[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

nhs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782886
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
57
Động cơ
30,899 Mã lực
Tuổi
56
1. Em xin phản bác quan điểm của cụ như sau : Nguyên nhân của Khổ là do chúng sinh có " bản ngã " và vì sao chúng sinh lại có cái " bản ngã " ? vì do có sự ' vô minh " của chúng sinh. Vậy điều cốt lõi là muốn diệt " Khổ " thì phải diệt " Vô minh ".

Vậy nếu như Nam Tông diệt ' vô minh " chỉ bằng " tự lực " thì Bắc Tông ngoài tự lực còn mượn thêm " Tha lực " vì quan điểm thời mạt pháp thì chỉ " tự lực " thôi thì không đủ sức mạnh diệt ' vô minh " cần có sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên ở bên ngoài , ví dụ như Mật Tông thì trò mượn " tha lực " từ thầy và từ cõi ' siêu nhiên" , Thiền Tông mượn " tha lực " từ Thiền sư dẫn đạo và " thời tiết nhân duyên" . Các vị tỳ tăng ni Tịnh Độ Tông thực hiện tu tập chính là là " tự lực " trong quá trình tụng kinh, trì chú, niệm phật cũng giống như các vị Nam Tông thực hiện và các " tha lực " do các vị Bồ tát, Phật mang đến có tác dụng hỗ trợ để diệt ' Vô minh ".

2. Cái này cụ lẫn lộn giữa Phật tử và Tăng ni. Em khẳng định các vị Tăng Ni Tịnh Độ Tông cũng ăn chay hàng ngày, và không những chẳng đi " khất thực " mà ngược lại còn tự lực " tự túc thức ăn " qua việc trồng cấy. Các Phật tử của Nam Tông cũng chẳng ' ăn chay" hàng ngày. Ví dụ như bún nước lèo của người Khmer ,hay món " tép nhảy " của người Thái.

3. Em cũng mong cụ tìm hiểu thêm về các tông phái trong hệ Đại thừa và có cái nhìn khách quan hơn.
Một ví dụ: như cụ đạp xe từ A đến B, trong đêm tối , đó là tự lực. Nhưng đi trong đêm tối khá nguy hiểm nếu xe không có đèn chiếu sáng. Vì vậy cụ lắp thêm cho xe cái đèn chiếu sáng, đó là cụ đã mượn thêm " tha lực " để đi từ A đến B cho thêm phần an toàn.
Trong vòng 12 nhân duyên : vô minh - hành - thức.. ái, hữu... thì bắt cứ duyên nào bị diệt thì vòng 12 nhân duyên sẽ tan rã, nếu Ái diệt thì Hữu diệt.. vô minh sẽ diệt, như vậy vô minh diệt, hay ái diệt đều ko khác nhau để tiến đến Sinh bị diệt.

Trong Kinh Trung Bộ Bổn Sư có dạy " Sầu - Bi-Khổ - Ưu Não đều xuất phát từ ái và hiện hữu trong Ái" tại sao Bổn Sư lại đề cập ở ái, vì nơi đó hành giá dễ tu tập, và quán chiếu các ác Pháp do Ái sinh khởi.

Trong Trung Bộ kinh, Bổn Sư đã bác bỏ tha lực khi thảo luận với các Bà La môn, và khuyên các đề tử tránh xa, chỉ nương tựa Chánh Pháp ( Phật, Pháp, Tăng) tự tu, tự chứng, ko nương tựa 1 ai.

Còn vấn đề ăn uống, khi đi khất thực, người cúng dường có gì ăn đó, ăn ko vì sung sướng, sắc đẹp.. chỉ vì bảo hộ thân.

Người đi trên đường Đạo, đương nhiên đều biết đích den, Pháp môn khác nhau đích den sẽ khác nhau, người có Tác ý khi đọc qua các Pháp môn sẽ biết mục đích den của nơi đến.

Tôi cũng xin nhắc lại là tôi ủng hộ mọi Pháp môn, nhưng ko thể lẫn lộn các Pháp môn cho là 1.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Thiền Tông mượn " tha lực " từ Thiền sư dẫn đạo và " thời tiết nhân duyên" . Các vị tỳ tăng ni Tịnh Độ Tông thực hiện tu tập chính là " tự lực " trong quá trình tụng kinh, trì chú, niệm phật cũng giống như các vị Nam Tông thực hiện và các " tha lực " do các vị Bồ tát, Phật mang đến có tác dụng hỗ trợ để diệt ' Vô minh ".
Trong Trung Bộ kinh, Bổn Sư đã bác bỏ tha lực khi thảo luận với các Bà La môn, và khuyên các đề tử tránh xa, chỉ nương tựa Chánh Pháp ( Phật, Pháp, Tăng) tự tu, tự chứng, ko nương tựa 1 ai.
Em e là 2 bác đang nói cùng 1 vấn đề nhưng diễn giải khác nhau nên lại tưởng là không cùng quan điểm.

Giả dụ, em giả dụ thôi, 2 bác cùng đã Quy y Tam bảo. Vậy khì có gì khác nhau nhỉ, hoặc giả một người lạy Phật Thích Ca và một người lạy Phật A di đà, có gì khác nhau đâu, pháp thân phật là dung thông với nhau, pháp, kinh dung thông với nhau. (Em thì lạy cả 2, mà trong giáo trình em học cho phép lạy tới 3 phật) :D

Nếu bảo một người chưa Quy y Tam bảo và một người đã Quy y Tam bảo khác nhau thì em còn dễ hiểu.
Vấn đề là em không thấy có sự khác nhau khi ta có cùng vô số quan điểm chung: Quy y Tam bảo, Ngũ giới, nhân quả, luân hồi, vô thường, vô ngã......

Còn các Pháp đều là pháp phương tiện, nó đâu có thể giống nhau vì các chúng sinh căn cơ rõ ràng là khác nhau. Nam thanh niên hoặc trung niên sẽ khác môt cụ già 70-80 thậm chí 90 tuổi. Thanh niên thì đủ sức ngồi thiền, còn các cụ chỉ có khả năng niệm phật. Ngược lại có thanh niên thích niệm phật và cũng có cụ 80 tuổi vẫn ngồi thiền như thường vì thanh niên mới tiếp thu Phật pháp còn cụ già đến đời này đã tu được mấy kiếp rồi thì sao?

Em không hiểu là các bác đang tranh luận vấn đề gì.
Còn nếu giả dụ Nam Tông không công nhận các giáo lý Bắc Tông, chả sao, việc đó đã có các vị trên ta lo. Ta lo làm quái gì cho mệt Trong khi Giáo hội và UB Hoằng pháp Phật giáo VN đều đang tồn tại song song cả 2 trường phái
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
@ Bang lang chưa hiểu quy y là gì thì nghe " Thầy ông nội" giải thích He He
Đạo Phật thì số người tham gia vào chuyển hóa xấu thành tốt thì nhiều vô số.
Nhưng có Đạo khác, bác cứ thả hạt giống, thành viên ưu tú vào thì được một thời gian nó lại thành củi thế mới nguy
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Đợt này thấy các cụ trong thớt bàn luận rôm rả mà không căng thẳng, hoàn toàn trên cơ sở trao đổi thông tin, vui quá.

Để phân biệt đúng sai giữa phương pháp Thiền và phương pháp tu Tịnh độ, em thấy chúng ta nên quay về lời dạy ngắn gọn của Phật Gotama:

Tránh làm tất cả các điều ác, siêng làm điều thiện lành, không ngừng thanh lọc tâm.

