[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,995
Động cơ
119,603 Mã lực
Ý cụ là thị phi à. Có người không bận tâm (như cụ). Nhưng cũng có người bận tâm để lòng và thần thánh hóa cái sự thị phi ấy lên. Em cũng từng bị đồn thổi một thời gian nhưng về sau đập tan tành những ý nghĩ đó mà chẳng hề động chân động tay gì :D
Quan tâm thì mới cần đập, ko quan tâm thì còn chả biết là j. Hnay em có nghe sách nói muốn An được an của Thầy Thích Nhất Hạnh, em thấy hợp với em, cụ thử xem
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Quan tâm thì mới cần đập, ko quan tâm thì còn chả biết là j. Hnay em có nghe sách nói muốn An được an của Thầy Thích Nhất Hạnh, em thấy hợp với em, cụ thử xem
Không phải. Ý em là tự nhiên người ta nghĩ khác về mình. :D. Trong khi đó lúc trước người ta nói tiêu cực. Về sau tự nhiên nói tích cực.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,995
Động cơ
119,603 Mã lực
Không phải. Ý em là tự nhiên người ta nghĩ khác về mình. :D. Trong khi đó lúc trước người ta nói tiêu cực. Về sau tự nhiên nói tích cực.
Em còn chả cần biết họ nói j cơ, trừ trong công việc. Nói chung, em chỉ xấu hổ với bản thân mình :).
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em còn chả cần biết họ nói j cơ, trừ trong công việc. Nói chung, em chỉ xấu hổ với bản thân mình :).
Nhưng bản thân cụ lúc này và lúc trước phải có chuyển biến gì chứ. Xấu hổ quá thì thui chột. Nên cân bằng cụ ạ
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,995
Động cơ
119,603 Mã lực
Nhưng bản thân cụ lúc này và lúc trước phải có chuyển biến gì chứ. Xấu hổ quá thì thui chột. Nên cân bằng cụ ạ
Ko cụ, con người ta ai cũng có cái core ( giá trị cốt lõi) , cái này sẽ ko bao h thay đổi, nếu thay đổi dễ thì ko gọi là core rồi:)
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,208 Mã lực
tha lực đầu tiên bác gặp là bác tái sinh trở lại làm người để trả nghiệp
tha lực tiếp theo là bác được làm nam giới
tha lực tiếp theo là bác đã biết đến phật pháp để tu học
tha lực tiếp nữa là lang thang thế nào mà vào thớt này và chúng ta cùng bàn luận
hoặc nữa là bác đang ở một quốc gia hòa bình là VN chứ không phải loạn lạc như Ucraine
rồi tha lực nữa là bác sinh ra nơi vô cùng dễ dàng tiếp cận Phật giáo và phật pháp chứ không phải tái sinh về nơi người dân tộc, biên cương, với những điều kiện sống và tồn tại khắc nghiệt và hàng chục thậm chí hàng trăm km mới có một chùa phật giáo.
Và có phúc đức hơn nữa thì cuộc sống của bác không phải đầu tắt mặt tối mà vẫn có thời gian dành để tu tập..

tha lực thì nhiều lắm.... từ thô đến vi tế

Nhưng nói đi thì cũng nói lại, nếu có những điều kiện tốt về tha lực như vậy thì cũng có những chủng tử huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp nằm trong tiềm thức của bác, nó ngăn cản bác có niềm tin mãnh liệt vào thế giới vô hình, ngăn trở bác không thể thấy rằng, gặp được Phật pháp là điều may mắn nhất trong cuộc đời, mà nó chỉ xếp hàng thứ mấy sau vô số thứ khác. Đó là lý do bác vẫn chưa vứt bỏ tất các như nhiều vị vua để xuất gia tu hành.

Nếu nói với bác, ở một thế giới khác, con người cao lớn tới 3m, hình thức, vẻ đẹp của họ không phải do luyện tập mà do công đức tu tập thì liệu bác có bớt si mê cơ thể tạm gửi của mình.
Ở một thế giới mà bác chỉ lắc mình trong tích tắc đã đi xa hàng ngàn km thì liệu bác có bỏ bớt được tham lam vào của cải vật chất vốn không thuộc về mình như ô tô, máy bay hay nhà cửa?

.... khó đúng không. Nên trên báo giác ngộ đã phải có bài, phải vượt qua các chủng tử đã huân tập nhiều đời trong tiềm thức của chúng ta là quá say đắm vào thế giới ta bà, vào cuộc sống hiện tại này. Chúng ta ham tạo phước hữu lậu chứ không quyết tâm tự tu tập tạo công đức. Vì nếu không có công đức tự mình tu tập thì không thể đoạn phiền não, không thể thoát khỏi luân hồi.....

Em cho rằng đây là một bài viết khá hay, sâu sắc.

Và bài toán chúng ta cần giải quyết đó là có một hoạch có một tỷ lệ cân bằng giữa đời sống tâm linh và đời sống vật chất tùy theo độ tuổi, điều kiện và mức độ tiến bộ về mặt tâm linh
Nhiều vị vua xuất gia tu hành là những vị nào thế cụ ?

