Nói rộng ra thì với chính phủ TQ các tập đoàn cơ bản chỉ là công cụ phục vụ mục tiêu phát triển vĩ mô của đất nước, đi trệch mục tiêu đó thì sẽ bị siết lại thôi. Đây là khác biệt rất lớn giữa mô hình kinh tế thị trường tự do của phương Tây với kinh tế thị trường có định hướng của nhà nước mà TQ (và VN) theo đuổi.
Như ở Mỹ các tập đoàn công nghệ Microsoft, Google, FB, ... đã dần dần trở nên quá lớn đến mức có thể lũng đoạn chính sách mà chính phủ Mỹ thực sự cũng không có quá nhiều công cụ để kiểm soát. Thực tế là gần 20 năm qua, các tập đoàn công nghệ này phình to gấp hàng chục hay trăm lần, quy mô vốn hóa toàn cỡ nghìn tỉ mà thực ra tác động lan toả đến nền kinh tế Mỹ lại không lớn: tăng trưởng GDP của Mỹ hay châu Âu vẫn thế chả có đột phá nào, châu Âu còn dậm chân tại chỗ. Như vậy thực ra là ngành công nghệ Mỹ đang ăn phần của các ngành khác chứ tác động thúc đẩy GDP tổng thể không có nhiều.
Có lẽ chính phủ TQ đã nhìn ra vấn đề đó nên đã sớm thực hiện việc chấn chỉnh các tập đoàn công nghệ của họ. Các cụ có thể nói các chính sách này làm suy giảm niềm tin, uy tín của chính phủ với giới doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư nhưng cái logic kinh tế cơ bản này lẽ nào chính phủ TQ với các chuyên gia hàng đầu lại không biết. Em thì cho là đây là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự ưu việt của mô hình kinh tế thị trường có định hướng so với mô hình tự do. Các cụ tưởng tưởng các tập đoàn công nghệ Google, FB, ... với tiềm lực tài chính khổng lồ đã thu hút phần lớn nhân tài công nghệ về với họ, ví dụ với Google thì hoạt động lõi của họ là cái search engine chỉ cần 100 chuyên gia công nghệ là đủ vận hành nhưng trên thực tế họ đang duy trì đến 100k nhân sự, phần lớn phục vụ các mục đích mở rộng thị trường để đảm bảo vị trí dẫn đầu của họ, còn FB thì bản thân nó đã là cái mạng xã hội phù phiếm cũng có đến gần 100k nhân sự. Nếu TQ thả cho các tập đoàn công nghệ phát triển tự do thì sẽ giống như Google, FB, ... dành phần lớn nguồn lực chất xám quốc gia cho mấy trò phù phiếm trong khi đáng lẽ các nguồn lực đó phải được định hướng vào các ngành thực sự tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước, cạnh tranh với phương Tây. Do đó, để đuổi kịp và vượt Mỹ, TQ phải đi con đường khác, dồn nguồn lực đất nước theo định hướng chứ không thể để tự do được.