Điều 1: Tránh làm tất cả các điều ác. Đây chính là giữ Sila (Giới). Sīla là đạo đức, giới hạnh, không làm bất cứ điều gì từ lời nói đến hành động gây tổn hại cho người khác. Ba phần trong Bát Chánh Đạo kết hợp thành Sīla là Sammā vācā (Chánh ngữ), Sammā kammanta (Chánh nghiệp) và Sammā ājīva (Chánh mạng).

Điều 2: Siêng làm điều thiện lành. Samādhi, sự làm chủ được tâm. Ta phải học cách trở thành chủ nhân của chính tâm mình, cách định tâm trên nền tảng đạo đức. Định được tâm trên nền tảng thanh tịnh này, chính là Samādhi. Ba yếu tố khác của Bát Chánh Đạo thuộc về phần Samādhi này là SammāVāyāma (Chánh tinh tấn), Sammā Sati (Chánh niệm) và Sammā samādhi (Chánh định).
(Có nhiều tranh cãi cho rằng siêng làm điều thiện lành cùng nằm với giữ giới, và Định (samadhi) nằm ở phần tu tập, nhưng thôi đây là quan điểm của mỗi trường phái, không nên tranh cãi xem phân định vào đâu).

Điều 3: Không ngừng thanh lọc tâm. Trong 3 phần của Dhamma thuộc Bát Thánh Đạo có 3 yếu tố thuộc Sīla (Giới hạnh), có 3 yếu tố thuộc Samādhi (Định tâm) và 2 yếu tố còn lại thuộc về Paññā (Trí tuệ). Đó là Sammā saṅkappo (Chánh tư duy) và Sammā-diṭṭhi (Chánh kiến).

Đối chiếu với các phân tích về Tịnh độ của các bạn bên trên, em thấy cũng làm được rất tốt phần 1 (Tránh làm điều ác) và làm được 1 phần điều 2. Khi các bạn tu tập theo phương pháp niệm, có thể tâm sẽ định được đến 1 mức độ nào đó và 1 phần các Hành (Sankhara) sẽ được thanh lọc. Do đó, nhiều bạn khi mới vào tu tập Tịnh độ sẽ vẫn thấy hiệu quả. Mặt khác, với lượng người tham gia tu tịnh độ đông như hiện nay thì các thế lực hỗ trợ sẽ mạnh hơn, nên bên cạnh các điều trên còn giúp cho người tu tập đạt được mục đích riêng, kiểu cầu gì được nấy.

Vì không thanh lọc hết được Tâm, vẫn còn lại các Hành dẫn đến tái sinh, trong kinh của Tịnh độ mới đưa ra khái niệm, sau khi vãng sanh về cực lạc thì còn bao nhiêu nghiệp nhờ Phật chủ quản giúp chuyển hóa nốt. Ngược lại theo phương pháp tu thiền thì phải tự mình giải quyết hết được Sankhara của mình thì mới đạt quả vị Arahan, chấm dứt luân hồi (đây là trường hợp của ông Ananda).

Túm lại, các bạn tu Tịnh độ cũng được, tu thiền cũng được. Nếu làm đúng theo được những lời dạy "Tránh làm tất cả các điều ác, siêng làm điều thiện lành" này thì đã là tốt lắm rồi.

Kể lại câu chuyện ngày xưa, Đức Phật Gotama đi nghiên cứu để tìm hướng giải thoát. Biết đích đến là giải thoát nhưng chưa tìm được con đường thẳng nhất, ngắn nhất đi đến mà phải đi tìm loanh quanh trước (tu khổ hạnh, thiền vô sắc đến tầng 7 và tầng 8), rồi mới tìm ra phương pháp giải quyết nốt để đạt giải thoát. Sau đó, Đức Phật mới chỉ cho con đường ngắn nhất để đạt được giải thoát. Tuy nhiên, sau này các thầy mới sáng tạo nhiều đường đi khác bằng các môn phái (tịnh độ, mật tông) vì nhiều lý do (kết hợp với tín ngưỡng tâm linh của vùng đó, điều chỉnh cho phù hợp với căn cơ của người thực hành,...). Cũng giống như 1 khách du lịch, từ ngã tư Bạch Mai, phố Huế muốn lên hồ Hoàn kiếm thì cứ đi thẳng phố Huế là đến. Nhưng có khi lại đi đường khác vòng lên tận Hồ Tây vì trên đấy có đạp vịt, vui hơn.
Đúng r cụ, kiểu như nền văn hoá VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đó, từ cái cơ bản mà sau này người ta chế biến thêm thắt.. sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh để mọi người dễ tiếp thu hơn :D
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Đạo Phật là đạo từ bi, tự mình tu, tự giác ngộ, là con đường giải thoát chúng sanh khỏi con đường khổ. Các giới trong các cõi đều muốn tu theo Phgaajt để tinh tiến. Nhưng để hiểu được đạo, tu cho đúng cũng không phải dễ.

Người có tâm Phật cũng muốn tu. Người có tâm ma cũng muốn tu. Cùng 1 Dạo, cùng 1 kinh nhưng hai giới này hiểu Đạo và tu Đạo cũng khác.

Người có tâm ma, (thậm chí các vong ma) cũng đều muốn tu, cũng thuộc, cũng biết nhiều kinh, kiến thức có nhưng hiểu không đúng, hành không đúng. Thực hành đủ Thiền , tịnh mật, nhưng thiếu căn cơ, tâm nếu vẫn là tâm ma, dù có tu tập một đời, ăn chay, niệm Phật (hoặc vài chục năm), thậm chí thành Thầy tu, có chức sắc nhưng sẽ không có tiến bộ, không đạt chánh quả (về mặt tâm linh, Âm đức), kết quả là số không. Chết vẫn bị xét xử công tội như người bình thường.

Người có tâm Phật, cũng biết tu, kinh thì biết ít nhiều, chủ yếu là ngộ được Đạo, ngộ cái tâm Phật, chẳng cần luyện Pháp gì, hoặc chỉ thiền để giữ tâm tĩnh lặng, tăng cường sức khỏe, chăm lo tu tâm sửa tính, từ bỏ tham, sân, si. Ăn nói khiêm nhường, Giừ gìn đao hiếu, lo thờ cúng Cửu huyền (Ông bà, cha mẹ), làm người gương mẫu, Biết Trời (Thiên), biết Phật, lo làm Phước, giúp đỡ người hoạn nạn, kính trên nhường dưới, hòa nhã với mọi người,... lo tu nhân tích đức tu mà không cầu danh lợi, không mong Niết bàn, không cầu vãng sanh cực lạc (mấy ai hiểu đó là ntn), chỉ biết tu để sửa mình, để sống tốt, để giúp người. Đó là niềm vui, là hạnh phúc. Chết không quan tâm sẽ về đâu.... đó mới là tâm Phật, đó mới là tu đúng.
Người Tâm Phật với tâm ma đều là người tu, đều thuộc làu kinh sách, giảng đạo thông suốt, kiến thức uyên thâm hành pháp giỏi giang, một đời tu tập, nhưng tâm tính khác nhau, tấm lòng cũng khác. Trời Phật cũng chứng khác nhau. Bên tu đúng, bên tu sai, người đậu, người rớt.

