[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

AUTOEn

Xe đạp
Biển số
OF-786543
Ngày cấp bằng
4/8/21
Số km
27
Động cơ
27,833 Mã lực
Xá lợi của một cư sĩ tu tại gia sau khi hỏa táng đây cụ. Cụ nhìn với xá lợi của ngài Thích Giác Khang xem có tương đồng về màu xanh ngọc bích không ạ?
8F5F5630-7A54-494D-BA22-72EBA5089B47.png
Công nhận phần xương cốt còn lại sau khi hoả táng của những người có công phụ tu tập không giống với người thường, nhưng điều đó không có nghĩa là những vị đó đã đắc quả.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,562
Động cơ
-311,025 Mã lực
Công nhận phần xương cốt còn lại sau khi hoả táng của những người có công phụ tu tập không giống với người thường, nhưng điều đó không có nghĩa là những vị đó đã đắc quả.
Không đắc quả ở cõi ta bà nhưng được trợ niệm tụng kinh hồi hướng nên được tiếp dẫn vãng sinh cực lạc rồi cụ. Sang cõi cực lạc tu tập đến khi đắc quả vị nào đó ( a la hán, phật...). Một vị tu tập để đắc quả ( sư Thích Giác Khang ) ngay tại cõi ta bà với một vị được vãng sinh cực lạc ( cư sĩ tại gia ) thì cũng như nhau cả. Cũng để lại bằng chứng xá lợi đấy còn gì.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
571
Động cơ
299,510 Mã lực
Các cụ giải đáp thắc mắc này giúp em. Trong Tam thế Phật gồm Quá Khứ , Hiện Tại , Vị lai thì có 2 người không phải bàn cãi là Như lai phật và Di lặc phật. Thế nhưng Phật quá khứ thì có nơi bảo là Nhiên Đăng cổ phật, chỗ lại bảo là A Di đà Phật. Cụ nào am hiểu giải thích hộ em sự khác biệt này với. =((
Có vô số các vị Phật đã xuất hiện trong quá khứ. Nhiên Đăng Cổ Phật là 1 vị đã xuất thế từ rất xa xưa. A Di Đà Phật là một vị Phật khác.
Có 1 vị Phật của thời hiện tại, là Đức Phật Gotama, Thích Ca Mâu ni (vị tu sĩ họ Thích Ca)
Có vô số các vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai (vị tiếp theo là Phật Di Lặc, sau Phật Di Lặc sẽ lần lượt có vô số các vị Phật khác xuất thế).
Như Lai là 1 danh hiệu, Vị Phật Toàn Giác nào cũng có danh hiệu Như Lai.

Theo em hiểu là như vậy ạ.
 

AUTOEn

Xe đạp
Biển số
OF-786543
Ngày cấp bằng
4/8/21
Số km
27
Động cơ
27,833 Mã lực
Không đắc quả ở cõi ta bà nhưng được trợ niệm tụng kinh hồi hướng nên được tiếp dẫn vãng sinh cực lạc rồi cụ. Sang cõi cực lạc tu tập đến khi đắc quả vị nào đó ( a la hán, phật...). Một vị tu tập để đắc quả ( sư Thích Giác Khang ) ngay tại cõi ta bà với một vị được vãng sinh cực lạc ( cư sĩ tại gia ) thì cũng như nhau cả. Cũng để lại bằng chứng xá lợi đấy còn gì.
Lúc sinh thời có khi nào sư Giác Khang nói là ông đã đắc quả không.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Bác lấy bài giảng trong lớp thiền Vipassana của GOENKA à.
Có mấy lí do để em lựa chọn bài giảng của thầy Goenka để post lên đây hầu các cụ.
1. Hiện giờ bài giảng của thầy đã được một số bạn đưa lên trang web (cả bản audio và bản text). Như vậy, có thể coi những nội dung này đã được cho phép phổ biến rộng rãi. Ngày trước chỉ có những người là thiền sinh cũ, đã tham gia khóa thiền 10 ngày thì mới có thể truy cập được các bài giảng này và chỉ có bản audio.
2. Người dịch bản audio từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã rất cố gắng dịch sát nghĩa nhất có thể và dùng những từ ngữ hoàn toàn thông dụng, phổ biến. Những ai chưa có kiến thức gì về Đạo Phật cũng có thể hiểu được.
3. So sánh nội dung bài giảng với nội dung quyển sách Đường xưa mây trắng của thầy Thích nhất Hạnh thì em thấy có sự tương đồng khá cao. Do đó, có thể coi tư tưởng của 2 thầy khá là gần nhau.

