[Funland] Chạy đúng tốc độ có phải nhường đường cho xe xin vượt không?

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,728
Động cơ
161,699 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không phải chỉ nghị định 100, mà rất nhiều văn bản của các bộ, các địa phương có những quy định trái luật bác nhé, và đã bị QH hay Bộ Tư pháp tuýt còi rồi đấy, cứ tìm hiểu đi thì sẽ thấy.
Ví dụ đơn giản như trước đây HN chỉ cho phép mỗi người đăng ký 1 xe máy đấy, trái luật bao nhiêu năm mới bị tuýt còi
1 còm cuối cùng với cụ.

Kể từ khi luật GTĐB 2008 được ban hành, đã có các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
+ Nghị định 17/2013
+ Nghị định 46/2016 thay thế Nghị định 17/2013
+ Nghị định 100/2019 thay thế Nghị định 46/2016

Tất cả các Nghị định trên đều quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ xxx.000 đồng đến xxx.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;


Nếu như Nghị định trái Luật như cụ nói, thì đã bị tuýt còi từ lâu rồi.
Còn như thực tế điều này vẫn tồn tại qua 3 đời Nghị định chứng tỏ một điều là cụ đang có vấn đề đọc hiểu.
 

thanhcong2002

Xe buýt
Biển số
OF-732959
Ngày cấp bằng
16/6/20
Số km
891
Động cơ
-10,508 Mã lực
Tuổi
24
1 còm cuối cùng với cụ.

Kể từ khi luật GTĐB 2008 được ban hành, đã có các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
+ Nghị định 17/2013
+ Nghị định 46/2016 thay thế Nghị định 17/2013
+ Nghị định 100/2019 thay thế Nghị định 46/2016

Tất cả các Nghị định trên đều quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ xxx.000 đồng đến xxx.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;


Nếu như Nghị định trái Luật như cụ nói, thì đã bị tuýt còi từ lâu rồi.
Còn như thực tế điều này vẫn tồn tại qua 3 đời Nghị định chứng tỏ một điều là cụ đang có vấn đề đọc hiểu.
Vâng, vài cụ trên này còn tự kết luận nghị đinh trái luật hoàn toàn theo cảm tính, trong khi lái xe xác định tốc độ theo đồng hồ tốc độ thì các cụ ấy cho là đánh giá k có căn cứ
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Có tình huống giao thông tại giao lộ, cụ phải xác định xe kia đã vào giao lộ trước hay sau xe cụ để còn biết là nhường đường hay đi tiếp, thế cụ dùng phán đoán của mình về xe người khác hay là đợi ra tòa có kết luận xong mới đi?

Xin nhắc lại: Khi tham gia giao thông, mặc nhiên là người tham gia phải có những đánh giá, xử lý của mình và chịu trách nhiệm về các đánh giá xử lý đó.

2. Đánh giá tốc độ xe khác bằng cách nhìn đồng hồ tốc độ cụ ạ, không phải bằng đoán mò. Độ chính xác của đồng hồ tốc độ không phải là căn cứ pháp luật nhưng đủ để áp dụng trong việc xử lý tình huống trên đường. Nếu đồng hồ tốc độ xe tôi không chính xác thì đó là lỗi của tôi, nếu tôi căn cứ vào sự không chính xác đó mà xử lý sai cũng là lỗi của tôi. Nếu người không được vượt cho rằng tôi xử lý sai họ có quyền kiện tôi.

Nhưng chẳng có ai mặc định là đồng hồ tốc độ của xe luôn sai như cụ cả, như thế thì tốt nhất đừng đi ra đường vì chỉ ăn biên bản phạt thôi ;))