Đời thường khó mà phân biệt. Bản thân lại càng khó biết, đó là u mê, là ma tâm dẫn dắt. Là cái ngộ, anh minh, cái thấu hiểu của mỗi người. Hỏi rằng xưa nay tu nhiều, đắc đư3ợc bao nhiêu? (Trừ Đức Phật, Bồ tát, và các Là hán trong kinh sách) . Các Cụ thủ ngẫm trong 200 năm trở lại, các nước, và VN có Thầy tu, hòa thượng nào, sau khi mất đã hóa thành Bồ tát, thành Phật (hoặc đắc đạo), hiển linh về cứu cứu chúng sanh hoặc dẫn dắt chúng sanh hay con cháu trong nhà chưa? như ngài Bổn sư hoặc Mẹ Quan Âm Bồ Tát?
Đắc quả thành đạo đâu phải dễ, có thể vì các Hòa thượng còn phải tiếp tục tu tập thêm nhiều kiếp, ở Trần gian hoặc ở cõi vô hình (không phải là cõi Phật, vì nếu lên cõi đó thì Thầy đó đã đắc đạo), Thế mà nhiều người vẫn nghĩ chỉ niệm Phật, Thiền, Mật mà được vãng sanh cực lạc thoát khỏi luân hồi, sinh tử! Ví như cấp 1 chưa qua đòi lên Thạc sỹ, thật không tưởng.
Trong Chúng sinh tâm Phật, tâm Ma lẫn lộn. Có khi Ma nhiều hơn Phật mà bản thân không biết, nên mới hay có từ là thời mạt pháp, thời đại hỗn độn. Phật dạy hãy tu bằng trí tuệ, bằng sự minh mẫn, hiểu Đạo và ngộ Đạo. Đừng để cái vô minh và cái tâm ma dẫn dắt, sẽ đi sai đường, uổng công tu tập.
Đây là ý kiến của Em trên cơ sở tìm hiểu cái Đạo, cái thế giới và lịch sử loài người của cá nhân. Không tranh luận về kinh sách, hay quan điểm riêng của tôn giáo. Tùy duyên...
Hoan hỉ quá ạ.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Sự thật về Phật A di Đà thì sao? giới khảo cổ đã tìm thấy các mảnh tượng Phật Adi Dà có niên đại trên 2000 năm.
Bàn sơ Kinh Phật và Kinh A Di Dà một chút
Trước tiên phải biết rằng, Tất cả các Kinh (bài pháp) Phật đều là phương tiện để cho chúng sanh thực hành tu tập để giải thoát. Mà một khi đã là phương tiện thì chúng ta phải biết vận dụng các phương tiện đó phục vụ tu tập. Cứ không chấp nhất, hiểu sai ( Kinh ALAGADDŪPAMASUTTA )
Để không phụ lòng từ bi của Phật đã bỏ suốt cả đời ra để giáo hóa cứu khổ. chứ không phải không chịu tìm hiểu thực hành, mà đọc chỉ để thể hiện, hoặc xét nét bằng cái nhìn thiển cận rồi ngờ oan cho Phật cho tổ.
Vì Đức Phật có tam minh, nên ngài quán xét và biết phải giáo hóa thể nào với từng người cụ thể, nên thuyết pháp Phật biết rõ. Pháp như vầng thái dương, chúng sanh tùy vào năng lực tiếp thu mà cây ở tầng cao thì cần nhiều, cây ở tầng thấp cần ít, cây thì dưới nước,cây trên cạn mỗi mỗi đều nương vào ánh thái dương mà phát triển. do vậy không phải bài Pháp nào cũng áp dụng bừa bãi được( . ví như cây cần ánh sáng ít mà bị nắng chiếu vào quá thi khô héo...Nên kinh Kalamẩ ra đời với những người thiếu niềm tin. Có người lại như xương rồng thì càng nắng gắt càng rắn rỏi, càng mãnh liệt tu tập càng thành công( Tôn Giả ANạu Lâu Đà)
Mỗi một bài kinh ra đời là do Phật nhằm vào những chủ thể nhất định, thuyết giảng cho họ bằng cách vận dụng cái họ thấy biết, để giảng về những điều họ chưa biết, giúp họ hiểu về Chân lý giác ngộ.( Kinh Kisagotami). Với mỗi chúng sanh, mỗi chủng tộc với các tầng lớp người khác nhau. Phật đèu có vô vàn phương tiện pháp môn để dạy họ. Từ Vua quan đên thứ dân, đến cả những người không có điều kiện để tu tập như tù nhần hay bị cấm túc do nghịch duyên( Bimbisara và phu nhân) thì Phật dạy Quán vô lượng thọ( Amitayurdhyana. Ta có Kinh A Di Đà là do vậy mà ra đời ).. Cư như vậy trong suốt 49 năm Phật cần mẫn miệt mài hóa duyên cứu độ cho vô sô chúng sanh thoát khổ.
Kinh A Di đà là pháp môn day Niệm hồng danh Phật và quán tưởng,

