[Funland] Chỉ bàn về kinh tế, xã hội Trung Quốc

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Bỏ qua vấn đề một lãnh đạo hàng đầu thế giới bảo đi, bảo phát biểu nhưng tự nhiên không xuất hiện.
Quay lại vấn đề bác nói không quan trọng, khi quan điểm "Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mở rộng BRICS nhằm mở rộng ảnh hưởng của nhóm trên trong các vấn đề của thế giới và thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo." thì em cũng chả biết nói gì ;))
Em thấy xoáy vào các vấn đề như đi phát biểu hay không đi phát biểu hơi tủn mủn. Có thể vướng lịch khác hoặc vấn đề sức khỏe chẳng hạn. Em theo dõi thấy lịch của các quan chức đổi tùm lum.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,734
Động cơ
63,141 Mã lực
Bỏ qua các vấn đề cảm xúc cá nhân và các chi tiết nhỏ lẻ kiểu thầy bói xem voi em đang cố gắng mường tượng con đường phía trước của China vì nói gì nói nó có ảnh hưởng cực lớn tới Việt Nam cũng như lợi ích của cá nhân e. Nói gì nói thời đại nào China cũng là một tay chơi không thể gạt ra ngoài dù yêu ghét thế nào. Có cụ nào có gợi ý gì không ạ, vì em cũng chưa nhìn được bức tranh tổng thể của họ.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Cụ làm em thất vọng quá, hoá ra cụ không muốn thông tin nhiều chiều, cụ chỉ muốn thông tin theo ý của cụ, đáng lẽ gặp thông tin phản biện cụ phải có số liệu dẫn chứng chi tiết để trao đổi với người khác, nhưng cụ lại không làm được như vậy và mong người khác lại nhà kiểu đấy thì tôn chỉ mở thớt của cụ không phải để trao đổi mà là để tuyên truyền theo ý của cụ rồi.
Cụ kỳ vọng quá cao rồi. Em cũng như các cụ thoải mái đưa ra cái nhìn riêng của mình thôi. Không ai ở vị trí cao hơn ai cũng như nhất định phải thuyết phục ai cả. Thớt này cũng thuộc sở hữu của diễn đàn chứ không phải của cá nhân nick em. Các cụ cứ thoải mái thôi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,129
Động cơ
401,525 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tại sao cụ lại mô tả kỹ càng dự án này của TQ và ko mô tả kỹ các dự án khác của các bên cho vay khác? Việc xoáy sâu vào 1 dự án của 1 đối tác chính là tạo ra thiên kiến về tư duy. Việc đánh giá bẫy nợ hay ko thì cần phân tích tổng thể tất cả các khoản vay khác với các đối tác khác mới đánh giá đúng được. Chăm chăm chỉ xoáy sâu vào 1 dự án để rồi rút ra kết luận là ko fair. Một lần nữa cũng cho thấy người dân chỉ nắm được dự án này đơn giản là truyền thông họ đưa tin như thế. Còn các dự án của đối tác khác thì được ưu ái bỏ qua. Thông thường các dự án tín dụng mà phương Tây cho vay họ rất kín. Thế nên ko nắm được là phải. TQ chỉ cho vay 10.2%, vạy có nghĩa lad 90% là do các đối tác khác. Tôi ko nghĩ chỉ vì vấn đề của 10% mà Srilanka vỡ nợ. Nó phaie năm trong 90% kia nữa.
Cụ fundraiser cần nhìn vấn đề bình tĩnh hơn là cứ bài nào cũng kêu mọi người thiếu thông tin vì bị media nhồi sọ. Cụ còm phong cách này rất mất khách. Nên nhớ Mỹ và TQ không có nước nào là Tổ quốc của ta.

