[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Những câu nói không có trích dẫn chứng minh và thiếu kiến thưc này, có nhan nhản trên mạng. Trong tus này có đầy Đâu phải tôi không biết, cần gì cụ nhắc lại?
Kinh Phật và Đức Phật được biết đến là nhờ các nhà khảo cổ tìm ra. Trừ những ai chưa từng được biết đến khảo cổ học.
Trong khi Ngành khảo cổ thì có cả công trình nghiên cứu về Phật giáo(chỉ cần có mạng), và các chứng cớ khai quật được, có chép các bản kinh Phật giáo. Thì có niên đại từ thế kỷ trước đến vaì ngàn năm trước. Bản kinh cổ nhất khai quật được cho đến nay thuộc về bản kinh của Phật giáo.có niên đại hơn 2 ngàn năm. Các công trình đó đựơc cả thế giới công nhận, đâu đên lượt ai đó thích nói gì cũng được.
Nhưng cụ không biết những điều đó, do cụ chỉ sống được mấy chục năm, và khả năng đọc hiểu của cụ chỉ có từ lúc cụ học xong cấp 2, tính đến nay có nhiều nhất cũng chỉ quanh 30 năm. đến khả năng thu nhận thông tin lịch sử cụ còn chưa biết ( vì nếu biết thì phải dựa vào khảo cổ học) thì cụ có khả năng bàn về PG trước cụ hơn 2600 năm sao?
Những gì tôi khẳng định về Kinh Phật không có chuyện tam sao thất bản. là thu thập tài liêu kiến thức qua lịch sử và khảo cổ.
Cho đên này chưa có công trình nghiên cứu nào được thế giới công nhận chỉ ra rằng Kinh Phật bị bịa đặt hoặc bị sửa đi cả?. Những luận điệu xuyên tạc 1 chiều về PG của thế kỷ trước. mới đây đã bị các nhà khảo cổ vạch trần. Mà tài liệu đó đã có cụ 1.25ton công bố trong thớt này, sao cụ không đọc?
Bản cổ nhất tìm thấy là 100 năm TCN còn TCMN sống 500 năm TCN. Đây là thông tin lịch sử khảo cổ chứ đâu phải mình sáng tác.

Cụ phê bình ghê quá :) Ở đây ko phủ nhận kinh, nhưng đọc cũng phải cẩn thận.
Đấy là những kinh thuộc thời hiện tiền trang nghiêm. Còn những kinh thuộc thời Phật Ca Diếp ( thời kỳ con người sống quá lâu, cao mấy mét ) thì vẫn chưa phải là kinh cổ. Gọi là kinh cổ vì gần nhất với thời Phật Sakya Muni ( cách 500 năm thì vẫn thuộc kỳ chánh pháp, kỳ tượng pháp ).
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Bản cổ nhất tìm thấy là 100 năm TCN còn TCMN sống 500 năm TCN. Đây là thông tin lịch sử khảo cổ chứ đâu phải mình sáng tác.