Sáng nay, em có nghe lại đoạn tâm sự trong bài giảng ngày thứ 10, thầy Goenka cũng có nói:
Tôi đã thấy một khuyết điểm lớn ở vài Thiền sinh mà tôi thường nhắc nhở nhiều lần. Người ta đến để thử phương pháp Thiền này, không có gì sai cả. Người ta trước hết nên thử cái gì mới. Nhưng nếu cứ thử, chỉ thử không thôi, ta sẽ không bao giờ đủ nghiêm chỉnh để nỗ lực tu tập. Tôi thấy có người đến Ấn Độ để tìm kiếm kinh nghiệm đặc biệt này, hay kinh nghiệm đặc biệt kia: “Hãy để tôi hút thử cần sa hay ma túy”.

Rồi họ đến với các Đạo sĩ, tập luyện với các Đạo sư. Cũng thế, họ đến với Goenka, một kinh nghiệm với Goenka, một chuyến đi học Đạo Goenka. Ta đã thử tất cả các chuyến đi khác. Bây giờ là chuyến đi học với Goenka. Làm như thế, ta sẽ được lợi ích gì? được rồi, hãy làm một chuyến thử nghiệm với Goenka. Hãy làm 1, 2 hay 3 chuyến, nhưng cuối cùng thì hãy quyết định.

Nếu ta thấy rằng phương pháp Thiền nào khác tốt cho mình thì hãy nghiêm chỉnh tập luyện và thu thập lợi ích từ phương pháp Thiền ấy. Nhưng nếu chỉ tập hời hợt, một tí ở chỗ này, một tí ở chỗ khác thì suốt đời mình chỉ phí phạm thời giờ mà thôi. Con đường giải thoát là con đường rất nghiêm túc. Nó không giản dị là thứ giải trí tinh thần, tiêu khiển trí thức hay để giải khuây. Giống như có người khát nước, cần nước và bắt đầu đào giếng tìm nước. Ta đã đào giếng sâu được hơn vài ba thước, thì có người nói: “Đừng, đừng, đừng, nước ở đằng kia tốt hơn”. Và ta bắt đầu đào giếng ở đó ba thước nữa. Ba thước chỗ này, ba thước chỗ kia, nếu suốt đời cứ đào ba thước như thế, ta sẽ không tìm được chút nước nào cả. Vậy thì, hãy thử 1,2 lần, không sao cả, nhưng rồi hãy quyết định:

“Tôi phải đi vào tầng lớp sâu thẳm, nơi có nước”, hãy quyết định đi. Nếu con đường này thích hợp với mình: “Tôi thấy nó có vẻ rất hợp lý dựa vào sự thật, có tính khoa học, không liên quan gì đến bất cứ hạng Đạo sư nào, không liên quan gì đến bất cứ loại giáo điều nào hay bất cứ đức tin nào. Nó chỉ là môn khoa học thuần túy về thân và tâm. Phương pháp Thiền này đã giúp ích cho tôi, mang lại kết quả tốt đẹp cho tôi”.

Nếu thế thì hãy nỗ lực luyện tập, hãy nỗ lực luyện tập. Về phần tôi, tôi biết chắc chắn đây là châu báu, thứ châu báu vô giá. Không gì trên đời này có thể so sánh được với phương pháp Thiền này. May mắn thay, ta hiện đang có nó. Hãy tận dụng phương pháp Thiền này vì lợi ích của chính mình và những người khác. Dhamma là châu báu huyền diệu, người ta có thể thoát mọi khổ đau của cuộc đời.