Em chỉ biết mỗi 1 vị thái tử xuất gia tu hành khi còn trẻ, đó là thái tử Tất Đạt Đa - Phật Thích Ca. Vua Trần Nhân Tông thì chỉ xuất gia khi đã về già, và là khi Hốt Tất Liệt đã chết, người kế vị của Nguyên Mông ko có ý định đánh Đại Việt

Và thực ra, tu hành xuất gia lại ko phải là 1 khái niệm

Tu hành là sửa, sửa mình mọi lúc mọi nơi : trong sinh hoạt, trong gia đình, trong công việc, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, ... Tu là để hiểu rõ về Nhân Quả 3 đời, hiểu rằng tất cả mọi nỗi khổ của mình đều xuất phát từ những Nhân xấu trong quá khứ. Từ đó mà ko bị phiền não khi bị vô cớ sỉ nhục, lừa gạt, tai họa, rồi dựa vào tự lực của mình và tha lực của Phật / Bồ tát mà từ từ chuyển nghiệp và cải sửa vận số của mình. Từ đó mà từ phá sản / vỡ nợ trở thành bình thường, độc thân thì tiến được tới hôn nhân, thất nghiệp thì tìm được việc làm phù hợp, bệnh tật nan y thì dần dần khỏi, hiếm muộn thì sinh được con, tai bay vạ gió thì dần dần qua khỏi, gia đình bất hòa thì trở nên hạnh phúc, .....

Xuất gia thì là 1 bước cao hơn. Xuất gia, nghĩa đen là đi ra khỏi nhà. Đi ra khỏi nhà ko phải để đi chơi, đi phượt, đi cách ly Covid, ... mà là để đi tu, xa lánh hẳn vòng đời, quyết tâm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi

Xuất gia là cắt ái, ly gia. Người xuất gia thì phải buông bỏ hết tất cả chuyện đời, lấy ngôi chùa / ngôi am làm mái nhà, sống cả đời vì lợi ích của chúng sinh. Nhưng thực tế, mấy ai buông bỏ được hết chuyện đời ? Có những vị sư trụ trì đã đi tu lâu năm rồi mà còn chạnh lòng vì chùa bên cạnh đông Phật tử, đông khách thập phương hơn chùa của mình. Hoặc như ngôi chùa đã dày công xây dựng trong 10 năm, đùng một cái bị 1 trận động đất vùi dập hết, sư trụ trì và các sư khác đều tiếc nuối. Người xuất gia còn có những người chẳng buông bỏ được, vậy cụ đòi hỏi cụ ấy phải giống như mấy ông vua xuất gia, có phải là quá nhiều không ?

Pháp cụ đang nói là pháp Xuất thế, nó ko phù hợp với đa số mọi người, nó chỉ phù hợp với một số ít người nghiệp nhẹ, thích xuất gia. Em với cụ RongPhuongBac đang tu theo pháp Nhập thế, cái đó phù hợp với đa số mọi người hơn
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Ko cụ, con người ta ai cũng có cái core ( giá trị cốt lõi) , cái này sẽ ko bao h thay đổi, nếu thay đổi dễ thì ko gọi là core rồi:)
Giá trị cốt lõi hoàn toàn thay đổi được vì con người không phải vật cố định cụ ơi ;)). Nhưng chiều hướng tích cực hay tiêu cực thì còn tùy vào kiên trì mỗi người.
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,951
Động cơ
336,060 Mã lực
Há há, mợ Bang lang bỏ thớt này láng cháng sang mấy cái thớt đong đưa, bị anh em trêu cho vui thôi.
Ô thế mà mợ không quay lại mấy thớt đấy, anh em người ta lại tưởng mợ xấu hổ đấy :D
Cụ datinh , cụ hỏi em ví dụ luôn này. Khi có người đồn thổi rất gì về mình nhưng mình vẫn bình thản ko coi là gì, cũng ko cần nghe.
Ý cụ là thị phi à. Có người không bận tâm (như cụ). Nhưng cũng có người bận tâm để lòng và thần thánh hóa cái sự thị phi ấy lên. Em cũng từng bị đồn thổi một thời gian nhưng về sau đập tan tành những ý nghĩ đó mà chẳng hề động chân động tay gì :D
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Nhiều vị vua xuất gia tu hành là những vị nào thế cụ ?

Em chỉ biết mỗi 1 vị thái tử xuất gia tu hành khi còn trẻ, đó là thái tử Tất Đạt Đa - Phật Thích Ca. Vua Trần Nhân Tông thì chỉ xuất gia khi đã về già, và là khi Hốt Tất Liệt đã chết, người kế vị của Nguyên Mông ko có ý định đánh Đại Việt

Và thực ra, tu hành xuất gia lại ko phải là 1 khái niệm

Tu hành là sửa, sửa mình mọi lúc mọi nơi : trong sinh hoạt, trong gia đình, trong công việc, trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, ... Tu là để hiểu rõ về Nhân Quả 3 đời, hiểu rằng tất cả mọi nỗi khổ của mình đều xuất phát từ những Nhân xấu trong quá khứ. Từ đó mà ko bị phiền não khi bị vô cớ sỉ nhục, lừa gạt, tai họa, rồi dựa vào tự lực của mình và tha lực của Phật / Bồ tát mà từ từ chuyển nghiệp và cải sửa vận số của mình. Từ đó mà từ phá sản / vỡ nợ trở thành bình thường, độc thân thì tiến được tới hôn nhân, thất nghiệp thì tìm được việc làm phù hợp, bệnh tật nan y thì dần dần khỏi, hiếm muộn thì sinh được con, tai bay vạ gió thì dần dần qua khỏi, gia đình bất hòa thì trở nên hạnh phúc, .....