Cụ phê bình ghê quá :) Ở đây ko phủ nhận kinh, nhưng đọc cũng phải cẩn thận.
Khi mình không có thông tin chứng cứ rõ ràng thì mới nên cẩn trọng khi phát ngôn cụ ah.
Thể kỷ trước khi chưa công bổ bản khảo cổ đó, thì có đầy giai thoạt như cụ nói. Nhưng khi bản kinh đó được công bố( chỉ là 1 phần trong cái bình khai quật được) Thì cái giai điệu tam sao Thất bản của một sô thanh niên mới chịu tắt. Vì cho đến khi các nhà phục chế, khôi phục lại hết tất cả các bản kinh trong cái bình cổ đó, thì không ai biết được nội dung nó nói cái gì. Ngay cả có cái ông sư gì nổi nổi ở VN cũng không dám loạn ngôn nữa( trước thì hùng hổ lắm)
Nếu xét về khảo cổ, thì một bản kinh cổ đầy đủ còn bảo tồn đên ngày này thi không có bản kinh của tôn giáo nào đầy đủ nguyên vẹn như bản kinh đó. mà đa phần khai quật lên chỉ được một mảnh mẩu ít ký tự thôi. Do vậy bản kinh đó rất đáng tin cậy, để đối chiếu với các bản kinh lưu hành hiện nay.
Thời Phật tại thế, do đức Phật có túc mệnh thông, ngài đã nhìn ra sự mê chấp của đời sau, do vậy không đồng ý cho đệ tử chép ra. Mãi đên lúc Phật Niết Bàn. các đệ tử đều phải học thuộc... Sau lần kết tập thứ 3,( cho đến tk 2-tk1 TCN) do sợ mất kinh Phật,( CHiến tranh ) đời sau phải chép lại để khỏi thất truyền.
Như vậy, Không thể có bản kinh cổ hơn bằng văn bản, nên khi chưa có khả năng đọc hiểu hết ý nghĩa kinh điển PG, xin đừng vội quy chụp.
Hiện nay Kinh Điển Bắc Truyền và Nam truỳền đều đưa vào giảng dạy trong các trường nghiên cứu PG, ngay cả các vị giảng sư cũng không dám đưa ra kết luận, mà chỉ dừng lại ở ý kiến cá nhân của họ, khi giảng về các bộ kinh Phật.
Ở Việt nam, cụ nào muốn tìm hiểu về Kinh Điển PG thì có thể vào thư viện , tìm đọc các bài viết của HT. Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Trí Siêu..Các HT đó có viết và so sánh đầy đủ về 2 đường truyền thừa Bắc / Nam của PG.
CỤ nào đọc bài thấy tôi nói lời lẽ không êm tai thì thông cảm. Vì lời nói thật it trau chuốt
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Khi mình không có thông tin chứng cứ rõ ràng thì mới nên cẩn trọng khi phát ngôn cụ ah.
Thể kỷ trước khi chưa công bổ bản khảo cổ đó, thì có đầy giai thoạt như cụ nói. Nhưng khi bản kinh đó được công bố( chỉ là 1 phần trong cái bình khai quật được) Thì cái giai điệu tam sao Thất bản của một sô thanh niên mới chịu tắt. Vì cho đến khi các nhà phục chế, khôi phục lại hết tất cả các bản kinh trong cái bình cổ đó, thì không ai biết được nội dung nó nói cái gì. Ngay cả có cái ông sư gì nổi nổi ở VN cũng không dám loạn ngôn nữa( trước thì hùng hổ lắm)
Nếu xét về khảo cổ, thì một bản kinh cổ đầy đủ còn bảo tồn đên ngày này thi không có bản kinh của tôn giáo nào đầy đủ nguyên vẹn như bản kinh đó. mà đa phần khai quật lên chỉ được một mảnh mẩu ít ký tự thôi. Do vậy bản kinh đó rất đáng tin cậy, để đối chiếu với các bản kinh lưu hành hiện nay.
Thời Phật tại thế, do đức Phật có túc mệnh thông, ngài đã nhìn ra sự mê chấp của đời sau, do vậy không đồng ý cho đệ tử chép ra. Mãi đên lúc Phật Niết Bàn. các đệ tử đều phải học thuộc... Sau lần kết tập thứ 3,( cho đến tk 2-tk1 TCN) do sợ mất kinh Phật,( CHiến tranh ) đời sau phải chép lại để khỏi thất truyền.
Như vậy, Không thể có bản kinh cổ hơn bằng văn bản, nên khi chưa có khả năng đọc hiểu hết ý nghĩa kinh điển PG, xin đừng vội quy chụp.
Hiện nay Kinh Điển Bắc Truyền và Nam truỳền đều đưa vào giảng dạy trong các trường nghiên cứu PG, ngay cả các vị giảng sư cũng không dám đưa ra kết luận, mà chỉ dừng lại ở ý kiến cá nhân của họ, khi giảng về các bộ kinh Phật.
Ở Việt nam, cụ nào muốn tìm hiểu về Kinh Điển PG thì có thể vào thư viện , tìm đọc các bài viết của HT. Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Trí Siêu..Các HT đó có viết và so sánh đầy đủ về 2 đường truyền thừa Bắc / Nam của PG.
CỤ nào đọc bài thấy tôi nói lời lẽ không êm tai thì thông cảm. Vì lời nói thật it trau chuốt
Như kinh Bát Nhã tụng thế này, đã thấy là giới trẻ học mù mắt rồi :) làm sao truyền bá tinh thần Phật Giáo nguyên vẹn cho các thế hệ trẻ?

Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
 
Chỉnh sửa cuối:

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Như kinh Bát Nhã tụng thế này, đã thấy là giới trẻ học mù mắt rồi :) làm sao truyền bá tinh thần Phật Giáo nguyên vẹn cho các thế hệ trẻ?

Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Bát nhã ba la mật nói về tính không. Không ở đây nói thâm sâu về phật tánh. Diệt trừ vô minh thì sẽ thấy "không", thấy "không" rồi thì phật tánh sẽ hiển hiện.

P.s: Thời em còn non trẻ thấy mấy cô bạn là phật tử mà thấy thái độ họ khinh khỉnh kiểu gì đó. Kiểu như ta đây tu hành, hơn hẳn lũ người chưa tu. Em thấy họ tu hú thì có :D. Còn thời bây giờ em không rõ giới trẻ đi khóa tu học thế nào.
 

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
875
Động cơ
201,394 Mã lực
Như kinh Bát Nhã tụng thế này, đã thấy là giới trẻ học mù mắt rồi :) làm sao truyền bá tinh thần Phật Giáo nguyên vẹn cho các thế hệ trẻ?

Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Về cá nhân, E cho đây là kinh hay nhất của PG, tiên đoán những điều mà đến TK 18-19 khoa học mới chứng minh được
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Như kinh Bát Nhã tụng thế này, đã thấy là giới trẻ học mù mắt rồi :) làm sao truyền bá tinh thần Phật Giáo nguyên vẹn cho các thế hệ trẻ?

Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Cụ đang nói đùa à? bản kinh đó ra đời từ thời Phật, rồi bây giờ cụ lại muốn " thế hệ Trẻ " đọc có mấy đoạn kinh văn mà đòi hiểu "tinh thần Phật giáo"? Đên văn tự đọc còn không hiểu mà đòi hiểu cái gọi là "Tinh Thần Phật giáo"? Ngay cả các ông sư tu hành cả đời, đọc thiên kinh vận quyển nam bắc đủ cả còn chưa chắc hiểu được kia kìa, chứ đừng nói là chỉ đọc không. Đó chỉ là Vong tưởng hão huyền, hoặc thông tin định hướng của ai đó.
Vấn đề ở đây cụ không hiểu văn tự thì cụ phải đi tìm hiểu chứ nhỉ?
trong thớt này em có giới thiệu về bài kinh thứ 2 Đức Phật thuyết ra trên đời. Bài kinh đó là Kinh Vô Ngã Tướng. nếu cụ hiểu Hán_ Việt, cụ sẽ thấy bản tóm tắt kinh Bát Nhã , chính là đoạn Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm kinh đó chứ đâu. Ý chính là "Vô Ngã Tướng" Chứ còn gì?
Sao đọc không hiểu kinh lại đổ tại sư phụ? sao không chịu học, nói như cụ, vậy khi thì không làm được bài thì tất cả các học sinh đổ cho thầy dốt hay đề bai sai vậy?
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,623
Động cơ
1,272,765 Mã lực
Bản cổ nhất tìm thấy là 100 năm TCN còn TCMN sống 500 năm TCN. Đây là thông tin lịch sử khảo cổ chứ đâu phải mình sáng tác.
Có những thứ cụ nên bước qua, chứ ko nên dẫm vào, mất vui ;)
Chúc tuần mới vui vẻ :D
 