Và cuối cùng, cụ đang mặc định là nghị định trái với luật, nhưng đấy là cái sai của cụ, không có gì trái ở đây cả.
1. Tôi không nói trường hợp nào cũng phải ra tòa mới rõ việc phạm luật hay không. Việc đánh giá tình huống là cần thiết, nhưng nó không được dùng làm căn cứ pháp lý để áp đặt một ai đó có phạm luật hay không. Việc tự chịu trách nhiệm thì tất nhiên, nhưng không phải bằng cách xâm phạm quyền lợi của người khác rồi lại nói tôi chịu trách nhiệm.
2. Đồng hồ tốc độ chắc chắn là không đủ chính xác (Nhà sản xuất luôn đặt số hiển thị cao hơn tốc độ thực, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều thứ như tình trạng lóp, mặt đường...), ngay cả để xác định tốc độ xe của mình, lại còn dùng để đoán tốc độ xe khác thì sai số sẽ càng lớn. Khi mà không biết chắc chắn tốc độ của họ mà đã kết luận rằng họ vi phạm pháp luật, rồi ngăn cản họ đi nhanh hơn là việc làm hồ đồ, đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, bác đoán rằng một người nào đó bắt cóc trẻ con, rồi nói với mọi người rằng đây là thằng bắt cóc trẻ con, dẫn đến người đó bị đánh gần chết. Tất nhiên bác phải chịu trách nhiệm, nhưng người kia đã bị đánh gần chết, vậy bác chịu trách nhiệm kiểu gì?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
1 còm cuối cùng với cụ.

Kể từ khi luật GTĐB 2008 được ban hành, đã có các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
+ Nghị định 17/2013
+ Nghị định 46/2016 thay thế Nghị định 17/2013
+ Nghị định 100/2019 thay thế Nghị định 46/2016

Tất cả các Nghị định trên đều quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ xxx.000 đồng đến xxx.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định;


Nếu như Nghị định trái Luật như cụ nói, thì đã bị tuýt còi từ lâu rồi.
Còn như thực tế điều này vẫn tồn tại qua 3 đời Nghị định chứng tỏ một điều là cụ đang có vấn đề đọc hiểu.
Bác đừng ngây thơ như thế.
Ở đâu thì không biết, ở cái đất nước này mà không có chuyện sai thì chắc trời đã sập rồi.
Chỉ lấy một ví dụ, Hiến pháp quy định người dân có quyền tự do cư trú, nhưng trong rất nhiều năm, quyền tự do cư trú đó bị hạn chế bởi các thông tư, nghị định (hạn chế nhập khẩu vào các thành phố lớn...), đến nay mới được dỡ bỏ dần
 

Zxc000111000

Xe máy
Biển số
OF-429640
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
93
Động cơ
216,190 Mã lực
Lập luận của cụ giống như người nhà hung thủ chặt tay cướp xe dưới đây:
View attachment 5880631
Người bán làn trái đi max tốc độ đang tuân thủ nghị định 100 của chính phủ giống cô gái đi SH ra đường bị cướp và người nhà kẻ cướp kêu tại tòa như trên đấy.
Mục 4 của cụ cũng đúng với ông bám àn trái với max tốc độ.
nếu cụ đọc kỹ nội dung thì cụ sẽ không có nhận định này
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Vâng, vài cụ trên này còn tự kết luận nghị đinh trái luật hoàn toàn theo cảm tính, trong khi lái xe xác định tốc độ theo đồng hồ tốc độ thì các cụ ấy cho là đánh giá k có căn cứ
Căn cứ nào, bác nói xem?
- Ví dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 120km/h, xe làn phải chạy nhanh hơn, bác kết luận nó vượt quá tốc độ. Vậy, xe làn phải cũng nhìn đồng hồ tốc độ cũng thấy đang chạy 120km/h thì căn cứ của ai đúng?
- Vì dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 110km/h, xe làn phải chạy nhanh hơn, vậy nó có vượt quá tốc độ không? Rất có thể
- Vì dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 100km/h, xe làn phải chạy nhanh hơn, vậy nó có vượt quá tốc độ không? Rất có thể
- Vì dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 80km/h, xe làn phải chạy vèo qua, vậy nó có vượt quá tốc độ không? Rất có thể