Xuất gia thì là 1 bước cao hơn. Xuất gia, nghĩa đen là đi ra khỏi nhà. Đi ra khỏi nhà ko phải để đi chơi, đi phượt, đi cách ly Covid, ... mà là để đi tu, xa lánh hẳn vòng đời, quyết tâm giải thoát khỏi sinh tử luân hồi

Xuất gia là cắt ái, ly gia. Người xuất gia thì phải buông bỏ hết tất cả chuyện đời, lấy ngôi chùa / ngôi am làm mái nhà, sống cả đời vì lợi ích của chúng sinh. Nhưng thực tế, mấy ai buông bỏ được hết chuyện đời ? Có những vị sư trụ trì đã đi tu lâu năm rồi mà còn chạnh lòng vì chùa bên cạnh đông Phật tử, đông khách thập phương hơn chùa của mình. Hoặc như ngôi chùa đã dày công xây dựng trong 10 năm, đùng một cái bị 1 trận động đất vùi dập hết, sư trụ trì và các sư khác đều tiếc nuối. Người xuất gia còn có những người chẳng buông bỏ được, vậy cụ đòi hỏi cụ ấy phải giống như mấy ông vua xuất gia, có phải là quá nhiều không ?

Pháp cụ đang nói là pháp Xuất thế, nó ko phù hợp với đa số mọi người, nó chỉ phù hợp với một số ít người nghiệp nhẹ, thích xuất gia. Em với cụ RongPhuongBac đang tu theo pháp Nhập thế, cái đó phù hợp với đa số mọi người hơn
Cụ ấy theo xuất thế. Giờ cụ nói em mới biết. Có điều xuất của cụ ấy với nhập của em và cụ, nó cũng như nhau. Một đằng rời xa hẳn thế tục để tu hành. Một đằng lại hòa nhập vào thế tục để tu sửa.
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,208 Mã lực
Nói thêm về việc tu tại gia và xuất gia

Người tu tại gia vẫn đi làm, vẫn sản xuất kinh doanh, nên tự nuôi sống mình. Còn người xuất gia, nếu tu ở chùa, thì là sống bằng tiền cúng dường của thiên hạ

Người xuất gia ở chùa, nếu tu đắc đạo thì rất tốt. Vì nếu đời sau họ thành Phật, thì rồi họ sẽ quay lại cứu độ rất nhiều người ở cõi Ta bà này. Vậy thì số tiền cúng dường của thiên hạ cho họ hoàn toàn ko hề bị uổng phí

Có điều, thời Mạt pháp xuất hiện nhiều tà tăng, đi tu ko lo làm thầy tu, mà muốn làm thầy cúng, thầy bói, rồi dẫn gái về chùa làm điều xằng bậy. Những người này sống bằng tiền cúng dường của thiên hạ, nên tạo ra cái Nhân rất xấu là thiếu nợ rất nhiều người. Đời sau họ có được đầu thai trở lại làm người thì cũng thành công nhân, oshin để kéo cày trả nợ lại cho thiên hạ về số tiền cúng dường đó. Giống như 1 công ty đầu tư cho một số nhân viên đi học những khóa học đắt tiền, nhưng nhân viên đó ko chịu học, ko thi đỗ chứng chỉ, thì xin mời đền bù tiền khóa học cho công ty (trước khi học, 2 bên đã thỏa thuận về các điều khoản)

Muốn biết tu hành có đắc đạo hay không, cứ xem lúc chết như thế nào thì sẽ biết. Lúc chết an lạc, thậm chí là đã được báo trước vài hôm, có thời gian đi chào mọi người. Lúc lâm chung ít đau đớn, có hương thơm bay khắp nhà, hơi ấm cuối cùng thoát ra ở đỉnh đầu, ... thì coi như đã đắc đạo. Người tu tại gia vẫn có thể đắc đạo, như cư sĩ Bàng Long Uẩn tự tại sinh tử
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,372
Động cơ
640,504 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Sáng sớm đọc tin, đầu tiên em nghĩ đến bài thơ này của Thầy… @};-
Nguyện mãi theo “bước chân an lạc” của Thầy, “hít thở” theo cách mà Thầy đã dạy, những lúc cuộc sống nếu lại vào ngõ cụt tối tăm lại quay về các bài giảng của Thầy để “thở”, để mỉm cười, để yêu thương bản thân và cuộc đời…

BÊN MÉ RỪNG ĐÃ NỞ RỘ HOA MAI
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

“Thầy đi tìm con
Từ lúc non sông còn tăm tối
Thầy đi tìm con
Khi mọi loài còn chờ đợi ánh dương lên

Thầy đi tìm con
Khi con còn đắm chìm trong một giấc ngủ triền miên
Dù tiếng tù và đã vọng lên từng hồi giục giã
Không rời non xưa
Thầy đưa mắt về phương trời lạ và nhận ra được trên vạn nẻo đường từng dấu chân của con

Con đi đâu
Có khi sương mù đã về giăng mắc chốn cô thôn
Mà trên bước phiêu linh con vẫn còn miệt mài nơi viễn xứ
Thầy đã gọi tên con trong từng hơi thở
Tin rằng dù con đang còn lạc loài đi về bên nớ
Con cũng sẽ cuối cùng tìm ra được lối trở về bên ni
Có khi Thầy xuất hiện ngay giữa đường con đi
Nhưng mắt con vẫn nhìn Thầy như nhìn một người xa lạ
Không thấy được mối túc duyên
Không nhớ được lời nguyền xưa vàng đá
Con đã không nhận ra được Thầy
Vì tâm con còn vướng bận những hình bóng xa xôi