Vụ vỡ nợ của Sri Lanka đương nhiên là có yếu tố tô đậm của truyền thông nhưng nó có mặt sự thật rõ ràng mà chính TQ cũng không từ chối (họ đưa tin công khai trong nước) không biết cụ cố chối để làm gì. Người ta hay nhắc đến TQ trong vụ vỡ nợ này là vì:
- Vụ vỡ nợ xảy ra bắt nguồn từ việc khoản nợ TQ hết hạn và Sri Lanka không thanh toán được, TQ cũng không cho khất. Một khoản vỡ nợ khiến cho tất cả các khoản khác dù lành mạnh hay chưa đến hạn cũng bị vỡ theo (sự kiện vỡ nợ xảy ra với một khoản nợ thì tự động được tính là sự kiện vỡ nợ với tất cả các khoản nợ của con nợ đó, áp dụng với cá nhân, doanh nghiệp và mọi quốc gia).
- Sri Lanka đã tính sai khi cho rằng nợ tới hạn không trả được thì sẽ khất nợ, cơ cấu nợ được như thông lệ quốc tế trước nay. Âu Mỹ Nhật Nga chuyên cơ cấu nợ kiểu này.
- TQ là nước nhiệt tình nhất với việc siết nợ. Các vụ vỡ nợ khác thì chủ nợ thường đưa cho con nợ các yêu cầu ngặt nghèo để có nguồn tiền trả nợ (kiểu Hy Lạp, Arghentina) nhưng hầu như không ai thích đi siết tài sản thế chấp. Như Lào vay bao nhiêu nước bao nhiêu năm không sao nhưng chạm đến ông TQ cái là bị siết nợ ngay.
- TQ là chủ nợ duy nhất ngăn IMF hỗ trợ tái cơ cấu nợ cho Sri Lanka suốt 1 năm trời. Đến lúc TQ không ngăn nữa thì vụ Sri Lanka ổn ngay vì chỉ có vài tỷ USD quá hạn thì các chủ nợ mỗi ông giúp một tí là xong, không có gì quá ghê gớm. Chỉ cần trả mấy tỷ quá hạn thì tự động các khoản khác sẽ thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.

Trên đây là các lý do TQ được nhắc nhiều trong vụ này. Không phải là vì TQ xấu xa, các chủ nợ khác đạo đức sáng ngời. TQ cũng không ngại ngần gì mà quảng bá luật chơi mới do họ đặt ra nên việc "chữa thẹn" cho họ là thừa thãi. Từ "bẫy nợ" mang sắc thái tiêu cực thì không ai muốn nhận. Nên gọi là "kiểu vay quốc gia mới", giống vay tiệm cầm đồ vậy. Thế giới luôn tồn tại ngân hàng và tiệm cầm đồ, không cái nào phủ định cái nào.
Cụ fundraise để ý là tôi không bàn chuyện Sri Lanka vỡ nợ năm 2022 mà chỉ tập trung vào dự án cảng Hambantota. Tài chính của dự án này đã được giải quyết bằng gán nợ năm 2016 và như vậy, không liên quan đến sự vỡ nợ của Sri Lanka năm 2022.

Cái mà tôi muốn nói, thông qua điểm tin về vụ cảng Hambantota, là kiểu cung cấp tín dụng của Trung quốc trong chương trình "Vành đai và con đường" (BRI). Nhiều nước tham gia BRI vì sự dễ dàng nhận được tín dụng hạ tầng của nó, và bởi các nước này là các nước kém phát triển với trình độ nhận thức rất hạn chế, nên họ không quan tâm hoặc không tính được các rủi ro của việc trả nợ.

Nếu đã từng vay vốn ngân hàng thì các cụ sẽ thấy, mặc dù đòi hỏi tài sản đảm bảo nhưng không ngân hàng nào nhắm vào việc xiết nợ khi các cụ không trả được nợ, mà luôn luôn đòi các cụ có phương án trả nợ thông qua thu nhập thường xuyên. Nhưng trong trường hợp cảng Hambantota và 1 số dự án BRI khác (ví dụ các dự án đường sắt Ethiopia và đường sắt Lào) rõ ràng Trung quốc không quan tâm nhiều đến khả năng trả nợ bằng thu nhập thường xuyên của nước sở tại, mà luôn tính toán đến việc xiết nợ. Kiểu cho vay đó không phải là của ngân hàng mà là của hiệu cầm đồ.