Vậy, xe mình đi ở tốc độ nào thì xe bên phải vẫn có thể vượt quá tốc độ. Vậy, tốc độ nào mình cũng cứ bám làn trái thôi nhỉ?
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
1. Tôi không nói trường hợp nào cũng phải ra tòa mới rõ việc phạm luật hay không. Việc đánh giá tình huống là cần thiết, nhưng nó không được dùng làm căn cứ pháp lý để áp đặt một ai đó có phạm luật hay không. Việc tự chịu trách nhiệm thì tất nhiên, nhưng không phải bằng cách xâm phạm quyền lợi của người khác rồi lại nói tôi chịu trách nhiệm.
2. Đồng hồ tốc độ chắc chắn là không đủ chính xác (Nhà sản xuất luôn đặt số hiển thị cao hơn tốc độ thực, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều thứ như tình trạng lóp, mặt đường...), ngay cả để xác định tốc độ xe của mình, lại còn dùng để đoán tốc độ xe khác thì sai số sẽ càng lớn. Khi mà không biết chắc chắn tốc độ của họ mà đã kết luận rằng họ vi phạm pháp luật, rồi ngăn cản họ đi nhanh hơn là việc làm hồ đồ, đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, bác đoán rằng một người nào đó bắt cóc trẻ con, rồi nói với mọi người rằng đây là thằng bắt cóc trẻ con, dẫn đến người đó bị đánh gần chết. Tất nhiên bác phải chịu trách nhiệm, nhưng người kia đã bị đánh gần chết, vậy bác chịu trách nhiệm kiểu gì?
Số 1 thì phán đoán để hành xử theo cách mình thấy phù hợp hay không phạm luật của bản thân mình, đâu phải để áp đặt hay bắt vạ ai đó phạm luật. Tôi phán đoán anh đi sau quá tốc độ thì tôi không nhường vì (1) tôi không phạm luật hay sẽ không bị phạt vì không nhường, và (2) tôi ngại chuyển làn ở tốc độ cao nguy hiểm cho tôi, chứ không phải để áp đạt hay phạt/cản trở việc anh đi quá tốc độ. Tôi phán đoán sai dẫn đến tôi hành xử sai thì tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật, chả áp đặt gì anh hết.

Số 2 bác đưa ví dụ theo kiểu cố nắn cho nó phù hợp với ý kiến của mình như là bác phê phán người khác cố hiểu luật theo cách có lợi cho mình. Việc phán đoán họ đi quá tốc độ và không nhường đường thì nó chỉ tương ứng với việc: bác nghi ai đó bắt cóc trẻ con thì khi nó chạy ra xin đi nhờ xe bác thì bác không cho đi nhờ vì nghi nó đang tìm cách tẩu thoát, thế thôi, không thể dùng ví dụ kiểu mới nghi ngờ mà đã tri hô lên là bắt cóc trẻ con.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Số 1 thì phán đoán để hành xử theo cách mình thấy phù hợp hay không phạm luật của bản thân mình, đâu phải để áp đặt hay bắt vạ ai đó phạm luật. Tôi phán đoán anh đi sau quá tốc độ thì tôi không nhường vì (1) tôi không phạm luật hay sẽ không bị phạt vì không nhường, và (2) tôi ngại chuyển làn ở tốc độ cao nguy hiểm cho tôi, chứ không phải để áp đạt hay phạt/cản trở việc anh đi quá tốc độ. Tôi phán đoán sai dẫn đến tôi hành xử sai thì tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật, chả áp đặt gì anh hết.

Số 2 bác đưa ví dụ theo kiểu cố nắn cho nó phù hợp với ý kiến của mình như là bác phê phán người khác cố hiểu luật theo cách có lợi cho mình. Việc phán đoán họ đi quá tốc độ và không nhường đường thì nó chỉ tương ứng với việc: bác nghi ai đó bắt cóc trẻ con thì khi nó chạy ra xin đi nhờ xe bác thì bác không cho đi nhờ vì nghi nó đang tìm cách tẩu thoát, thế thôi, không thể dùng ví dụ kiểu mới nghi ngờ mà đã tri hô lên là bắt cóc trẻ con.
1. Bác phán đoán họ vượt quá tốc độ tức là bác chưa chắc chắn về việc họ vượt quá tốc độ:
- Nếu bác chuyển sang phải thì chắc chắn bác sẽ không phạm luật, và cũng sẽ không cản trở (làm phiền) khi họ muốn đi nhanh hơn.
- Nếu bác vẫn bám trái, giả sử họ chưa vượt quá tốc độ, bác sẽ phạm luật, đồng thời bác cũng xâm phạm quyền lợi của họ, vì họ có quyền được đi nhanh hơn ở làn sát trái.
Chính vì thế, đi sang bên phải ngay khi có thể là việc cần phải làm để tránh phạm luật và làm phiền người khác. Đây là tôi chỉ nói đến quy định tại Nghị định 100 như nhiều bác vẫn bám lấy để bảo vệ cách đi bám trái của mình. Cón nói đến quy định tại điều 13 của Luât GTĐB thì kể cả xe bên phải vượt quá tốc độ thì xe bên trái vẫn phạm luật, mặc dù không có mức phạt.
2. Tôi lấy ví dụ thế để thấy, khi chưa có bằng chứng thì không nên kết tôi ai cả. Việc kết tội xe sau vượt quá tốc độ rồi không cho họ đi ở làn trái cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, nếu họ ức chế, cố vượt, chen ngang ở tốc độ cao...
 