Các cụ đang dùng phương pháp nào cũng được. Nếu nó thích hợp với mình ở giai đoạn này thì hãy tiếp tục nỗ lực tập luyện. Chân thành chúc các cụ đạt được kết quả mong muốn.
 

vanduloxga

Xe đạp
Biển số
OF-803615
Ngày cấp bằng
7/2/22
Số km
29
Động cơ
9,008 Mã lực
Tuổi
34
Công nhận phần xương cốt còn lại sau khi hoả táng của những người có công phụ tu tập không giống với người thường, nhưng điều đó không có nghĩa là những vị đó đã đắc quả.
Lúc sinh thời có khi nào sư Giác Khang nói là ông đã đắc quả không.
Thật ra nếu nói chính xác, ngoại trừ xá lợi mà 1 số phường buôn thần bán thánh :) Có nhiều cách để biết xem người tu hành đó có thành tựu hay không
Thứ 1: Dựa vào giới
Như với HT Giác Khang:
Ngài không ngồi ghế lớn, không nằm giường cao, tài sản lớn ngài không nắm giữ gì. Buông xả hết. Giữ giới (theo lời ngài nói thì để ngồi thiền định được bét nhất cũng phải giữ 5 giới. 5 Giới theo lời ngài mới gọi là chút chút còn ko phải là 8 giới, 10 giới trở lên)
Ngài nói muốn biết 1 vị tu hành có tinh tấn hay ko cứ nhìn vào giới họ giữ. Chiếu theo điều đó nhìn vào việc HT Giác Khang giữ giới tự chúng ta biết ngài tu hành tinh tấn hay không.
Thứ 2: Dưa vào xá lợi
Thứ 3: Ngài báo trước ngày giờ đi :) Biết trước ngày giờ đi là 1 bằng chứng ko thể chối cãi. Mình xin hỏi có ai ở đây biết trước mình "viên tịch" lúc nào không :) Còn ai chưa tin thì cứ vào tịnh xá ngọc vân. Các đệ tử ngài còn ởđó đấy, còn ai chưa tin nữa thì cố mà tu lên cõi tịnh độ mà hỏi nhé.
Từ những điều đó việc hỏi ngày đắc hay không các bạn tự có câu trả lời rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
571
Động cơ
299,510 Mã lực
Em nghĩ, các vị thầy có đắc hay không đắc không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta học được gì từ vị ấy. Sự chỉ dạy của vị ấy có mang lại lợi lạc cho chúng ta khi chúng ta thực hành theo hay không?

Xá lợi hay không xá lợi cũng đâu có gì quan trọng. Cụ nào tín cứ tín, cụ nào không tín cũng cứ tự nhiên.

Chúng ta nên học hỏi Chánh Pháp và thực hành theo để thoát khổ. Chứ tốn công cãi nhau, mất hòa khí rồi lại nổi sân, nổi giận lên thì phí công phu tu tập ạ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,935
Động cơ
523,528 Mã lực
Có vô số các vị Phật đã xuất hiện trong quá khứ. Nhiên Đăng Cổ Phật là 1 vị đã xuất thế từ rất xa xưa. A Di Đà Phật là một vị Phật khác.
Có 1 vị Phật của thời hiện tại, là Đức Phật Gotama, Thích Ca Mâu ni (vị tu sĩ họ Thích Ca)
Có vô số các vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai (vị tiếp theo là Phật Di Lặc, sau Phật Di Lặc sẽ lần lượt có vô số các vị Phật khác xuất thế).
Như Lai là 1 danh hiệu, Vị Phật Toàn Giác nào cũng có danh hiệu Như Lai.

Theo em hiểu là như vậy ạ.
Em hỏi cụ thể các pho tương tam thế trong chùa mà cụ.
 

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,970
Động cơ
366,850 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Em đang đọc quyển Bước đầu học Phật của HT Thích Thanh Từ mà cụ giới thiệu. Thầy viết rất dễ hiểu và thấm thía ạ. Em xin cảm ơn cụ!

Em thấy đoạn này có lẽ có ích với cụ.

