệu lệnh phải có hình tròn" nêu trong CƯV).

- Ô 1A: xe máy màu đỏ có thể bị coi là phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của biển R.415. Hiệu lệnh của biển R.415 đưa ra là "xe máy phải đi vào làn xe số ② và ③", là nơi có vẽ hình đại diện của nhóm phương tiện xe máy.

- Ô 2A: xe máy màu xanh cắt qua vạch liền 2.3 khi chuyển làn để vào ô 1C. Trường hợp này xe máy màu xanh không phạm lỗi cắt qua vạch liền 2.3, vì vạch 2.3 này kẻ sai luật.
Vạch liền 2.3 được coi là đúng luật khi nó được kẻ để chỉ dẫn giới hạn của làn đường dành riêng. Trên làn ① không có biển R.412f nên làn ① không được coi là làn đường dành riêng.

- Ô 3A:

...

(tiếp)

---------------

Hình minh hoạ

Hình #16: với xe máy



.
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
1- Cách tổ chức Giao thông ở VN phải rắc rối, phức tạp, với nhiều loại làn đường khác nhau, với nhiều loại biển báo khác nhau như thế này, thì mới tương xứng với sự thông tuệ của các cơ quan quản lý nhà nước, với bằng cấp tiến sĩ của các nhà nghiên cứu, mới đúng tiêu chí "nước đục mới có cá", kụ ạ.

Đến các kụ OF còn thấy khó hiểu, khó tuân thủ cái kiểu đặt biển kẻ vạch như này ở VN, bảo sao các bác tài xế bình thường lại không thể hiểu di thế nào cho đúng, bảo sao có những giao cắt mà rất nhiều tài xế cảm thấy hãi hùng run sợ mỗi khi bắt buộc phải đi qua, bảo sao xxx luôn có cơ hội giải thích luật theo ý chủ quan, để dễ bề dừng xe xử phạt tài xế.

2- Nhà cháu sẽ dùng bức hình của kụ để phân tích các trường hợp đi đúng, đi sai, đối với từng loại phương tiện.
Việc phân tích đi đúng, đi sai này dựa trên giả thiết "khuyến khích tuân thủ mục đích QC41/2016 nêu ra cho các biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật", và tạm thời không đề cập đến tính sai luật, sai với quy định "biển hiệu lệnh phải có hình tròn" nêu trong CƯV.

3- Để dễ theo dõi, nhà cháu gọi 3 làn xe trong hình bằng số, là làn ①, làn ② và làn ③; gọi 3 đoạn đường trên từng làn xe là đoạn A, đoạn B, đoạn C.
Như vậy, chúng ta có 9 khu vực làn xe khác nhau, tương ứng với 9 ô chữ nhật, với tên gọi là các làn xe 1A, 1B, 1C, 2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 3C như trong Hình #13 này.

4- Sử dụng Hình #13 này, lần lượt đặt từng loại xe vào từng ô và cùng nhau phân tích xem xe nào đi ở ô nào là đúng, đi ở ô nào là mắc lỗi, mắc lỗi gì...

---------------
Hình #13: Đặt tên cho từng khu vực

Cảm ơn cụ.
Theo em nghĩ lái xe trên đường không có đủ thời gian để phân tích nội dung báo hiệu như trên... vì vậy chưa cần phải phức tạp hoá thêm những quy định được tạo thành từ sự vô ý thức mà hiện tại đã quá tệ với giao thông. Em sẽ giải thích với cụ sau
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,126
Động cơ
258,070 Mã lực
(tiếp)

6. Nhìn trên mặt phẳng, nhóm biển “riêng” R.412(a-h), biển “gộp” R.415, biển “ghép” 127c giống trò chơi ghép (xếp) hình, đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu để giải mã từng miếng ghép làm sao cho khớp với vị trí duy nhất của nó trên hình. Dưới đây là hình minh họa của trò chơi ghép hình (Jigsaw puzzle):



Vị trí của các phương tiện và biển báo đẹp như bức tranh trong trò chơi ghép hình:



Đối với trò ghép hình nhiều người sẽ không chơi bởi vì họ không có năng khiếu, hoặc đơn giản là không thích chơi, nhưng các biển báo như những miếng ghép hình trên bắt buộc lái xe phải tham gia trò chơi không mong muốn.