cap3hk

Xe điện
Biển số
OF-161247
Ngày cấp bằng
18/10/12
Số km
2,062
Động cơ
356,637 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Làm đường thành AutoBahn hết. Ko giới hạn tốc độ. Nhanh trái, chậm phải. Xin vượt ko cho vượt có camera hành trình cho phép phạt nguội.
Chấm hết.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,165
Động cơ
455,168 Mã lực
Bác đừng ngây thơ như thế.
Ở đâu thì không biết, ở cái đất nước này mà không có chuyện sai thì chắc trời đã sập rồi.
Chỉ lấy một ví dụ, Hiến pháp quy định người dân có quyền tự do cư trú, nhưng trong rất nhiều năm, quyền tự do cư trú đó bị hạn chế bởi các thông tư, nghị định (hạn chế nhập khẩu vào các thành phố lớn...), đến nay mới được dỡ bỏ dần
Nghi định 100/2019 tồn tại 2 năm rồi đấy, cụ thấy sai Luật thì kiến nghị với Chính phủ hủy bỏ đi
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,165
Động cơ
455,168 Mã lực
Căn cứ nào, bác nói xem?
- Ví dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 120km/h, xe làn phải chạy nhanh hơn, bác kết luận nó vượt quá tốc độ. Vậy, xe làn phải cũng nhìn đồng hồ tốc độ cũng thấy đang chạy 120km/h thì căn cứ của ai đúng?
- Vì dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 110km/h, xe làn phải chạy nhanh hơn, vậy nó có vượt quá tốc độ không? Rất có thể
- Vì dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 100km/h, xe làn phải chạy nhanh hơn, vậy nó có vượt quá tốc độ không? Rất có thể
- Vì dụ nhìn đồng hồ xe mình đang chạy 80km/h, xe làn phải chạy vèo qua, vậy nó có vượt quá tốc độ không? Rất có thể