"2. Về miệng
Tu phước ở miệng phải tập bốn điều này:
a) Nói chân thật: Nói chân thật để đem lại niềm tin tưởng an ổn cho người. Bất cứ ở trường hợp nào, chúng ta cũng cố gắng nói lên những lẽ thật. Luôn luôn tôn trọng và yêu chuộng lẽ thật, cho nên phát ngôn lúc nào cũng hợp với sự thật. Chân thật là nguồn gốc tin yêu nhau, do đó mọi sự mến thương được bền bỉ.
c) Nói đúng lý: Nói đúng lý để giúp mọi người nhận được lẽ chánh. Trong cuộc sống phức tạp này khiến mọi người khó tìm được con đường chánh. Cho nên chúng ta cố gắng nói ra lời đúng lý, hầu làm sáng tỏ mọi chỗ ngờ vực của người. Sống đúng, nói đúng, thật là sự hi hữu trong cuộc đời hỗn độn hiện nay. Chúng ta mãi tôn trọng câu “mặc người phi pháp, chúng ta vẫn giữ đúng pháp”.
c) Nói hòa thuận: Nói hòa thuận để đem lại tình đoàn kết cho mọi người. Tất cả việc làm phân ly chia rẽ đều là tạo nên thống khổ cho con người. Chúng ta đã không làm thế, mà luôn luôn dùng lời hòa thuận để hàn gắn lại những mối tình đã rạn nứt. Ngôn ngữ chúng ta phát ra đều đem lại tình thương gắn bó cho mọi người. Thấy đâu có sự rạn nứt, có mầm tan rã, chúng ta đều nỗ l?c dùng lời hòa thuận là chất keo hàn gắn lại. Tận dụng ngôn ngữ mình để đem lại tình đoàn kết an vui cho nhân loại.
d) Nói nhã nhặn: Nói nhã nhặn để đem lại sự ôn hòa vui vẻ cho người. Mọi sự căm phẫn, bực tức đều làm cho người đau khổ. Chúng ta tập nói nhã nhặn là làm dịu mọi sự bực dọc của người. Lời nói nhã nhặn khiến người dễ mến và vui vẻ. Trọn đời chúng ta đem lại sự an vui cho chúng sanh, không có lý do nào lại dùng lời thô ác. Chúng ta phải thực hiện lời nhã nhặn mãi mãi với mọi người."
Mình cũng có duyên với Phật giáo từ cuốn này. Bước đầu học Phật của Thầy Thanh Từ. Cuốn này mình được Ông Cậu ruột mua tặng. Khi mình đọc gần hết cuốn này thì gặp người bạn của Cậu tên là Tuyên (hiện nay Chú làm nghề châm cứu ở Tam nông Phú thọ).
Hồi đó Chú mới tham gia khoá tu của thầy Nhất Hạnh ở Làng mai ( Pháp) khi về nước qua thăm Cậu mình dịp Giáng sinh thì Chú kể cho mình câu chuyện về Ông già Noel. Chú bảo trong tâm trí người lớn thì Ông già Noel không có thật nhưng trong tâm trí các cháu bé Ông lại có thật. Vậy nên nói Ông già Noel có thật thì cũng đúng mà bảo không có thật thì cũng không sai.
Mình đã ngộ ra triết lý của Phật giáo qua câu chuyện này từ đó về sau mình thực hành về Chánh niệm mà không đọc thêm lý thuyết về Phật pháp nữa.( Thời gian sau mình có đọc lại vài bộ Kinh nhưng để tìm hiểu công dụng của từng loại và tìm điểm giống nhau giữa kinh điển của phật giáo và kinh của các tôn giáo khác)
Có lẽ cái hay của Phật giáo đó là chỉ ra rất nhiều cái thuộc về chân lý mà khi ngộ ra rồi ta mới có cái nhìn đúng đắn về mọi sự vật, hiện tượng.
Có thời gian sẽ viết chia sẻ cho các Cụ nhiều hơn về chủ đề này.
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,196 Mã lực
Sư Giác Khang tu vậy mà vẫn chỉ vãn sanh về Tây Phương Cực Lạc để tu tiếp à, tôi tưởng chỉ cần niệm phật tới mức thân tâm bất động là về được Tây Phương Cực lạc rồi chứ.
Câu này là xuyên tạc hay không hiểu gì về chữ nghĩa? "Niệm phật tới mức thân tâm bất động"
Tâm bất động hay không thì chỉ có người tu biết, còn thân bất động thì thành xác chết à?
Đến nghĩa của từ con không hiểu mà đòi bỉ bôi người khác.Nhưng bảo nói láo thì gân cổ bao biện
Tất cả các kinh điển bàn về thành tựu khi tu, chỉ có khái niệm là Nhất tâm (tức là tâm bất loạn,or bất khởi niệm), Không có cái gọi là "Thân Tâm bất động" tào lao như ngươi phát ngôn
Sư Giác Khang đã Quá vãng. ngươi đến tư cách làm người không có khi nói không đúng về 1 người đã chết không liên can gì đên ngươi.
Tư cách làm người tối thiểu người còn không có, thì ngươi có tư cách gì để nói đạo lý?
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,196 Mã lực
Các cụ giải đáp thắc mắc này giúp em. Trong Tam thế Phật gồm Quá Khứ , Hiện Tại , Vị lai thì có 2 người không phải bàn cãi là Như lai phật và Di lặc phật. Thế nhưng Phật quá khứ thì có nơi bảo là Nhiên Đăng cổ phật, chỗ lại bảo là A Di đà Phật. Cụ nào am hiểu giải thích hộ em sự khác biệt này với. =((
Em hỏi cụ thể các pho tương tam thế trong chùa mà cụ.
Trong các chùa cổ ở VN thường hay bài trí có 3 Pho tượng Phật để ngang hàng với nhau, thường gọi là Tam Thế Phật
Trong 3 Pho đó thường là tạc giống y hệt nhau không khác, hoặc có thể tạc khác chut ít, (dựa theo nguyện lực của từng vị Phật), nhưng vẫn dựa vào nguyên tắc 32 tướng tốt, và 80 vẻ đẹp của Phật.