Suy cho cùng Trung quốc cũng không làm gì sai, vì họ thực hiện đúng như hợp đồng tín dụng. Có điều từ nhiều năm nay không một quốc gia hay định chế tài chính nào xử lý khoản vay theo kiểu này nữa, nên khi Trung quốc khăng khăng xiết nợ thì cả thế giới đều bất ngờ và định nghĩa đó là "bẫy nợ".

Như trường hợp đường sắt Lào, vay vốn năm 2015 đến 2020 phải trả đợt đầu tiên. Mặc dù đang dịch covid và tận tháng 12/2021 đường sắt mới xong nhưng Trung quốc nhất định không cho giãn nợ. Cuối cùng Lào đã phải bán Công ty lưới điện quốc gia cho Trung quốc để lấy tiền trả cho chính Trung quốc.

Hay như dự án đường sắt Ethiopia, dài 735km với các thông số như đường sắt Lào (tàu khách 160km/h, tàu hàng 120km/h) với mục đích liên kết Ethiopia với cảng Djibuti (Ethiopia không có biển). Ý tưởng thì không sai nhưng có 1 câu hỏi: tại sao phải là đường sắt trong khi làm 1 con đường bộ thì chi phí chỉ bằng 1/4 và còn sử dụng được nhiều mục đích. Hiện tại thì đường đã xong, tàu đã chạy nhưng doanh thu mỗi năm chỉ 40 triệu đô, trong khi riêng chi phí vận hành (không tính gốc lãi) đã là 70 triệu đô! Không nghĩ đến bẫy nợ cũng không được.
 
Chỉnh sửa cuối:

playboy83

Xe buýt
Biển số
OF-141253
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
529
Động cơ
-186,259 Mã lực
Oh thế cụ lập lên thớt chỉ mong nói tiếng nói 1 chiều thôi ah? Tôi là làm nghề trong cái thị trường nợ (trái phiếu) nên cái tôi luôn nhìn nhận là số liệu tổng thể để đánh giá.Do vậy tôi sẽ chỉ nhìn và trích dẫn những số liệu tổng thể đã công bố và dựa vào đó để đánh giá. Còn những đánh giá liệt kệ như cụ nêu ra đây rất khó chứng minh là thật, và nói thật kinh nghiệm tham gia vào các thớt chiến tranh thì những tin ntn rất dễ là fake news. Bản chất hợp đồng tín dụng các khoản vay song phương/đa phương thường là cực kỳ phức tạp và dài dòng và báo cáo này là không công bố ra bên ngoài. Nên rất khó có thể có một nhìn nhận chính xác liệu dự án nào tốt dự án nào không. Bên nào cho vay cũng chỉ mong muốn con nợ họ trả nợ cho mình thôi. Các cấu trúc cho vay bao giờ cũng sẽ bảo đảm cho việc này.
Thôi tôi để lại thớt cho cụ tự tung tự tác vậy.
Tiễn vong chứ k ai giữ .
 

đại dương xanh 08

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-791565
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
953
Động cơ
36,499 Mã lực
Bỏ qua các vấn đề cảm xúc cá nhân và các chi tiết nhỏ lẻ kiểu thầy bói xem voi em đang cố gắng mường tượng con đường phía trước của China vì nói gì nói nó có ảnh hưởng cực lớn tới Việt Nam cũng như lợi ích của cá nhân e. Nói gì nói thời đại nào China cũng là một tay chơi không thể gạt ra ngoài dù yêu ghét thế nào. Có cụ nào có gợi ý gì không ạ, vì em cũng chưa nhìn được bức tranh tổng thể của họ.
Ý cụ là gì ? Cụ muốn biết âm mưu của TQ với thế giới ?
 

