Trường hợp Sri Lanka thì các cụ nên phân biệt 2 vụ: Vụ TQ xiết nợ cảng Hambantota năm 2016 (lúc chưa hề có dịch covid) và vụ Sri Lanka vỡ nợ quốc tế năm 2021. Vụ cảng Hambantota là điển hình của cái gọi là "bẫy nợ" của Trung quốc.
- Cảng Hambantota vốn là 1 cảng bé tí cấp huyện được đầu tư với tham vọng trở thành cảng trung chuyển Ấn độ dương, dự án là 1,7 tỉ đô. 1,7 tỉ đô là cực kỳ quá sức cho Sri Lanka nên các định chế tài chính Ph Tây đều từ chối, chỉ có TQ đồng ý cho vay.
- Dự án chia ra 2 giai đoạn. Gian đoạn 1 Trung quốc cho vay 310 triệu đô, giai đoạn hai 900 triệu đô. Và đây là cái gọi là bẫy nợ của Trung quốc:
310 triệu đô cho vay trong 15 năm với lãi suất 6,3%/năm, ân hạn 5 năm.
- Các cụ tìm hiểu thì sẽ thấy, không dự án hạ tầng cơ bản nào lại có kiểu tín dụng 15 năm và lãi suất ngất ngưởng 6,3%. Trung quốc chắc chắn biết thừa Sri Lanka sẽ không trả được nợ, nhưng vẫn cho vay.
- Ngoài dự án cảng thì Sri Lanka còn vay Trung quốc 80 triệu đô để làm 1 con đường cao tốc 4 làn từ Hambantota đi Colombo.
- Năm 2014 bắt đầu phải trả nợ, trong khi cảng vừa xong giai đoạn 1, doanh thu còn rất thấp. Sri Lanka phải lấy dự trữ ngoại tệ ra trả, được 1 kỳ thì đến kỳ thứ 2 Sri Lanka kẹt cứng không trả nổi, Thủ tg mới đắc cử phải đích thân sang TQ khất nợ.
- Trung quốc nhất định không cho khất, cũng không cho cơ cấu nợ, và chỉ trong vài tháng TQ đã có ngay giải pháp là công ty nhà nước CM Port trả cho Sri Lanka 1,12 tỉ đô để có quyền quản lý cảng Hambantota trong 99 năm. Như vậy, bắt đầu từ 2017 thì cảng Hambantota không còn là của Sri Lanka mà thực chất là 1 cảng hải ngoại của Trung quốc.
- Ngoài ra thì con đường cao tốc Hambantota xây bằng tiền của TQ hầu như không có người đi, vì Hambantota là 1 phố huyện dân số chỉ hơn 11 ngàn người, còn cảng Hambantota bản chất là cảng trung chuyển, hàng đến rồi đi bằng đường biển chứ không đi đường bộ. Báo chí Sri Lanka đã nói "số voi đi trên đường còn lớn hơn số người".
Đàn voi trên đường cao tốc Hambantota không 1 bóng xe
Nhiều cụ sẽ bảo "Trung quốc có kề dao vào cổ bắt vay đâu, đã vay thì có chơi có chịu". Đúng là Trung quốc không bắt vay, và làm mọi thứ đều theo hợp đồng tín dụng. Nhưng phải biết rằng nhiều nước kém phát triển có trình độ nhận thức và quản lý rất thấp, hầu như không đủ trí tuệ để tính toán sự rủi ro mà các khoản vay đem lại. Cái gọi là "bẫy tín dụng" ở đây biểu hiện ở chỗ: Ngay từ đâu Trung quốc đã biết là các nước sẽ không trả được nợ nhưng vẫn cho vay, với mục đích bắt các con nợ nhượng bộ các quyền lợi cơ bản trong tương lai. Như trường hợp cảng Hambantota, với tổng cộng 2,5 tỉ đô Trung quốc đã có 1 cứ điểm kiểm soát toàn bộ con đường hàng hải qua Ấn độ dương, và nhất là nó chỉ nằm cách Ấn độ có vài trăm km.