Nếu ghép biển báo và phương tiện trên mặt phẳng tĩnh thì có lẽ ai cũng chơi được chỉ hơn kém nhau ở chỗ nhanh hoặc chậm, vì người kém hơn sẽ phải ghép lại nhiều lần hơn và không bị hạn chế số lần ghép. Nhưng khi phương tiện ở trạng thái động nhập vai 1 miếng ghép với nhiều tình huống giao thông khác nhau, người điều khiển phương tiện bị phân tán trong việc quan sát và tính toán, khả năng xử lý của lái xe giảm đi và vì vậy độ khó của trò chơi tăng lên: Lái xe không được nhầm lẫn, không được ghép hình sai... trong khi di chuyển, bởi mỗi lần ghép sai là một lần phạm lỗi.

Áp lực tăng lên bởi xuất hiện nhiều loại biển gộp và ghép phức tạp, tỷ lệ kích thước nhỏ hơn so với ký hiệu nên khó quan sát. Không có quy định nào hạn chế số lượng ký hiệu trên 1 biển, dễ bị nhầm lẫn khi các ký hiệu được sử dụng chung cho cả đường, phần đường, làn đường:



Các phương tiện cơ giới đều phải đóng thuế và phí đường bộ đầy đủ mới được lưu thông, đặc biệt xe con chịu mức thuế rất cao. Số tiền thuế và phí này được dùng đầu tư xây dựng những con đường cho xe cơ giới, tại sao tất cả xe cơ giới lại bị hạn chế sử dụng chiều rộng của đường? Đây là hiện tượng thắt cổ chai rất điển hình của giao thông bị tắc nghẽn:

Tiêu chuẩn VN 4054:2005 “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế” và Tiêu chuẩn xây dựng VN 104:2007 “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” đều lấy xe ô tô con làm xe quy đổi với các loại xe khác:






Quy định trên có nghĩa là nếu làn đường hoặc đường không được thiết kế kỹ thuật và thi công riêng biệt cho xe chuyên dụng (loại xe không quy đổi ra xe con) thì phần đường dành cho xe cơ giới chạy là phần đường dành cho xe ô tô con. Toàn bộ phần đường xe chạy đều đồng nhất về chất lượng để đáp ứng lưu thông của một loại xe là xe ô tô con, dù là xe khách, xe tải, xe máy... thì chúng vẫn được tính quy đổi ra xe ô tô con.

Sử dụng nhóm biển “riêng”, “gộp”, “ghép” sẽ phá hủy con đường theo cách mà các nhà thiết kế đường chưa tính được. Đường sẽ bị hỏng rất nhanh ở làn xe tải trước, sau đó đến xe khách, xe con, xe máy... Không có sự hao mòn đồng bộ để đầu tư mới, chu kỳ sửa chữa cải tạo không đúng dự tính: Có chỗ phải sửa sớm hơn, có chỗ sửa muộn hơn, lúc nào đường cũng ở trong tình trạng chắp vá.

Tất nhiên sẽ có những lời lẽ bao biện cho các bất cập trên, ví dụ để nâng cao ý thức giao thông chẳng hạn: Xe ô tô con cần đi riêng làn bên trái vì đi nhanh hơn... xe máy đi chậm hơn cần đi riêng về làn bên phải. Nhiều người bị lừa và tin vào mục đích này, vì nó bị che đậy bởi 1 yếu tố: “Tốc độ tối đa cho phép” của loại phương tiện.

Sự thật là xe cơ giới đi nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thực tế của người điều khiển phương tiện, một loại xe có “tốc độ tối đa cho phép” cao hơn không có nghĩa là phải đi nhanh hơn một loại xe có “tốc độ tối đa cho phép” thấp hơn. Hiếm trường hợp tất cả các loại phương tiện liên tục di chuyển với “tốc độ tối đa cho phép”, tỷ lệ này thấp và nếu xuất hiện cũng chỉ mang tính thời điểm.