Mục đích của niệm Phật là để nhiếp tâm.
- Khi niệm Phật trang nghiêm thân tướng đảnh lễ Phật thì thân sẽ không "chạy theo" dục. không tạo nghiệp thân
- Khi miệng tụng danh hiệu , không còn miệng để thị phi => không tạo khẩu nghiệp. lúc đó là Chánh Ngữ chứ còn gì?
- Khi khới ý tới Phật, Thì tà ý dừng. làm quen rồi thành thục thì không khởi tạp niệm, không tạo Ý Nghiệp. lúc đó là Chánh Niệm chứ còn gì?(So sánh bắc truyền và Nam truyền kinh điển đâu có khác?)
Một người mà rèn luyện tu tập chánh ngữ, chánh niệm chẳng là hỗ trợ để trì giới sao?
Nhưng vậy Niệm Phật là nhiếp Thân Khẩu Ý.thanh tịnh, trợ duyen cho tu học. Đó là đúng chánh pháp
Phàm việc gì làm nhiều thành quen một khi đã tạo thành thói quen bởi các việc lành thì phước báo sẽ thành tựu. nếu thuần thục rồi đạt đến mức nhất tâm bất loạn thì đến bờ giác rồi. Lúc đó " Như Lai Đồng thể Tánh" thì không về cực lạc thì đi đâu?
Hoan hỉ hoan hỉ, em chả tranh cãi thiền tịnh mật cái nào hay dở đúng sai, đơn giản như một bộ kinh Vô Lượng Thọ mấy cụ trên đọc tụng tham khảo thì cũng bao hàm hết các lời dạy của Đức Phật Thích Ca cụ nhỉ. Niệm Phật ko nhất thiết phải ngồi một chỗ như Thiền, mà có thể hành bất kì lúc nào ở đâu...Niệm Phật lâu ngày giúp ta có niệm lực tương tục, có thể khởi câu Phật hiệu bất kỳ khi nào. Nam Mô A Di Đà Phật.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Ngày trước em cũng như Cụ. Nghĩ tu thiền pro lắm. Nhưng mình so sánh thế này cho cụ hình dung.
Các pháp thiền, tịnh v.v... mục tiêu chung đều là giác ngộ thành Phật. Không có pháp nào pro hơn pháp nào cả mà là mỗi người thì sẽ có pháp hợp nhất dành cho bản thân. Cụ nhớ nhé, tối kị nhất là so sánh các Pháp :) Vì nó sai đó, ko có pháp tốt nhất chỉ có pháp hơp nhất với bạn :)
Pháp Thiền là tu thẳng 1 đường thành Phật: Khi ngộ hoàn toạn cụ có thể giống như Đức Phật 1 đường thành Phật luôn ;) đó là ưu điểm
Còn điểm khó của pháp nè là cực khó với căn cơ thấp như thời bây giờ. Cụ nên nhơ là đời người chỉ có tầm căng lắm 150 năm (nếu cụ thọ) Cụ chắc là căn cơ mình tu thành ngay trong 1 kiếp ko. Còn nếu k đắc nổi quả vị nào thì khi tái sinh ác nghiếp nó kéo đến là cụ trầm luân luân hồi vô lượng kiếp nhé :D
Nói nôm na Thiền giúp cụ như đi 1 đường thẳng đến quả vị Phật luôn (nếu căn cơ cụ ngon) còn ko chưa kịp thành mà thọ mệnh hết thì căng à nha. Đọa xuống 3 đường ác thì.... Cụ nghĩ còn tu nổi không :)
Còn pháp Tịnh Độ là đi vòng, vẫn phải tu hành nhưng vừa dựa vào sức mình (có niềm tin tịnh độ, nguyện về TG Phật A Di Đà, và thực hành niệm Phật để tăng phẩm vị) khi đạt 1 mức công phu nhất định thì giống như chết đuối xong giơ dc tay khỏi mặt nước lúc đó Phật A Di Đà giơ ta ra kéo bạn lên :) Lên ko phải thành Phật ngay mà lên TG của ngài để tu tập tiếp :)
TG Phật A Di Đà có 1 điểm thù thắng nổi bật là lên đó ngài cam kết bạn chắc chắn sẽ tu thành Phật ko còn đọa nữa :)
Đó là cái thù thằng và tối ưu của Tịnh Độ. Chỉ cần lên được đó (khó nhất đoạn nè) còn lên được rồi sớm hay muộn chắc chắn bạn thành Phật
Đừng trích 1 phần bài của mình Cụ, cụ xén í thì thành sai rồi ;) Mình đã nói tùy theo căn cơ chứ ko có pháp tốt nhất ;)
Không ai nói tu thiền ko tốt cụ ah. Thiền ngon mà Đức Phật cũng dùng thiền để chứng ngộ. Nhưng vì sao thời Đức Phật ngài ko tụ tịnh nhưng ngài vẫn nói về pháp môn tịnh độ :) Nếu ai cũng hợp tu thiền thì sinh ra mật tông, tịnh tông làm gì Cụ ;)
Cụ lại sa và chấp pháp rồi ;) Pháp sinh ra để khế hợp căn cơ của chúng sinh ;) Thiền rất tốt, tịnh cũng rất tốt.
Nhưng Thiền tốt với cụ ko có nghĩa mình cũng tu thiền được :D và ngược lại. Đừng chấp vào 1 pháp cụ ah. Phải xem căn cơ của mình. Nếu căn cơ ng ta thấp cụ cứ cổ xúy ng ta lao vào thiền mà ko để ng ta biết về tịnh độ thì chưa hẳn tốt và ngược lại
Em ko biết cụ theo gì, nhưng ít nhất là những lời nói hiền hoà, ko chê cao thấp, ko phỉ báng bên nào...cũng làm em thấy hoan hỉ. Hihi.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Hoan hỉ hoan hỉ, em chả tranh cãi thiền tịnh mật cái nào hay dở đúng sai, đơn giản như một bộ kinh Vô Lượng Thọ mấy cụ trên đọc tụng tham khảo thì cũng bao hàm hết các lời dạy của Đức Phật Thích Ca cụ nhỉ. Niệm Phật ko nhất thiết phải ngồi một chỗ như Thiền, mà có thể hành bất kì lúc nào ở đâu...Niệm Phật lâu ngày giúp ta có niệm lực tương tục, có thể khởi câu Phật hiệu bất kỳ khi nào. Nam Mô A Di Đà Phật.
Thiền không phải là chỉ ngồi một chỗ mới thiền được đâu ạ. Đi đứng nằm ngồi.... thậm chí cả ngủ cũng là thiền đấy ạ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,011
Động cơ
523,864 Mã lực
Em e là 2 bác đang nói cùng 1 vấn đề nhưng diễn giải khác nhau nên lại tưởng là không cùng quan điểm.

Giả dụ, em giả dụ thôi, 2 bác cùng đã Quy y Tam bảo. Vậy khì có gì khác nhau nhỉ, hoặc giả một người lạy Phật Thích Ca và một người lạy Phật A di đà, có gì khác nhau đâu, pháp thân phật là dung thông với nhau, pháp, kinh dung thông với nhau. (Em thì lạy cả 2, mà trong giáo trình em học cho phép lạy tới 3 phật) :D

Nếu bảo một người chưa Quy y Tam bảo và một người đã Quy y Tam bảo khác nhau thì em còn dễ hiểu.
Vấn đề là em không thấy có sự khác nhau khi ta có cùng vô số quan điểm chung: Quy y Tam bảo, Ngũ giới, nhân quả, luân hồi, vô thường, vô ngã......

Còn các Pháp đều là pháp phương tiện, nó đâu có thể giống nhau vì các chúng sinh căn cơ rõ ràng là khác nhau. Nam thanh niên hoặc trung niên sẽ khác môt cụ già 70-80 thậm chí 90 tuổi. Thanh niên thì đủ sức ngồi thiền, còn các cụ chỉ có khả năng niệm phật. Ngược lại có thanh niên thích niệm phật và cũng có cụ 80 tuổi vẫn ngồi thiền như thường vì thanh niên mới tiếp thu Phật pháp còn cụ già đến đời này đã tu được mấy kiếp rồi thì sao?

Em không hiểu là các bác đang tranh luận vấn đề gì.
Còn nếu giả dụ Nam Tông không công nhận các giáo lý Bắc Tông, chả sao, việc đó đã có các vị trên ta lo. Ta lo làm quái gì cho mệt Trong khi Giáo hội và UB Hoằng pháp Phật giáo VN đều đang tồn tại song song cả 2 trường phái
Hehehe, cụ phải đọc từ đầu thì mới rõ bọn em tranh luân chuyện gì. Nhưng không sao cả, chuyện bất đồng ý kiến là chuyện bình thường, em rất tôn trọng cụ Slaz8 và cụ Nhs và một số cụ khác ở trên vì mạnh dạn đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình về Phật giáo nói chung và các tông phái nói riêng. Nói cách khác nó giống như ta được thực hành luận kinh vậy, chỉ có điều nó không theo hướng thầy- trò một chiều, mà theo hướng cởi mở giữa bạn bè với nhau. Quán cafe Otofun thích hợp với chuyện này.

Cá nhân em chưa qui y tam bảo, vì em chưa chắc chắn mình có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu để trở thành một Phật tử chân chính. Nhưng hòa thượng Thích Gia Quang đã phát biểu, không nhất thiết phải qui y Tam bảo thì mới được gọi là Phật Tử.


.

 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Hehehe, cụ phải đọc từ đầu thì mới rõ bọn em tranh luân chuyện gì. Nhưng không sao cả, chuyện bất đồng ý kiến là chuyện bình thường, em rất tôn trọng cụ Slaz8 và cụ Nhs và một số cụ khác ở trên vì mạnh dạn đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm của mình về Phật giáo nói chung và các tông phái nói riêng. Nói cách khác nó giống như ta được thực hành luận kinh vậy, chỉ có điều nó không theo hướng thầy- trò một chiều, mà theo hướng cởi mở giữa bạn bè với nhau. Quán cafe Otofun thích hợp với chuyện này.

