mợ nên tham khảo một giáo trình chính thống.
Vì mợ đã từng làm công tác giảng dạy nên điều này dễ hiểu hơn. Tiếng Anh thì mỗi người tiếp cận một cách khác nhau, trẻ con khác, người đi du học khác, người đi du lịch khác, người làm kỹ thuật khác, người yêu thích khác, mà người học vì đó là chướng ngại khác, người ở môi trường không dùng tiếng anh khác, mà người ở môi trường nói tiếng anh hàn ngày khác.......nhưng mục tiêu là được tự do không bị trói buộc bởi rào cản ngôn ngữ
Tất cả mọi việc giáo dục đều đi từ thấp đến cao đều có lý do, tuy nhiên căn cơ và sở thích mỗi người mỗi khác, nên cách họ tiếp cận vào cũng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nếu có cái nhìn tổng quan thì sẽ dễ có một sự nhìn nhận toàn diện vấn đề hơn.
Giáo trình này là một trong các giáo trình như vậy
thuvienhoasen.org
Hiện mợ đang xem phần Chánh niệm nó thuộc phần cuối cùng của Thanh Văn thừa Phật giáo, trong phần bát chính đạo. Tức là mợ bỏ qua phần Nhân thừa và Thiên thừa nên mợ mới hay hỏi như vậy.
Ngoài ra, chỉ xem giáo trình không là không đủ, phải xem thêm pháp thoại vì tùy theo căn cơ, duyên nợ mỗi người mà các thầy có những cách truyền tải nội dung khác nhau nhưng không ngoài mục đích giúp các phật tử hiểu được ý nghĩa sâu sắc của Phật pháp và dần già nếm được hương vị giải thoát mà trước hết là sự an lạc trong tâm thức.
Hãy nghe nhiều pháp thoại của nhiều người, mợ sẽ tìm ra cái phù hợp cho m.
Ví dụ: pháp thoại của thầy Thích Nhât Hạnh cũng khá đặc biệt, em phải nghe đến hàng chụclần các lần giảng của thầy trước các giáo sư, tiến sĩ trường cao cấp chính trị mới hiểu được tại sao thầy lại giảng như vậy.
Đơn giản, họ là những người chấp ngã quá cao, các chủng tử đoạn kiến ăn sâu vào tiềm thức nên với họ, có khi phải nói đơn giản hơn cả các cháu tiểu học.
Cũng vậy, xã hội phương Tây chủ trương đề cao cái tôi, mà Phật giáo ngược lại, coi cái tôi lớn là trở ngại rất lớn trên con đường tu học. Nên khi giảng cho đối tượng đó, cách thức truyền đạt nó phải khác. trước các phật tử đã quy y có niềm tin lớn vào Phật giáo và quyết tâm tu học
Thông thường, khi bắt đầu tu học nên có những suy ngẫm xem, m đang ở trong hoàn cảnh thuận duyên hay nghịch duyên, căn tính mình thuộc hàng Tiểu thừa hay Đại thừa, rồi pháp môn nào phù hợp với mình....Và có một tin vui mợ nên biết là nếu rơi vào trường hợp nghịch duyên thì hãy mừng vì quả đạt được sẽ lớn hơn trường hợp thuận duyên nếu mợ vui vẻ chấp nhận nghịch cảnh và yên tâm tu học.