Trong kiếp xưa con đã từng nhiều lần nắm tay Thầy rong chơi
Thầy trò ta đã ngồi thật lâu cạnh những gốc thông già trăm tuổi
Đã từng đứng yên cùng lắng nghe tiếng gió thì thào mời gọi và ngắm nhìn những cụm mây trắng bay
Con đã từng nhặt đưa Thầy những chiếc lá ngô đồng đầu thu đỏ thắm
Thầy đã từng đưa con vượt qua những khu rừng tuyết phủ giá băng
Nhưng đi đâu Thầy trò ta cũng luôn luôn trở về nơi non xưa chốn cũ, để được gần gũi sao trăng
Để được mỗi khuya gióng tiếng chuông đại hồng cho mọi loài tỉnh thức…”


(Trích bài thơ Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai
Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

Cảm động quá cụ/mợ à.
 

Dotting

Xe tải
Biển số
OF-199429
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
433
Động cơ
352,423 Mã lực
Em mới tự tập thiền được ít lâu, mỗi ngày khoảng 20 phút, nhìn chung có thể quan sát được những ý nghĩ khởi lên và lắng xuống.

Duy có điều phiền phức nhất tuy không rõ rệt như các tạp niệm đó là sự sốt ruột về thời gian thiền quán. Nó kiểu như là chỉ muốn nhanh hết giờ, tuy nhiên khá mơ hồ và đeo đẳng thường trực.

Nhờ các cụ chỉ dạy thêm cho. Em cảm ơn!
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,088
Động cơ
622,206 Mã lực
Hôm nay rảnh rỗi, em tìm được 1 bài của thầy em (trả lời cho 1 người hỏi về việc quy y), em post lên đây cho các bác tham khảo :

Tụng Kinh niệm Phật có bắt buộc phải Quy y ?

Dĩ nhiên làm Phật tử quy y là điều tốt và rất cần thiết ! Nhưng lỡ không phải quy y Thánh Tăng mà quy y Sa Tăng (quỷ) thì sao ?

Vậy chi bằng chưa gặp Thánh Tăng thì cứ quy y Thánh Tăng trong Tâm mình hay hơn !

Nếu bảo chưa quy y không được tụng kinh vậy là hóa ra Phật Pháp chỉ nhằm độ Phật Tử, còn những người ngoại đạo tà giáo thì đời đời kiếp kiếp không ngóc đầu lên được rồi ! Vậy là Tà Đạo chứ đâu phải là Phật Đạo. Thế nếu ai đó vô tình đọc được Bát Nhã Tâm Kinh rồi đại ngộ là bỏ đi ? Nhưng bỏ thế nào được khi Tâm họ ngộ thì cấm họ bằng cách nào ?

Lục Tổ ngộ Kinh Kim Cang khi giao củi, ngài mù chữ và cũng chưa quy y, nghe người đọc Ngài liền đại ngộ thì sao ??? Đến khi gặp Ngũ Tổ đắc Pháp được trao Y Bát cũng chưa quy y. Sau 16 năm thành Đạo vẫn là một cư sĩ, lúc đó mọi người biết rồi mới cạo đầu, và làm lễ quy y. Vậy thì sao ???

Tu đến khi Đắc Đạo rồi mới làm lễ quy y như Lục Tổ có vấn đề gì ??? Nếu có vấn đề sao khi ngài chưa quy y mà các vị hòa thượng lại đến đảnh lễ xin tham vấn ?

Những việc quy y, cạo trọc, mặc áo vàng, áo lam, tuy là người Phật Tử cần nhưng đó chỉ là hình thức; mục đích để khỏi bị người đời lợi dụng tự cạo đầu mặc áo vàng nhưng không có giấy tờ chứng minh, rồi đi quyên góp hoặc làm bậy khiến Đạo Phật mang tiếng thôi !!!

Việc thành Phật đâu có dành riêng cho những ai trọc đầu và cấm những kẻ có tóc ? Nếu thế thì sao Ngài Hư Vân để tóc dài mà lại là người Đắc Đạo mà ai cũng kính phục, đến sau này người ta còn cho rằng Thiền Sư như Ngài sau thế kỷ 20 không còn nữa ???

