- Biển số
- OF-84372
- Ngày cấp bằng
- 6/2/11
- Số km
- 1,093
- Động cơ
- 419,280 Mã lực
Nếu tính bằng thu nhập thì làm 2 ngày để trả tiền cho 250 km thì quá đắng lòng.
Đi Sao Việt cụ ơi
Cụ định phá giá đấy hửEm mới đi về.
Nói thật đoạn Mậu A -Sai Nga hôm ý nà nó thu 200k e cũng đi.
Bác không chịu đọc từ đầu. Tôi đâu có phản đối chuyện thu phí đường BOT hay cao tốc đầu tư bắng vốn ngoài ngân sách, thậm chí tôi còn cho rằng phải thu đủ để tư nhân hay doanh nghiệp thấy có lợi nhuận còn tham gia.Em ko phản đối việc phàn nàn ở VN nhiều loại phí, thuế. Tuy nhiên, xét về DA cao tốc HN-LC, cụ cũng nên xem xét trên khía cạnh kinh tế đi ah.
Dù có thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là 1 DA đầu tư của 1 doanh nghiệp (tuy VEC là DNNN) thì phải có doanh thu, chi phí, lợi nhuận ... DA này cũng phải vay vốn NH như bao DA đầu tư của DN khác (vay ADB). Vì vậy, để được vay vốn thì phải có PA thu hồi vốn để trả nợ gốc và lãi (chứ ko thể cứ nói chung chung là tao sẽ có tiền trả mày, thế thì éo ai cho vay). PA thu hồi vốn thì chỉ có thu phí thôi, cộng thêm kinh doanh dịch vụ đi kèm nữa, thu phí thì cũng sẽ bị khống chế số năm cụ thể theo thời hạn vay vốn, chứ không thể kéo dài trăm năm được. Cụ cứ nói là đã thu phí đường bộ rồi thì NN phải đầu tư đường cho cụ đi, nhưng thử hỏi có công bằng ko khi mức thu phí là như nhau trong khi cụ ở HN hay đi du lịch và công tác được đi những con đường cao tốc, còn e ở miền núi Lai Châu phải đi đường xấu suốt. Trong khi, VN còn là nước nghèo để đầu tư đựoc tất cả các còn đường đều đẹp như cao tốc mà chỉ dựa vào NSNN thì chưa đủ nguồn lực. Cụ đừng so với Mỹ vì nó là GDP của nó cao gấp trăm lần VN cơ và dân nó chịu thuế cao hơn dân VN nhiều.
Có vẻ bác đã đóng góp rất nhiều( thuế) cho NN. Xin thưa với bác là cái j cũng có thực tế của nó, dân đã nghèo, DN thì toàn gian lận thuế thì lấy éo đâu ra xiền mà đòi xây nọ xây kia. Bác tưởng đầu tư 1 km cao tốc nó ít tiền lắm đấy. Có khi nó bằng tiền thuế cả năm của 1 tỉnh miền núi nào đấy, cụ ạ. Có cái cao tốc giá vé hợp lý thế mà đi là tốt rồi. Như em từ HP lên HN có hơn 100 km mà bò hơn 3h đồng hồ mà sốt hết cả ruột, tính ra vận tốc Trung bình tầm 40km/h...Bác mới là người bảo thủ, không chịu hiểu, mặc dù tôi viết rất rõ:
- Đường không dùng NSNN thì phải thu phí để hoàn vốn, chẳng ai phản đối chuyện ấy cả
- Người dân đã làm đủ nghĩa vụ với NN thì NN cũng phải thực hiện trách nhiệm của mình đã được pháp luật quy định, đó là xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, không thể nói ráo hoảnh một câu "vì nguồn lực có hạn" được
...
Cái mà tôi phản đối nữa, đó là việc BOT hóa các con đường quốc lộ, nghĩa là các con đường miễn phí (xây dựng bằng ngân sách nhà nước) bị biến thành đường của doanh nghiệp, tư nhân, sau khi cải tạo, nâng cấp.
Đi Sao Việt cụ ơi
Tham nhũng giờ là dùng các công cụ chính sách, phong bì phong bao đúng là xưa quá rồi.Thực tế hiện nay thì đúng là "BOT hóa", tức là tư hữu hóa tài sản của toàn dân, biến của công thành của tư. Rất nhiều tỷ phú Nga ra đời từ con đường này.
Sắp tới đây toàn tuyến quốc lộ 1A sẽ được chặt thành một đĩa gà béo, anh cái đầu, anh cái cổ, riêng phao câu để phần riêng các cụ !
Không phải chỉ có sự thiếu minh bạch trong tài chính. Bản thân thứ tự ưu tiên làm đường cao tốc đang có vấn đề. Không minh bạch ngay từ trong việc xếp thứ tự ưu tiên: các cung đường nào cần làm trước (giai đoạn 1), các cung đường làm sau (giai đoạn 2, giai đoạn 3, ..., giai đoạn N).
