Bỏ qua các vấn đề cảm xúc cá nhân và các chi tiết nhỏ lẻ kiểu thầy bói xem voi em đang cố gắng mường tượng con đường phía trước của China vì nói gì nói nó có ảnh hưởng cực lớn tới Việt Nam cũng như lợi ích của cá nhân e. Nói gì nói thời đại nào China cũng là một tay chơi không thể gạt ra ngoài dù yêu ghét thế nào. Có cụ nào có gợi ý gì không ạ, vì em cũng chưa nhìn được bức tranh tổng thể của họ.
Việc dự báo tổng thể và dài hạn này khá khó khăn và sẽ có nhiều biến số nhưng TQ, đã, đang và vẫn sẽ là một quốc gia ảnh hưởng lớn tới kinh tế và chính trị của VN. Nếu tầm 3-5 năm trước, tỉ lệ lớn người TQ rất lạc quan là sẽ sớm vượt qua Mỹ để đứng đầu thế giới thì nay, tỉ lệ này đã giảm nhiều vì nhiều yếu tố:
1. Kinh tế TQ tăng trưởng không nhanh như trước và kì vọng, khủng hoảng BĐS, nhu cầu toàn cầu giảm dẫn đến sản xuất giảm.
2. Chính phủ TQ có những hạn chế khá nhiều đối với các tập đoàn công nghệ tư nhân lớn _ có thể do lo sợ chiếc áo chật chính trị sẽ bị giới tư bản TQ đang trở lên quá lớn cởi bỏ đi.
3. Hạn chế của phương Tây đối với TQ.
4. Tình trạng già hóa dân số đang diễn ra rất nhanh mà các biện pháp của chính phủ TQ hầu như chưa có tác dụng.
Thực ra, trong các yếu tố trên, theo em, yếu tố tâm lý xã hội bị ảnh hưởng là khó đo lường nhất vì nó tạo vòng xoáy lặp có thể gần như vô tận. Không ai nghĩ sau mấy năm, số trẻ sinh ra ở TQ giảm nhiều như vậy dù chính phủ đã khuyến khích sinh đẻ?
Về dài hạn, em dự báo TQ vẫn là cường quốc kinh tế thôi vì hiện họ vẫn là cường quốc rồi và nếu họ đứng yên, gần như không tăng trưởng 20 năm nữa thì em nghĩ họ vẫn còn to lắm.
Cái khó dự báo nhất là liệu họ có đủ nguồn lực để vượt qua Mỹ hay không thôi? Cái này nó sẽ có rất nhiều biến số theo thời gian vì chắc chắn Mỹ không muốn và sẽ tìm mọi cách để ghìm TQ xuống (mày đứng số 2, cách xa xa tao thì OK, nhăm nhe tiến gần tao là không thể).
Nếu GDP của TQ tới một mức độ nào đó không tăng trưởng trong khi dân số TQ bị già hóa nhanh, lãnh đạo và người dân TQ sẽ nghĩ gì? Nếu vẫn muốn là trung tâm của thế giới, họ sẽ có thể "quyết liệt hơn" trong mọi vấn đề trước khi quá muộn?
Ngược lại, nếu họ chấp nhận sự thật họ không thể là trung tâm của thế giới thì mọi việc sẽ lại "bình bình" vì trừ với Mỹ, TQ có thể dễ dàng quay lại hợp tác với những quốc gia như Đức, hay Pháp... vì bản thân các quốc gia này cũng vẫn muốn hợp tác với TQ. Câu chuyện lúc này nó giống như Nhật Bản với Mỹ (dù quy mô tổng thể như dân số , đất đai, và tiềm lực khác... của Nhật năm 1990 không thể giống như TQ năm 2020).
Nhưng nếu ngay trong nước họ, người muốn thành trung tâm còn người khác chấp nhận "bình bình" thì sao? Đây là biến số cực kì khó đoán biết.
Tóm lại, trong 10 năm tới, cá chép có hóa rồng hay không là giai đoạn khá quyết định.