Bởi vì Phật Tâm hay Tự Tánh nó không có mặc áo vàng, áo nâu, áo lam.... Nó cũng không có quan tâm trọc đầu hay có tóc, là đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, hoặc quy y hay không quy y, hoặc đi chùa nhiều hay không đi chùa hoặc gì gì cả.... Làm gì có chuyện bạn quy y hay đi chùa nhiều thì bạn đọc tụng kinh sẽ hiểu khác và hơn bạn không đi chùa hay không quy y ??? Ngài Thần Tú chả phải đã làm thầy giáo thọ dạy các thiền sinh, tu và ngồi thiền mãi mà có hiểu Tự Tánh là cái gì đâu khi bị hỏi. Trong khi một người như Lục Tổ đối với họ là một kẻ man di (mọi rợ) vừa nghe lại hiểu ngay ! Tu Phật là tu Tâm, nên có dính dáng gì đến hình tướng của bạn ăn mặc thế nào, đàn ông hay đàn bà hoặc tuổi tác gì của bạn đâu. Nếu đã giống nhau cả tùy theo ngộ tánh (duyên) của mỗi người, thế quy y hay không quy khác nhau ở chỗ nào ???
Hiểu biết về Phật giáo như cụ cũng là nhân duyên sâu dày nhiều đời rồi.
Có điều Bài naỳ lập luận chưa đúng về quy y mà còn lẫn lộn giữa giác và giới( hoặc cách trình bày làm người đọc nhầm lẫn) do vậy tôi có vài điểm làm rõ ý của bài này. Cụ đọc không vừa ý thì mong cụ hoan hỉ nhé
1/ Việc giác ngộ của một cá nhân nào đó chưa thuộc Phật giáo, không liên quan đến giới luật của Phật chế cho tăng đoàn và các đệ tử của Phật.( trước khi Phật xuất hiện cũng đã có Phật độc giác. Là những vị không nhờ giáo pháp của Phật Thích Ca toàn giác, mà chứng ngộ)
2/ Việc giác ngộ nhờ biết đến Phật, đếm pháp và tăng ở đời này mà chưa quy y trên danh nghĩa thì trên tự tánh cũng đã quy y rồi.
3/ Còn việc đọc tụng kinh Phật khi chưa quy y, và liễu nghĩa được ngay cả khi chưa "làm lễ "quy y Phật là chuyện rất bình thường.
Vì một khi đã đọc tụng kinh Phật thì tự nhiên đã "quy y trên tự tánh"( Lý) dù vẫn chưa làm theo hoàn toàn đủ giáo quy( Sự)
Do vậy bất cứ ai biết tụng kinh . Niệm Phật đều được phước báo, cho dù chưa làm lễ quy y chính thức( trong lễ quy y người quy y còn nhận được "vô tác giới thể " điều này những vị chưa hành lễ quy y thì không có. tìm hiểu giới luật PG)
Do vậy sau khi Lục tổ được truyền y bát( thọ giới cư sỹ) ẩn cư cho đến khi nhập thế hoằng pháp lại phải làm lễ thọ đại giới rồi mới hành đạo.( như vậy gọi là lý sự viên dung)

Dĩ nhiên làm Phật tử quy y là điều tốt và rất cần thiết ! Nhưng lỡ không phải quy y Thánh Tăng mà quy y Sa Tăng (quỷ) thì sao ?
Lý và sự phải viên dung. Không có chuyện quy y nhầm Tà tăng.
Bàn về quy y
Quy y là quay về nương tựa vào 3 vảo Tam Bảo (
ba ngôi báu) trong đó Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng bảo.
Trong đó Phật bảo , pháp bảo thì ai cũng biết
Tăng bảo là toàn thể tăng đoàn, chứ không phải riêng một vị Tăng nào cả.
Do vậy nên không có chuyện quy y "sa tăng"
- đây là nhầm lẫn vô cùng sơ đẳng. Với một vị nào có thuyết như vậy, thì có thể vị ấy mượn từ dẫn dăt để gây sự chú ý cho thính chúng khi giảng. Chứ đó không phải là chân lý.
Lưu ý: khi khai thị cho thính chúng trong tục đế các bài pháp thoại sẽ luôn phải "dùng phương tiện "để giáo hoá. Nên cần phải phân biệt nó với chân đế. Để tránh hiểu nhầm .
Cho nên mới có công án "con chó của Triệu Châu" ( xem truyền đăng lục về Triệu Châu)
Chốt lại:
bất cứ ai cũng có quyền nghe và tìm hiểu Phật pháp, cho dù đó lài loài nào( người hay không phải người...) thuộc tôn giáo nào.
Một khi đã đọc tụng kinh Phật và hành theo thì đã là quy y tư tánh rồi.
Bàn về quy y tự tánh, hay giới luật... thì cần nói thêm rất dài. Mấu chốt là nhân quả. Quá khứ đã gieo duyên tích phước thì sau đó đủ duyên sẽ thọ nhận( trong giới luật Phật chế thì 1 khi thọ bồ tát giới rồi, nếu không xả bỏ thì đời sau luôn mang theo chủng tử thiện này, do vậy khi ai đó có thiện duyên liễu nghĩa Phật pháp ngay cả khi hiện tại chưa quy y, thì hoàn toàn có khả năng trong quá khứ họ đã từng quy y)
(Như cụ Gio_Dong thì trong quá khứ cũng phải tích thiện căn sâu dày mới có được sự hiểu biết như vậy.)
Nhân mùa Phật Đản. Kính chúc toàn thể cccm mỗi mỗi được an lạc.!
 
Chỉnh sửa cuối:

cỏ và mây

Xe điện
Biển số
OF-122555
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
2,213
Động cơ
40,397 Mã lực
Ý cụ là thị phi à. Có người không bận tâm (như cụ). Nhưng cũng có người bận tâm để lòng và thần thánh hóa cái sự thị phi ấy lên. Em cũng từng bị đồn thổi một thời gian nhưng về sau đập tan tành những ý nghĩ đó mà chẳng hề động chân động tay gì :D
Haha. E thấy đúng là có những người rất thần thánh hoá sự thị phi. Khi nghe thị phi về người khác thì rất hào hứng chém tưng bừng, thị phi về mình lại ôm sầu khổ.
Về cái đồn thổi e nghĩ là 1 dạng nói xấu sau lưng. Cái này em RẤT KHÔNG SỢ. Mình cũng thỉnh thoảng nói xấu sau lưng người khác mà :))). Với cả thị phi mà đúng thì kệ, họ đang nói đúng mà, biết sao đc :)). Sai thì cũng kệ, thì có đúng đâu mà bận tâm :)). Nó chỉ là chuyện mua vui cho người khác thôi :))
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Haha. E thấy đúng là có những người rất thần thánh hoá sự thị phi. Khi nghe thị phi về người khác thì rất hào hứng chém tưng bừng, thị phi về mình lại ôm sầu khổ.
Về cái đồn thổi e nghĩ là 1 dạng nói xấu sau lưng. Cái này em RẤT KHÔNG SỢ. Mình cũng thỉnh thoảng nói xấu sau lưng người khác mà :))). Với cả thị phi mà đúng thì kệ, họ đang nói đúng mà, biết sao đc :)). Sai thì cũng kệ, thì có đúng đâu mà bận tâm :)). Nó chỉ là chuyện mua vui cho người khác thôi :))
Đó là nghiệp mình gieo trước kia. Giờ người ta nói xấu về mình. Nghĩa là giải nghiệp ấy cho mình. Nhưng có người không biết, lại ôm vào nên gây phiền não cho chính mình mà thôi.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,995
Động cơ
119,603 Mã lực
Hiểu biết về Phật giáo như cụ cũng là nhân duyên sâu dày nhiều đời rồi.
Có điều Bài naỳ lập luận chưa đúng về quy y mà còn lẫn lộn giữa giác và giới( hoặc cách trình bày làm người đọc nhầm lẫn) do vậy tôi có vài điểm làm rõ ý của bài này. Cụ đọc không vừa ý thì mong cụ hoan hỉ nhé
1/ Việc giác ngộ của một cá nhân nào đó chưa thuộc Phật giáo, không liên quan đến giới luật của Phật chế cho tăng đoàn và các đệ tử của Phật.( trước khi Phật xuất hiện cũng đã có Phật độc giác. Là những vị không nhờ giáo pháp của Phật Thích Ca toàn giác, mà chứng ngộ)
2/ Việc giác ngộ nhờ biết đến Phật, đếm pháp và tăng ở đời này mà chưa quy y trên danh nghĩa thì trên tự tánh cũng đã quy y rồi.
3/ Còn việc đọc tụng kinh Phật khi chưa quy y, và liễu nghĩa được ngay cả khi chưa "làm lễ "quy y Phật là chuyện rất bình thường.
Vì một khi đã đọc tụng kinh Phật thì tự nhiên đã "quy y trên tự tánh"( Lý) dù vẫn chưa làm theo hoàn toàn đủ giáo quy( Sự)
Do vậy bất cứ ai biết tụng kinh . Niệm Phật đều được phước báo, cho dù chưa làm lễ quy y chính thức( trong lễ quy y người quy y còn nhận được "vô tác giới thể " điều này những vị chưa hành lễ quy y thì không có. tìm hiểu giới luật PG)
Do vậy sau khi Lục tổ được truyền y bát( thọ giới cư sỹ) ẩn cư cho đến khi nhập thế hoằng pháp lại phải làm lễ thọ đại giới rồi mới hành đạo.( như vậy gọi là lý sự viên dung)


Lý và sự phải viên dung. Không có chuyện quy y nhầm Tà tăng.
Bàn về quy y
Quy y là quay về nương tựa vào 3 vảo Tam Bảo (
ba ngôi báu) trong đó Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng bảo.
Trong đó Phật bảo , pháp bảo thì ai cũng biết
Tăng bảo là toàn thể tăng đoàn, chứ không phải riêng một vị Tăng nào cả.
Do vậy nên không có chuyện quy y "sa tăng"
- đây là nhầm lẫn vô cùng sơ đẳng. Với một vị nào có thuyết như vậy, thì có thể vị ấy mượn từ dẫn dăt để gây sự chú ý cho thính chúng khi giảng. Chứ đó không phải là chân lý.
Lưu ý: khi khai thị cho thính chúng trong tục đế các bài pháp thoại sẽ luôn phải "dùng phương tiện "để giáo hoá. Nên cần phải phân biệt nó với chân đế. Để tránh hiểu nhầm .
Cho nên mới có công án "con chó của Triệu Châu" ( xem truyền đăng lục về Triệu Châu)
Chốt lại:
bất cứ ai cũng có quyền nghe và tìm hiểu Phật pháp, cho dù đó lài loài nào( người hay không phải người...) thuộc tôn giáo nào.
Một khi đã đọc tụng kinh Phật và hành theo thì đã là quy y tư tánh rồi.
Bàn về quy y tự tánh, hay giới luật... thì cần nói thêm rất dài. Mấu chốt là nhân quả. Quá khứ đã gieo duyên tích phước thì sau đó đủ duyên sẽ thọ nhận( trong giới luật Phật chế thì 1 khi thọ bồ tát giới rồi, nếu không xả bỏ thì đời sau luôn mang theo chủng tử thiện này, do vậy khi ai đó có thiện duyên liễu nghĩa Phật pháp ngay cả khi hiện tại chưa quy y, thì hoàn toàn có khả năng trong quá khứ họ đã từng quy y)
(Như cụ Gio_Dong thì trong quá khứ cũng phải tích thiện căn sâu dày mới có được sự hiểu biết như vậy.)
Nhân mùa Phật Đản. Kính chúc toàn thể cccm mỗi mỗi được an lạc.!
Em chào cụ! Lâu lắm ko thấy cụ về, mà lần này cụ khác nhỉ! Cứ như là nội công tăng lên ý:)
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
782
Động cơ
396,208 Mã lực
Hiểu biết về Phật giáo như cụ cũng là nhân duyên sâu dày nhiều đời rồi.
Có điều Bài naỳ lập luận chưa đúng về quy y mà còn lẫn lộn giữa giác và giới( hoặc cách trình bày làm người đọc nhầm lẫn) do vậy tôi có vài điểm làm rõ ý của bài này. Cụ đọc không vừa ý thì mong cụ hoan hỉ nhé
1/ Việc giác ngộ của một cá nhân nào đó chưa thuộc Phật giáo, không liên quan đến giới luật của Phật chế cho tăng đoàn và các đệ tử của Phật.( trước khi Phật xuất hiện cũng đã có Phật độc giác. Là những vị không nhờ giáo pháp của Phật Thích Ca toàn giác, mà chứng ngộ)
2/ Việc giác ngộ nhờ biết đến Phật, đếm pháp và tăng ở đời này mà chưa quy y trên danh nghĩa thì trên tự tánh cũng đã quy y rồi.
3/ Còn việc đọc tụng kinh Phật khi chưa quy y, và liễu nghĩa được ngay cả khi chưa "làm lễ "quy y Phật là chuyện rất bình thường.
Vì một khi đã đọc tụng kinh Phật thì tự nhiên đã "quy y trên tự tánh"( Lý) dù vẫn chưa làm theo hoàn toàn đủ giáo quy( Sự)
Do vậy bất cứ ai biết tụng kinh . Niệm Phật đều được phước báo, cho dù chưa làm lễ quy y chính thức( trong lễ quy y người quy y còn nhận được "vô tác giới thể " điều này những vị chưa hành lễ quy y thì không có. tìm hiểu giới luật PG)
Do vậy sau khi Lục tổ được truyền y bát( thọ giới cư sỹ) ẩn cư cho đến khi nhập thế hoằng pháp lại phải làm lễ thọ đại giới rồi mới hành đạo.( như vậy gọi là lý sự viên dung)