rasi1

Xe tải
Biển số
OF-437090
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
310
Động cơ
220,384 Mã lực
Tuổi
38
Đọc bài viết của cụ thì thấy TQ như ngân hàng cột điện, còn PT là ngân hàng nhà nước.
Có 2 cái em thắc mắc:
- Đến hạn thanh toán cho TQ rồi, TQ xiết nợ thì PT có thể mua lại nợ của TQ để tránh vỡ nợ (ếch nào chả để thịt ).
- Các nước vay TQ đều biết là TQ sẽ xiết nợ, thế tại sao họ không vay của PT tiếp, phải chăng vì không thể vay thêm được PT nữa nên phải vay qua TQ.
Thì đúng là ko vay đc PT nên mới phải vay của TQ đó cụ. Tụi Tây nó cho vay thi lãi thấp nhưng kèm nhiều điều kiện. Ngoài ra nó kiểm soát dòng tiền và mục đích sử dụng rất gắt. Vay Tq thì lỏng lẻo hơn nên nhiều khi có thể đem tiền đi làm việc khác đc.
Cái phần PT mua lại nợ của TQ để Sri ko bị vỡ nợ thì ko có cái mùa xuân đó đâu cụ ơi. Bọn nó là các tổ chức tài chính chứ có phải là quỹ từ thiện đâu.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,734
Động cơ
63,141 Mã lực
Cụ fundraise để ý là tôi không bàn chuyện Sri Lanka vỡ nợ năm 2022 mà chỉ tập trung vào dự án cảng Hambantota. Tài chính của dự án này đã được giải quyết bằng gán nợ năm 2016 và như vậy, không liên quan đến sự vỡ nợ của Sri Lanka năm 2022.

Cái mà tôi muốn nói, thông qua điểm tin về vụ cảng Hambantota, là kiểu cung cấp tín dụng của Trung quốc trong chương trình "Vành đai và con đường" (BRI). Nhiều nước tham gia BRI vì sự dễ dàng nhận được tín dụng hạ tầng của nó, và bởi các nước này là các nước kém phát triển với trình độ nhận thức rất hạn chế, nên họ không quan tâm hoặc không tính được các rủi ro của việc trả nợ.

Nếu các cụ đã từng vay vốn ngân hàng thì các cụ sẽ thấy, mặc dù đòi hỏi tài sản đảm bảo nhưng không ngân hàng nào nhắm vào việc xiết nợ khi các cụ không trả được nợ, mà luôn luôn đòi các cụ có phương án trả nợ thông qua thu nhập thường xuyên. Nhưng trong trường hợp cảng Hambantota và 1 số dự án BRI khác (ví dụ các dự án đường sắt Ethiopia hay thậm chí đường sắt Lào) rõ ràng Trung quốc không quan tâm nhiều đến khả năng trả nợ bằng thu nhập thường xuyên của nước sở tại mà luôn tính toán đến việc xiết nợ. Các hoạt động đó không phải là của ngân hàng mà là của hiệu cầm đồ.

Suy cho cùng Trung quốc cũng không làm gì sai, vì họ thực hiện đúng như hợp đồng tín dụng. Có điều từ nhiều năm nay không một quốc gia hay định chế tài chính nào xử lý khoản vay theo kiểu này nữa, cho nên khi Trung quốc khăng khăng xiết nợ thì cả thế giới đều bất ngờ và định nghĩa đó là "bẫy nợ".

Như trường hợp đường sắt Lào, vay vốn năm 2015 đến 2020 phải trả đợt đầu tiên. Mặc dù dịch covid và tận tháng 12/2021 đường sắt mới xong nhưng Trung quốc khăng khăng không cho giãn nợ. Cuối cùng Lào đã phải bán Công ty lưới điện quốc gia cho Trung quốc để lấy tiền trả cho chính Trung quốc.

