(tiếp)
6. Nhìn trên mặt phẳng, nhóm biển “
riêng” R.412(a-h), biển “
gộp” R.415, biển “
ghép” 127c giống trò chơi ghép (xếp) hình, đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu để giải mã từng miếng ghép làm sao cho khớp với vị trí duy nhất của nó trên hình. Dưới đây là hình minh họa của trò chơi ghép hình (Jigsaw puzzle):
Vị trí của các phương tiện và biển báo đẹp như bức tranh trong trò chơi ghép hình:
Đối với trò ghép hình nhiều người sẽ không chơi bởi vì họ không có năng khiếu, hoặc đơn giản là không thích chơi, nhưng các biển báo như những miếng ghép hình trên bắt buộc lái xe phải tham gia trò chơi không
mong muốn.
Nếu ghép biển báo và phương tiện trên mặt phẳng tĩnh thì có lẽ ai cũng chơi được chỉ hơn kém nhau ở chỗ nhanh hoặc chậm, vì người kém hơn sẽ phải ghép lại nhiều lần hơn và không bị hạn chế số lần ghép. Nhưng khi phương tiện ở trạng thái động nhập vai 1 miếng ghép với nhiều tình huống giao thông khác nhau, người điều khiển phương tiện bị phân tán trong việc quan sát và tính toán, khả năng xử lý của lái xe giảm đi và vì vậy độ khó của trò chơi tăng lên: Lái xe không được nhầm lẫn, không được ghép hình sai... trong khi di chuyển, bởi mỗi lần ghép sai là một lần phạm lỗi.
Áp lực tăng lên bởi xuất hiện nhiều loại biển gộp và ghép phức tạp, tỷ lệ kích thước nhỏ hơn so với ký hiệu nên khó quan sát. Không có quy định nào hạn chế số lượng ký hiệu trên 1 biển, dễ bị nhầm lẫn khi các ký hiệu được sử dụng chung cho cả đường, phần đường, làn đường:
Các phương tiện cơ giới đều phải đóng thuế và phí đường bộ đầy đủ mới được lưu thông, đặc biệt xe con chịu mức thuế rất cao. Số tiền thuế và phí này được dùng đầu tư xây dựng những con đường cho xe cơ giới, tại sao tất cả xe cơ giới lại bị hạn chế sử dụng chiều rộng của đường? Đây là hiện tượng thắt cổ chai rất điển hình của giao thông bị tắc nghẽn:
Tiêu chuẩn VN 4054:2005 “Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế” và Tiêu chuẩn xây dựng VN 104:2007 “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” đều lấy xe ô tô con làm xe quy đổi với các loại xe khác:
Quy định trên có nghĩa là nếu làn đường hoặc đường không được thiết kế kỹ thuật và thi công riêng biệt cho xe chuyên dụng (loại xe không quy đổi ra xe con) thì phần đường dành cho xe cơ giới chạy là phần đường dành cho xe ô tô con. Toàn bộ phần đường xe chạy đều đồng nhất về chất lượng để đáp ứng lưu thông của một loại xe là xe ô tô con, dù là xe khách, xe tải, xe máy... thì chúng vẫn được tính quy đổi ra xe ô tô con.
Sử dụng nhóm biển “
riêng”, “
gộp”, “
ghép” sẽ phá hủy con đường theo cách mà các nhà thiết kế đường chưa tính được. Đường sẽ bị hỏng rất nhanh ở làn xe tải trước, sau đó đến xe khách, xe con, xe máy... Không có sự hao mòn đồng bộ để đầu tư mới, chu kỳ sửa chữa cải tạo không đúng dự tính: Có chỗ phải sửa sớm hơn, có chỗ sửa muộn hơn, lúc nào đường cũng ở trong tình trạng chắp vá.
Tất nhiên sẽ có những lời lẽ bao biện cho các bất cập trên, ví dụ để nâng cao ý thức giao thông chẳng hạn: Xe ô tô con cần đi riêng làn bên trái vì đi nhanh hơn... xe máy đi chậm hơn cần đi riêng về làn bên phải. Nhiều người bị lừa và tin vào mục đích này, vì nó bị che đậy bởi 1 yếu tố: “Tốc độ tối đa cho phép” của loại phương tiện.
Sự thật là xe cơ giới đi nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thực tế của người điều khiển phương tiện, một loại xe có “tốc độ tối đa cho phép” cao hơn không có nghĩa là phải đi nhanh hơn một loại xe có “tốc độ tối đa cho phép” thấp hơn. Hiếm trường hợp tất cả các loại phương tiện liên tục di chuyển với “tốc độ tối đa cho phép”, tỷ lệ này thấp và nếu xuất hiện cũng chỉ mang tính thời điểm.