Lý và sự phải viên dung. Không có chuyện quy y nhầm Tà tăng.
Bàn về quy y
Quy y là quay về nương tựa vào 3 vảo Tam Bảo (
ba ngôi báu) trong đó Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng bảo.
Trong đó Phật bảo , pháp bảo thì ai cũng biết
Tăng bảo là toàn thể tăng đoàn, chứ không phải riêng một vị Tăng nào cả.
Do vậy nên không có chuyện quy y "sa tăng"
- đây là nhầm lẫn vô cùng sơ đẳng. Với một vị nào có thuyết như vậy, thì có thể vị ấy mượn từ dẫn dăt để gây sự chú ý cho thính chúng khi giảng. Chứ đó không phải là chân lý.
Lưu ý: khi khai thị cho thính chúng trong tục đế các bài pháp thoại sẽ luôn phải "dùng phương tiện "để giáo hoá. Nên cần phải phân biệt nó với chân đế. Để tránh hiểu nhầm .
Cho nên mới có công án "con chó của Triệu Châu" ( xem truyền đăng lục về Triệu Châu)
Chốt lại:
bất cứ ai cũng có quyền nghe và tìm hiểu Phật pháp, cho dù đó lài loài nào( người hay không phải người...) thuộc tôn giáo nào.
Một khi đã đọc tụng kinh Phật và hành theo thì đã là quy y tư tánh rồi.
Bàn về quy y tự tánh, hay giới luật... thì cần nói thêm rất dài. Mấu chốt là nhân quả. Quá khứ đã gieo duyên tích phước thì sau đó đủ duyên sẽ thọ nhận( trong giới luật Phật chế thì 1 khi thọ bồ tát giới rồi, nếu không xả bỏ thì đời sau luôn mang theo chủng tử thiện này, do vậy khi ai đó có thiện duyên liễu nghĩa Phật pháp ngay cả khi hiện tại chưa quy y, thì hoàn toàn có khả năng trong quá khứ họ đã từng quy y)
(Như cụ Gio_Dong thì trong quá khứ cũng phải tích thiện căn sâu dày mới có được sự hiểu biết như vậy.)
Nhân mùa Phật Đản. Kính chúc toàn thể cccm mỗi mỗi được an lạc.!
Sorry các cụ, có thể do em chưa đưa cả câu hỏi vào, nên các cụ chỉ đọc câu trả lời thì dễ hiểu lầm

Bối cảnh :

Người hỏi có câu hỏi rằng : "Thưa thầy, con nghe nói rằng trước khi tụng kinh niệm Phật thì phải quy y, nếu chưa quy y thì là tu ké, như vậy có đúng không ạ ?"

Và người trả lời đã viết bài trên ("Tụng Kinh niệm Phật có bắt buộc phải Quy y ?"), để giải đáp cho thắc mắc đó, giải thoát cho cái nút thắt của người hỏi đang băn khoăn rằng "trước khi tụng kinh niệm Phật thì có phải quy y không ?"