Cá nhân em chưa qui y tam bảo, vì em chưa chắc chắn mình có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu để trở thành một Phật tử chân chính. Nhưng hòa thượng Thích Gia Quang đã phát biểu, không nhất thiết phải qui y Tam bảo thì mới được gọi là Phật Tử.


.

Thì em đã nói ngay từ đầu trong còm này #1,178 , các bác không có niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo nên các bác hay nghĩ vẩn vơ và tranh luận, suy luận...

Tiếc là bác đã không quy y Tam Bảo.
Hoặc là vì một duyên cớ đặc biệt bác tu tập thành công, hoăc chờ độ vài chục năm nữa, thăng thiên rồi, có cơ hội dạo chơi mấy chùa trên dương bác sẽ nhìn thấy rõ chùa nào Pháp thân Phật linh ứng. Khi đó bác sẽ tiếc rằng mình đã đưa ra một quyết định sai lầm mà hàng trăm năm sau khó có thể sửa chữa đươc. Một ngày tu trên trần bằng cả trăm năm dưới âm đó bác.

Không quy y Tam Bảo, mãi mãi là phật tử ngoài cổng chùa.
Không đủ tự tin bước lên bước thang đầu thiên trên con đường giải thoát đầy gian khổ thì không thể tiến xa được. Chúng ta có thể không may gặp phải pháp sai, thầy sai, không vấn đề gì, quyết tâm theo đạo của chúng ta đủ lớn thì lực gia bị từ Phật đủ đẩy đưa chúng ta về đúng hướng, các bác không phải lo. Nên đến chùa chỉ cần cầu xin một điều duy nhất: Xin được giác ngộ.