Trớ trêu thay, chính nhóm biển “
riêng”, “
gộp”, “
ghép” lại thường xuyên gây khó khăn cho lái xe di chuyển theo tốc độ
mong muốn. Một xe đi chậm dù ở làn nào cũng không thể nhường đường cho các xe đi sau, và các xe muốn đi nhanh hơn dù làn bên cạnh thông thoáng cũng không thể đi sang làn bên đó được. Lấy ví dụ về “thánh lầy” ở ngay trên diễn đàn này, câu hỏi đặt ra là “thánh lầy” đang đi trên làn đường
dành riêng hoặc
ưu tiên thì dựa vào căn cứ pháp luật nào để xử phạt hành vi không nhường đường và cản trở giao thông? Xe ô tô con như hình minh họa chẳng hạn:
Thật may mắn, nhóm biển “
riêng”, “
gộp”, “
ghép” trong QC41/2016 quy định sử dụng làn đường theo loại phương tiện mâu thuẫn với quy định sử dụng làn đường theo tốc độ di chuyển, thực chất là
quy định lại và
không thống nhất nội dung sử dụng làn đường tại khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”
Vi phạm quy định tại:
- Khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL về
nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “
Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và
tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.”
- Khoản 2 Điều 8 Luật Ban hành VBQPPL về ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật: “Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không
quy định chung chung, không
quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.”
QC41/2016 được ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/04/2016 của Bộ GTVT có hiệu lực pháp lý thấp hơn Luật GTĐB theo thứ tự hiệu lực quy định tại Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL. Vì vậy, căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì
áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Các “thánh lầy” sẽ bị xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB, nhóm biển “
riêng”, “
gộp”, “
ghép” trong QC41/2016 không có hiệu lực.
Mặc dù chỉ 1 câu ngắn gọn, rất dễ hiểu và dễ học thuộc, song với những người vô ý thức hoặc ở dạng vào tai bên này lọt qua tai bên kia thì chấp hành quy tắc giao thông theo khoản 3 Điều 13 Luật GTĐB vẫn là điều gì đó rất mơ hồ. Anh bạn trong clip của Vox là 1 ví dụ:
Nhà em luôn phải chứng kiến cảnh xe tải chiếm hết làn bên trái trên quốc lộ 1, các “thánh lầy” đi cả đoàn dài mà không chịu nhường cho xe con và xe khách vượt. Ngành giao thông cũng đã nhận thức ra vấn đề từ rất lâu rồi, Quyết định số 31/1999/QĐ-BGTVT ban hành quy chế quản lý, sử dụng, khai thác quốc lộ 5 quy định sử dụng làn xe cơ giới đã có cách đây gần 20 năm. Rất cụ thể và chi tiết:
- Khoản 1 Điều 2: "Làn xe" là phạm vi giới hạn giữa hai vạch sơn liền hoặc đứt khúc mà phương tiện được phép đi theo hướng quy định. Đối với đường có từ hai làn xe trở lên cho một chiều thì làn phía bên phải theo hướng xe chạy là làn số 1, các làn bên cạnh tiếp theo là làn số 2, làn số 3.
- Khoản 2 Điều 6: Tất cả các loại xe chạy trên đường chỉ được chạy trên làn xe quy định (giữa hai vạch sơn phân làn), không được để bánh xe chạy đè dọc lên vạch sơn phân làn
trừ trường hợp vượt hoặc rẽ.
- Khoản 3 Điều 6: Tất cả các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe cần trục, xe chuyên dụng và các loại xe chạy với tốc độ chậm như xe máy, xe lam... chỉ được đi vào làn bên phải của hưóng đi (làn số 1), không được đi sang làn số 2 hoặc làn số 3
trừ trường hợp vượt.
- Khoản 4 Điều 6: Làn xe số 2 và làn số 3 chỉ giành cho xe con và
để cho xe vượt nhau.
Buồn thay, nhóm biển “
riêng”, “
gộp”, “
ghép” ra đời đã biến tướng quy định trên để hạn chế sử dụng làn đường theo kiểu thắt cổ chai với tất cả các loại phương tiện, thậm chí với cả xe ô tô con mà không có một cơ sở
khoa học và
pháp lý nào, vi phạm nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật GTĐB: “Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm
thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.”
Những quy tắc sử dụng làn đường mang lại lợi ích là thống nhất mọi không gian trong áp dụng, không tốn chi phí làm báo hiệu, đặc biệt đòi hỏi ý thức cao, phù hợp quy tắc giao thông quốc tế. Nhóm biển “
riêng”, “
gộp”, “
ghép” đi ngược lại tất cả các quy tắc đó, phá hủy hạ tầng và ý thức giao thông, động cơ nào để sinh ra và duy trì chúng tồn tại?
Động cơ bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan (ngu dốt và cố tình). Khách quan là do người nghĩ ra (nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c) muốn chơi trò ghép hình để rèn luyện và phát triển tư duy bản thân, hay nói cách khác là tư duy của người đó cũng bó hẹp mọi thứ lặp lại giống trò ghép hình đã được chơi.
Chủ quan là do hàng ngàn tỷ đồng để sản xuất biển báo từ những sân sau, cộng hàng ngàn tỷ đồng tiền phạt thu được dưới vỏ bọc đạo đức là tiền ngân sách. Những miếng ăn béo bở như thế thật khó cưỡng, nhất là ở nơi sâu nhiều hơn rau.
Nhóm biển R.412(a-h), R.415, 127c trong QC41/2016 không có hiệu lực theo quy định của pháp luật như em đã chứng minh ở trên. Vậy trong chính nội dung quy định của nhóm biển này thì
phạm vi hiệu lực của chúng thật ra là cái gì?
(còn nữa)