Trớ trêu thay, chính nhóm biển “riêng”, “gộp”, “ghép” lại thường xuyên gây khó khăn cho lái xe di chuyển theo tốc độ mong muốn. Một xe đi chậm dù ở làn nào cũng không thể nhường đường cho các xe đi sau, và các xe muốn đi nhanh hơn dù làn bên cạnh thông thoáng cũng không thể đi sang làn bên đó được. Lấy ví dụ về “thánh lầy” ở ngay trên diễn đàn này, câu hỏi đặt ra là “thánh lầy” đang đi trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên thì dựa vào căn cứ pháp luật nào để xử phạt hành vi không nhường đường và cản trở giao thông? Xe ô tô con như hình minh họa chẳng hạn:

Thật may mắn, nhóm biển “riêng”, “gộp”, “ghép” trong QC41/2016 quy định sử dụng làn đường theo loại phương tiện mâu thuẫn với quy định sử dụng làn đường theo tốc độ di chuyển, thực chất là quy định lạikhông thống nhất nội dung sử dụng làn đường tại khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Vi phạm quy định tại:

- Khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.”

- Khoản 2 Điều 8 Luật Ban hành VBQPPL về ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật: “Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.”

QC41/2016 được ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/04/2016 của Bộ GTVT có hiệu lực pháp lý thấp hơn Luật GTĐB theo thứ tự hiệu lực quy định tại Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL. Vì vậy, căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

Các “thánh lầy” sẽ bị xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB, nhóm biển “riêng”, “gộp”, “ghép” trong QC41/2016 không có hiệu lực.

Mặc dù chỉ 1 câu ngắn gọn, rất dễ hiểu và dễ học thuộc, song với những người vô ý thức hoặc ở dạng vào tai bên này lọt qua tai bên kia thì chấp hành quy tắc giao thông theo khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB vẫn là điều gì đó rất mơ hồ. Anh bạn trong clip của Vox là 1 ví dụ:


Nhà em luôn phải chứng kiến cảnh xe tải chiếm hết làn bên trái trên quốc lộ 1, các “thánh lầy” đi cả đoàn dài mà không chịu nhường cho xe con và xe khách vượt. Ngành giao thông cũng đã nhận thức ra vấn đề từ rất lâu rồi, Quyết định số 31/1999/QĐ-BGTVT ban hành quy chế quản lý, sử dụng, khai thác quốc lộ 5 quy định sử dụng làn xe cơ giới đã có cách đây gần 20 năm. Rất cụ thể và chi tiết:

- Khoản 1 Điều 2: "Làn xe" là phạm vi giới hạn giữa hai vạch sơn liền hoặc đứt khúc mà phương tiện được phép đi theo hướng quy định. Đối với đường có từ hai làn xe trở lên cho một chiều thì làn phía bên phải theo hướng xe chạy là làn số 1, các làn bên cạnh tiếp theo là làn số 2, làn số 3.

- Khoản 2 Điều 6: Tất cả các loại xe chạy trên đường chỉ được chạy trên làn xe quy định (giữa hai vạch sơn phân làn), không được để bánh xe chạy đè dọc lên vạch sơn phân làn trừ trường hợp vượt hoặc rẽ.

- Khoản 3 Điều 6: Tất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 hoặc làn số 3 trừ trường hợp vượt.

- Khoản 4 Điều 6: Làn xe số 2 và làn số 3 chỉ giành cho xe con và để cho xe vượt nhau.

Buồn thay, nhóm biển “riêng”, “gộp”, “ghép” ra đời đã biến tướng quy định trên để hạn chế sử dụng làn đường theo kiểu thắt cổ chai với tất cả các loại phương tiện, thậm chí với cả xe ô tô con mà không có một cơ sở khoa họcpháp lý nào, vi phạm nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật GTĐB: “Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.”

Những quy tắc sử dụng làn đường mang lại lợi ích là thống nhất mọi không gian trong áp dụng, không tốn chi phí làm báo hiệu, đặc biệt đòi hỏi ý thức cao, phù hợp quy tắc giao thông quốc tế. Nhóm biển “riêng”, “gộp”, “ghép” đi ngược lại tất cả các quy tắc đó, phá hủy hạ tầng và ý thức giao thông, động cơ nào để sinh ra và duy trì chúng tồn tại?