Đấy là còn chưa kể đến đoạn phát tâm nguyện như thế nào.
Tóm lại ta không cần bàn xa, bàn nhiều, chỉ cần bàn nguyên nội dung của phần Nhân thừa và Thiên thừa đã vài tầng chưa hết. Và phần đó chỉ gồm mấy nội dung: Quy y Tam Bảo, Ngũ giới, Sám hối, Bát Quan trai giới, Luật Nhân quả, Luân hồi, Vô thường.......
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Bác tamlinh cho hỏi 12 yêu cầu khi tu Tịnh Độ lấy ở đâu vậy hay bác tự tổng hợp lại để làm khó anh em tu tịnh độ.
.......
Em lấy theo bài viết tổng hợp của các Thầy, Em lược bớt. Đây Cụ,
Trích :
Kim chỉ nam trên con đường tu tịnh độ
Người tu pháp niệm Phật, dù cho đang khi làm công việc nặng nhọc chi, song trong tâm lúc nào cũng không quên câu niệm Phật. Giả sử như lỡ có quên thì phải cảnh tỉnh ngay lập tức và nhiếp tâm niệm trở lại. Tập như thế lâu ngày thành quen.
1. Niệm niệm tương tục (không gián đoạn) là như thế này:
Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống).
Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn).
Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng:
Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến bờ bên kia thì mới mong bảo toàn thân mạng. Nhưng để y phục mà lội hay là cởi bỏ?
Nếu để y phục mà lội sợ e vướng mắc, lúng túng tay chân khó bơi. Còn cởi bỏ thì không kịp nữa rồi, vì giặc cướp đã rượt tới sau lưng (đây là dụ cho cái chết đã gần kề không còn xa nữa).
Bấy giờ người ấy chỉ còn có một niệm duy nhất là làm sao cho qua sông được thì thôi chớ không còn có ý nghĩa chi khác…
Thì người niệm Phật chúng ta đây cũng y như vậy, nghĩa là:
Chỉ chuyên tâm tha thiết niệm,
Ðừng nghĩ ngợi điều chi khác cả (tức là dứt hết mọi tạp tưởng).
Câu niệm Phật này vừa dứt thì câu niệm Phật khác tiếp nối theo liền (đừng có để phí thời giờ).
NIỆM NIỆM nối nhau liên tục như vậy cho đến mười niệm.
Ðây gọi là “thập niệm tương tục” (Tức là 10 niệm nối nhau không dứt). (Ðàm Loan pháp sư dạy).
Khi vừa tắt thở thì thần thức liền nương theo câu niệm Phật ấy mà đi, quyết định sẽ được vãng sanh về nơi cực lạc… (Tuân Thức đại sư dạy).
2. Ðức Phật (Thích Ca và A Di Đà) xót thương, khuyên ta nên chuyên xưng danh hiệu A Di Đà Phật.
Bởi vì phép niệm “Xưng danh hiệu A Di Đà Phật” này rất dễ, nếu có thể giữ mãi mỗi niệm nối nhau như thế, lấy suốt cả đời mình để làm hạn định, thì: Mười người tu, mười người vãng sanh.
Trăm (ngàn) người tu, trăm (ngàn) người vãng sanh. Tại sao vậy?Bởi vì:
Không có duyên tạp (Không có suy nghĩ điều chi khác hết) nên được chánh niệm.
Hạp với bản nguyện của Phật A Di Đà (Ðại nguyện thứ 18, 19, 20).
Vì không trái với lời kinh (kinh vô lượng Thọ, kinh Thập lục Quán, kinh Phật thuyết A Di Ðà v.v…).
Vì thuận theo lời Phật dạy, cho nên dễ vãng sanh. (Liên Tông nhị Tổ – Thiên Ðạo Ðại Sư dạy).
3. Chí tâm niệm Phật nghĩa là: Ý nghiệp làm lành.
Xưng danh hiệu Phật nghĩa là: Khẩu nghiệp làm lành.
Chấp tay, cúi mình lạy Phật nghĩa là: Thân nghiệp làm lành.
Nếu giữ ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý làm lành như vậy trọn đời, thì một câu niệm Phật có thể diệt được tội nặng trong 80 ức kiếp sanh tử. (Hoài Cảm đại sư dạy).
4. Lúc lễ bái, niệm Phật và phát nguyện phải:
– Khẩn thiết, chí thành.
– Không xen lẫn tạp tưởng.
– Như người sắp sửa bị giết mà cầu được tha.
– Như người bị giặc cướp rượt đuổi mà muốn được thoát.
– Như bị nước trôi, lửa cháy, một lòng mong được cứu nạn.
niệm Phật phải khẩn cấp và chí thành như thế thì mới thành tựu được công phu.Tóm lại nếu: Nói một đường, làm một nẻo (Tức là miệng thì nói niệm Phật mà lòng không chịu niệm).
– Lời nói và hành động chẳng giống nhau.
– Lòng TIN (nơi Tịnh Ðộ pháp môn) không vững chắc.
– Nay thì niệm, mai mốt lại bỏ bê, biếng trễ vv…
– Niệm như thế ắt khó được vãng sanh.
(Liên Tông Lục Tỗ Vĩnh Minh đại sư dạy).
Giữ một câu Nam mô A Di Đà Phật như dựa vào núi Tu di, lay chuyển chẳng động (Tức là dù cho có ai bài bác, phá hoại thế mấy đi nữa quyết cũng chẳng nghe). Thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm…
5. Người tu pháp niệm Phật, dù cho đang khi làm công việc nặng nhọc chi, song trong tâm lúc nào cũng không quên câu niệm Phật… Giả sử như lỡ có quên thì phải cảnh tỉnh ngay lập tức và nhiếp tâm niệm trở lại… Tập như thế lâu ngày thành quen…Ðến khi gần lâm chung thì dù cho thân có bị bịnh khổ dày vò, đau đớn, nhưng tâm vẫn không quên câu niệm Phật…
Khi vừa tắt thở thì thần thức liền nương theo câu niệm Phật ấy mà đi, quyết định sẽ được vãng sanh về nơi cực lạc… (Tuân Thức đại sư dạy).
6. a. Người tu Tịnh độ muốn được vãng sanh thì việc chánh yếu là phải chuyên tâm niệm Phật… còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành …
Ðem các công đức ấy mà hồi hướng và nguyện sanh về chốn Tây Phương, ắt sẽ được mau thành tựu, như thuyền đi xuôi gió, lại còn thêm được thuận dòng (nước) vậy.
b. Sớm tối chuyên tâm lễ Phật như người (làm quan) đi chầu vua không dám sơ sót. Còn như người niệm Phật thì phải:
– Miệng niệm Phật, tâm phải tưởng Phật.
– Tâm và miệng đều hợp nhau,
– Phát lòng chí thành, trân trọng.
– Tin chắc (nơi lời Phật dạy về pháp môn Tịnh độ) đừng có nghi ngờ.
– Mỗi ngày đều phải siêng năng chớ đừng nên biếng trễ.
Thì chắc chắn là sẽ thành tựu được môn niệm Phật Tam muội. Chừng đó lo gì không được vãng sanh.
(Từ Chiếu đại sư dạy).
7. a. Người niệm Phật phải nên:
Giữ một câu Nam mô A Di Đà Phật như dựa vào núi Tu di, lay chuyển chẳng động (Tức là dù cho có ai bài bác, phá hoại thế mấy đi nữa quyết cũng chẳng nghe). Thường nhớ, thường niệm. Sáng cũng niệm, tối cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm…
Tâm niệm Phật chẳng bỏ qua, câu niệm Phật chẳng rời lòng.
Mỗi giờ, mỗi khác, cũng nhớ niệm, niệm hoài không bỏ lỡ, giống như gà ấp trứng phải thường cho hơi ấm tiếp tục thì trứng mới nở con. Còn niệm Phật hoài mà không bỏ qua thời giờ gọi là “Tịnh niệm tương tục” ắt bông sen của mình sẽ mau nở vậy.
b. Chuyên lòng xưng danh hiệu Phật, nhứt tâm, nhứt ý nắm giữ một câu A Di Đà Phật. Bởi vì:
– Chỉ một NIỆM này tức là Phật A Di Đà.
– Chỉ một NIỆM này là viên mãnh tướng (tướng mạnh) phá địa ngục.
– Chỉ một NIỆM này là thanh gươm báu chém bầy ma, tà.
– Chỉ một NIỆM này là ngọn đuốc sáng phá cảnh tối tăm (Vô minh).
– Chỉ một NIỆM này là con thuyền to vượt qua biển khổ.
– Chỉ một NIỆM này là thuốc hay trị dứt bệnh sanh tử.
– Chỉ một NIỆM này là đường tắt mau ra khỏi tam giới.
– Chỉ một NIỆM này là tự tính Di Đà.
– Chỉ một NIỆM này là duy tâm Tịnh độ.
Giữ chắc một câu NIỆM: Nam mô A Di Đà Phật này đừng cho quên mất…
– Có việc cũng niệm như vậy.
– Không việc cũng niệm như vậy.
– Có bệnh cũng niệm như vậy.
– Không bệnh cũng niệm như vậy.
– An vui cũng niệm như vậy.
– Buồn khổ cũng niệm như vậy.
– Sống cũng niệm như vậy.
– Chết cũng niệm như vậy.
Cứ niệm như vậy mãi thì cần chi phải hỏi ở nơi người khác để tìm ra đúng đường về ư? (Ưu Ðàm đại sư dạy)..
8. Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:
Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức là:
1. Ðánh tan cái tâm hôn trầm, mê ngủ. 2. Thiên ma kinh sợ. 3. Tiếng vang xa khắp 10 phương. 4. Ba đường ác được nhờ vào đó mà dứt khổ. 5. Tiếng động chung quanh không xâm nhập vào làm loạn thâm mình được. 6. Niệm tâm không tán loạn. 7. Mạnh mẽ tinh tấn. 8. Chư Phật vui mừng. 9. Tam muội hiện tiền. 10. Ðược vãng sanh Cực lạc.
9. Nên biết pháp môn tịnh độ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, sang, hèn, nghèo, giàu.
Cũng chẳng cần phân biệt kẻ nam, nữ, già, trẻ, tăng, tục.
Chẳng luận kẻ mới tu hay tu lâu.
Tất cả đều có thể niệm Phật được.
Hoặc niệm lớn, hoặc niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, vừa lạy vừa niệm, nghiên cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, vv…
Giữ câu Nam Mô A Di Đà Phật liên tục không dứt như dòng nước chảy mà niệm, cho đến đi cũng niệm, đứng cũng niệm, ngồi cũng niệm, nằm cũng niệm, ngàn muôn niệm (đời lộn xộn) đều gom về nơi một câu Nam Mô A Di Đà Phật như thế…
Niệm theo cách nào cũng được, điều cốt yếu là giữ cho lâu bền đừng lui sụt (đây tức là hạnh đó), phát lòng tin quyết định đừng cho bị lay chuyển (đây tức là tín đó).
