[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,276
Động cơ
386,305 Mã lực
Chưa tu nghiệp ác còn gây
Tu rồi thì phải chứa đầy thiện nhân
Chưa tu thì lời lẽ bất cần
Tu rồi lời lẽ muôn phần dễ nghe
Chưa tu còn tính khắt khe
Tu rồi lòng phải đổi ra dễ dàng
Chưa tu còn lắm tham sân
Tu rồi tỉnh thức dần dần thoát ra
Chưa tu lạc lối nẻo tà
Tu rồi giác ngộ đâu là đường đi
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,128
Động cơ
523,813 Mã lực
Pháp môn Tịnh Độ thì ko sai.... nhưng nó ko phải là Chánh Phật pháp, ko phải lời dạy của Đức Phật
Hehehe, Phập giáo có khoảng 550 tr tín đồ thì gần 4/5 là thuộc nhánh Bắc Tông ( Đại thừa ) , trong đó tín đồ theo Tịnh độ chiếm đa só đấy cụ.
Đạo Phật là đạo từ bi, tự mình tu, tự giác ngộ, là con đường giải thoát chúng sanh khỏi con đường khổ. Các giới trong các cõi đều muốn tu theo Phgaajt để tinh tiến. Nhưng để hiểu được đạo, tu cho đúng cũng không phải dễ.

Người có tâm Phật cũng muốn tu. Người có tâm ma cũng muốn tu. Cùng 1 Dạo, cùng 1 kinh nhưng hai giới này hiểu Đạo và tu Đạo cũng khác.

Người có tâm ma, (thậm chí các vong ma) cũng đều muốn tu, cũng thuộc, cũng biết nhiều kinh, kiến thức có nhưng hiểu không đúng, hành không đúng. Thực hành đủ Thiền , tịnh mật, nhưng thiếu căn cơ, tâm nếu vẫn là tâm ma, dù có tu tập một đời, ăn chay, niệm Phật (hoặc vài chục năm), thậm chí thành Thầy tu, có chức sắc nhưng sẽ không có tiến bộ, không đạt chánh quả (về mặt tâm linh, Âm đức), kết quả là số không. Chết vẫn bị xét xử công tội như người bình thường.

Người có tâm Phật, cũng biết tu, kinh thì biết ít nhiều, chủ yếu là ngộ được Đạo, ngộ cái tâm Phật, chẳng cần luyện Pháp gì, hoặc chỉ thiền để giữ tâm tĩnh lặng, tăng cường sức khỏe, chăm lo tu tâm sửa tính, từ bỏ tham, sân, si. Ăn nói khiêm nhường, Giừ gìn đao hiếu, lo thờ cúng Cửu huyền (Ông bà, cha mẹ), làm người gương mẫu, Biết Trời (Thiên), biết Phật, lo làm Phước, giúp đỡ người hoạn nạn, kính trên nhường dưới, hòa nhã với mọi người,... lo tu nhân tích đức tu mà không cầu danh lợi, không mong Niết bàn, không cầu vãng sanh cực lạc (mấy ai hiểu đó là ntn), chỉ biết tu để sửa mình, để sống tốt, để giúp người. Đó là niềm vui, là hạnh phúc. Chết không quan tâm sẽ về đâu.... đó mới là tâm Phật, đó mới là tu đúng.
Người Tâm Phật với tâm ma đều là người tu, đều thuộc làu kinh sách, giảng đạo thông suốt, kiến thức uyên thâm hành pháp giỏi giang, một đời tu tập, nhưng tâm tính khác nhau, tấm lòng cũng khác. Trời Phật cũng chứng khác nhau. Bên tu đúng, bên tu sai, người đậu, người rớt.

Đời thường khó mà phân biệt. Bản thân lại càng khó biết, đó là u mê, là ma tâm dẫn dắt. Là cái ngộ, anh minh, cái thấu hiểu của mỗi người. Hỏi rằng xưa nay tu nhiều, đắc đư3ợc bao nhiêu? (Trừ Đức Phật, Bồ tát, và các Là hán trong kinh sách) . Các Cụ thủ ngẫm trong 200 năm trở lại, các nước, và VN có Thầy tu, hòa thượng nào, sau khi mất đã hóa thành Bồ tát, thành Phật (hoặc đắc đạo), hiển linh về cứu cứu chúng sanh hoặc dẫn dắt chúng sanh hay con cháu trong nhà chưa? như ngài Bổn sư hoặc Mẹ Quan Âm Bồ Tát?
Đắc quả thành đạo đâu phải dễ, có thể vì các Hòa thượng còn phải tiếp tục tu tập thêm nhiều kiếp, ở Trần gian hoặc ở cõi vô hình (không phải là cõi Phật, vì nếu lên cõi đó thì Thầy đó đã đắc đạo), Thế mà nhiều người vẫn nghĩ chỉ niệm Phật, Thiền, Mật mà được vãng sanh cực lạc thoát khỏi luân hồi, sinh tử! Ví như cấp 1 chưa qua đòi lên Thạc sỹ, thật không tưởng.
Trong Chúng sinh tâm Phật, tâm Ma lẫn lộn. Có khi Ma nhiều hơn Phật mà bản thân không biết, nên mới hay có từ là thời mạt pháp, thời đại hỗn độn. Phật dạy hãy tu bằng trí tuệ, bằng sự minh mẫn, hiểu Đạo và ngộ Đạo. Đừng để cái vô minh và cái tâm ma dẫn dắt, sẽ đi sai đường, uổng công tu tập.
Đây là ý kiến của Em trên cơ sở tìm hiểu cái Đạo, cái thế giới và lịch sử loài người của cá nhân. Không tranh luận về kinh sách, hay quan điểm riêng của tôn giáo. Tùy duyên...
Tụng kinh , trì chú, niệm phật là phương pháp tu của Tịnh Độ , thông qua đó Phật tử tìm hiểu về các chân lý của Phật pháp và áp dụng thực hành phật pháp trong đời sống hàng ngày. Nói cách khách quan thì mỗi pháp môn có phương pháp tu hành riêng, đúng nhue lời Phật dạy trước khi lúc Niết bàn: là các đệ tử nên dùng Pháp của ngài ( Túe diệu đế, Bát chánh đạo ) làm đuốc mà tìm đường đi. Ngay thời Phật Như lai còn sống, thì ngài cũng cử các A la hán đi thuyết pháp các nơi, và ngài biết các A la hán sẽ thuyết pháp Phật pháp và soi sáng nó bằng giác ngộ/ teair nghiệm riêng của mình. Phap tu của Tịnh đô phù hợp với đa số Phật tử đặc biệt là tầng lớp bình dân các nước Đông Á vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Lão giáo.

Và ai đó bảo rằng Tịnh Độ tông này nọ thì cũng phủ nhận luôn cả Thiền Tông và Mật Tông vì cả ba nhánh này đều thuộc Bắc Tông cả.

À mà các cụ xem clip QĐ Thái lan gọi sư đi bốc thăm làm NVQS chưa? Đầy sư bốc trúng thì ngất, bốc trượt thì nhảy lên hoan hỷ đấy.😂
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Nhìn chung thì có thể tin hoặc không tin nhưng không nên nói vo. Với mình pp sai ko thể nào cho kết quả đúng :D
Bảo tịnh độ không sai nhưng lại thoát luân hồi là vô lý. Vì duy nhất có Đạo Phật là giúp ng tu thoát luân hổi nên không thể có 1 pp nào khác làm đc điều đó (nếu có thì là trái lời Phật rồi)
Nên chỉ có 2 trường hợp
1 là TỊnh Độ sai
2 là Tịnh Độ đúng

chứ ko thể có kiểu Tịnh độ đúng nhưng ko theo lời Phật dạy được :D
Bàn thêm về Tu Tịnh độ:

Tu tịnh độ, là pháp môn tu hành chủ yếu là ăn chay, niệm Phật. Hiện nay, việc giảng dạy tu tịnh độ có chỗ đúng chưa đúng, gây lúng túng cho Phật tử, hoặc tín đồ Phật Giáo, gây hoài nghi cho người không hiểu Đạo.