Động cơ bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan (ngu dốt và cố tình). Khách quan là do người nghĩ ra (nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c) muốn chơi trò ghép hình để rèn luyện và phát triển tư duy bản thân, hay nói cách khác là tư duy của người đó cũng bó hẹp mọi thứ lặp lại giống trò ghép hình đã được chơi.

Chủ quan là do hàng ngàn tỷ đồng để sản xuất biển báo từ những sân sau, cộng hàng ngàn tỷ đồng tiền phạt thu được dưới vỏ bọc đạo đức là tiền ngân sách. Những miếng ăn béo bở như thế thật khó cưỡng, nhất là ở nơi sâu nhiều hơn rau.

Nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c trong QC41/2016 không có hiệu lực theo quy định của pháp luật như em đã chứng minh ở trên. Vậy trong chính nội dung quy định của nhóm biển này thì phạm vi hiệu lực của chúng thật ra là cái gì?

(còn nữa)
 
Chỉnh sửa cuối:

tranquangdiep

Xe đạp
Biển số
OF-334868
Ngày cấp bằng
15/9/14
Số km
24
Động cơ
279,140 Mã lực
Một số kụ mợ vẫn mặc định cho rằng cứ là vạch liền là cấm đè lên. Nhưng, đây là điều không đúng.
Thực ra, một vạch liền nào đó chỉ bị luật cấm đè lên KHI trong luật ghi rõ câu "cấm đè lên vạch".

Ví dụ,
4 loại vạch liền này luật ghi rõ "không được đè lên vạch":
- vạch số 1.2 (vạch liền vàng, kẻ giữa hai chiều xe ngược nhau),
- vạch 1.3 (vạch kép liền, màu vàng),
- vạch 1.4 (vạch kép một liền một đứt màu vàng, bị cấm đè từ phía vạch nét liền) và
- vạch số 2.2 (vạch liền trắng, kẻ giữa các làn xe cùng chiều)
là các vạch được luật ghi rõ "không được đè lên vạch" thì mới bị luật cấm đè lên, thì khi đè lên vạch các kụ mới bị luật phạt.


Còn nhiều vạch liền khác, luật không ghi "cấm đè lên", các kụ mợ có đè lên các vạch liền đó thì cũng không phạm luật, không bị coi là phạm lỗi "đè vạch liền".

Ví dụ,
các vạch liền sau đây luật không cấm đè lên:
a- các vạch giới hạn, như vạch 3.1 "giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy", vạch 2.3 "giới hạn làn xe dành riêng",
b- vạch 3.2 "phân cách giữa làn xe cơ bản và làn xe chuyển tốc", giữa làn xe cơ bản và làn xe phụ thêm hoặc vạch phân cách, kênh hóa các làn xe trong khu vực tách và nhập làn.
c- vạch 4.4 "vạch mắt võng" ker cả vạch liền kẻ dọc quy định giới hạn khu vực vạch mắt võng.
v.v....
.
Chào cụ, cụ giải đáp giúp em về vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V 4.2 giải thích thế nào ạ.
"...không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch..."
"Lấn vạch" trong trường hợp này có được coi là "đè vạch" hay không?
Cảm ơn cụ!
 

tisina

Xe hơi
Biển số
OF-110795
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
102
Động cơ
391,110 Mã lực
Cái khó của dân là nhớ hết luật.
Cái dễ của xxx là lập lờ giữa các khung hình luật.
Cái lẫn lộn của luật là nhiều mục chồng chéo lên nhau + không rõ ràng (ở 1 số nội dung)

Dẫn đến cái cuối cùng là dân và xxx nhìn nhau hình cái bánh mì.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chào cụ, cụ giải đáp giúp em về vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V 4.2 giải thích thế nào ạ.
"...không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch..."
"Lấn vạch" trong trường hợp này có được coi là "đè vạch" hay không?
Cảm ơn cụ!

- Theo xu hướng hội nhập, thống nhất hoá luật pháp Gtđb của VN với CƯV thì các hành vi miêu tả trong Luật hoặc QC41/2016 cũng sẽ không được hiểu trái với các khái niệm tương ứng nêu trong CƯV.

Do vậy, để có thể hiểu đúng ý nghĩa của mỗi thuật ngữ tiếng Việt áp dụng cho từng vạch kẻ dọc, làn xe, chúng ta cần dựa vào nội dung quy định tương ứng trong CƯV để xem xét để rút ra kết luận, kụ ạ.