Vậy, xe mình đi ở tốc độ nào thì xe bên phải vẫn có thể vượt quá tốc độ. Vậy, tốc độ nào mình cũng cứ bám làn trái thôi nhỉ?
Cụ cho là đồng hồ không chính xác thì bỏ nó đi
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nghi định 100/2019 tồn tại 2 năm rồi đấy, cụ thấy sai Luật thì kiến nghị với Chính phủ hủy bỏ đi
Tôi kiến nghị nhiểu rồi, cả quy chuẩn 41 nữa, nhưng chẳng thấy ai trả lời
Đó cũng là chuyễn dể hiểu ở VN
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,558
Động cơ
384,255 Mã lực
Tuổi
54
1. Bác phán đoán họ vượt quá tốc độ tức là bác chưa chắc chắn về việc họ vượt quá tốc độ:
- Nếu bác chuyển sang phải thì chắc chắn bác sẽ không phạm luật, và cũng sẽ không cản trở (làm phiền) khi họ muốn đi nhanh hơn.
- Nếu bác vẫn bám trái, giả sử họ chưa vượt quá tốc độ, bác sẽ phạm luật, đồng thời bác cũng xâm phạm quyền lợi của họ, vì họ có quyền được đi nhanh hơn ở làn sát trái.
Chính vì thế, đi sang bên phải ngay khi có thể là việc cần phải làm để tránh phạm luật và làm phiền người khác. Đây là tôi chỉ nói đến quy định tại Nghị định 100 như nhiều bác vẫn bám lấy để bảo vệ cách đi bám trái của mình. Cón nói đến quy định tại điều 13 của Luât GTĐB thì kể cả xe bên phải vượt quá tốc độ thì xe bên trái vẫn phạm luật, mặc dù không có mức phạt.
2. Tôi lấy ví dụ thế để thấy, khi chưa có bằng chứng thì không nên kết tôi ai cả. Việc kết tội xe sau vượt quá tốc độ rồi không cho họ đi ở làn trái cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, nếu họ ức chế, cố vượt, chen ngang ở tốc độ cao...
1. Em thấy mấy cụ trên kia phân tích cũng có lý đấy chứ ạ. Cụ Anita Emi và cụ Hieumos cũng đã diễn giải khá rõ.
2. Cụ và một số cụ viện dẫn điều 13 trong Luật giao thông "đi chậm thì phải đi bên phải" để bắt lỗi những người đi bên trái. Nếu lý luận như cụ và một số cụ thì nhỡ may khi chúng ta đi bên trái (không phải là cố bám làn đâu nhé) với tốc độ được phép, một thằng ất ơ nào đó nó phóng vèo một phát và vượt mình phía bên phải (mà ta chưa kịp tránh) thì chả nhẽ mình cũng bị phạm luật à. Thế nên nội dung này thì Thông tư diễn giải cụ thể/chi tiết hơn chứ luật mới chỉ là chung chung mà thôi (và không hề mâu thuẫn).
3. Em thấy cơ bản các cụ đều thống nhất quan điểm là: nên nhường đường và không bám làn trái, kể cả mình đi max tốc độ. Ở đây chỉ bàn luận xem nếu nhỡ đi bên trái thì có phạm luật không mà thôi. Thế nên các cụ cũng không nên nghĩ trong đầu là "các ông này thích bám làn trái" vì khi có suy nghĩ đó thì sẽ tìm mọi cách để phản biện và có đôi lúc em thấy chưa có lý lắm.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cụ cho là đồng hồ không chính xác thì bỏ nó đi
Không phải cho là, mà là chắc chắn không chính xác:
- Nhà sản xuất luôn thiết kế tốc độ hiển thị cao hơn tốc độ thực (cao hơn 5km/h là bình thường)
- Tốc độ hiển thị ở đồng hồ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Tình trạng lốp, tình trạng mặt đường, hướng gió, tốc độ gió.
- Về tốc độ, Luật căn cứ vào máy bắn tốc độ được kiểm định, do người được đào tạo sử dụng, cho nên tốc độ nhìn trên đồng hồ chắc chắn khác tốc độ ở máy bắn tốc độ của xxx
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,384 Mã lực
1. Bác phán đoán họ vượt quá tốc độ tức là bác chưa chắc chắn về việc họ vượt quá tốc độ:
- Nếu bác chuyển sang phải thì chắc chắn bác sẽ không phạm luật, và cũng sẽ không cản trở (làm phiền) khi họ muốn đi nhanh hơn.
- Nếu bác vẫn bám trái, giả sử họ chưa vượt quá tốc độ, bác sẽ phạm luật, đồng thời bác cũng xâm phạm quyền lợi của họ, vì họ có quyền được đi nhanh hơn ở làn sát trái.
Chính vì thế, đi sang bên phải ngay khi có thể là việc cần phải làm để tránh phạm luật và làm phiền người khác. Đây là tôi chỉ nói đến quy định tại Nghị định 100 như nhiều bác vẫn bám lấy để bảo vệ cách đi bám trái của mình. Cón nói đến quy định tại điều 13 của Luât GTĐB thì kể cả xe bên phải vượt quá tốc độ thì xe bên trái vẫn phạm luật, mặc dù không có mức phạt.