- Nhiều người thường hiểu : tịnh độ chủ yếu là niệm Phật, Theo các Thầy tu xuất gia (chuyên tâm) niệm Phật phải đáp ứng 12 yêu cầu sau: (tóm lược), không cần đọc thì nhảy qua… https://phatgiao.org.vn/kim-chi-nam-tren-con-duong-tu-tinh-do-d41995.html
1. Niệm liên tục (không gián đoạn):
2. Ðức Phật khuyên ta nên xưng danh hiệu A Di Đà Phật.
3. niệm Phật là: Ý nghiệp làm lành, Khẩu nghiệp làm lành,Thân nghiệp làm lành.
4. Lúc niệm Phật phải:– Khẩn thiết, chí thành.– Không xen lẫn tạp tưởng.
5. trong tâm lúc nào cũng niệm …Ðến khi lâm chung, Khi vừa tắt thở thì thần thức nương theo câu niệm Phật mà đi, sẽ được vãng sanh về cực lạc… .
6. a. muốn được vãng sanh thì chánh yếu phải chuyên tâm niệm Phật… còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành …
7. a. Người niệm Phật quyết chí Sáng niệm, tối niệm, đi niệm, ngồi niệm…
8. Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức
9. Nên biết pháp môn tịnh độ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, nghèo, giàu.
10. a. niệm Phật nên:+ đúng cách. tâm thanh tịnh. Đừng chạy theo hình thức, chân thật. + Giữ lòng ngay.+ Dứt hạnh ác. + Nhiếp tâm trừ tán loạn.+ Dứt được nghiệp.
11. a. Pháp môn niệm Phật Chỉ cần: Tin Sâu, Nguyện Thiết và cố gắng thực hành .
– Buông bỏ thân, tâm, – Không Tham, Sân, Si. – Không cãi cọ, hơn thua, – Không gián đoạn.– Không vọng tưởng, – Không bị các đường tu khác làm cho mê hoặc.

12. a. Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh.
là tin Phật sẽ được Phật tiếp dẫn, giải thoát.vãng sanh, kq thành Phật. Niệm Phật suốt cả đời.
Nguyện là tâm của mình ưa thích Cực Lạc có ý mong cầu (được sanh về)./.
………….

Pháp môn tịnh độ, niệm Phật nêu trên dành cho người xuất gia, rũ bỏ bụi trần, chuyên tâm tu hành người thường chỉ áp dụng được một phần nhỏ. Cài chính không theo (tu tâm, tịnh tâm), lại theo hình thức (niệm Phật) nên thường tu không chắc kết quả, chứ đừng nói gì tới vãng sanh cực lạc…

Nếu suy nghĩ kỹ lời Phật dạy không đúng như thế! Làm gì niệm Phật mà vãng sanh (điều 5; 12), Xét hàng ngàn năm nay đã ai thây người Dân thường nào chỉ niệm Phật mà Vãng sanh cực Lạc chưa? (về cõi niết bàn).

Người bình thường khi sống đã tạo bao nhiêu ân tình, oan gia, nghiệp quả, tốt xấu có. Cho người mượn nợ nhưng cũng mắc nợ nhiều về ân tình, về tiền bạc. Khi Niệm Phật không để xóa hết nợ vay để về cực lạc, còn món nợ trong đời (cả về tiền, về tình nghĩa VC, Cha-mẹ, bạn bè,…) thì sao? Nhà tu, khi tái đầu thai, xuất gia từ nhỏ còn vướng duyên nợ tiền kiếp, còn vướng ân tình cha mẹ, anh em, đồng tu, tín chủ,… vẫn có thể gặp thị phi, oan gia phải trả, vẫn mắc nghiệp phải trả (tai tiếng, nạn tai, bệnh tật, giảm thọ,…) huống gì thường nhân, sao niệm Phật có thể rũ hết để về cực lạc được. Chẳng lẽ niệm Phật là trả được nợ ? Nghĩ thật phi lý, không hợp lẽ tự nhiên.
Đúng ra niệm Phật, và ăn chay là: nhắc nhở ta luôn nhớ tới Đức Phật, lo giữ mình, tu tâm sửa tánh, chăm làm điều thiện. Niệm thường xuyên, thì ta luôn tự nhắc mình, kết hợp tu tâm, hành thiện sẽ gieo nhân lành trong tâm, lâu ngày thành tâm Bồ đề, từ đó mới từ bỏ tham sân si, chuyên tâm tu tập, tạo âm đức. Âm đức dày thì con cháu mình và bản thân kiếp sau sẽ được hưởng Phước. Là tinh tấn tu hành, thân tâm thanh tịnh an nhiên, khởi phát tâm Bồ đề.

Nên Tu Tịnh độ có đúng và không đúng, phải tự suy ngẫm đường đạo của mình, nhắm mắt nghe giảng chảng khác nào con vẹt tập tu.

Đúng là : Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
 

Gio_Dong

Xe buýt
Biển số
OF-108909
Ngày cấp bằng
13/8/11
Số km
863
Động cơ
396,208 Mã lực
Bàn thêm về Tu Tịnh độ:

Tu tịnh độ, là pháp môn tu hành chủ yếu là ăn chay, niệm Phật. Hiện nay, việc giảng dạy tu tịnh độ có chỗ đúng chưa đúng, gây lúng túng cho Phật tử, hoặc tín đồ Phật Giáo, gây hoài nghi cho người không hiểu Đạo.

- Nhiều người thường hiểu : tịnh độ chủ yếu là niệm Phật, Theo các Thầy tu xuất gia (chuyên tâm) niệm Phật phải đáp ứng 12 yêu cầu sau: (tóm lược), không cần đọc thì nhảy qua… https://phatgiao.org.vn/kim-chi-nam-tren-con-duong-tu-tinh-do-d41995.html
1. Niệm liên tục (không gián đoạn):
2. Ðức Phật khuyên ta nên xưng danh hiệu A Di Đà Phật.
3. niệm Phật là: Ý nghiệp làm lành, Khẩu nghiệp làm lành,Thân nghiệp làm lành.
4. Lúc niệm Phật phải:– Khẩn thiết, chí thành.– Không xen lẫn tạp tưởng.
5. trong tâm lúc nào cũng niệm …Ðến khi lâm chung, Khi vừa tắt thở thì thần thức nương theo câu niệm Phật mà đi, sẽ được vãng sanh về cực lạc… .
6. a. muốn được vãng sanh thì chánh yếu phải chuyên tâm niệm Phật… còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành …
7. a. Người niệm Phật quyết chí Sáng niệm, tối niệm, đi niệm, ngồi niệm…
8. Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức
9. Nên biết pháp môn tịnh độ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, nghèo, giàu.
10. a. niệm Phật nên:+ đúng cách. tâm thanh tịnh. Đừng chạy theo hình thức, chân thật. + Giữ lòng ngay.+ Dứt hạnh ác. + Nhiếp tâm trừ tán loạn.+ Dứt được nghiệp.
11. a. Pháp môn niệm Phật Chỉ cần: Tin Sâu, Nguyện Thiết và cố gắng thực hành .
– Buông bỏ thân, tâm, – Không Tham, Sân, Si. – Không cãi cọ, hơn thua, – Không gián đoạn.– Không vọng tưởng, – Không bị các đường tu khác làm cho mê hoặc.

12. a. Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh.
là tin Phật sẽ được Phật tiếp dẫn, giải thoát.vãng sanh, kq thành Phật. Niệm Phật suốt cả đời.
Nguyện là tâm của mình ưa thích Cực Lạc có ý mong cầu (được sanh về)./.
………….

Pháp môn tịnh độ, niệm Phật nêu trên dành cho người xuất gia, rũ bỏ bụi trần, chuyên tâm tu hành người thường chỉ áp dụng được một phần nhỏ. Cài chính không theo (tu tâm, tịnh tâm), lại theo hình thức (niệm Phật) nên thường tu không chắc kết quả, chứ đừng nói gì tới vãng sanh cực lạc…

Nếu suy nghĩ kỹ lời Phật dạy không đúng như thế! Làm gì niệm Phật mà vãng sanh (điều 5; 12), Xét hàng ngàn năm nay đã ai thây người Dân thường nào chỉ niệm Phật mà Vãng sanh cực Lạc chưa? (về cõi niết bàn).