Mặc đinh từ trái qua phải Tam thế Phật có thể là Phật Nhiên Đăng- Phật Thích Ca _ Phật Di Lạc
hay Phật ADI Đà - Phật Thích Ca - Phật Di Lạc. Cũng có thể Phật ADi Đà, Phật Thích Ca - Phật Dược Sư( Cũng có thể là Pháp thân Phật, Ứng thân Phật, hoá thân Phật tùy vào PP tu của nguyời dựng chùa)
Từ trái qua là một vị cổ Phật thường là Cổ Phật Nhiên Đăng, hoặc Phật Di Đà. sở dĩ có cái tên này là lấy từ trong kinh điển, và PP tu của người dựng chùa.
Nếu là Phật A DI Đà thì thường có chữ Vạn ở ngực, ao hở cổ( nếu có thêm, thì tay tiếp dẫn), Nếu Phật Nhiên Đăng thường Có thể tạc Pháp bảo ở Tay hoặc là có chữ ghi.
Ở giữa thường là tôn tượng của Phật Thích Ca, đặc trưng là đắp y kín và ngồi Kiết già
ở bên Phải thường là Phật Di Lạc ai cũng biết, Nhưng nếu là Phật Dược Sư thị sẽ có bát thuốc, hoặc viên thuốc giống hạt minh châu
Tam Thế Phật có thể Tạc Y hệt nhau để biểu thị Như Lai đồng thể tánh, cũng có thể có các dấu hiêu nhận biết như kể trên. Và thường đặt cùng hàng nơi cao nhất ở Tam Bảo của các chùa.
Nhiên Đăc cổ Phật được Thờ mà không Phải các vị Cổ Phật khác là do( trong quá khứ 4k A tăng Kỳ Kiếp) Ngài là Vị Phật đầu tiên thọ ký cho Phật Thích Ca sau này thành Phật. Cũng giống như Phật Thích Ca Thọ Ký cho Phật Di Lặc ở tương lai ( biểu thị cho Như Lai đồng thể tánh xuất thế ở cõi Diêm phù đề)
Phật Thích Ca cũng đã thuyết về Phật A Di Đà ở Phương Tây, và Phật Dược Sư ở Phương Đông, (không thuộc Diêm Phù đề nơi Phật Thích Ca ra đời) có các Vị Phật đó đang trụ thế độ sanh, và hạnh nguyện của các vị Phật đó. Do vậy ai có duyên sẽ được các vị đó tiếp dẫn. Do vậy chúng sanh tạc tượng các vị đó để gieo duyên, Với hàm ý vô lượng vô biên chư Phật ở cùng khắp. Nên mới có tam thế Phật Gồm ADi Đà Phật + Thích Ca Mâu Ni Phật + Dược Sư Phật.( còn nhiều ý nghĩa tam thế nữa..)
Còn để làm tn có duyên thì CCCM cứ phải gặp các bậc chân tu giảng giải cho để hiểu. em không có khả năng đó
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,196 Mã lực
Công nhận phần xương cốt còn lại sau khi hoả táng của những người có công phụ tu tập không giống với người thường, nhưng điều đó không có nghĩa là những vị đó đã đắc quả.
Còn hơn những kẻ tự cho mình đăcquả, tự cho mình là nguyên thủy, tự cho mình là đúng. nhưng chẳng để lại dấu vế cho đời sau tìm về.
@ 2vị Sự ở Chùa Đậu, và 1 ở Chùa Tiêu để lại toàn thân xá lợi, đủ chứng tỏ các vị đó đã ở trong Diệt tận định. Các vị ấy có chứng dắc hay không là do các vị đó tự biết. Nhưng để đạt được diệt tận định thì chỉ những kẻ "không biết trời cao đất dày", khoe mep múa môi. Còn người hiểu thì không dám bàn
Em thì thấy việc trưng xá lợi của các vị sau khi chết, nó cứ như kiểu PR để lấy lòng tin và lôi kéo quần chúng.