Tửu Vương

Xe tải
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
482
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Trong thớt có Cụ nào đã có kinh nghiệm về thiền chưa ạ. Em rất mong được chia sẻ. Thiền trong Phật giáo có những đặc điểm gì khác so với thiền bìn thường ạ.
 

vanduloxga

Xe đạp
Biển số
OF-803615
Ngày cấp bằng
7/2/22
Số km
29
Động cơ
9,008 Mã lực
Tuổi
34
Trong thớt có Cụ nào đã có kinh nghiệm về thiền chưa ạ. Em rất mong được chia sẻ. Thiền trong Phật giáo có những đặc điểm gì khác so với thiền bìn thường ạ.
Khái niệm thiền mà nói thời bây giờ thì cực khoai. Vì rất khó tả = lời, ai mà ngồi thiền được từ 2 tiếng trở lên thì tự hiểu thôi chứ khó nói ra :D
Mình chỉ chia sẻ cảm giác riêng của mình khi thiền trong pháp môn tịnh độ thôi nghé. Vì thời mạt pháp thì rất khó định. Khi bt nói chuyện ntn thì khó ai phát hiện nhưng khi ngồi kiết già và niệm Phật hiệu thì lúc đó tâm lắng lại lập tức sẽ thấy hàng loạt vọng tưởng nổi lên.
Thế nên Đức Phật đưa ra phương pháp là vì vọng nổi lên nhiều chấp niệm quá nhiều nên các thay vì để chìm đắm trong chấp niệm đó thì gom về 1 cái chấp là câu niệm Phật. Dùng câu niệm Phật đè hết các chấp khác. Thay vì chấp nhiều thứ thì quay về chấp 1 cái là câu Phật Hiệu.
Có nhiều cách niệm nhưng như HT Giác Khang nói khi nào niệm mà ko cần đếm mà vẫn biết đang niệm đến đâu là công phu có thành tựu rồi :)
Với kn bản thân mình, chỉ ngồi 15 niệm thôi thì khi mà ngồi quen rồi ấy, có 1 số thời điểm khi niệm thì tâm mình rất thoải mái, nó tĩnh tại lúc ko cảm thấy sốt ruột muốn đứng lên nữa. Mà cảm giác đó khi mà đến thì chỉ nên biết thôi ko nên vui mừng 1 khi sinh tâm hoan hỉ là mất cảm giác đó ngay :D
 

Albinus

Xe hơi
Biển số
OF-800036
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
106
Động cơ
16,536 Mã lực
Tuổi
54
Như kinh Bát Nhã tụng thế này, đã thấy là giới trẻ học mù mắt rồi :) làm sao truyền bá tinh thần Phật Giáo nguyên vẹn cho các thế hệ trẻ?

Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Theo tôi hiểu thì đoạn kinh cụ trích ở trên là bản Hán Việt, nên đọc đúng là không thể hiểu nổi.

Bản dịch tiếng Việt của đoạn đó như sau:

Ngài Quán Tự Tại Bồ tát sau khi hành trì sâu vào Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền vượt qua tất cả khổ ách..

Này ông Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.

Này ông Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm không bớt. Cho nên, trong chân không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có cái hết vô minh; cho đến không có già chết cũng không có cái hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.

Vì không chứng đắc, Bồ tát y theo Bát Nhã Ba La Mật đa nên tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo đạt tới Niết bàn. Chư Phật ba đời cũng y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa mà chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác..

Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là thần chú lớn, là minh chú lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, nên trừ được tất cả khổ ách, chân thật không hư dối.Vì vậy nói ra bài chú Bát nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.


Nhưng nói thật với các cụ là đoạn dịch tiếng Việt này cũng vẫn rất khó hiểu với những người mới tìm hiểu các văn bản Phật pháp.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Trong thớt có Cụ nào đã có kinh nghiệm về thiền chưa ạ. Em rất mong được chia sẻ. Thiền trong Phật giáo có những đặc điểm gì khác so với thiền bìn thường ạ.
Như em đã trao đổi với cụ, để tập thiền tiến bộ cần được một người thầy đủ năng lực hướng dẫn.