Người bình thường khi sống đã tạo bao nhiêu ân tình, oan gia, nghiệp quả, tốt xấu có. Cho người mượn nợ nhưng cũng mắc nợ nhiều về ân tình, về tiền bạc. Khi Niệm Phật không để xóa hết nợ vay để về cực lạc, còn món nợ trong đời (cả về tiền, về tình nghĩa VC, Cha-mẹ, bạn bè,…) thì sao? Nhà tu, khi tái đầu thai, xuất gia từ nhỏ còn vướng duyên nợ tiền kiếp, còn vướng ân tình cha mẹ, anh em, đồng tu, tín chủ,… vẫn có thể gặp thị phi, oan gia phải trả, vẫn mắc nghiệp phải trả (tai tiếng, nạn tai, bệnh tật, giảm thọ,…) huống gì thường nhân, sao niệm Phật có thể rũ hết để về cực lạc được. Chẳng lẽ niệm Phật là trả được nợ ? Nghĩ thật phi lý, không hợp lẽ tự nhiên.
Đúng ra niệm Phật, và ăn chay là: nhắc nhở ta luôn nhớ tới Đức Phật, lo giữ mình, tu tâm sửa tánh, chăm làm điều thiện. Niệm thường xuyên, thì ta luôn tự nhắc mình, kết hợp tu tâm, hành thiện sẽ gieo nhân lành trong tâm, lâu ngày thành tâm Bồ đề, từ đó mới từ bỏ tham sân si, chuyên tâm tu tập, tạo âm đức. Âm đức dày thì con cháu mình và bản thân kiếp sau sẽ được hưởng Phước. Là tinh tấn tu hành, thân tâm thanh tịnh an nhiên, khởi phát tâm Bồ đề.

Nên Tu Tịnh độ có đúng và không đúng, phải tự suy ngẫm đường đạo của mình, nhắm mắt nghe giảng chảng khác nào con vẹt tập tu.

Đúng là : Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Pháp môn Tịnh Độ chia làm 2 nhánh, cụ nhé. Phật Thích Ca giới thiệu 2 pháp môn như sau :

- Pháp môn A Di Đà : được Phật Thích Ca thuyết cho các A La Hán, các Bồ tát, và hoàng hậu Vy Đề Hy. Tức là những bậc thượng căn, thượng trí, nhiều tiền duyên với Phật pháp, sẵn sàng buông bỏ vạn duyên . Hoàng hậu Vy Đề Hy buồn chán vì thân là mẫu nghi thiên hạ mà có đứa con nghịch tử, phản cha đày mẹ, nên bà chán ghét thế giới Ta bà, cầu mong được đến 1 thế giới ko có Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Vì thế Phật Thích Ca mới giới thiệu Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Vị Phật ấy (A Di Đà) có 1 đại nguyện là nếu ở thời điểm Cận Tử Nghiệp, ai buông bỏ hết và niệm được 10 câu "Nam mô A Di Đà Phật" thì Ngài sẽ đến và đón về Tây phương Cực Lạc. Về đến Cực Lạc rồi thì ko còn luân hồi sinh tử, vậy thì những món nợ còn lại từ vô lượng kiếp thì sao ? Lúc bấy giờ đã là 1 Thánh Chúng trong thai sen, Nghiệp Lực xưa sẽ trở thành những chướng duyên trong quá trình tu tập. Sau này khi Thánh Chúng đó đã thành Phật rồi, thì sẽ phải quay lại thế gian để cứu độ những người mà mình thiếu nợ. Khái niệm này được gọi là "Đới nghiệp vãng sinh", các cụ có thể xem ở đây : https://lacphap.com/item/372-doi-nghiep-vang-sanh

Khổ nỗi ko có mấy người làm được như vậy. Vì niệm Phật A Di Đà là phải buông bỏ hết mọi thứ ở cõi Ta bà này. Nhưng thực sự, ngoài những người xuất gia ra, có mấy ai buông bỏ được ? Người thường, ai cũng tham sống sợ chết. Và nếu như nghiệp chướng còn dầy đặc, ở thời điểm Cận Tử nghiệp, Oan gia trái chủ từ vô lượng kiếp kéo đến ầm ầm đòi nợ, kẻ kéo tay, người kéo chân, ko có mấy người đủ bình tĩnh để niệm "Nam mô A Di Đà Phật" 10 câu liên tục. Chính vì thế, các chư tổ của Tịnh Độ tông mới bày ra 1 khái niệm gọi là "ban hộ niệm", để hộ niệm cho người sắp chết. Trong khi ở thời Phật Thích Ca ko có khái niệm "ban hộ niệm"

Trên thực tế, vẫn có những trường hợp vãng sinh khi niệm Phật A Di Đà ở phút lâm chung, ở cả người xuất gia lẫn Phật tử tu tại gia (đã được hộ niệm). Bằng chứng là hơi nóng cuối thoát ra ở đình đầu, sắc mặt hồng tươi khi lâm chung, và khi hỏa thiêu thì để lại xá lợi. Cụ dùng Google search keyword "gương vãng sinh" thì sẽ thấy

- Pháp môn Dược Sư : được Văn Thù Bồ Tát thưa thỉnh, và Phật Thích Ca giới thiệu cho hàng cư sĩ tại gia, dân thường, những người nghiệp chướng dày đặc. Tu theo pháp môn Dược Sư thì ko cần buông bỏ hết mọi thứ ở thế giới Ta Bà, vẫn vừa yêu đời vừa niệm Phật. Người tu vẫn vừa sinh sống, rèn luyện sức khỏe, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, phấn đấu công danh sự nghiệp, làm ăn kinh doanh, và vừa tu trên đường Đạo. Tu theo pháp môn Dược Sư sẽ có sự hỗ trợ về tha lực trong quá trình tu tập, các cụ đọc 12 đại nguyện của Phật Dược Sư và Kinh Dược Sư sẽ rõ. Tu 1 thời gian, nếu tu đúng, người tu sẽ có những thành tựu thể hiện ngay trong cuộc sống ngày thường

Pháp môn Dược Sư ko phải là thuần Tịnh Độ mà là Mật - Tịnh song tu, vì còn có thêm phần tụng chú Dược Sư. Phật Dược Sư ngự ở cõi Đông phương Tịnh Lưu Ly, Phật A Di Đà ngự ở cõi Tây phương Cực Lạc. Giống như mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây vậy, hê hê. Các cụ đọc kinh Dược Sư và kinh A Di Đà sẽ thấy có sự khác biệt rõ rệt

Nói thêm về luật Nhân Quả

- Có Quả --> chắc chắn là phải có Nhân
- Có Nhân --> chưa chắc đã có Quả. Nhân phải kết hợp với Duyên mới tạo ra Quả. Vì vậy, nếu đã lỡ tạo Nhân ác ở 1 kiếp nào đó, thì phải tìm cách đoạn Duyên đi, thì sẽ ko bị trổ ra Quả ác. Còn nếu như có Nhân thì phải nhất thiết có Quả, thì có lẽ ko có ai có thể giải thoát được !

Trong nhà Phật có phép Sám hối, nếu như chân thành ăn năn sám hối về những tội lỗi của mình thì có thể tiêu được Nghiệp cũ. Vì thế, ở cõi Ta bà này cần Sám hối, nếu được Đới nghiệp vãng sinh về Tây phương cực lạc thì phải Sám hối tiếp, để tiêu hết Nghiệp cũ, rồi mới tu học thành Phật tiếp được. Chính vì thế mới có chuyện Quay đầu là bờ, buông dao thành Phật ! Cụ có thể đọc thêm về Sám Hối ở đây : https://lacphap.com/item/489-quan-tuong-khi-sam-hoi.

