Lời Phật tổ dạy thì tam sao thất bản rồi, nhưng tất cả các bản đều thấy Phật dạy: chớ tin vào kinh điển
Vậy hãy thử theo hành trạng của Phật
- Phật ko xây chùa, ko thắp hương, ko làm lễ cầu, hay bái vọng ai cả;
- Phật lấy vợ sinh con, “tề gia” xong mới bắt đầu đi làm chuyện “bình thiên hạ”;
- Ban đầu Phật tu theo lối khổ hạnh, thấy chả đi đến đâu, người thì gầy gò yếu đuối; ngài tập yoga theo kiểu các hành giả bà la môn, trong đó có môn ngồi thiền, kết quả ngài bị chứng đau lưng hành hạ;
- Sau Phật ngộ ra ko cần tu khổ hạnh, ko cần tập yoga các kiểu tư thế kỳ dị. Giây phút ngài ngộ ra chính là lúc ngài nằm/ ngồi thoải mái thư giãn dưới bóng cây râm mát. Tư thế ngài nhập niết bàn là tư thế nằm rất khoan thai, vô tư lự
- Sau khi giác ngộ, ngài thấy ko nhất thiết phải ăn chay, mà ai cho gì ăn đó ko câu nệ, để giữ sức khoẻ; Rõ ràng ngài biết đã đi sai đường, tốn mất quá nhiều thời gian, và ngài đã sửa sai ko hề ngại ngần
- Ngài cố gắng làm nhiều việc thiện cứu người, theo cách của ngài, ko chấp gì ai cả;
…
Em ngoại đạo, chỉ thích ghi nhớ những gì ngài làm mà hợp với cá nhân e, nên ko cần tranh luận với các bác khác ý kiến nhé, mỗi người 1 con đường
Hehehe, cụ lại trích không chuẩn rồi. Phật giảng là: "
Chớ vội tin " chứ không phải là "
chớ tin ", nghĩa khác hẳn nhau. Thêm nữa ý kiến của Đức Phật cực kỳ đúng với tư duy khoa học, đó là sự kiểm chứng ( Các kết luận của
tư duy khoa học phải
kiểm chứng được và được
kiểm chứng. ).
Nên đâm ra đoạn chứng minh của cụ chỗ thì sai, chỗ thì lạc đề .
Em xin chứng minh cụ hiểu sai như sau:
- Thời đức Phật thì đã thành lập các tịnh xá rồi. Khi đạo Phật lưu truyền sang các nước trên thế giới thì các tịnh xá ấy được đặt tên là, Tịnh xá, Chùa, Thiền viện..,,và đã là bậc Giác ngộ rồi thì cần gì bái vọng ai đâu?
- Cụ Tất đạt đa Cồ đàm trước khi Giác ngộ, thì ngài là người thường, chứ làm gì có chuyện Phật lấy vợ sinh con.
- Trước khi Giác ngộ, thì cụ Tất đạt đa Cồ đàm đã nhận ra sự đau khổ của chúng sinh và tìm kiếm giải pháp để " diệt khổ " với phương pháp ' tu khổ hanh " từ các môn phái khác nhau.
Mấy đoạn dưới của cụ thì lạc đề.
Em chả cần chứng minh. Phạt cụ bích diện, sám hối 10 ngày vì hiểu sai.
<span style=text-align: justify;>Đạo Phật là đạo của giác ngộ, giải thoát nên lúc nào cũng phát khởi tấm lòng vô ngã, vị tha với tinh thần từ bi và trí huệ. Trong suốt 49 năm hoằng dương chính pháp, đức Phật đem hết sự thấy biết của mình qua sự tu chứng, trải nghiệm thực tế, nhằm thức tỉnh và...
phatgiao.org.vn
Nguyên văn Kinh Kalama Sutta nằm trong Tăng Chi Bộ Kinh
" Đức Phật ôn tồn dạy bảo:
-
Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.
Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
-
Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo. "