Sorry các cụ, có thể do em chưa đưa cả câu hỏi vào, nên các cụ chỉ đọc câu trả lời thì dễ hiểu lầm
Bối cảnh :
Người hỏi có câu hỏi rằng : "Thưa thầy, con nghe nói rằng trước khi tụng kinh niệm Phật thì phải quy y, nếu chưa quy y thì là tu ké, như vậy có đúng không ạ ?"
Và người trả lời đã viết bài trên ("Tụng Kinh niệm Phật có bắt buộc phải Quy y ?"), để giải đáp cho thắc mắc đó, giải thoát cho cái nút thắt của người hỏi đang băn khoăn rằng "trước khi tụng kinh niệm Phật thì có phải quy y không ?"
Và bài trả lời dạng này chính là "dùng phương tiện để giáo hóa", để phá cái sự chấp trước của người hỏi. Vì Phật pháp vốn ko phải là cực đoan, ko chấp vào thái cực nào cả, chấp vào bên nào cũng là sai
Nói thêm về thủ tục quy y. Nếu làm thủ tục quy y chuẩn thì tuy mình quy y trước cả Tăng đoàn, nhưng vẫn phải có 1 vị tăng sĩ cụ thể làm nghi lễ đó. Vị tăng sĩ đó cần phải rất hiểu tính cách, con người mình, và sẽ đặt 1 Pháp danh phù hợp cho mình, mình sẽ phải sống cả đời với ý nghĩa của Pháp danh đó
Vậy nếu vị tăng sĩ đó là 1 thánh tăng thì rất tốt. Nhưng nếu là tà tăng thì mình phải nhận 1 Pháp danh ko phù hợp. Chưa kể là tà tăng đó có thể giảng pháp lung tung và sẽ dẫn mình đi sai lệch con đường. Cho nên chọn thầy để quy y cũng phải rất cẩn thận
Ngoài ra, em nghe nói các chùa bây giờ còn thu lệ phí quy y, mỗi người mấy trăm K. Nếu việc này có thật thì đó là việc tào lao. Vì nhà chùa sống bằng tiền cúng dường của thiên hạ, thì việc làm lễ quy y (cho những ai có nguyện vọng) là bổn phận của chùa
Hiện tại, em chưa làm lễ quy y đầy đủ (có tăng sĩ làm lễ, có Pháp danh chính thức). Nhưng em hay niệm Phật, trì chú, tụng Kinh, thì cũng có phần tự quy y trong các bài Kinh, chú rồi. Khi làm lễ cầu siêu cho những người thân đã mất, em cũng đã làm lễ quy y cho họ. Hôm nọ, em thấy 1 con ốc sên bò dưới sân nhà, có nguy cơ bị người khác giẫm vào, em cũng đặt nó ra chỗ an toàn. Nhưng trước khi đặt ra chỗ an toàn thì em đã làm lễ quy y cho nó, để những đời sau nó có cơ hội lên làm người và tu theo Phật pháp
Cụ nên tìm hiểu giới luật, thế nào là quy y đúng p
Sorry các cụ, có thể do em chưa đưa cả câu hỏi vào, nên các cụ chỉ đọc câu trả lời thì dễ hiểu lầm
Bối cảnh :
Người hỏi có câu hỏi rằng : "Thưa thầy, con nghe nói rằng trước khi tụng kinh niệm Phật thì phải quy y, nếu chưa quy y thì là tu ké, như vậy có đúng không ạ ?"
Và người trả lời đã viết bài trên ("Tụng Kinh niệm Phật có bắt buộc phải Quy y ?"), để giải đáp cho thắc mắc đó, giải thoát cho cái nút thắt của người hỏi đang băn khoăn rằng "trước khi tụng kinh niệm Phật thì có phải quy y không ?"