- Dựa theo nguyên tắc nêu trên, cách hiểu của nhà cháu về các thuật ngữ đó như sau: :

Thứ nhất,
Về quy định trong CƯV, ta thấy có 3 hành vi tương tác cơ bản giữa ô tô với vạch kẻ, viết bằng tiếng Anh, như sau:

1a- xe đi trên vạch (straddle the line), còn gọi là đi dạng háng
1b- xe vượt qua vạch (cross the line)
1c- xe đi vào khu vực vạch kênh hoá dòng xe (enter the area)

Thứ hai,

Trong QC41/2016, thuật ngữ lấn vạch và đè vạch là 2 hành vi khác nhau, được sử dụng cho các loại vạch kẻ khác nhau.

Lấn vạch chỉ được sử dụng cho 3 loại vạch chữ V, số 4.1, 4.2, 4.3, với nghĩa đó là hành vi điều khiển xe đi vào khu vực có kẻ các vạch chữ V đó, tương đương với hành vi "Enter the area" nêu trong CƯV.

Đè vạch được sử dụng cho các vạch liền số 1.2, 1.3, 2.2, 3.1, với nghĩa đó là hành vi lưu thông dọc theo vạch kẻ và để thân xe nằm trùm lên vạch kẻ đó trên một khoảng cách nào đó, tương đương với hành vi "Straddle the line" nêu trong CƯV.



---------------

Phần Giải thích:

Về sử dụng thuật ngữ trong QC41/2016:

Trong tiếng Việt, QC41/2016 sử dụng các thuật ngữ như sau:
1- với vạch kẻ:
- lấn vạch (vạch 4.1, 4.2, 4.3),
- cắt qua vạch (1.1, 1.4, 2.3, 3.3, 4.1, 4.2, 4.3, 5.1, 5.2),
- đè lên vạch (1.2, 1.3, 2.2, 3.1),
- chuyển làn qua vạch (vạch 2.1, 3.2, 3.3)

2- với làn xe:
- lấn làn (vạch 1.2, 1.3, 2.2),
- chuyển làn (vạch 2.1, 3.2, 3.3),
- đi vào làn xe (vạch 2.3,


Trích từ QC41/2016:

- vạch cấm vượt:
- vạch đứt 1.1: được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
- vạch liền 1.2, vạch liền kép 1.3: không được lấn làn, không được đè lên vạch
- vạch đứt vạch liền 1.4: xe bên vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều

- vạch đứt 2.1: được chuyển làn đường qua vạch 2.1
- vạch liền 2.2: không được lấn làn, không được đè lên vạch
- vạch 2.3 giới hạn LĐDR: các loại xe khác không được đi vào làn xe này (luật không cấm xe đè lên vạch 2.3), xe trên làn dành riêng có thể cắt qua các vạch này để đi sang làn bên cạnh không cấm xe đó.

- vạch 3.1 giới hạn mép đường: xe được phép đè lên vạch khi cần thiết
- vạch 3.2, liền nét: không được phép chuyển làn qua vạch 3.2
- vạch 3.3, đứt nét: Xe được phép cắt, chuyển làn qua vạch

- vạch phân làn đường chữ V 4.2 nơi tách nhập làn: không được phép cắt qua vạch chữ V
- với vạch kênh hoá dòng xe 4.1 dạng gạch chéo và 4.2 dạng chữ V: không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch
- với vạch kênh hoá dòng xe 4.3 dạng vành khuyên: không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch

- vạch đứt 5.1 hướng dẫn rẽ trái, vạch đứt 5.2 chia làn đường kéo dài qua phạm vi nút giao: pt có thể cắt qua vạch khi cần thiết.


---------------

Hình minh hoạ:

Trong hình này:

- Xe ① có hành vi liếm vạch, là hành vi không bị CƯV cấm.
- Xe ②, Xe ③ có hành vi "đi trên vạch" (straddle the line)
- Xe ④ có hành vi "vượt qua vạch" (cross the line)
- Xe ⑤ có hành vi đi bên trái vạch (vạch tim đường).