Hay như dự án đường sắt Ethiopia, dài 735km với các thông số như đường sắt Lào (tàu khách 160km/h, tàu hàng 120km/h) với mục đích liên kết Ethiopia với cảng Djibuti (Ethiopia không có biển). Ý tưởng thì không sai nhưng có 1 câu hỏi: tại sao phải là đường sắt trong khi làm 1 con đường bộ thì chi phí chỉ bằng 1/4 và còn sử dụng được nhiều mục đích. Hiện tại thì đường đã xong, tàu đã chạy nhưng doanh thu mỗi năm chỉ 40 triệu đô, trong khi riêng chi phí vận hành (không tính gốc lãi) đã là 70 triệu đô! Không nghĩ đến bẫy nợ cũng không được.
Cụ định kiến sâu về China quá. Chỉ cần ngó sang bên nhà tư vấn đường sắt ở Việt Nam là có thể thấy kịch bản tương tự nếu không chính phủ Việt Nam không cảnh giác, nên không chỉ có China sử dụng các khoản vay với ý đồ bẫy nợ mà em cho là tất cả các nước lớn đều có ý đồ chính trị sau các khoản vay giá rẻ nhưng cụ chỉ nhấn mạnh China như này là rất định kiến. Trong rừng tất cả thú dữ đều săn mồi, đừng nhấn mạnh phần săn mồi của riêng con hổ hay con sói.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,680 Mã lực
Thêm thông tin cho các cụ đa chiều. Nghiên cứu của Chatham House, think tank của Anh (Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hoàng gia) kết luận: Tác giả từ Queen Mary University of London, University of Queensland

Bác bỏ thuyết ngoại giao bẫy nợ cảng Hambantota. Trung quốc không đề xuất cảng, chủ yếu là Sri Lanka thúc đẩy, có thể có một số tác động từ doanh nghiệp nhà nước TQ vì lý do thương mại. Cái chính là do quyết định chính sách nội địa, và hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ và cho vay của phương tây chứ không phải chính sách chính quyền TQ. Viện trợ TQ cho Sri Lanka liên quan đến hỗ trợ đầu tư, không phải đổi nợ lấy tài sản. Câu chuyện cảng Hambantota trong thực tế là sự yếu kém về kinh tế chính trị, quản trị lỏng lẻo và thiếu quản trị rủi ro ở cả hai phía.

Conclusion
This chapter has disproven the debt-trap diplomacy claims surrounding Hambantota Port. China did not propose the port; the project was overwhelmingly driven by Sri Lankan actors for their own domestic purposes, with some input from a Chinese SOE acting for commercial reasons. Sri Lanka’s debt trap was thus primarily created as a result of domestic policy decisions and was facilitated by Western lending and monetary policy, and not by the policies of the Chinese government. China’s aid to Sri Lanka involved facilitating investment, not a debt-for-asset swap. The story of Hambantota Port is, in reality, a narrative of political and economic incompetence, facilitated by lax governance and inadequate risk management on both sides.

 
Chỉnh sửa cuối:

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,328
Động cơ
96,579 Mã lực
Tuổi
50
Ở TQ đội trẻ đang có trào lưu không sinh con, không kết hôn, không phấn đấu ảnh hưởng rất tiêu cực đến phát triển kinh tế. Quốc vụ viện đã ra nhiều chính sách để kích thích đội này nhưng chưa thành công.
Có một chủ đề như thế này đang được quan tâm ở TQ

Nguồn
Khi tình hình kinh tế khó khăn cũng khiến giới trẻ phải biết "chấp nhận" hơn với những bất ổn trong công việc.
Nhật, Hàn đã đi vào vòng xoáy dân số già, áp lực cuộc sống khiến người ta ích kỷ và không muốn sinh con.