Và bài trả lời dạng này chính là "dùng phương tiện để giáo hóa", để phá cái sự chấp trước của người hỏi. Vì Phật pháp vốn ko phải là cực đoan, ko chấp vào thái cực nào cả, chấp vào bên nào cũng là sai
Nói thêm về thủ tục quy y. Nếu làm thủ tục quy y chuẩn thì tuy mình quy y trước cả Tăng đoàn, nhưng vẫn phải có 1 vị tăng sĩ cụ thể làm nghi lễ đó. Vị tăng sĩ đó cần phải rất hiểu tính cách, con người mình, và sẽ đặt 1 Pháp danh phù hợp cho mình, mình sẽ phải sống cả đời với ý nghĩa của Pháp danh đó
Vậy nếu vị tăng sĩ đó là 1 thánh tăng thì rất tốt. Nhưng nếu là tà tăng thì mình phải nhận 1 Pháp danh ko phù hợp. Chưa kể là tà tăng đó có thể giảng pháp lung tung và sẽ dẫn mình đi sai lệch con đường. Cho nên chọn thầy để quy y cũng phải rất cẩn thận
Ngoài ra, em nghe nói các chùa bây giờ còn thu lệ phí quy y, mỗi người mấy trăm K. Nếu việc này có thật thì đó là việc tào lao. Vì nhà chùa sống bằng tiền cúng dường của thiên hạ, thì việc làm lễ quy y (cho những ai có nguyện vọng) là bổn phận của chùa
Hiện tại, em chưa làm lễ quy y đầy đủ (có tăng sĩ làm lễ, có Pháp danh chính thức). Nhưng em hay niệm Phật, trì chú, tụng Kinh, thì cũng có phần tự quy y trong các bài Kinh, chú rồi. Khi làm lễ cầu siêu cho những người thân đã mất, em cũng đã làm lễ quy y cho họ. Hôm nọ, em thấy 1 con ốc sên bò dưới sân nhà, có nguy cơ bị người khác giẫm vào, em cũng đặt nó ra chỗ an toàn. Nhưng trước khi đặt ra chỗ an toàn thì em đã làm lễ quy y cho nó, để những đời sau nó có cơ hội lên làm người và tu theo Phật pháp
Không đủ tư cách giới sư. Không đại diện cho ai cả, chưa chứng ngộ mà đòi làm lễ quy y cho người khác loài khác? Ở đâu ra cái quan điểm này?
Bây giờ 1 ông nào đó tự ý cho một kẻ bất kỳ nào Hoc trường Am mà không có sự đồng ý của hiệu trưởng không? Tự một ai đó tuyên bố cho một em bé nào đó tốt nghiệp Harvard ? Chuyện này có xảy ra không? Hay đó là trò chơi hồi nhi đồng?
Nói thêm về thủ tục quy y. Nếu làm thủ tục quy y chuẩn thì tuy mình quy y trước cả Tăng đoàn, nhưng vẫn phải có 1 vị tăng sĩ cụ thể làm nghi lễ đó. Vị tăng sĩ đó cần phải rất hiểu tính cách, con người mình, và sẽ đặt 1 Pháp danh phù hợp cho mình, mình sẽ phải sống cả đời với ý nghĩa của Pháp danh đó
Đoạn này hơi khiên cưỡng và không đúng.
Khi truyền giới , thì vị đó đại diện cho sa môn để truyền giới. Không phái lấy giới của vị đó ra mà truyền. Đây lài sai 1( tìm hiểu giới luật và nghi lễ PG)
Pháp danh không ảnh hưởng đến gới hạnh của tu sỹ. Bất quá trong thế tục là 1 cái tên. Nếu ai đó có Tên là Vương thì ông ta phải là vua sao? Hay phải tự phong mình là vua? Tương tự chuyện xưa khó nuôi các cụ cứ gọi thằng cu con hĩm, và tại sao có cu có hĩm vẫn cứ vô sinh?
Nên cái lý cái sự mâu thuẫn rồi.
Do vậy em mới lấy công án Triệu Châu. Khi người này hỏi con "chó có phật tính không". Ông đáp không.
Sau đó người khác hỏi "con chó có phật tánh không? "Ông lại đáp có
Như vậy cùng một câu hỏi mà 2 người khác nhau hỏi Triệu châu cho 2 đáp án khác nhau.
Qua đó ta liên tưởng nôm na trong thế tục ta kể chuyện thần tiên cho trẻ con nghe. Còn khi lớn ta lại phủ nhận chuyện trẻ con đó.
Chính vì vậy nên có thời gian cụ nên tham vấn lại thầy đó.
Chuyện quy y mà chùa nào thu tiền thì cần tìm hiểu rõ. Vì cụ chưa hiểu quy tắc nên mới phát ngôn cảm tính thôi. Cụ cứ vào thiền viện Trúc Lâm, xem quy y họ có thu tiền không rồi phán nhé.
Vừa tháng 4-2022 có làm lễ cho hơn 4000 người quy y và thọ giới( gọi là đại giới đàn Thiện Hoa 2022) cụ hỏi xem có ai mất xu nào không ? Có ai phải nhịn đói hay khát không? Kể cả người dân hiếu kỳ vào xem.
Chưa kể còn chuyển gạo từ thiện cho bà con nghèo ở khắp vùng nữa. Cụ nên tìm hiểu những điều em nói xem, có đúng hay sai?
các bà con nghèo nhận được bao nhiêu gạo trong đơt đó?
nhưng gì cụ chưa biết còn nhiều lắm. Cần tìm hiểu kỹ rồi bàn sẽ khách quan hơn.
cảm ơn cụ chia sẻ quan điểm riêng.