Còn "Hữu xạ tự nhiên hương", phỏng ạ?
Phật sau khi thành đạo thấy chúng sanh khổ , nên cố tình đi khất thực để "lôi kéo "quần chúng, nhằm chỉ cho họ cách đỡ khổ hơn.
Đệ tử của ngài người giỏi nhất vè hóa độ là tôn giả Phú Lâu Na, đã vì chúng sinh mê mờ sẵn sàng bỏ thân "lôi kéo" chúng sinh để cho họ thấy chánh Pháp. Như ở VN có HT Quảng Đức đã thức tỉnh cả thế giới đó thôi
Chứ bọn tục tử thì cứ nghĩ lôi kéo là để lừa người ta hưởng lợi dục lạc cụ ạ. Không xứng để bàn về đạo
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,935
Động cơ
523,528 Mã lực
Trong các chùa cổ ở VN thường hay bài trí có 3 Pho tượng Phật để ngang hàng với nhau, thường gọi là Tam Thế Phật
Trong 3 Pho đó thường là tạc giống y hệt nhau không khác, hoặc có thể tạc khác chut ít, (dựa theo nguyện lực của từng vị Phật), nhưng vẫn dựa vào nguyên tắc 32 tướng tốt, và 80 vẻ đẹp của Phật.
Mặc đinh từ trái qua phải Tam thế Phật có thể là Phật Nhiên Đăng- Phật Thích Ca _ Phật Di Lạc
hay Phật ADI Đà - Phật Thích Ca - Phật Di Lạc. Cũng có thể Phật ADi Đà, Phật Thích Ca - Phật Dược Sư( Cũng có thể là Pháp thân Phật, Ứng thân Phật, hoá thân Phật tùy vào PP tu của nguyời dựng chùa)
Từ trái qua là một vị cổ Phật thường là Cổ Phật Nhiên Đăng, hoặc Phật Di Đà. sở dĩ có cái tên này là lấy từ trong kinh điển, và PP tu của người dựng chùa.
Nếu là Phật A DI Đà thì thường có chữ Vạn ở ngực, ao hở cổ( nếu có thêm, thì tay tiếp dẫn), Nếu Phật Nhiên Đăng thường Có thể tạc Pháp bảo ở Tay hoặc là có chữ ghi.
Ở giữa thường là tôn tượng của Phật Thích Ca, đặc trưng là đắp y kín và ngồi Kiết già
ở bên Phải thường là Phật Di Lạc ai cũng biết, Nhưng nếu là Phật Dược Sư thị sẽ có bát thuốc, hoặc viên thuốc giống hạt minh châu
Tam Thế Phật có thể Tạc Y hệt nhau để biểu thị Như Lai đồng thể tánh, cũng có thể có các dấu hiêu nhận biết như kể trên. Và thường đặt cùng hàng nơi cao nhất ở Tam Bảo của các chùa.
Nhiên Đăc cổ Phật được Thờ mà không Phải các vị Cổ Phật khác là do( trong quá khứ 4k A tăng Kỳ Kiếp) Ngài là Vị Phật đầu tiên thọ ký cho Phật Thích Ca sau này thành Phật. Cũng giống như Phật Thích Ca Thọ Ký cho Phật Di Lặc ở tương lai ( biểu thị cho Như Lai đồng thể tánh xuất thế ở cõi Diêm phù đề)
Phật Thích Ca cũng đã thuyết về Phật A Di Đà ở Phương Tây, và Phật Dược Sư ở Phương Đông, (không thuộc Diêm Phù đề nơi Phật Thích Ca ra đời) có các Vị Phật đó đang trụ thế độ sanh, và hạnh nguyện của các vị Phật đó. Do vậy ai có duyên sẽ được các vị đó tiếp dẫn. Do vậy chúng sanh tạc tượng các vị đó để gieo duyên, Với hàm ý vô lượng vô biên chư Phật ở cùng khắp. Nên mới có tam thế Phật Gồm ADi Đà Phật + Thích Ca Mâu Ni Phật + Dược Sư Phật.( còn nhiều ý nghĩa tam thế nữa..)
Còn để làm tn có duyên thì CCCM cứ phải gặp các bậc chân tu giảng giải cho để hiểu. em không có khả năng đó
Cảm ơn cụ đã giải thích cho em, cho em hỏi thêm câu nữa : Việc lựa chọn vị Phật quá khứ là A Di đà phật hoặc Nhiên Đăng cổ phật có liên quan gì đến hệ phái / pháp môn không cụ ? Hay là do lựa chọn cá nhân của vị trụ trì chùa đó ?
 