Nói thêm về việc tu tập. Đành rằng, mục đích cuối cùng của việc tu tập ko phải là để mua nhà, mua xe, ký hợp đồng, ......, mà là để giải thoát khỏi Sinh tử luân hồi. Ấy thế nhưng, nếu các cụ chí thành tụng chú, niệm Phật, mà lại đau khổ vì khánh kiệt gia sản, người thân bị trọng bệnh, .... thì chư Phật / Bồ tát có để cho như vậy ko ? Giá trị của tha lực nó ở chỗ này. Các cụ đọc những điều đại nguyện của Phật Dược Sư và Quan Âm Bồ tát sẽ rõ

Phật - chúng sinh tính thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn !

Hôm nay em viết hơi nhiều, chắc phải lâu lâu nữa mới vào lại đây. Chúc các cụ tu hành tinh tấn, có nhiều bài viết hay, để topic này trở thành ngôi chùa online của OF !
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,014
Động cơ
120,131 Mã lực
Tu hành : tu là sửa mình, hành là làm theo. Trước gây gổ húng chó đánh nhau, nay tu rồi thì bỏ cái đó đi. Trước uống rượu xong đi vịn, nay tu biết đó là phạm giới tà hạnh rồi thì bỏ đi. Không ly được cái dục vọng thì đọc chú đại bi tâm đà na li nhiều đi, 2~3 tháng tất sẽ giảm thiểu dục. Trước chê bai khinh khi người khác, nay tu rồi thì đối xử hòa nhã giúp đỡ với người khác, giống như Lãng tử quay đầu vậy.
Tu không cầu danh lợi nhưng cũng không cầu vãng sanh cực lạc thì lấy đâu phương tiện mà đi. Nơi đến thì có nhưng tự mình dựa vào mỗi tự lực cỏn con giống như đi thuyền không có mái chèo không có la bàn không có phương hướng thì biết nơi nào mà tới.
Ma tâm là gì. Phật tâm là gì: ma tâm luôn luôn là tâm chấp trước, tâm tà kiến, tâm phân biệt nữa. Còn phật tâm thấy đâu cũng thanh tịnh, thấy an lạc. Nhưng làm sao có phật tâm thì có công phu thiền tông thì cứ dụng, có tịnh độ thì cứ xài, thiền sâu thì nhập định, niệm sâu thì nhất tâm bất loạn.
Cụ cho em hỏi có nên quy y ko vì em thấy có một cô bé bảo em là quy y như là ghi danh. Em thì quả thật ko muốn vào khuôn khổ gì nên đang cân nhắc.
 

MAZDA_626

Xe đạp
Biển số
OF-7137
Ngày cấp bằng
16/7/07
Số km
27
Động cơ
541,058 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG - HÀ TÂY
Bàn thêm về Tu Tịnh độ:

Tu tịnh độ, là pháp môn tu hành chủ yếu là ăn chay, niệm Phật. Hiện nay, việc giảng dạy tu tịnh độ có chỗ đúng chưa đúng, gây lúng túng cho Phật tử, hoặc tín đồ Phật Giáo, gây hoài nghi cho người không hiểu Đạo.

- Nhiều người thường hiểu : tịnh độ chủ yếu là niệm Phật, Theo các Thầy tu xuất gia (chuyên tâm) niệm Phật phải đáp ứng 12 yêu cầu sau: (tóm lược), không cần đọc thì nhảy qua… https://phatgiao.org.vn/kim-chi-nam-tren-con-duong-tu-tinh-do-d41995.html
1. Niệm liên tục (không gián đoạn):
2. Ðức Phật khuyên ta nên xưng danh hiệu A Di Đà Phật.
3. niệm Phật là: Ý nghiệp làm lành, Khẩu nghiệp làm lành,Thân nghiệp làm lành.
4. Lúc niệm Phật phải:– Khẩn thiết, chí thành.– Không xen lẫn tạp tưởng.
5. trong tâm lúc nào cũng niệm …Ðến khi lâm chung, Khi vừa tắt thở thì thần thức nương theo câu niệm Phật mà đi, sẽ được vãng sanh về cực lạc… .
6. a. muốn được vãng sanh thì chánh yếu phải chuyên tâm niệm Phật… còn phần phụ thì phải dứt trừ điều ác, làm những hạnh lành …
7. a. Người niệm Phật quyết chí Sáng niệm, tối niệm, đi niệm, ngồi niệm…
8. Kinh “Ðại Tập Nguyệt Tạng” dạy:Niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức
9. Nên biết pháp môn tịnh độ này chẳng cần lựa chọn kẻ trí, ngu, nghèo, giàu.
10. a. niệm Phật nên:+ đúng cách. tâm thanh tịnh. Đừng chạy theo hình thức, chân thật. + Giữ lòng ngay.+ Dứt hạnh ác. + Nhiếp tâm trừ tán loạn.+ Dứt được nghiệp.
11. a. Pháp môn niệm Phật Chỉ cần: Tin Sâu, Nguyện Thiết và cố gắng thực hành .
– Buông bỏ thân, tâm, – Không Tham, Sân, Si. – Không cãi cọ, hơn thua, – Không gián đoạn.– Không vọng tưởng, – Không bị các đường tu khác làm cho mê hoặc.

12. a. Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh.
là tin Phật sẽ được Phật tiếp dẫn, giải thoát.vãng sanh, kq thành Phật. Niệm Phật suốt cả đời.
Nguyện là tâm của mình ưa thích Cực Lạc có ý mong cầu (được sanh về)./.
………….

Pháp môn tịnh độ, niệm Phật nêu trên dành cho người xuất gia, rũ bỏ bụi trần, chuyên tâm tu hành người thường chỉ áp dụng được một phần nhỏ. Cài chính không theo (tu tâm, tịnh tâm), lại theo hình thức (niệm Phật) nên thường tu không chắc kết quả, chứ đừng nói gì tới vãng sanh cực lạc…

Nếu suy nghĩ kỹ lời Phật dạy không đúng như thế! Làm gì niệm Phật mà vãng sanh (điều 5; 12), Xét hàng ngàn năm nay đã ai thây người Dân thường nào chỉ niệm Phật mà Vãng sanh cực Lạc chưa? (về cõi niết bàn).

Người bình thường khi sống đã tạo bao nhiêu ân tình, oan gia, nghiệp quả, tốt xấu có. Cho người mượn nợ nhưng cũng mắc nợ nhiều về ân tình, về tiền bạc. Khi Niệm Phật không để xóa hết nợ vay để về cực lạc, còn món nợ trong đời (cả về tiền, về tình nghĩa VC, Cha-mẹ, bạn bè,…) thì sao? Nhà tu, khi tái đầu thai, xuất gia từ nhỏ còn vướng duyên nợ tiền kiếp, còn vướng ân tình cha mẹ, anh em, đồng tu, tín chủ,… vẫn có thể gặp thị phi, oan gia phải trả, vẫn mắc nghiệp phải trả (tai tiếng, nạn tai, bệnh tật, giảm thọ,…) huống gì thường nhân, sao niệm Phật có thể rũ hết để về cực lạc được. Chẳng lẽ niệm Phật là trả được nợ ? Nghĩ thật phi lý, không hợp lẽ tự nhiên.
Đúng ra niệm Phật, và ăn chay là: nhắc nhở ta luôn nhớ tới Đức Phật, lo giữ mình, tu tâm sửa tánh, chăm làm điều thiện. Niệm thường xuyên, thì ta luôn tự nhắc mình, kết hợp tu tâm, hành thiện sẽ gieo nhân lành trong tâm, lâu ngày thành tâm Bồ đề, từ đó mới từ bỏ tham sân si, chuyên tâm tu tập, tạo âm đức. Âm đức dày thì con cháu mình và bản thân kiếp sau sẽ được hưởng Phước. Là tinh tấn tu hành, thân tâm thanh tịnh an nhiên, khởi phát tâm Bồ đề.

Nên Tu Tịnh độ có đúng và không đúng, phải tự suy ngẫm đường đạo của mình, nhắm mắt nghe giảng chảng khác nào con vẹt tập tu.