Và bài trả lời dạng này chính là "dùng phương tiện để giáo hóa", để phá cái sự chấp trước của người hỏi. Vì Phật pháp vốn ko phải là cực đoan, ko chấp vào thái cực nào cả, chấp vào bên nào cũng là sai

Nói thêm về thủ tục quy y. Nếu làm thủ tục quy y chuẩn thì tuy mình quy y trước cả Tăng đoàn, nhưng vẫn phải có 1 vị tăng sĩ cụ thể làm nghi lễ đó. Vị tăng sĩ đó cần phải rất hiểu tính cách, con người mình, và sẽ đặt 1 Pháp danh phù hợp cho mình, mình sẽ phải sống cả đời với ý nghĩa của Pháp danh đó

Vậy nếu vị tăng sĩ đó là 1 thánh tăng thì rất tốt. Nhưng nếu là tà tăng thì mình phải nhận 1 Pháp danh ko phù hợp. Chưa kể là tà tăng đó có thể giảng pháp lung tung và sẽ dẫn mình đi sai lệch con đường. Cho nên chọn thầy để quy y cũng phải rất cẩn thận

Ngoài ra, em nghe nói các chùa bây giờ còn thu lệ phí quy y, mỗi người mấy trăm K. Nếu việc này có thật thì đó là việc tào lao. Vì nhà chùa sống bằng tiền cúng dường của thiên hạ, thì việc làm lễ quy y (cho những ai có nguyện vọng) là bổn phận của chùa

Hiện tại, em chưa làm lễ quy y đầy đủ (có tăng sĩ làm lễ, có Pháp danh chính thức). Nhưng em hay niệm Phật, trì chú, tụng Kinh, thì cũng có phần tự quy y trong các bài Kinh, chú rồi. Khi làm lễ cầu siêu cho những người thân đã mất, em cũng đã làm lễ quy y cho họ. Hôm nọ, em thấy 1 con ốc sên bò dưới sân nhà, có nguy cơ bị người khác giẫm vào, em cũng đặt nó ra chỗ an toàn. Nhưng trước khi đặt ra chỗ an toàn thì em đã làm lễ quy y cho nó, để những đời sau nó có cơ hội lên làm người và tu theo Phật pháp
 
Chỉnh sửa cuối:

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Sorry các cụ, có thể do em chưa đưa cả câu hỏi vào, nên các cụ chỉ đọc câu trả lời thì dễ hiểu lầm

Bối cảnh :

Người hỏi có câu hỏi rằng : "Thưa thầy, con nghe nói rằng trước khi tụng kinh niệm Phật thì phải quy y, nếu chưa quy y thì là tu ké, như vậy có đúng không ạ ?"

Và người trả lời đã viết bài trên ("Tụng Kinh niệm Phật có bắt buộc phải Quy y ?"), để giải đáp cho thắc mắc đó, giải thoát cho cái nút thắt của người hỏi đang băn khoăn rằng "trước khi tụng kinh niệm Phật thì có phải quy y không ?"

Và bài trả lời dạng này chính là "dùng phương tiện để giáo hóa", để phá cái sự chấp trước của người hỏi. Vì Phật pháp vốn ko phải là cực đoan, ko chấp vào thái cực nào cả, chấp vào bên nào cũng là sai

Nói thêm về thủ tục quy y. Nếu làm thủ tục quy y chuẩn thì tuy mình quy y trước cả Tăng đoàn, nhưng vẫn phải có 1 vị tăng sĩ cụ thể làm nghi lễ đó. Vị tăng sĩ đó cần phải rất hiểu tính cách, con người mình, và sẽ đặt 1 Pháp danh phù hợp cho mình, mình sẽ phải sống cả đời với ý nghĩa của Pháp danh đó

Vậy nếu vị tăng sĩ đó là 1 thánh tăng thì rất tốt. Nhưng nếu là tà tăng thì mình phải nhận 1 Pháp danh ko phù hợp. Chưa kể là tà tăng đó có thể giảng pháp lung tung và sẽ dẫn mình đi sai lệch con đường. Cho nên chọn thầy để quy y cũng phải rất cẩn thận

Ngoài ra, em nghe nói các chùa bây giờ còn thu lệ phí quy y, mỗi người mấy trăm K. Nếu việc này có thật thì đó là việc tào lao. Vì nhà chùa sống bằng tiền cúng dường của thiên hạ, thì việc làm lễ quy y (cho những ai có nguyện vọng) là bổn phận của chùa

Hiện tại, em chưa làm lễ quy y đầy đủ (có tăng sĩ làm lễ, có Pháp danh chính thức). Nhưng em hay niệm Phật, trì chú, tụng Kinh, thì cũng có phần tự quy y trong các bài Kinh, chú rồi. Khi làm lễ cầu siêu cho những người thân đã mất, em cũng đã làm lễ quy y cho họ. Hôm nọ, em thấy 1 con ốc sên bò dưới sân nhà, có nguy cơ bị người khác giẫm vào, em cũng đặt nó ra chỗ an toàn. Nhưng trước khi đặt ra chỗ an toàn thì em đã làm lễ quy y cho nó, để những đời sau nó có cơ hội lên làm người và tu theo Phật pháp
Cụ gặp có con ốc sên. Em gặp con ong bắp cày lưng toàn xăm trổ vằn vện. Đoán nó không tự nhiên mà đến. Em lo lắng sợ hãi nên nhắm mắt đọc chú mấy hồi. Dăm phút sau mở mắt thì nó đã bay đi mất biệt. Loài này tiếng cánh như trực thăng, khác hẳn loài thường. Không nhầm em gặp loài chúa tể chứ không phải dòng ong thợ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top