TQ cũng bắt đầu có chuyện không kết hôn, không sinh con

VN làm cách nào để tránh việc này trong 10-20 năm tiếp theo.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Bỏ qua các vấn đề cảm xúc cá nhân và các chi tiết nhỏ lẻ kiểu thầy bói xem voi em đang cố gắng mường tượng con đường phía trước của China vì nói gì nói nó có ảnh hưởng cực lớn tới Việt Nam cũng như lợi ích của cá nhân e. Nói gì nói thời đại nào China cũng là một tay chơi không thể gạt ra ngoài dù yêu ghét thế nào. Có cụ nào có gợi ý gì không ạ, vì em cũng chưa nhìn được bức tranh tổng thể của họ.
Em thấy TQ cũng như mọi nước khác, khi phát triển lên một mức độ cao thì sẽ chùng, chậm lại. Họ đang gặp vấn đề lớn là các thách thức đến quá sớm, bị chùng lại quá sớm. Một loạt vấn đề ập đến cùng lúc như suy giảm dân số, bong bóng bất động sản, Covid, sự bao vây và tấn công của Mỹ...làm cho việc lên số 1 thử thách hơn bao giờ hết.
Kịch bản em nghĩ nhiều khả năng xảy ra nhất là TQ sẽ có GDP kém Mỹ một chút hoặc vươn lên bằng Mỹ nhưng nhanh chóng hụt hơi vài năm sau đó. Họ sẽ không còn là cực tăng trưởng kéo kinh tế thế giới như những năm vừa qua nữa nhưng vẫn sẽ là một thị trường khổng lồ, một trung tâm công nghệ mới nổi, một cường quốc hàng đầu trong khu vực và có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. Một "kẻ về nhì vĩ đại" như Nhật nhưng là phiên bản mạnh hơn.
Cái khác biệt cơ bản của TQ so với Nhật là dù sau khi đã "ổn định ở vị trí thứ nhì" thì họ vẫn là một quốc gia rộng lớn, có nguồn nhân lực khổng lổ nên họ vẫn luôn còn cơ hội thách thức vị trí số 1 bất cứ khi nào họ có một bước đột phá gì đó (ví dụ trong công nghệ). Đó là lý do Mỹ phải tạo ra những cơ chế, những chiến lược vài chục năm để đẩy TQ tụt hẳn xuống.
Vì vậy đối với chúng ta trong những năm tới thì mối quan hệ với TQ vẫn là mối quan hệ quan trọng nhất. Ví dụ Mỹ 9 thì TQ 10.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Nhật, Hàn đã đi vào vòng xoáy dân số già, áp lực cuộc sống khiến người ta ích kỷ và không muốn sinh con.

TQ cũng bắt đầu có chuyện không kết hôn, không sinh con

VN làm cách nào để tránh việc này trong 10-20 năm tiếp theo.
Không bàn về VN cụ ạ.
 

a2z

Xe hơi
Biển số
OF-188195
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
126
Động cơ
333,974 Mã lực
Dù ghét Tầu, nhưng Em đang lên kế hoạch cho con học Tiếng Trung, giờ mọi sản phẩm đều thấy tiếng Trung, các công ty Mỹ cũng đều gia công tại Trung....
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,734
Động cơ
63,141 Mã lực
Em thấy TQ cũng như mọi nước khác, khi phát triển lên một mức độ cao thì sẽ chùng, chậm lại. Họ đang gặp vấn đề lớn là các thách thức đến quá sớm, bị chùng lại quá sớm. Một loạt vấn đề ập đến cùng lúc như suy giảm dân số, bong bóng bất động sản, Covid, sự bao vây và tấn công của Mỹ...làm cho việc lên số 1 thử thách hơn bao giờ hết.
Kịch bản em nghĩ nhiều khả năng xảy ra nhất là TQ sẽ có GDP kém Mỹ một chút hoặc vươn lên bằng Mỹ nhưng nhanh chóng hụt hơi vài năm sau đó. Họ sẽ không còn là cực tăng trưởng kéo kinh tế thế giới như những năm vừa qua nữa nhưng vẫn sẽ là một thị trường khổng lồ, một trung tâm công nghệ mới nổi, một cường quốc hàng đầu trong khu vực và có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. Một "kẻ về nhì vĩ đại" như Nhật nhưng là phiên bản mạnh hơn.
Cái khác biệt cơ bản của TQ so với Nhật là dù sau khi đã "ổn định ở vị trí thứ nhì" thì họ vẫn là một quốc gia rộng lớn, có nguồn nhân lực khổng lổ nên họ vẫn luôn còn cơ hội thách thức vị trí số 1 bất cứ khi nào họ có một bước đột phá gì đó (ví dụ trong công nghệ). Đó là lý do Mỹ phải tạo ra những cơ chế, những chiến lược vài chục năm để đẩy TQ tụt hẳn xuống.
Vì vậy đối với chúng ta trong những năm tới thì mối quan hệ với TQ vẫn là mối quan hệ quan trọng nhất. Ví dụ Mỹ 9 thì TQ 10.
Vâng, em thấy rõ xu hướng China muốn bật lên tham gia vào nhóm "Set rule" của thế giới còn nhóm đấy thì không muốn. Quá trình này về nội bộ là quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội, kinh tế, chính trị và đối ngoại là lôi kéo, tạo vùng ảnh hưởng và thiết lập đồng minh. Việt Nam ở vị trí địa lý này đương nhiên bị ảnh hưởng sâu. Cám ơn cụ đã post bài rất chất lượng.
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,197
Động cơ
474,535 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Bỏ qua các vấn đề cảm xúc cá nhân và các chi tiết nhỏ lẻ kiểu thầy bói xem voi em đang cố gắng mường tượng con đường phía trước của China vì nói gì nói nó có ảnh hưởng cực lớn tới Việt Nam cũng như lợi ích của cá nhân e. Nói gì nói thời đại nào China cũng là một tay chơi không thể gạt ra ngoài dù yêu ghét thế nào. Có cụ nào có gợi ý gì không ạ, vì em cũng chưa nhìn được bức tranh tổng thể của họ.
Kinh tế: gắn chặt với Tàu như chưa từng có cuộc chia ly
Quân sự: độc lập - tự do - hạnh phúc
CT: môi hở răng lạnh
Văn hóa: hòa nhập không hòa tan
=))
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
2,936
Động cơ
348,297 Mã lực
1. Em nể TQ vì họ phát triển cơ sở Hạ tầng Giao Thông quá tốt
2. Về làm ăn thì khối doanh nhân TQ họ giữ chữ tín rất tốt khi đã ký HĐ
3. Về VH XH thì TQ đã và quản lý công dân một cách khá tiêu cực theo chủ nghĩa tự do
 