2. Tôi lấy ví dụ thế để thấy, khi chưa có bằng chứng thì không nên kết tôi ai cả. Việc kết tội xe sau vượt quá tốc độ rồi không cho họ đi ở làn trái cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, nếu họ ức chế, cố vượt, chen ngang ở tốc độ cao...
1. Em tự tin đồng hồ tôi đúng và phán đoán của em đúng, sai em chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tai sao em phải sợ làm phiền người khác khi họ đang làm phiền em. Việc đi ngoài cao tốc thúc đít xe đi trước đòi vượt là làm phiền họ, bắt họ phải thực hiện rất nhiều thao tác ở tốc độ cao để dành sự thuận tiện cho mình. Khi muốn vượt nên chọn cách chuyển sang làn khác còn trống để vượt khỏi làm phiền họ. Pháp luật giờ không coi đi xe ở làn riêng vượt qua xe ở làn bên cạnh là hành vi vượt phải hay trái nếu có vạch kẻ chia làn.
2. Chả kết tội ai, hành xử thế vì mình không sai với pháp luật và giảm rủi ro của mình chứ chả để kết tội ai
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Em thấy mấy cụ trên kia phân tích cũng có lý đấy chứ ạ. Cụ Anita Emi và cụ Hieumos cũng đã diễn giải khá rõ.
2. Cụ và một số cụ viện dẫn điều 13 trong Luật giao thông "đi chậm thì phải đi bên phải" để bắt lỗi những người đi bên trái. Nếu lý luận như cụ và một số cụ thì nhỡ may khi chúng ta đi bên trái (không phải là cố bám làn đâu nhé) với tốc độ được phép, một thằng ất ơ nào đó nó phóng vèo một phát và vượt mình phía bên phải (mà ta chưa kịp tránh) thì chả nhẽ mình cũng bị phạm luật à. Thế nên nội dung này thì Thông tư diễn giải cụ thể/chi tiết hơn chứ luật mới chỉ là chung chung mà thôi (và không hề mâu thuẫn).
3. Em thấy cơ bản các cụ đều thống nhất quan điểm là: nên nhường đường và không bám làn trái, kể cả mình đi max tốc độ. Ở đây chỉ bàn luận xem nếu nhỡ đi bên trái thì có phạm luật không mà thôi. Thế nên các cụ cũng không nên nghĩ trong đầu là "các ông này thích bám làn trái" vì khi có suy nghĩ đó thì sẽ tìm mọi cách để phản biện và có đôi lúc em thấy chưa có lý lắm.
Các cụ ấy cố bám lấy Nghị định 100 để biện hộ cho việc bám làn trái thôi.
Trường hợp chỉ lấy nghị định 100 làm căn cứ tôi cũng đã phân tích ở comment phía trên rồi đấy: Ta không thể biết chính xác tốc độ của xe mình (đồng hồ có sai số, mắt nhìn có sai số, tốc độ tăng giảm phụ thuộc nhiều yếu tố...) nên càng không thể biết chính xác tốc độ của xe sau thông qua việc phán đoán. Khi mà đã không biết chính xác thì không thể gán cho họ cái nhãn phạm luật được, để rồi tự ý hành xử với họ như 1 kẻ phạm luật.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
1. Em tự tin đồng hồ tôi đúng và phán đoán của em đúng, sai em chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tai sao em phải sợ làm phiền người khác khi họ đang làm phiền em. Việc đi ngoài cao tốc thúc đít xe đi trước đòi vượt là làm phiền họ, bắt họ phải thực hiện rất nhiều thao tác ở tốc độ cao để dành sự thuận tiện cho mình. Khi muốn vượt nên chọn cách chuyển sang làn khác còn trống để vượt khỏi làm phiền họ. Pháp luật giờ không coi đi xe ở làn riêng vượt qua xe ở làn bên cạnh là hành vi vượt phải hay trái nếu có vạch kẻ chia làn.
2. Chả kết tội ai, hành xử thế vì mình không sai với pháp luật và giảm rủi ro của mình chứ chả để kết tội ai
1. Vấn đề là bác tự cho mình cái quyền quyết định rằng họ phạm luật, trong khi sử dụng thiết bị không được công nhận. Kể cả bác dùng đồng hồ tốc độ GPS cũng không phải là căn cứ pháp lý để xác định tốc độ thực (được pháp luật công nhận). Việc bác nói rằng sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật để xâm phạm quyền lợi của họ là "cùn" đấy.
2. Không kết tội tức là họ không sai, tại sao bác không đi sang bên phải để trả lại họ làn trái, khi họ muốn đi nhanh hơn? Đó cũng là quy định của nghị định 100 mà bác đang bám vào mà
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top