Đúng là : Lênh đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Bác tamlinh cho hỏi 12 yêu cầu khi tu Tịnh Độ lấy ở đâu vậy hay bác tự tổng hợp lại để làm khó anh em tu tịnh độ.

Tôi thấy kinh Vô Lượng Thọ nói chỉ cần niệm liền 10 niệm thì được sanh về cõi Phật rồi mà:
Kinh Vô Lượng Thọ đây: "
  • Khi con thành Phật, chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu con, hết lòng tin tưởng, nếu có điều lành nào, tâm tâm hồi hướng nguyện sanh về cõi nước con, cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, thề không thành Chánh giác. Ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp.
Mà khi sanh về cõi Phật là mình có đủ 32 tướng tốt( tướng sẽ giống Phật Thích Ca Mâu Ni) , ai cũng giống ai, thân sắc vàng ròng:
  • Khi con thành Phật, các chúng sanh ở mười phương thế giới sanh về cõi con, thân tướng sắc vàng ròng, đủ ba mươi hai tướng tốt, đủ tướng đại trượng phu, đoan nghiêm chánh trực, tất cả đồng một dung nhan, nếu có tốt xấu, hình thể sai biệt, thề không thành Chánh giác.
Ngoài ra còn có túc mạng minh, thiên nhĩ thông, thiên nhãn thông:
  • Khi con thành Phật, các chúng sanh sanh về cõi con, biết rõ vô lượng kiếp trước. Thấy rõ những việc thiện ác đã làm. Nghe rõ sự việc khắp mười phương cả ba đời khứ lai hiện tại. Nếu không được như nguyện, thề không thành Chánh giác.
Có luôn thần túc thông, tha hồ ngao du Vũ Trụ:
  • Khi con thành Phật, nếu có chúng sanh sanh về cõi con, được thần thông tự tại Ba la mật đa. Trong khoảnh khắc nếu không đi khắp trăm ngàn vạn ức cõi Phật để cúng dường, thề không thành Chánh giác.
Khi sanh về cõi Phật, nữ sẽ hóa nam:
  • Khi con thành Phật, nước con không có phụ nữ. Nếu có nữ nhơn nào nghe danh hiệu con, thanh tịnh tin tưởng, phát tâm Bồ đề, chán ghét nữ thân, mạng chung liền hóa thân nam tử sanh về nước con. Các loại chúng sanh ở thế giới mười phương, sanh về nước con đều hóa sanh trong hoa sen thất bảo. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác.
Khi sanh về cõi Phật sẽ sống lâu vô lượng:

  • Khi con thành Phật sống lâu vô lượng. Vô số Thanh văn và trời người trong nước cũng có thọ mạng vô lượng. Giả như chúng sanh ở ba ngàn thế giới thành bậc Duyên giác trải qua trăm ngàn kiếp để tính đếm, nếu biết được số lượng ấy, thề không thành Chánh giác.
Có 48 lời nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng ( sau thành Phật A Di Đà ) và sẽ còn nhiều điều hứa hẹn với chúng sinh nếu được sinh về cõi Phật A Di Đà.

Mà đọc hết 48 lời nguyện của Tỳ Kheo Pháp Tạng mới thấy tham vọng bao trùm vũ trụ của ngài.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,276
Động cơ
386,305 Mã lực
Cụ cho em hỏi có nên quy y ko vì em thấy có một cô bé bảo em là quy y như là ghi danh. Em thì quả thật ko muốn vào khuôn khổ gì nên đang cân nhắc.
Việc quy y Tam Bảo và hiểu đến tận ngọn nguồn của việc quy y Tam Bảo là một việc nó bắt buộc phải kết hợp cả kiến thức của Nam Tông và Bắc Tông, ngoài ra việc phát tâm nguyện nó cũng như những bước đi chập chững ban đầu nhưng sẽ quyết định khả năng tiến xa của mỗi người trên con đường leo từng bậc trong quá trình tiếp thu và thực hành kiến thức

Thớt này chỉ giải quyết vấn đề này thôi cũng đã đủ quá tải rồi còn các vấn đề khác hãy còn xa lắm
Thôi để các bác khác trả lời giúp bác
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cụ cho em hỏi có nên quy y ko vì em thấy có một cô bé bảo em là quy y như là ghi danh. Em thì quả thật ko muốn vào khuôn khổ gì nên đang cân nhắc.
Quy y đâu chỉ là cái danh. Họ mình không thích, lại thích mang họ Thích à cụ? ;)). Quy y là quy y phật quy y pháp quy y tăng. Quy y phật lưỡng túc tôn, quy y pháp ly dục tôn, quy y tăng chúng trung tôn. Quy y phật không đọa địa ngục, quy y pháp không đọa ngạ quỷ, quy y tăng không đọa súc sinh. Lễ quy y viên mãn, niệm thánh hiệu dược sư phật hoặc thánh hiệu a di đà phật.
P.s: xong quy y.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Ta hay chê cuộc đời là méo mó
Sao ta không tròn tự nơi tâm
Đất ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non vươn lên tìm ánh sáng

Cãi nhau bằng thờ cho nó dịu bớt
Chúng sinh cõi ngũ trược ác thế thì luôn như thế. Còn khi tu tập bằng đường nào chăng nữa( thiền tịnh hay mật ) mà tròn đầy thì cõi ngũ trược ác thế có khác gì cõi tây phương cực lạc hay đông phương tịnh lưu ly đâu ạ ;)).
 

nhs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782886
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
57
Động cơ
30,899 Mã lực
Tuổi
56
Chúc mừng bác tu theo Pháp môn Tịnh Độ về cõi cực lạc để mà sung sướng mà hưởng phước báo, sẽ ko một ai ý kiến vì các Pháp môn khác nhau, điểm đến cũng khác nhau nhưng đừng bao giờ nói rằng Pháp môn này do Phật Thích ca thuyết, vì Bổn Sư chỉ thuyết về Khổ và diệt Khổ.

Đây là yếu tố cơ bản để nhìn thấy sự sai biệt rất lớn giữa Chánh Phật pháp và Ngụy Kinh trá hàng, người học Phật có tuệ sẽ nhận ra sự sai biệt này ngay.

" Sư phụ mù dẫn đệ tử mù, 1 đám dẫn nhau đi xuống hố " - Trích TỪ TRUNG BỘ KINH.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,276
Động cơ
386,305 Mã lực
Quy y đâu chỉ là cái danh. Họ mình không thích, lại thích mang họ Thích à cụ? ;)). Quy y là quy y phật quy y pháp quy y tăng. Quy y phật lưỡng túc tôn, quy y pháp ly dục tôn, quy y tăng chúng trung tôn. Quy y phật không đọa địa ngục, quy y pháp không đọa ngạ quỷ, quy y tăng không đọa súc sinh. Lễ quy y viên mãn, niệm thánh hiệu dược sư phật hoặc thánh hiệu a di đà phật.
P.s: xong quy y.
giá kể có một bác nào đó viết hay và sâu sắc hơn về vấn đê then chốt này thì tốt quá.

Chúc mừng bác tu theo Pháp môn Tịnh Độ về cõi cực lạc để mà sung sướng mà hưởng phước báo, sẽ ko một ai ý kiến vì các Pháp môn khác nhau, điểm đến cũng khác nhau nhưng đừng bao giờ nói rằng Pháp môn này do Phật Thích ca thuyết, vì Bổn Sư chỉ thuyết về Khổ và diệt Khổ.

Đây là yếu tố cơ bản để nhìn thấy sự sai biệt rất lớn giữa Chánh Phật pháp và Ngụy Kinh trá hàng, người học Phật có tuệ sẽ nhận ra sự sai biệt này ngay.

" Sư phụ mù dẫn đệ tử mù, 1 đám dẫn nhau đi xuống hố " - Trích TỪ TRUNG BỘ KINH.
Hy vọng là các bác khác không rơi vào cái bẫy buồn cười này: chia để trị
Việc các môn phái nó đúng hay không, ngụy hay thật.... trên có Hội đồng chứng minh, trên nữa có Giáo hội lo, trên nữa có Giáo chủ lo, trên nữa có các vị A la hán lo, trên nữa có các vị Bồ tát lo, trên nữa có các vị Phật lo.