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,720
Động cơ
27,851 Mã lực
3. Về VH XH thì TQ đã và quản lý công dân một cách khá tiêu cực theo chủ nghĩa tự do
TQ họ quản lý người dân theo phương châm: Dùng biện pháp dã man để thoát khỏi tình trạng dã man.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,129
Động cơ
401,525 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy TQ cũng như mọi nước khác, khi phát triển lên một mức độ cao thì sẽ chùng, chậm lại. Họ đang gặp vấn đề lớn là các thách thức đến quá sớm, bị chùng lại quá sớm. Một loạt vấn đề ập đến cùng lúc như suy giảm dân số, bong bóng bất động sản, Covid, sự bao vây và tấn công của Mỹ...làm cho việc lên số 1 thử thách hơn bao giờ hết.
Kịch bản em nghĩ nhiều khả năng xảy ra nhất là TQ sẽ có GDP kém Mỹ một chút hoặc vươn lên bằng Mỹ nhưng nhanh chóng hụt hơi vài năm sau đó. Họ sẽ không còn là cực tăng trưởng kéo kinh tế thế giới như những năm vừa qua nữa nhưng vẫn sẽ là một thị trường khổng lồ, một trung tâm công nghệ mới nổi, một cường quốc hàng đầu trong khu vực và có sức ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. Một "kẻ về nhì vĩ đại" như Nhật nhưng là phiên bản mạnh hơn.
Cái khác biệt cơ bản của TQ so với Nhật là dù sau khi đã "ổn định ở vị trí thứ nhì" thì họ vẫn là một quốc gia rộng lớn, có nguồn nhân lực khổng lổ nên họ vẫn luôn còn cơ hội thách thức vị trí số 1 bất cứ khi nào họ có một bước đột phá gì đó (ví dụ trong công nghệ). Đó là lý do Mỹ phải tạo ra những cơ chế, những chiến lược vài chục năm để đẩy TQ tụt hẳn xuống.
Vì vậy đối với chúng ta trong những năm tới thì mối quan hệ với TQ vẫn là mối quan hệ quan trọng nhất. Ví dụ Mỹ 9 thì TQ 10.
Trung quốc muốn lên Số 1 thì chỉ có 1 con đường: thay đổi chế độ để Mỹ bãi bỏ bao vây công nghệ và đầu tư, thậm chí chỉ cần làm nhẹ đi mà không cần bãi bỏ. Với tố chất và tiềm lực của TQ, nếu được phát triển tự do thì việc họ lên được mức GDP đầu người khoảng 16-17 ngàn đô/năm để GDP tổng bằng Mỹ là không khó khăn gì. Còn giữ nguyên như hiện tại thì đúng là rất khó.