Khi ngồi thiền rất nhiều hiện tượng sẽ xảy ra. Và mỗi người, tùy theo các nghiệp mà mình tích lũy, sẽ có trải nghiệm khác nhau. Không ai giống ai cả. Nên học thiền từ các trải nghiệm của người khác có thể khá nguy hiểm.

Cùng một câu hỏi, nhưng có thể, mỗi người hỏi thầy sẽ nhận được câu trả lời khác nhau.

Còn thiền hơi thở thì khá an toàn mà có nhiều bài dạy của các thầy trên youtube. Em học thầy Goenka nên em giới thiệu bài của thầy. Thầy dạy cách thực hành rất chi tiết và dễ hiểu ạ.

 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Em gửi các cụ câu kết luận trong bài kinh Maha Satipathana:

‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā’ti. Iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ ti.

“It is for this reason that it was said: ‘This is the one and only way, monks, for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the extinguishing of suffering and grief, for walking on the path of truth, for the realisation of nibbāna: that is to say, the fourfold establishing of awareness.’”

“Chính vì lý do này ta mới nói: “Đây là con đường độc nhất, này các Tỳ khưu, để tịnh hóa các chúng sinh, (để) vượt qua sầu, bi: diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo (bước đi trên đạo lộ của chân lý), để chứng đắc Niết Bàn: đó là, bốn niệm xứ”.

Câu hỏi đáp về cách diễn giải kinh phật:
Sự giải thích của Ngài về kinh có vẻ như không đúng hoàn toàn theo nguyên văn. Làm thế nào Ngài biết được sự giải thích của Ngài là đúng với những gì Đức Phật muốn nói?