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em cảm ơn cụ ạ. Em vẫn còn 1 thắc mắc nhỏ nữa liên quan đến vấn đề này, mong cụ giải đáp rõ hơn cho em với ạ.
- Với các vạch 4.1, 4.2, 4.3 thì QC đều cấm phương tiện lấn vạch, tức là "xe đi vào khu vực vạch chữ V" như cụ giải thích thì em hiểu là xe phải đi cả xe vào trong vạch đó thì mới bị coi là lấn vạch hay chỉ cần 1 phần bánh xe đi vào là lấn vạch ạ?
- Với các vạch cấm đè 1.2, 1.3, 2.2, 3.1 thì em đã hiểu.
Em cảm ơn cụ ạ.
Theo nhà cháu hiểu, ở đây có 2 điều băn khoăn, như sau:

1- Liếm vạch: từ trước đến nay phần lớn chúng ta vẫn chấp nhận cách hiểu "vạch liền là không được đè lên" theo nghĩa nếu một phần bánh xe chạm vào vạch thì đó là "đè vạch", hoặc "liếm vạch".
Nhưng có lẽ cách hiểu này về vạch liền đang sai với quy định của CƯV.
CƯV chỉ cấm xe "đi trên vạch - straddle the line" và "vượt qua vạch - cross the line".
Nếu đó là vạch liền chia 2 chiều xe ngược nhau, thì CƯV có thêm quy định "xe không được lưu thông ở bên trái vạch liền đó" (với các quốc gia đi bên phải).

CƯV không cấm để bánh xe chạm vào vạch liền, mà ở mình hay gọi là liếm vạch liền.
Luật của VQ Anh thậm chí còn cho phép phương tiện vượt qua vạch liền 1.2 để rẽ vào nhà hoặc vào lối đi ở bên kia đường.

Do đó, về lâu dài, luật của Vn cũng sẽ cần điều chỉnh lại, để không coi hành vi bánh xe liếm vạch liền là một lỗi vi phạm.

2- Đi vào: vì bị đóng khung với cách hiểu "không được liếm vạch liền", nên chúng ta cứ băn khoăn liệu bánh xe liếm vào vạch liền bao quanh các vạch chữ V thì có phạm lỗi "đi vào khu vực chữ V" hay không? Hay phải cho xe đi hẳn vào khu vực đó thì mới phạm lỗi?

Nhà cháu nghĩ rằng,

a- vì "liếm vạch liền, đè lên vạch liền" không được CƯV coi là lỗi, nên hành vi "đi vào khu vực vạch chữ V" là hành vi khi lái xe để một phần của xe nằm hẳn trong khu vực chữ V .

b- CƯV cũng sử dụng chữ "đi vào" trong câu "đi vào khu vực giao cắt".

Cách hiểu khái niệm "đi vào" ở b- cũng giống như a- ở trên. Tức là chỉ được coi là có hành vi "đi vào khu vực giao cắt" khi lái xe để một phần xe vượt qua vạch dừng xe, tức là để một phần xe nằm trong khu vực giao cắt.
Nếu chỉ để bánh xe trước liếm vạch dừng, hoặc đè lên vạch dừng, thì khó có thể nói là phương tiện đã "đi vào khu vực giao cắt".

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com

truongan898

Xe tải
Biển số
OF-78298
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
353
Động cơ
421,920 Mã lực
Nơi ở
Công trường
Cảm ơn cụ sgb345 rất nhiều
 

ManUp

Xe máy
Biển số
OF-393070
Ngày cấp bằng
20/11/15
Số km
95
Động cơ
236,770 Mã lực
Cảm ơn cụ sgb345 rất nhiều
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
24,978
Động cơ
753,325 Mã lực
Em ủn lên để cccm đỡ bị vin ạ.
 
Biển số
OF-392856
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
49
Động cơ
236,490 Mã lực
Tuổi
46
Thớt này nói về biển R.415. Về các biển R.411, R.412 và các biển phụ sai luật xin xem tại đây)


Bẩm các kụ mợ,

Việc "gọt chân cho vừa giầy" của QC41/2016 liên quan đến xếp biển gộp hình R.415 vào nhóm biển hiệu lệnh đã khiến nhiều kụ OF bị nhiễu trong việc phân tích luật, kể cả cá nhân nhà cháu.