Nếu quả thật hành trì câu niệm Phật được đúng như thế, thì cần chi tìm bậc tri thức để hỏi đường (nào về Cực lạc) ư! (Tông Bổn đại sư dạy).
10. a. niệm Phật có:
+ Niệm thầm (tiếng nhỏ).
+ Niệm ra tiếng (lớn).
+ Niệm không ra tiếng (mặc niệm).
+ Niệm Kim cang trì (se sẽ động môi, lưỡi mà niệm).
Niệm thầm thì dễ bị hôn trầm.
Niệm lớn tiếng thì bị mau mệt. (hao hơi)
Duy chỉ có cách niệm “Kim Cang Trì” là có thể bền lâu.
Tuy nhiên cũng không nhứt định, nếu như thấy cần thiết thì có thể thay qua, đổi lại cũng không sao.
b. Tâm hôn trầm, tán loạn đã có lâu kiếp nhiều đời rồi, ắt nhiên không thể nào trong một lúc mà an định được. Cho nên người niệm Phật nếu thấy tâm không được thanh tịnh cũng đừng có lo ngại chi. Chỉ cần khi niệm Phật, mỗi chữ, mỗi câu, đều do từ nơi TÂM mà phát ra, dụng công phu như vậy lâu ngày, sẽ có hiệu quả.
c. Tạp niệm là bịnh, niệm Phật là thuốc.
niệm Phật chính là hành môn để trị tạp niệm đó.
Nếu niệm Phật mà không thấy hiệu quả, đó là tại mình dụng công chưa được chơn thành và tha thiết.
Cho nên mỗi khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên tâm, cố gắng trì niệm, mỗi chữ, mỗi câu phải rành rẽ, rõ ràng. Thì tạp niệm tự nhiên được dứt trừ.
d. Người học Phật, niệm Phật đừng quá nên chạy theo hình thức bên ngoài, chỉ quý là ở nơi chân thật tu hành.
Hàng cư sĩ Phật tử tại gia không cần phải cạo tóc, mặc áo đà làm chi. Tự có thể để tóc, mặc áo trang (lam) mà niệm Phật cũng được.
Người thích thanh vắng, không cần phải đánh chông mõ. Tự có thể yên lặng mà niệm Phật cũng được.
Người sợ công việc phiền phức, không cần phải kết bè, lập hội làm chi. Tự mình có thể đóng cửa mà niệm Phật.
Người biết chữ, nếu có thật tâm quyết tu, không nhứt định và bắt buộc phải vào chùa nghe kinh. Tự có thể xem kinh, y theo lời dạy trong ấy mà niệm Phật.
Trải qua ngàn dặm xa xôi hành hương không bằng hiếu thuận với cha mẹ mà niệm Phật.
Giao du với bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà chuyên tâm niệm Phật.
Hạnh thấp mà vọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ thiệt thà, chất phát mà niệm Phật.
tính ưa thích sự háo kỳ, ham cầu sự lịnh thiêng của thần thánh, ma quỷ, không bằng chánh tâm tin nơi lý nhơn quả mà niệm Phật.Tóm lại:
a. Người niệm Phật:
+ Giữ lòng ngay.
+ Dứt hạnh ác.
Ðây gọi là Thiện Nhơn.
b. Người niệm Phật.
+ Nhiếp tâm trừ tán loạn.Ðây gọi là Hiền Nhơn.
c. Người niệm Phật.
+ Tỏ rõ tâm tính.
+ Dứt được hoặc nghiệp.
Ðây gọi là Thánh Nhơn.
(Liên Tông Bát tổ Liên Trì đại sư dạy).
11. a. Pháp môn niệm Phật không có chi là kỳ lạ cả.
Chỉ cần: Tin Sâu, Nguyện Thiết và cố gắng thực hành mà thôi.
Ðiều cần yếu là phải:
+ TIN cho thấu đáo.
+ GIỮ cho bền lâu.
+ Một lòng chuyên niệm.
Mỗi một ngày đêm niệm hoặc là 30 ngàn câu, 50 ngàn câu, 100 ngàn câu niệm Phật, nhứt định không để cho thiếu.
Nếu giữ được như thế trọn đời mà không được vãng sanh thì chư Phật ba đời thành ra vọng ngữ.
(Nhứt định là không có lẽ đó).
b. Người chơn thật niệm Phật:
– Buông bỏ cả thân, tâm, ấy là Ðại bố thí.
– Không khởi tâm Tham, Sân, Si, ấy là Ðại trì giới.
– Không cải cọ, phải quấy, hơn thua, ấy là Ðại nhẫn nhục.’
– Không gián đoạn, xen tạp, ấy là Ðại tinh tấn.
– Không để cho vọng tưởng buông lung, ấy là Đại thiền định.
– Không bị các đường lối tu khác làm cho mê hoặc, ấy là Đại trí huệ.
Trái lại, nếu chẳng như thế thì không được gọi là chân thật niệm Phật.
c. Niệm Phật có sự trì và lý trì:
1. Sự trì là tincó Phật A Di Đà ở phương Tây, có thế giới Cực lạc, có 9 phẩm sen vàng… quyết chí niệm Phật, cầu được sanh về nên niệm Phật hoài, thiết tha như con nhớ mẹ không lúc nào quên.
2. LÝ TRÌ là tin Phật A Di Đà, cõi Tây phương, 9 phẩm sen vàng… trong tâm mình đều có đủ hết, do tâm mình tạo ra hết cả.
Rồi đem câu Nam mô A Di Đà Phật ấy, tạo thành ra cái CẢNH để buộc chặc Tâm mình vào đó, khiến cho không lúc nào quênm (Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư dạy).
12. a. Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh.
TÍN là tin nơi tự, tha, nhân, quả, sự và lý.
Tin tự là tin tất cả đều do tâm mình tạo, nên nếu mình niệm Phật ắt sẽ được Phật tiếp dẫn.
Tin tha là tin Phật Thích Ca không nói dối, Phật A Di Đà chẳng bao giờ nguyện suông.
Tin NHÂN là tin niệm Phật đó chính là gieo nhân vãng sanh, giải thoát.
Tin QUẢ là tin sự vãng sanh, thành Phật là kết quả.
Tin SỰ là tin cõi Tây Phương và tất cả sự tướng nơi nước Cực Lạc mà Phật thuyết ra trong kinh thảy đều có thật (cũng như cõi Ta bà này có thật vậy).
Tin lý là tin “lý tính duy tâm”, tức là tâm của mình bao trùm hết tất cả các thế giới khắp 10 phương.
b. Hạnh là thực hành, là chuyên trì danh hiệu (A Di Đà Phật) không xen tạp và không tán loạn (suốt cả đời mình).
c. Nguyện là mỗi tâm của mình (khởi ra) đều có lòng ưa thích (cõi Cực Lạc), mỗi niệm của mình (khởi ra) đều có ý mong cầu (được sanh về).
Trong 3 điều Tín, Hạnh, Nguyện này, người tu Tịnh độ cần phải hội đủ, quyết định không thể thiếu được một điều nào cả.
Nguyện là điều cần yếu nhất.
Có thể có Tín, Hạnh mà không có Nguyện.
Chớ chưa từng thấy có việc: có Nguyện mà không có Tín, Hạnh bao giờ cả. (Cho nên nói chữ Nguyện bao gồm cả Tín và Hạnh chính là như vậy).
d. niệm Phật mà không phát tâm “Bồ Đề” thì không tương ưng (không hợp) với bổn nguyện của Phật A Di Đà, sẽ không được vãng sanh. (Tâm Bồ Ðề là tâm: Lợi mình, lợi người, trên cầu thành Phật quả, dưới nguyện độ chúng sanh).
Còn nếu như vẫn có phát tâm Bồ Ðề mà không chịu niệm Phật (thì) cũng không được vãng sanh nữa.Vì vậy nên phải:
Lấy sự phát tâm Bồ đề làm Chánh nhơn.
niệm Phật làm Trợ (duyên) nhơn.
Sau đó rồi mới phát nguyện cầu sanh Cực lạc.
Người Phật tử tu Tịnh độ cần phải biết rõ các điều này.
(Liên Tông thập nhứt Tổ – Tĩnh Am đại sư dạy).
Mong sao cho quý chư hiền học Phật, niệm Phật, nguyện cầu được sanh về cõi cực lạc xem xong rồi nên phát lòng trân trọng, ít nhiều chi cũng nên y theo đó mà cố gắng thực hành
13. Ðại sư dạy:
a. Thiệt vì sanh tử,Phát lòng Bồ đề. Lấy Tín, Nguyện sâu,Trì danh niệm Phật.
16 chữ này là tông yếu (Quan trọng bực nhất) của pháp môn Tịnh độ…
(Bởi tất cả sự khổ trong đời này không gì hơn việc sống, chết. Cho nên nếu tu hành, niệm Phật, mà không cầu để thoát vòng sanh tử là một điều sai lầm rất lớn).
Nhưng đã phát Đại Tâm - Bồ đề tâm rồi thì phải tu Ðại Hạnh. Mà trong các hành môn tu, thì phương pháp dễ dụng công, mau thành tựu, rất yên ổn, rất viên đốn (đầy đủ) thì không có môn tu nào bằng. Dùng Tín, Nguyện Sâu, Trì Danh niệm Phật.
Nói Trì Danh đây là chấp giữ một câu A Di Đà Phật trong lòng không phút nào quên. Nếu quên hoặc là có một niệm nào khác xen vào thì không được gọi là chấp giữ (chấp trì).
Như thế mà hành trì cho đến trọn đời, ắt sẽ được vào cảnh “Nhứt tâm bất loạn” mà thành tựu được sự nghiệp Tịnh độ vậy.
b. Tâm tạo nghiệp được, thì:
– Tâm cũng chuyển nghiệp được.Và:
– Nghiệp đã do Tâm tạo,Thì:
– Cũng tùy theo Tâm mà chuyển được.Nếu:
– Tâm mình không chuyển được Nghiệp, thì:
– Bị Nghiệp trói buộc. Còn như:
– Nghiệp mà không chuyển được theo Tâm,Thì:
– Có thể buộc Taam. Nhưng:
– Dùng Tâm thế nào mới chuyển được Nghiệp? Ấy là:
– Giữ Tâm hợp với điều kiện Ðạo đức, hợp với Phật. Và:
– Nghiệp làm sao buộc được Tâm? Ấy là:
– Cứ để Tâm y theo “đường xưa lối cũ”, buông lung theo cảnh lục trần.
(Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vậy. (Liên Tông thập nhị Tổ, Triệt Ngộ đại sư dạy).
Trên đây:
Người giải thích đã vì chư vị Phật tử và quý liên hữu mà lược thuật lại đôi lời dạy bảo về phương cách niệm Phật của chư Tổ sư, để làm “Kim chỉ nam” trên con đường tu Tịnh độ.
Những mong sao cho quý chư hiền học Phật, niệm Phật, nguyện cầu được sanh về cõi cực lạc xem xong rồi nên phát lòng trân trọng, ít nhiều chi cũng nên y theo đó mà cố gắng thực hành…Và như thế,
Mới mong thành tựu bước đường “Tây quy” mà lòng ta vẫn hằng luôn ước ao, mong mỏi. Lành vậy thay!
HT. Thích Thiền Tâm
Mà đọc hết 48 lời nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng mới thấy tham vọng bao trùm vũ trụ của ngài.
Em lấy theo bài viết tổng hợp của các Thầy, Em lược bớt. Đây Cụ,
Link : https://phatgiao.org.vn/kim-chi-nam-tren-con-duong-tu-tinh-do-d41995.html