Ngôn ngữ đã qua hai mươi lăm thế kỷ, và ý nghĩa của nó cũng thay đổi. Cho dù chúng không đổi chăng nữa, những gì Đức Phật nói bằng kinh nghiệm của Ngài cũng không thể nào hiểu được nếu không có kinh nghiệm đó. Nhiều nhà dịch thuật chưa bao giờ thực hành. Ở đây, chúng ta không chê trách hay chỉ trích những giải thích khác về lời dạy của Đức Phật. Khi bạn thực hành, bạn sẽ hiểu được những gì Đức Phật có ý định muốn nói; và cho đến lúc này bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì bạn kinh nghiệm.
Các bản chú giải được viết khoảng hơn một ngàn năm sau Đức Phật nhập diệt, mặc dù sự khảo cứu của chúng ta phát hiện ra rằng thiền minh sát (vipassanā) trong hình thức thuần khiết của nó đã thất truyền năm trăm năm sau sự nhập diệt của Đức Phật. Các bản chú giải khác được viết trong thời gian 500 năm ấy, nhưng đã bị thất lạc ngoại trừ bản ở Sri Lanka (Tích Lan): các bản chú đó lại được dịch sang Pāḷi, nhưng với sự giải thích riêng của người dịch. Tất nhiên những bản dịch ấy cho chúng ta một bức tranh khá rõ ràng về xã hội Ấn Độ trong thời Đức Phật: bao quát toàn bộ phạm vi bối cảnh xã hội, chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn giáo và triết thuyết của nó. Các bản chú giải này luôn luôn làm sáng tỏ những chữ khó hiểu bằng cách đưa ra nhiều từ đồng nghĩa. Tuy thế, trong khi chúng rất ích lợi, song nếu những từ chú giải đưa ra có khác với kinh nghiệm của chúng ta, và nếu trong những lời dạy của Đức Phật chúng ta tìm thấy một sự giải thích rõ ràng, trực tiếp, lúc đó, không chỉ trích các bản chú giải, chúng ta phải chấp nhận sự giải thích của Đức Phật về kinh nghiệm của chúng ta.
Chẳng hạn, có truyền thống xem vedanā (thọ) chỉ là tâm (danh). Thực sự rằng thọ là một danh uẩn và vedanānupassanā – quán thọ hay niệm thọ – phải thuộc về tâm. Nhưng trong một vài nơi khác Đức Phật nói về thọ lạc (sukha vedanā) thọ khổ (dukkha vedanā) trên thân, như trong Kinh Niệm Xứ – Satipaṭṭhāna Sutta, trong khi somanassa vedanā (thọ hỷ) và domanassa vedanā (thọ ưu) được dùng để chỉ tâm.
Một số bản dịch tiếng Anh về từ sampajañña thường là “sự hiểu rõ” (clear comprehension) đã tạo ra rất nhiếu lầm lẫn. Cách dịch này ám chỉ niệm (sati) không có trí tuệ tỉnh giác (sampajañña), tức không có sự hiểu biết với trí tuệ (paññā) hoàn hảo. Trong những lời dạy của Đức Phật, có đoạn “viditā vedanā uppajjati” cảm giác cảm thọ đang sanh lên. Niệm đơn thuần như vậy là vừa đủ như một bước khởi đầu: chẳng hạn, một cảm giác ngứa được cảm nhận và người hành thiền gán nhãn (hay niệm ngứa, ngứa), không cần có sự hiểu biết về tính chất vô thường – anicca – nhưng đây không phải là sampajañña (trí tuệ tỉnh giác).
Tương tự, sati parimukkhaṃ đã được dịch “giữ niệm trước (mặt)”. Thế là người ta bắt đầu tưởng tượng niệm hay sự chú ý của họ ở trước mặt, ngoài thân, và kỹ thuật quán thân trong thân (kāye kāyānupassī), quán thọ trong thọ (vedanāsu vedanānupassī) – đã mất đi. Do đó, khi kinh nghiệm của chúng ta khác với niềm tin của các truyền thống khác chúng ta sẽ tìm sự che chở nơi những lời dạy của Đức Phật.
“Học viện nghiên cứu Thiền Minh sát” đã được thành lập để nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những lời dạy của Đức Phật bằng máy tính; khối lượng kinh điển thật khổng lồ. Thay vì nhớ những trường hợp, chẳng hạn như cách dùng vedanā (thọ) hay sampajāno (trí tuệ tỉnh giác) trong bốn mươi đến năm mươi quyển kinh dày ba, bốn trăm trang mỗi cuốn, các máy đã được dùng để tra tìm cách dùng từ tiện cho việc khảo sát. Nếu những khác nhau là kết quả, chúng ta đành phải chấp nhận, nhưng chúng ta cũng không khăng khăng rằng “chỉ đây là sự thực” – idaṃ saccaṃ. Không có sự chấp thủ ở đây. Từ kinh nghiệm trực tiếp của tôi về những lời dạy của Đức Phật, và từ dòng truyền thừa của các bậc thiền sư này, kể cả những vị đã đạt đến những giai đoạn rất cao, Tôi hiểu kinh nghiệm của họ là giống nhau. Tương tự, hàng ngàn người hành thiền trên thế giới đều có cùng kinh nghiệm như vậy. Do đó, Tôi tin rằng lời dạy này là chính xác và là đường lối của Đức Phật. Nếu còn hoài nghi, hãy thực hành: chỉ có thực hành mới loại trừ được những hoài nghi. Nếu kỹ thuật này không thích hợp với bạn trên phương diện tri kiến, hãy thực hành với kỹ thuật khác, nhưng đừng có pha trộn (kỹ thuật này với kỹ thuật khác), hoặc chạy động chạy tây phí hết thì giờ. Nếu bạn tìm được những kết quả với kỹ thuật này, hãy đi vào sâu hơn và mọi câu hỏi của bạn sẽ được trả lời. Ngay cả khi bạn chỉ học được một ít Pāḷi (ngôn ngữ Đức Phật dùng thuyết giảng kinh), những lời của Đức Phật cũng sẽ trở nên sáng tỏ đúng lúc. Bạn cảm thấy như Ngài đang hướng dẫn bạn. Thay vì những hoạt động tri thức không cần thiết, hay những lý sự và tranh luận, sự kinh nghiệm sẽ làm sáng tỏ hơn.
Bạn đã đến với một khóa thiền Tứ Niệm Xứ để kinh nghiệm, chứ không phải chỉ để nghe những lời của Đức Phật hay sự giải thích của một vị thầy cá biệt nào. Trước khi tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ này, các bạn đã dự ba khóa hoặc nhiều hơn rồi; giờ đây hãy tiếp tục đi vào sâu hơn để cho những lời dạy của Đức Phật trở nên sáng tỏ hơn bằng chính kinh nghiệm của bạn. Hãy tự giải thoát mình khỏi các hành (saṅkhāra) và kinh nghiệm sự giải thoát chơn thực. Cầu mong tất cả các bạn cùng đạt đến mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát viên mãn.
(nếu cụ nào đọc được tiếng Anh, em khuyên nên đọc tiếng Anh để hiểu rõ hơn).
 
