Bàn thêm về Tu Tịnh độ:
Tu tịnh độ, là pháp môn tu hành chủ yếu là ăn chay, niệm Phật. Hiện nay, việc giảng dạy tu tịnh độ có chỗ đúng chưa đúng, gây lúng túng cho Phật tử, hoặc tín đồ Phật Giáo, gây hoài nghi cho người không hiểu Đạo.
- Nhiều người thường hiểu : tịnh độ chủ yếu là niệm Phật, Theo các Thầy tu xuất gia (chuyên tâm) niệm Phật phải đáp ứng 12 yêu cầu sau: (tóm lược), không cần đọc thì nhảy qua…
https://phatgiao.org.vn/kim-chi-nam-tren-con-duong-tu-tinh-do-d41995.html
1. Niệm liên tục (không gián đoạn):
2. Ðức Phật khuyên ta nên xưng danh hiệu A Di Đà Phật.
3. niệm Phật là: Ý nghiệp làm lành, Khẩu nghiệp làm lành,Thân nghiệp làm lành.
4. Lúc niệm Phật phải:– Khẩn thiết, chí thành.– Không xen lẫn tạp tưởng.
5. trong tâm lúc nào cũng niệm …Ðến khi lâm chung, Khi vừa tắt thở thì thần thức nương theo câu niệm Phật mà đi, sẽ được vãng sanh về cực lạc… .
6. a. muốn được vãng sanh thì chánh yếu phải chuyên tâm niệm Phật… còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành …
7. a. Người niệm Phật quyết chí Sáng niệm, tối niệm, đi niệm, ngồi niệm…
8. Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức
9. Nên biết pháp môn tịnh độ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, nghèo, giàu.
10. a. niệm Phật nên:+ đúng cách. tâm thanh tịnh. Đừng chạy theo hình thức, chân thật. + Giữ lòng ngay.+ Dứt hạnh ác. + Nhiếp tâm trừ tán loạn.+ Dứt được nghiệp.
11. a. Pháp môn niệm Phật Chỉ cần: Tin Sâu, Nguyện Thiết và cố gắng thực hành .
– Buông bỏ thân, tâm, – Không Tham, Sân, Si. – Không cãi cọ, hơn thua, – Không gián đoạn.– Không vọng tưởng, – Không bị các đường tu khác làm cho mê hoặc.
12. a. Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh.
là tin Phật sẽ được Phật tiếp dẫn, giải thoát.vãng sanh, kq thành Phật. Niệm Phật suốt cả đời.
Nguyện là tâm của mình ưa thích Cực Lạc có ý mong cầu (được sanh về)./.
………….
Pháp môn tịnh độ, niệm Phật nêu trên dành cho người xuất gia, rũ bỏ bụi trần, chuyên tâm tu hành người thường chỉ áp dụng được một phần nhỏ. Cài chính không theo (tu tâm, tịnh tâm), lại theo hình thức (niệm Phật) nên thường tu không chắc kết quả, chứ đừng nói gì tới vãng sanh cực lạc…
Nếu suy nghĩ kỹ lời Phật dạy không đúng như thế! Làm gì niệm Phật mà vãng sanh (điều 5; 12), Xét hàng ngàn năm nay đã ai thây người
Dân thường nào chỉ niệm Phật mà Vãng sanh cực Lạc chưa? (về cõi niết bàn).
Người bình thường khi sống đã tạo bao nhiêu ân tình, oan gia, nghiệp quả, tốt xấu có. Cho người mượn nợ nhưng cũng mắc nợ nhiều về ân tình, về tiền bạc. Khi Niệm Phật không để xóa hết nợ vay để về cực lạc, còn món nợ trong đời (cả về tiền, về tình nghĩa VC, Cha-mẹ, bạn bè,…) thì sao? Nhà tu, khi tái đầu thai, xuất gia từ nhỏ còn vướng duyên nợ tiền kiếp, còn vướng ân tình cha mẹ, anh em, đồng tu, tín chủ,… vẫn có thể gặp thị phi, oan gia phải trả, vẫn mắc nghiệp phải trả (tai tiếng, nạn tai, bệnh tật, giảm thọ,…) huống gì thường nhân, sao niệm Phật có thể rũ hết để về cực lạc được. Chẳng lẽ niệm Phật là trả được nợ ? Nghĩ thật phi lý, không hợp lẽ tự nhiên.
Đúng ra niệm Phật, và ăn chay là: nhắc nhở ta luôn nhớ tới Đức Phật, lo giữ mình, tu tâm sửa tánh, chăm làm điều thiện. Niệm thường xuyên, thì ta luôn tự nhắc mình, kết hợp tu tâm, hành thiện sẽ gieo nhân lành trong tâm, lâu ngày thành tâm Bồ đề, từ đó mới từ bỏ tham sân si, chuyên tâm tu tập, tạo âm đức. Âm đức dày thì con cháu mình và bản thân kiếp sau sẽ được hưởng Phước. Là tinh tấn tu hành, thân tâm thanh tịnh an nhiên, khởi phát tâm Bồ đề.
Nên Tu Tịnh độ có đúng và không đúng, phải tự suy ngẫm đường đạo của mình, nhắm mắt nghe giảng chảng khác nào con vẹt tập tu.
Đúng là : Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.