Đường Lào Cai được làm trước, ngoài việc phục vụ người Việt, còn là để phục vụ người Tàu, nó kết nối với Côn Minh và hệ thống đường cao tốc của Tàu. Người Tàu cần một hệ thống đường lớn để xuất khẩu (vận chuyển đường bộ) hàng hóa quy mô lớn xuống phía Nam, chinh phục hoàn toàn Đông Dương (indochina) trước, chinh phục ASEAN sau, và để nhập khẩu (vận chuyển đường bộ) chiều ngược lại các loại nguyên liệu thô và nông sản. Tuyến đường này không phải là để phục vụ các bác đi du lịch Sapa.
Giao thương với Tàu sẽ tăng lên, nếu giả sử có cân bằng mậu dịch thì đôi bên cùng có lợi, nhưng vì Tàu có thặng dư cực lớn (gần 20 tỷ đô/năm riêng đối với VN), cho nên càng tăng giao thương với Tàu càng bất lợi cho VN, và nếu đã hiểu rõ điều đó thì sẽ đi tới kết luận: đường cao tốc kết nối với Tàu cũng cần, nhưng chưa phải là cần ngay, và thứ tự ưu tiên xây dựng phải đặt sau nhiều tuyến đường quan trọng khác. Thông điệp phải rõ ràng, dứt khoát, ưu tiên xây dựng cao tốc kết nối trong VN trước, kết nối với ASEAN thứ 2, và cuối cùng khi không còn việc gì để làm nữa ... mới là làm cao tốc kết nối sang Tàu.
Hà Nội - Thái Nguyên là thuần túy vốn NSNN; Hà Nội - Lào Cai là vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổng công ty phát triển đường cao tốc phải vay lại, lấy thu phí để hoàn trả cụ ơi. Mà e o trong ngành nhưng cũng chưa chắc HN-TN sẽ không thu phí, sợ hoàn thiện rồi cũng thu đấy.Bác bị ru ngủ lâu quá rồi. Bác đi Tây, đi Tầu nhiều thật đấy, nhưng chắc bác là quan chức, chỉ cưỡi ngựa xem hoa nên chẳng có thời gian tìm hiểu cho kỹ nhỉ.
Điều quan trọng nhất trong việc thu phí đường ở nước ngoài thì bác lại không nhận ra, đó là họ chỉ thu phí đường do tư nhân, doanh nghiệp đầu tư, hoàn toàn không thu phí đường đầu tư từ ngân sách NN bác nhé. Bác chỉ nhìn thấy bề ngoài, nhưng cần phải hiểu rõ bản chất của nó bác ạ. Nước Nhật hầu như không thấy trạm thu phí nào trên đường, nhưng thực chất là họ thu phí tự động, thậm chí thu phí rất cao, nhưng chỉ các con đường do tư nhân đầu tư. Nước Mỹ cũng hầu như không thấy trạm thu phí nào trên đường, nhưng không phải họ thu phí tự động, mà gần như mọi con đường trên đất Mỹ là miễn phí (làm bằng tiền thuế của dân). Thái Lan cũng vậy, nếu bác tìm hiểu sẽ thấy rằng tất cả các con đường thu phí đều không phải do nhà nước đầu tư. Còn Trung Quốc, thằng này thì có vẻ giống VN, nhưng nó cũng chỉ thu phí đường cao tốc, còn hàng triệu con đường khác do nhà nước đầu tư cũng không thu phí bác nhé.
Cái TGHH ấy chẳng ở đâu xa, bác có thể sang Lào, Campuchia, hay thậm chí ngay tại VN: Đi cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên ấy
Chào bác Joyride. Thời chiến: Đường cao tốc dùng cho vận chuyển quân là rất TỐT nhưng chỉ cho bên nào kiểm soát được bầu trời. Nếu không làm chủ được bầu trời thì chỉ vài phút sau khi chiến tranh bùng nổ con đường sẽ bị phá hủy, không thể dùng để vận chuyển quân sự được nữa. Hoặc nếu tiếp tục dùng thì sẽ trở thành mồi ngon cho không quân đối phương. Tàu nó rất tự tin vì có ở cửa trên trong không chiến với phần lớn châu Á (trừ Nhật), còn ta không ở cửa trên, nên khó có thể giữ được con đường đẹp để mà chuyển quân và thiết bị nhanh chóng. Tính toán cho thời chiến mà bỏ quên thực lực rất dễ dẫn tới lạc quan tếu.Em thì nghĩ ngược chút so với cụ. Thời bình nhẽ giao thương tốt. Nhưng mà oánh nhau thì chuyển quân nó nhanh hơn. Chứ theo các đường cũ, đưa đc quân lên thì cũng mệt vãi.
Chả phải tự nhiên thằng khựa nó xây cao tốc đến biên giới nhà ta đâu.
Đường Lào Cai được làm trước, ngoài việc phục vụ người Việt, còn là để phục vụ người Tàu, nó kết nối với Côn Minh và hệ thống đường cao tốc của Tàu.
[.....]
Tuyến đường này không phải là để phục vụ các bác đi du lịch Sapa.