Chúng ta lo làm quái gì. Chỉ khi nào không tin vào các vị đó thì chúng ta mới đi lo việc đó thôi. Mà cũng phải thôi, tranh cãi xảy ra khi chúng ta thiếu niềm tin vào Tam Bảo.

Đến Tôn hành giả xuất hiện trong vô số các chùa bên cạnh các vị Diêm vương, sau này, mỗi khi gặp khó khăn lại đến Tây phương kêu cứu Phật Như Lai. .... chúng ta toàn người trần mắt thịt, tài năng chả bằng cái móng tay của lão Tôn, lo làm gì cho nó khổ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,014
Động cơ
120,131 Mã lực
Quy y đâu chỉ là cái danh. Họ mình không thích, lại thích mang họ Thích à cụ? ;)). Quy y là quy y phật quy y pháp quy y tăng. Quy y phật lưỡng túc tôn, quy y pháp ly dục tôn, quy y tăng chúng trung tôn. Quy y phật không đọa địa ngục, quy y pháp không đọa ngạ quỷ, quy y tăng không đọa súc sinh. Lễ quy y viên mãn, niệm thánh hiệu dược sư phật hoặc thánh hiệu a di đà phật.
P.s: xong quy y.
Nói thật là em ko hiểu :(
 

nhs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782886
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
57
Động cơ
30,899 Mã lực
Tuổi
56
Tôn Hành giả là như vật hư cấu ( do tưởng tạo ra, chưa nói đến các vị Tưởng Phật khác ) vậy mà tin là thật, nó chứng minh rằng đi đến Pháp môn này bị " Liệt Tuệ" không
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,276
Động cơ
386,305 Mã lực
Tôn Hành giả là như vật hư cấu ( do tưởng tạo ra, chưa nói đến các vị Tưởng Phật khác ) vậy mà tin là thật, nó chứng minh rằng đi đến Pháp môn này bị " Liệt Tuệ" không
Vụ lão Tôn em ví dụ cho vui thôi.
Tuy nhiên đúng là bác chưa có lòng tin tuyệt đối vào Tam Bảo thật.
Về cơ bản Phật giáo trường tồn là trên nền tảng ngôi Tam Bảo là bất diệt.
- Các Đức Phật thoát hẳn khỏi dòng luân hồi nên bất diệt.
- Pháp không có hình tướng và là trí tuệ của các Đức Phật nên cũng bất diệt.
- Các vị Tăng mang thân xác người tu hành có thể bị cuốn vào vòng sinh tử, nhưng có vô số các vị Bồ tát tái sinh trở lại làm người theo nguyện lực để cùng tu hành dìu dắt các hàng Thanh Văn, Duyên Giác nên nguồn nhân lực đó là vô tận. Ngoài ta, các chúng sanh từ các nẻo khác trong lục đạo luân hồi, tái sinh trở lại làm người đều phải trải qua quá trình tu tập hàng trăm hàng nghìn năm. Bản thân họ đã mang trong mình cái duyên với Phật pháp. Do đó nguồn nhân lực đó không bao giờ cạn kiệt. Và đó cũng là lý do chúng ta Quy y để nương tựa vào Tam Bảo. (là nấc thang đầu tiên nếu muốn tiến xa hơn trên con đường tu học)

Một bác sĩ lầm thì chết một vài bệnh nhân.
Một nhà giáo lầm thì hỏng một thế hệ
Nhưng một nhà tu hành sai lầm thì hỏng muôn triệu kiếp nhân sinh

Các vị trên chúng ta còn phải trăn trở hơn nhiều bác ak. Mà họ dĩ nhiên về trí tuệ và kiến thức hơn hàng chúng sinh như chúng ta rất nhiều. Cần làm gì thì họ tự có kiến giải rồi
Còn về cơ bản, thực tu thực chứng được Nam Tông đã là quá giỏi với hàng chúng sinh thông thường như chúng ta rồi. Bàn luận thêm kiến thức Bắc Tông thì cũng là luận bàn mở mang thêm kiến thức thôi ak.

Một ví dụ để tiến từ quả vị thứ 1 đến quả vị cao nhất của Nam Tông phải trải qua ít nhất cả chục lần tái sinh vào cõi người hoặc trời. Giáo lý thì đơn giản và ngắn gọn nhưng thực tu thực chứng được thì dài và xa vô cùng.
Chúng ta, chả có gì trong tay, xa thật là xa, nhưng cũng còn hơn những chúng sinh khác, trăm nghìn muôn kiếp không có cơ hội.

Về mặt tu tập và giải thoát không có sự khác biệt giữa 2 trường phái.
Không nên quá khắt khe. Bước chân vào được đến chùa đã là một thành công quá lớn so với vô số người khác rồi bác.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhs

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-782886
Ngày cấp bằng
8/7/21
Số km
57
Động cơ
30,899 Mã lực
Tuổi
56
Tôi đã nói rằng các bác bên Tịnh Độ tôi điều ung hộ và chúc mừng Pháp môn các bác theo đuổi.
Do các bác không đọc lịch sử của cuộc đời và tìm Đạo của Bổn Sư ( đọc ở đây phải tác ý với các ý chính), nếu có 1 chút tuệ các bác sẽ thấy rằng mọi nguyên nhân mang đến Khổ là do Ái, do con đường Đức Phật Thích Ca là giảng về Khổ và Diệt Khổ.

Trong 12 nhân duyên, khổ diệt là Ái diệt, mục đích của các bài giảng là ngăn chặn và chấm dứt Sanh Khởi tại những nơi Sắc, Thọ, Tưởng, Hành..

Tại sao có sự tranh luận ko đáng có giữa các Pháp môn là Đức Phật ko dạy Pháp môn này, có bạn sẽ nói tư liệu lịch sử... tôi khẳng định ko có nếu căn cứ theo Nikaya, thậm chí Phẩm 1 Pháp trong bộ kinh Tiểu Bộ cũng có về Niệm Phật, Pháp, Tăng cùng với định niệm hơi thở để mang lại kết quả vô cùng to lớn.. chứ ko phải là đưa đến cõi Cực Lạc.

Người tu đạo theo Bốn Sư là ly tham, sống thanh bần (khất thực) ăn 1 ngày 1 bữa.. Tịnh Độ có thực hiện như vậy ko? chắc chắn là ko.
Tôi chỉ đưa ra 1 yếu tố nho nhỏ để thấy 2 Pháp môn khác nhau 1 trời 1 vực..

Người tu theo Bổn Sư thì tự lực, ly duc và ly các ác Pháp để đạt đến Vô lau Tam giải thoát, đó điểm đến tối thượng, người Hành giả ko tu nữa, ko còn kiếp sau, chấm dứt sinh tử (cái Sinh bị diệt). Trong khi Tịnh Độ thì tha lực, hướng tới 1 cảnh giới Sung Sướng( Ái sinh khởi ) và còn phải Tu tiếp(lại bắt đầu reset do sinh khởi) ..
. Đây là 2 ý chính chỉ rõ sự khác biệt giữa 2 Pháp môn.

Nếu các bạn thật sự hiểu lý thuyết Vô Ngã các bạn bên Tịnh Độ sẽ ko dại gì gán Pháp môn này do chính Đức Phật Thích Ca thuyết. Tai sao các bạn ko dũng cảm nhận ra sự sai biệt này.

1 lần nữa chúc các bạn Tịnh Độ đạt được những tiến triển trên con đường Dạo của mình.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,128
Động cơ
523,813 Mã lực
Chúc mừng bác tu theo Pháp môn Tịnh Độ về cõi cực lạc để mà sung sướng mà hưởng phước báo, sẽ ko một ai ý kiến vì các Pháp môn khác nhau, điểm đến cũng khác nhau nhưng đừng bao giờ nói rằng Pháp môn này do Phật Thích ca thuyết, vì Bổn Sư chỉ thuyết về Khổ và diệt Khổ.