Nhà cháu đã mất 6 tháng để suy nghĩ dưới nhiều khía cạnh về cái biển R.415 này.

Và hôm nay, nhân dịp Sở Gtvt Hn khai trương biển gộp hình mới R.415 trên toàn tuyến QL5 cũ trong địa phận Hà nội, đặc biệt là trước các ngã tư Thạch bàn, May 10... nhà cháu xin mở thớt này, nêu cách hiểu của cá nhân nhà cháu về biển gộp R.415 này.

Hình minh hoạ (của kụ Vu Quang Ha)


Cụ thể như sau:

Có 4 điểm cơ bản sau đây về biển gộp hình R.415 này:

1- Biển gộp hình R.415 không phải là biển "làn đường dành riêng cho từng loại xe".
Điều này thể hiện qua tên của biển R.415 và qua nội dung của biển.

2- Biển gộp hình R.415 được QC41/2016 xếp vào nhóm "biển hiệu lệnh", với chức năng "đưa ra hiệu lệnh để đối tượng trên biển tuân theo".

Hiệu lệnh mà biển R. 415 đưa ra là "Phương tiện có hình đại diện vẽ trên biển phải đi vào làn xe có vẽ hình đại diện đó".
Đối tượng chịu hiệu lệnh: là từng loại xe có hình đại diện vẽ trên từng làn.


3- Khi phương tiện không tuân thủ hiệu lệnh "phải đi vào đây" của biển R.415 đưa ra, thì phương tiện đó chỉ phạm lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo R.415".

Hoàn toàn không có lỗi "đi sai làn đường", "đi sai phần đường", "đi vào đường cấm" khi phương tiện lưu thông sai hiệu lệnh do biển hiệu lệnh R.415 đưa ra.

4- Biển không áp dụng với:
- các xe chuyển làn để ra vào hoặc dừng đỗ bên đường.
- các xe chuyển làn (nơi có vạch đứt) để đi theo hành trình mong muốn, khi xe đang đi đến gần nơi đường bộ giao nhau.


Trong các còm phía dưới, nhà cháu sẽ xin phân tích chi tiết đối với từng đặc điểm nói trên của biển R.415.

P/s: Các phân tích này tạm thời không đề cập đến khía cạnh sai luật, vi phạm quy định "các biển hiệu lệnh phải có hình tròn" nêu trong Công ước Viên đối với các biển hiệu lệnh hình chữ nhật hoặc vuông của QC41/2016, mà nhà cháu đã nêu tại các thớt khác trên diễn đàn.

Vì là các biển báo ban hành sai luật, sai quy định của CƯV nên các biển hiệu lệnh hình chữ nhật hoặc vuông trong QC41/2016, bao gồm biển R.415, không có đủ tính pháp lý dùng làm cơ sở để xác định lỗi vi phạm, để xxx chứng minh lỗi vi phạm, để xử phạt công dân đi không đúng với một biển báo được ban hành sai luật.


Xin cảm ơn các kụ mợ đã quan tâm theo dõi nhé.

---------------

Trích luật về biển R.415




.
Cụ cho nhà cháu phản biện chút, nội dung của biển có ghi "Báo hiệu cho từng loại xe đc phép đi vào"
Vậy loại xe khác mà ko có trên biển dĩ nhiên ko đc phép đi vào đúng ko ạ ?
Vậy sao chỉ là ko tuân thủ biển báo đc ạ
 
Biển số
OF-392856
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
49
Động cơ
236,490 Mã lực
Tuổi
46
(Tiếp 2...)

Phân tích...

2- Hiệu lệnh mà biển R. 415 đưa ra là "Phương tiện có hình đại diện vẽ trên biển phải đi vào làn xe có vẽ hình đại diện đó"

"Các Biển hiệu lệnh R.412 không có chức năng cấm phương tiện khác đi vào làn đường dành riêng"


Link bài tham khảo:

https://www.otofun.net/threads/bien-hieu-lenh-r-412h-khong-co-chuc-nang-cam-phuong-tien-khac-di-vao-lan-duong-danh-rieng.1142195/#post-32886475

.
Dành riêng, đã là dành riêng thì làm gì còn có khái niệm thằng ko đc dành đc phép sử dụng ạ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top