vanduloxga

Xe đạp
Biển số
OF-803615
Ngày cấp bằng
7/2/22
Số km
29
Động cơ
9,008 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn cụ đã giải thích cho em, cho em hỏi thêm câu nữa : Việc lựa chọn vị Phật quá khứ là A Di đà phật hoặc Nhiên Đăng cổ phật có liên quan gì đến hệ phái / pháp môn không cụ ? Hay là do lựa chọn cá nhân của vị trụ trì chùa đó ?
Cái nè e xin mạn phép rep thêm trong lúc chờ Cụ xlaz8 trả lời Cụ nhé. Tâm Phật không phận biệt Cụ ah, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca v.v... tất cả đều là 1. Pháp là phương tiện cứu độ thôi, pháp chỉ tồn tại khi chúng sinh còn mê mờ khi mình giác ngộ thì không còn pháp nữa. Cụ đừng phân biệt phật nhé, còn pháp thì ko có hay dở, k phân cao thấp ;) nhưng vì căn cơ mỗi người nên chọn pháp phù hợp thôi.
Chứ không phải tu thiền là pháp cao hơn tịnh độ, mật tông hay ngược lại đâu nhé ;) Đó là chỉ phương tiện thôi mỗi người hợp 1 pháp theo căn cơ của mình :D
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,562
Động cơ
-311,025 Mã lực
Trong các chùa cổ ở VN thường hay bài trí có 3 Pho tượng Phật để ngang hàng với nhau, thường gọi là Tam Thế Phật
Trong 3 Pho đó thường là tạc giống y hệt nhau không khác, hoặc có thể tạc khác chut ít, (dựa theo nguyện lực của từng vị Phật), nhưng vẫn dựa vào nguyên tắc 32 tướng tốt, và 80 vẻ đẹp của Phật.