Đây là yếu tố cơ bản để nhìn thấy sự sai biệt rất lớn giữa Chánh Phật pháp và Ngụy Kinh trá hàng, người học Phật có tuệ sẽ nhận ra sự sai biệt này ngay.

" Sư phụ mù dẫn đệ tử mù, 1 đám dẫn nhau đi xuống hố " - Trích TỪ TRUNG BỘ KINH.
Đức Phật Như lai trước khi tạ thế cũng đã bảo ngài A nan là đừng có cứng nhắc trong Giáo lý, những cái nào nhỏ nhặt bỏ đi được, thì nên bỏ. Nhưng các đại đệ tử cửa ngài đã không làm được điều đó và chính nó là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành 2 phái Đại chúng bộ ( cấp tiến ) và Thượng tọa bộ ( bảo thủ ).

Và các quan điểm của cấp tiến của Đại chúng bộ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của trường phái Đại thừa. Không chỉ thế hượng tọa bộ ( tiền thân của Nguyên thủy/Nam Tông.Tiểu thừa ) sau này cũng phân hóa và chia tách thành rất nhiều trường phái khác nhau.

Qua hơn 400 năm truyền khẩu và hơn 2000 năm truyền bá bởi nhiều vị trưởng lão, cũng như chịu sự ảnh hưởng của văn hóa, tập quán vùng miền, kinh điển không thể nào giữ nguyên được nội dung như thời Phât Như Lai còn sống trên thế gian này. Vì vậy kể cả kinh điển nguyên thủy mà cụ dẫn cũng không còn là " nguyên thủy " nữa. Và chưa chắc tất cả những nội dung cụ trích, là nguyên văn lời nói cụ đức Như lai.

Fun một tý thì món phở trứ danh của Việt Nam cũng có hệ phái: Phở Sài gòn, phở Hà Nội, phở Nam Định....Bát phở mà ta ăn ở bất kỳ địa phương nào nói trên, đều có các thành phần cốt lõi là nước dùng ninh xương, thịt tái , chín.. và bánh phở. Nhưng không ai dám khẳng định là mình mới là người ăn bát phở chuẩn vị nguyên gốc.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Đợt này thấy các cụ trong thớt bàn luận rôm rả mà không căng thẳng, hoàn toàn trên cơ sở trao đổi thông tin, vui quá.

Để phân biệt đúng sai giữa phương pháp Thiền và phương pháp tu Tịnh độ, em thấy chúng ta nên quay về lời dạy ngắn gọn của Phật Gotama:

Tránh làm tất cả các điều ác, siêng làm điều thiện lành, không ngừng thanh lọc tâm.

Điều 1: Tránh làm tất cả các điều ác. Đây chính là giữ Sila (Giới). Sīla là đạo đức, giới hạnh, không làm bất cứ điều gì từ lời nói đến hành động gây tổn hại cho người khác. Ba phần trong Bát Chánh Đạo kết hợp thành Sīla là Sammā vācā (Chánh ngữ), Sammā kammanta (Chánh nghiệp) và Sammā ājīva (Chánh mạng).

Điều 2: Siêng làm điều thiện lành. Samādhi, sự làm chủ được tâm. Ta phải học cách trở thành chủ nhân của chính tâm mình, cách định tâm trên nền tảng đạo đức. Định được tâm trên nền tảng thanh tịnh này, chính là Samādhi. Ba yếu tố khác của Bát Chánh Đạo thuộc về phần Samādhi này là SammāVāyāma (Chánh tinh tấn), Sammā Sati (Chánh niệm) và Sammā samādhi (Chánh định).
(Có nhiều tranh cãi cho rằng siêng làm điều thiện lành cùng nằm với giữ giới, và Định (samadhi) nằm ở phần tu tập, nhưng thôi đây là quan điểm của mỗi trường phái, không nên tranh cãi xem phân định vào đâu).

Điều 3: Không ngừng thanh lọc tâm. Trong 3 phần của Dhamma thuộc Bát Thánh Đạo có 3 yếu tố thuộc Sīla (Giới hạnh), có 3 yếu tố thuộc Samādhi (Định tâm) và 2 yếu tố còn lại thuộc về Paññā (Trí tuệ). Đó là Sammā saṅkappo (Chánh tư duy) và Sammā-diṭṭhi (Chánh kiến).

Đối chiếu với các phân tích về Tịnh độ của các bạn bên trên, em thấy cũng làm được rất tốt phần 1 (Tránh làm điều ác) và làm được 1 phần điều 2. Khi các bạn tu tập theo phương pháp niệm, có thể tâm sẽ định được đến 1 mức độ nào đó và 1 phần các Hành (Sankhara) sẽ được thanh lọc. Do đó, nhiều bạn khi mới vào tu tập Tịnh độ sẽ vẫn thấy hiệu quả. Mặt khác, với lượng người tham gia tu tịnh độ đông như hiện nay thì các thế lực hỗ trợ sẽ mạnh hơn, nên bên cạnh các điều trên còn giúp cho người tu tập đạt được mục đích riêng, kiểu cầu gì được nấy.

Vì không thanh lọc hết được Tâm, vẫn còn lại các Hành dẫn đến tái sinh, trong kinh của Tịnh độ mới đưa ra khái niệm, sau khi vãng sanh về cực lạc thì còn bao nhiêu nghiệp nhờ Phật chủ quản giúp chuyển hóa nốt. Ngược lại theo phương pháp tu thiền thì phải tự mình giải quyết hết được Sankhara của mình thì mới đạt quả vị Arahan, chấm dứt luân hồi (đây là trường hợp của ông Ananda).

Túm lại, các bạn tu Tịnh độ cũng được, tu thiền cũng được. Nếu làm đúng theo được những lời dạy "Tránh làm tất cả các điều ác, siêng làm điều thiện lành" này thì đã là tốt lắm rồi.

Kể lại câu chuyện ngày xưa, Đức Phật Gotama đi nghiên cứu để tìm hướng giải thoát. Biết đích đến là giải thoát nhưng chưa tìm được con đường thẳng nhất, ngắn nhất đi đến mà phải đi tìm loanh quanh trước (tu khổ hạnh, thiền vô sắc đến tầng 7 và tầng 8), rồi mới tìm ra phương pháp giải quyết nốt để đạt giải thoát. Sau đó, Đức Phật mới chỉ cho con đường ngắn nhất để đạt được giải thoát. Tuy nhiên, sau này các thầy mới sáng tạo nhiều đường đi khác bằng các môn phái (tịnh độ, mật tông) vì nhiều lý do (kết hợp với tín ngưỡng tâm linh của vùng đó, điều chỉnh cho phù hợp với căn cơ của người thực hành,...). Cũng giống như 1 khách du lịch, từ ngã tư Bạch Mai, phố Huế muốn lên hồ Hoàn kiếm thì cứ đi thẳng phố Huế là đến. Nhưng có khi lại đi đường khác vòng lên tận Hồ Tây vì trên đấy có đạp vịt, vui hơn.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,128
Động cơ
523,813 Mã lực
Tôi đã nói rằng các bác bên Tịnh Độ tôi điều ung hộ và chúc mừng Pháp môn các bác theo đuổi.
Do các bác không đọc lịch sử của cuộc đời và tìm Đạo của Bổn Sư ( đọc ở đây phải tác ý với các ý chính), nếu có 1 chút tuệ các bác sẽ thấy rằng mọi nguyên nhân mang đến Khổ là do Ái, do con đường Đức Phật Thích Ca là giảng về Khổ và Diệt Khổ. (1)


Trong 12 nhân duyên, khổ diệt là Ái diệt, mục đích của các bài giảng là ngăn chặn và chấm dứt Sanh Khởi tại những nơi Sắc, Thọ, Tưởng, Hành..

Tại sao có sự tranh luận ko đáng có giữa các Pháp môn là Đức Phật ko dạy Pháp môn này, có bạn sẽ nói tư liệu lịch sử... tôi khẳng định ko có nếu căn cứ theo Nikaya, thậm chí Phẩm 1 Pháp trong bộ kinh Tiểu Bộ cũng có về Niệm Phật, Pháp, Tăng cùng với định niệm hơi thở để mang lại kết quả vô cùng to lớn.. chứ ko phải là đưa đến cõi Cực Lạc.