Công nghệ bây giờ đã quá cao và phức tạp. Không một nước nào có thể một mình tạo ra đột phá về công nghệ mà không cần hợp tác quốc tế, kể cả Mỹ. Cho nên nếu bị Ph Tây bao vây thì việc Trung quốc tự mình đột phá công nghệ là gần như vô vọng.

Việc Trung quốc bị bao vây như hiện tại, về ngắn hạn là có lợi cho Việt nam. Thứ nhất, Trung quốc dù muốn hay không cũng phải mềm mỏng hơn với các nước khác tránh để tạo thêm căng thẳng. Thứ hai như các cụ đã biết, Việt nam trở thành 1 địa chỉ tốt để chuyển dịch đầu tư khỏi Trung quốc (kể cả với người Trung quốc). Thứ ba, do khó khăn về thị trường ở Phương Tây khiến hàng hóa TQ sang Việt nam có giá khá tốt. Nhưng về trung hạn, VN nên tỉnh táo tránh để bị kéo vào "Trò chơi chọn phe" có thể dẫn đến hậu quả rất khôn lường.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,134 Mã lực
Tuổi
39
Trung quốc muốn lên Số 1 thì chỉ có 1 con đường: thay đổi chế độ để Mỹ bãi bỏ bao vây công nghệ và đầu tư, thậm chí chỉ cần làm nhẹ đi mà không cần bãi bỏ. Với tố chất và tiềm lực của TQ, nếu được phát triển tự do thì việc họ lên được mức GDP đầu người khoảng 16-17 ngàn đô/năm để GDP tổng bằng Mỹ là không khó khăn gì. Còn giữ nguyên như hiện tại thì đúng là rất khó.

Công nghệ bây giờ đã quá cao và phức tạp. Không một nước nào có thể một mình tạo ra đột phá về công nghệ mà không cần hợp tác quốc tế, kể cả Mỹ. Cho nên nếu bị Ph Tây bao vây thì việc Trung quốc tự mình đột phá công nghệ là gần như vô vọng.

Việc Trung quốc bị bao vây như hiện tại, về ngắn hạn là có lợi cho Việt nam. Thứ nhất, Trung quốc dù muốn hay không cũng phải mềm mỏng hơn với các nước khác tránh để tạo thêm căng thẳng. Thứ hai như các cụ đã biết, Việt nam trở thành 1 địa chỉ tốt để chuyển dịch đầu tư khỏi Trung quốc (kể cả với người Trung quốc). Thứ ba, do khó khăn về thị trường ở Phương Tây khiến hàng hóa TQ sang Việt nam có giá khá tốt. Nhưng về trung hạn, VN nên tỉnh táo tránh để bị kéo vào "Trò chơi chọn phe" có thể dẫn đến hậu quả rất khôn lường.
Em không tin là TQ thay đổi chế độ thì Mỹ sẽ "tha". Em cũng không tin vào việc thằng số 1 sẽ tự nguyện trao lại ngôi vua cho thằng khác.
Em đồng ý nếu TQ duy trì độ mở nền kinh tế, không cấp tập trộm cắp ép buộc chuyển giao công nghệ, vi phạm sở hữu trí tuệ thì áp lực thương mại của Mỹ và đồng minh sẽ nhẹ đi. Chỉ là nhẹ đi chứ tha hẳn là không thể nào. Họ nhất định vẫn sẽ chuyển chuỗi sản xuất dần dần khỏi TQ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top