 
Chỉnh sửa cuối:

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,995
Động cơ
366,868 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Nghe các Cụ tranh luận mình nhớ đến một câu chuyện:
Có một Ông Thầy tên gọi là Thầy đập Địa bởi mỗi khi đệ tử hỏi gì Ông đều lấy cây gậy đập xuống đất. Các đệ tử hiểu sao thì thực hành như vậy.
Có một người học trò tinh nghịch trước khi bước ra hỏi đã nhanh tay giấu cây gậy đi. Thầy đập Địa nghe câu hỏi của học trò xong, quay ra tìm gậy không thấy bèn lấy tay hai tay đập xuống đấy, hết bên này đến bên kia sau đó giơ tay lên trời mắt trợn ngược, miệng ú ớ không nói lên lời...
Câu chuyện dừng lại ở đó nhưng thực hành mãi về sau mình mới hiểu ý nghĩa câu truyện này..
Phàm những cái là sự thật. Không thể nói được.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Nghe các Cụ tranh luận mình nhớ đến một câu chuyện:
Có một Ông Thầy tên gọi là Thầy đập Địa bởi mỗi khi đệ tử hỏi gì Ông đều lấy cây gậy đập xuống đất. Các đệ tử hiểu sao thì thực hành như vậy.
Có một người học trò tinh nghịch trước khi bước ra hỏi đã nhanh tay giấu cây gậy đi. Thầy đập Địa nghe câu hỏi của học trò xong, quay ra tìm gậy không thấy bèn lấy tay hai tay đập xuống đấy, hết bên này đến bên kia sau đó giơ tay lên trời mắt trợn ngược, miệng ú ớ không nói lên lời...
Câu chuyện dừng lại ở đó nhưng thực hành mãi về sau mình mới hiểu ý nghĩa câu truyện này..
Phàm những cái là sự thật. Không thể nói được.
Chúng ta đang hoàn toàn tiếp cận với Pháp phương tiện và Chân lý tương đối.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,995
Động cơ
119,603 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Thế giới cực lạc không có "Khổ" nên chúng sinh cõi đó tu 100 năm mới bằng chúng sinh tu 1 năm cõi sa bà. Để tu chứng thì trừ những vị thượng phẩm thượng sinh ra còn vị hạ phẩm hạ sanh phải tu khá lâu mới đạt. Nên muốn có phẩm vị thượng phẩm thượng sanh cõi cực lạc thì ngay tại sa bà ta nên học hành cho chu đáo. Còn vấn đề bát vàng để lại Linh Sơn thì em nghĩ Đường Tam Tạng thành Phật rồi, cần gì đồ dùng bằng vàng nữa ;)).
 

AUTOEn

Xe đạp
Biển số
OF-786543
Ngày cấp bằng
4/8/21
Số km
27
Động cơ
27,833 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Công nhận Thế giới Cực lạc giả sử có thật thì cũng chẳng có gì hay ho cả, nơi đó ai cũng giống nhau, không nó nữ giới, cái cần cho tu tập thì không có, cái không cần thì thừa mứa, thật chán phè.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Khi tiếp thu kiến thức Phật pháp và bắt đầu đi vào con đường tu học đừng nghĩ ngay đến vãng sanh cực lạc hay niết bàn mà hãy chuẩn bị tinh thần vượt qua sóng gió của oan gia nghiệp báo trùng trùng kéo đến.

Bạn sinh ra đời là để trả nghiệp,thiện nghiệp hay ác nghiệp cũng là trả nghiệp. Trong vòng luân hồi bạn sẽ phải trầm luân qua nhiều kiếp chúng sinh để trả nghiệp báo từ nhiều đời nhiều kiếp, bỗng dưng bây giờ bạn phát tâm nguyện tu hành, có dấu hiệu định tìm đường thoát khỏi luân hồi, thì tự khắc các chủ nợ của bạn sẽ kéo đến đông vô kể. Thay vì phải trả trong nhiều kiếp bạn đang ra thông báo quyết chí có phương án giải quyết dồn dập trong kiếp này chẳng hạn, sức ép trả nghiệp báo sẽ rất nặng. Nên chuẩn bị tinh thần như thế thì mới vững vàng được.

Thuyền to thì sóng cả. Cho nên Phật giáo Nam tông sẽ rất phù hợp với đại bộ phận chúng sinh, mới chỉ phát tâm nguyện giải thoát cho chính mình. Ôm đồm cứu vớt nhiều người hơn thì sức chúng sinh như chúng ta không kham nổi, hoặc giả chúng ta có căn tính Đại thừa do quá trình tu tập từ nhiều kiếp trước thì không nói.

Em cho đó cũng có thể chính là lý do thầy Thích Nhất Hạnh đặt mục tiêu gần nhất cho hàng đệ tử, đặc biệt trong quá trình hoằng pháp ở nước ngoài: Chánh niệm
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top