Mặc đinh từ trái qua phải Tam thế Phật có thể là Phật Nhiên Đăng- Phật Thích Ca _ Phật Di Lạc
hay Phật ADI Đà - Phật Thích Ca - Phật Di Lạc. Cũng có thể Phật ADi Đà, Phật Thích Ca - Phật Dược Sư( Cũng có thể là Pháp thân Phật, Ứng thân Phật, hoá thân Phật tùy vào PP tu của nguyời dựng chùa)
Từ trái qua là một vị cổ Phật thường là Cổ Phật Nhiên Đăng, hoặc Phật Di Đà. sở dĩ có cái tên này là lấy từ trong kinh điển, và PP tu của người dựng chùa.
Nếu là Phật A DI Đà thì thường có chữ Vạn ở ngực, ao hở cổ( nếu có thêm, thì tay tiếp dẫn), Nếu Phật Nhiên Đăng thường Có thể tạc Pháp bảo ở Tay hoặc là có chữ ghi.
Ở giữa thường là tôn tượng của Phật Thích Ca, đặc trưng là đắp y kín và ngồi Kiết già
ở bên Phải thường là Phật Di Lạc ai cũng biết, Nhưng nếu là Phật Dược Sư thị sẽ có bát thuốc, hoặc viên thuốc giống hạt minh châu
Tam Thế Phật có thể Tạc Y hệt nhau để biểu thị Như Lai đồng thể tánh, cũng có thể có các dấu hiêu nhận biết như kể trên. Và thường đặt cùng hàng nơi cao nhất ở Tam Bảo của các chùa.
Nhiên Đăc cổ Phật được Thờ mà không Phải các vị Cổ Phật khác là do( trong quá khứ 4k A tăng Kỳ Kiếp) Ngài là Vị Phật đầu tiên thọ ký cho Phật Thích Ca sau này thành Phật. Cũng giống như Phật Thích Ca Thọ Ký cho Phật Di Lặc ở tương lai ( biểu thị cho Như Lai đồng thể tánh xuất thế ở cõi Diêm phù đề)
Phật Thích Ca cũng đã thuyết về Phật A Di Đà ở Phương Tây, và Phật Dược Sư ở Phương Đông, (không thuộc Diêm Phù đề nơi Phật Thích Ca ra đời) có các Vị Phật đó đang trụ thế độ sanh, và hạnh nguyện của các vị Phật đó. Do vậy ai có duyên sẽ được các vị đó tiếp dẫn. Do vậy chúng sanh tạc tượng các vị đó để gieo duyên, Với hàm ý vô lượng vô biên chư Phật ở cùng khắp. Nên mới có tam thế Phật Gồm ADi Đà Phật + Thích Ca Mâu Ni Phật + Dược Sư Phật.( còn nhiều ý nghĩa tam thế nữa..)
Còn để làm tn có duyên thì CCCM cứ phải gặp các bậc chân tu giảng giải cho để hiểu. em không có khả năng đó
Em góp ý kiến thêm: Phật dược sư toàn thân toàn xanh giống màu ngọc tịnh lưu ly đồng thời cũng là giáo chủ cõi phương Đông lưu ly ( cõi Diệu Hỷ ). Ai có bệnh bất trị mà niệm tên vị dược sư phật thì nhất định sẽ được ngài gia hộ.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,705
Động cơ
113,306 Mã lực
Xá lợi chỉ là một trong những bằng chứng của những nhà tu hành chân chính ( chân tu ) thôi cụ.
Cụ cho em hỏi, theo quan niệm của nhà phật thì thân xác này chỉ là cái túi da, chả có j đáng quý cũng chả nên tiếc nuối. Vậy thì tại sao lại để xá lợi làm j nhỉ để người đời sau thêm sân si?
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,562
Động cơ
-311,025 Mã lực
Hoà thượng Giác Khang đúng là vị chân tu thời nay, giữ giới rất nghiêm minh, giới Tỳ Kheo mấy trăm giới ngài nhớ không sót . Khi Hoả thiêu Ngài có hào quang rực rỡ

Có ngài Phổ Tuệ cũng có như ngài Giác Khang.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
571
Động cơ
299,510 Mã lực
Em nghĩ trùng hợp thôi. Hiện tượng tán xạ như thế này thỉnh thoảng em cũng gặp, dù không nghe có vị nào tịch cả.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top