(2) Người tu đạo theo Bốn Sư là ly tham, sống thanh bần (khất thực) ăn 1 ngày 1 bữa.. Tịnh Độ có thực hiện như vậy ko? chắc chắn là ko.
Tôi chỉ đưa ra 1 yếu tố nho nhỏ để thấy 2 Pháp môn khác nhau 1 trời 1 vực..

Người tu theo Bổn Sư thì tự lực, ly duc và ly các ác Pháp để đạt đến Vô lau Tam giải thoát, đó điểm đến tối thượng, người Hành giả ko tu nữa, ko còn kiếp sau, chấm dứt sinh tử (cái Sinh bị diệt). Trong khi Tịnh Độ thì tha lực, hướng tới 1 cảnh giới Sung Sướng( Ái sinh khởi ) và còn phải Tu tiếp(lại bắt đầu reset do sinh khởi) ..
. Đây là 2 ý chính chỉ rõ sự khác biệt giữa 2 Pháp môn.

Nếu các bạn thật sự hiểu lý thuyết Vô Ngã các bạn bên Tịnh Độ sẽ ko dại gì gán Pháp môn này do chính Đức Phật Thích Ca thuyết. Tai sao các bạn ko dũng cảm nhận ra sự sai biệt này.

1 lần nữa chúc các bạn Tịnh Độ đạt được những tiến triển trên con đường Dạo của mình.
1. Em xin phản bác quan điểm của cụ như sau : Nguyên nhân của Khổ là do chúng sinh có " bản ngã " và vì sao chúng sinh lại có cái " bản ngã " ? vì do có sự ' vô minh " của chúng sinh. Vậy điều cốt lõi là muốn diệt " Khổ " thì phải diệt " Vô minh ".

Vậy nếu như Nam Tông diệt ' vô minh " chỉ bằng " tự lực " thì Bắc Tông ngoài tự lực còn mượn thêm " Tha lực " vì quan điểm thời mạt pháp thì chỉ " tự lực " thôi thì không đủ sức mạnh diệt ' vô minh " cần có sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên ở bên ngoài , ví dụ như Mật Tông thì trò mượn " tha lực " từ thầy và từ cõi ' siêu nhiên" , Thiền Tông mượn " tha lực " từ Thiền sư dẫn đạo và " thời tiết nhân duyên" . Các vị tỳ tăng ni Tịnh Độ Tông thực hiện tu tập chính là là " tự lực " trong quá trình tụng kinh, trì chú, niệm phật cũng giống như các vị Nam Tông thực hiện và các " tha lực " do các vị Bồ tát, Phật mang đến có tác dụng hỗ trợ để diệt ' Vô minh ".

2. Cái này cụ lẫn lộn giữa Phật tử và Tăng ni. Em khẳng định các vị Tăng Ni Tịnh Độ Tông cũng ăn chay hàng ngày, và không những chẳng đi " khất thực " mà ngược lại còn tự lực " tự túc thức ăn " qua việc trồng cấy. Các Phật tử của Nam Tông cũng chẳng ' ăn chay" hàng ngày. Ví dụ như bún nước lèo của người Khmer ,hay món " tép nhảy " của người Thái.

3. Em cũng mong cụ tìm hiểu thêm về các tông phái trong hệ Đại thừa và có cái nhìn khách quan hơn.
Một ví dụ: như cụ đạp xe từ A đến B, trong đêm tối , đó là tự lực. Nhưng đi trong đêm tối khá nguy hiểm nếu xe không có đèn chiếu sáng. Vì vậy cụ lắp thêm cho xe cái đèn chiếu sáng, đó là cụ đã mượn thêm " tha lực " để đi từ A đến B cho thêm phần an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,276
Động cơ
386,305 Mã lực
Kể lại câu chuyện ngày xưa, Đức Phật Gotama đi nghiên cứu để tìm hướng giải thoát. Biết đích đến là giải thoát nhưng chưa tìm được con đường thẳng nhất, ngắn nhất đi đến mà phải đi tìm loanh quanh trước (tu khổ hạnh, thiền vô sắc đến tầng 7 và tầng 8), rồi mới tìm ra phương pháp giải quyết nốt để đạt giải thoát. Sau đó, Đức Phật mới chỉ cho con đường ngắn nhất để đạt được giải thoát. Tuy nhiên, sau này các thầy mới sáng tạo nhiều đường đi khác bằng các môn phái (tịnh độ, mật tông) vì nhiều lý do (kết hợp với tín ngưỡng tâm linh của vùng đó, điều chỉnh cho phù hợp với căn cơ của người thực hành,...). Cũng giống như 1 khách du lịch, từ ngã tư Bạch Mai, phố Huế muốn lên hồ Hoàn kiếm thì cứ đi thẳng phố Huế là đến. Nhưng có khi lại đi đường khác vòng lên tận Hồ Tây vì trên đấy có đạp vịt, vui hơn.
Một cụ già 70-80 tuổi đi từ Hn vào Tp HCM nếu được chọn giữa các loại phương tiện: hai cẳng, cưỡi ngựa, xe đạp, xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy ( dụ cho các pháp môn tu hành) mà lại chẳng có đồng nào trong túi ( dụ cho phúc đức).....thì căng bác nhể.Đi nhờ, lên nhầm xe ô tô của bọn đào tạo ăn xin chuyên nghiệp thì có khi sang tận Lào, Cam chứ chẳng chơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,276
Động cơ
386,305 Mã lực
1. Em xin phản bác quan điểm của cụ như sau : Nguyên nhân của Khổ là do chúng sinh có " bản ngã " và vì sao chúng sinh lại có cái " bản ngã " ? vì do có sự ' vô minh " của chúng sinh. Vậy điều cốt lõi là muốn diệt " Khổ " thì phải diệt " Vô minh ".

Vậy nếu như Nam Tông diệt ' vô minh " chỉ bằng " tự lực " thì Bắc Tông ngoài tự lực còn mượn thêm " Tha lực " vì quan điểm thời mạt pháp thì chỉ " tự lực " thôi thì không đủ sức mạnh diệt ' vô minh " cần có sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên ở bên ngoài , ví dụ như Mật Tông thì trò mượn " tha lực " từ thầy và từ cõi ' siêu nhiên" , Thiền Tông mượn " tha lực " từ Thiền sư dẫn đạo và " thời tiết nhân duyên" . Các vị tỳ tăng ni Tịnh Độ Tông thực hiện tu tập chính là là " tự lực " trong quá trình tụng kinh, trì chú, niệm phật cũng giống như các vị Nam Tông thực hiện và các " tha lực " do các vị Bồ tát, Phật mang đến có tác dụng hỗ trợ để diệt ' Vô minh ".

2. Cái này cụ lẫn lộn giữa Phật tử và Tăng ni. Em khẳng định các vị Tăng Ni Tịnh Độ Tông cũng ăn chay hàng ngày, và không những chẳng đi " khất thực " mà ngược lại còn tự lực " tự túc thức ăn " qua việc trồng cấy. Các Phật tử của Nam Tông cũng chẳng ' ăn chay" hàng ngày. Ví dụ như bún nước lèo của người Khmer ,hay món " tép nhảy " của người Thái.

3. Em cũng mong cụ tìm hiểu thêm về các tông phái trong hệ Đại thừa và có cái nhìn khách quan hơn.
Một ví dụ: như để làm sáng bóng đèn xe đạp , thì cụ có thể dùng củ dinamo và khi cụ đạp xe thì của Dinamo sẽ phát ra điện, làm cái bòng đèn chiếu sáng , đó là tự lực. Nhưng cụ có thể làm sáng bóng đèn một cách đơn giản hơn, đó là xài một cái đèn có sẵn pin và có thể sạc lại được đó là dùng tha lực.
Vẫn thiếu niềm tin vào Tam Bảo lắm, các bác cứ đi lo việc của các ngài đấy là không nên.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top