Chỉnh sửa cuối:

Tửu Vương

Xe tải
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
482
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Như em đã trao đổi với cụ, để tập thiền tiến bộ cần được một người thầy đủ năng lực hướng dẫn.

Khi ngồi thiền rất nhiều hiện tượng sẽ xảy ra. Và mỗi người, tùy theo các nghiệp mà mình tích lũy, sẽ có trải nghiệm khác nhau. Không ai giống ai cả. Nên học thiền từ các trải nghiệm của người khác có thể khá nguy hiểm.

Cùng một câu hỏi, nhưng có thể, mỗi người hỏi thầy sẽ nhận được câu trả lời khác nhau.

Còn thiền hơi thở thì khá an toàn mà có nhiều bài dạy của các thầy trên youtube. Em học thầy Goenka nên em giới thiệu bài của thầy. Thầy dạy cách thực hành rất chi tiết và dễ hiểu ạ.

Cảm ơn Cụ, em rất cảm kích những điều Cụ đã chia sẻ. Em cũng đang nghiên cứu và thực hành theo đó. Ngoài ra em cũng muốn nhận được các chia sẻ thêm, nhất là từ những cụ hành thiền thực tế.
 

Tửu Vương

Xe tải
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
482
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Khái niệm thiền mà nói thời bây giờ thì cực khoai. Vì rất khó tả = lời, ai mà ngồi thiền được từ 2 tiếng trở lên thì tự hiểu thôi chứ khó nói ra :D
Mình chỉ chia sẻ cảm giác riêng của mình khi thiền trong pháp môn tịnh độ thôi nghé. Vì thời mạt pháp thì rất khó định. Khi bt nói chuyện ntn thì khó ai phát hiện nhưng khi ngồi kiết già và niệm Phật hiệu thì lúc đó tâm lắng lại lập tức sẽ thấy hàng loạt vọng tưởng nổi lên.
Thế nên Đức Phật đưa ra phương pháp là vì vọng nổi lên nhiều chấp niệm quá nhiều nên các thay vì để chìm đắm trong chấp niệm đó thì gom về 1 cái chấp là câu niệm Phật. Dùng câu niệm Phật đè hết các chấp khác. Thay vì chấp nhiều thứ thì quay về chấp 1 cái là câu Phật Hiệu.
Có nhiều cách niệm nhưng như HT Giác Khang nói khi nào niệm mà ko cần đếm mà vẫn biết đang niệm đến đâu là công phu có thành tựu rồi :)
Với kn bản thân mình, chỉ ngồi 15 niệm thôi thì khi mà ngồi quen rồi ấy, có 1 số thời điểm khi niệm thì tâm mình rất thoải mái, nó tĩnh tại lúc ko cảm thấy sốt ruột muốn đứng lên nữa. Mà cảm giác đó khi mà đến thì chỉ nên biết thôi ko nên vui mừng 1 khi sinh tâm hoan hỉ là mất cảm giác đó ngay :D
Cảm ơn Cụ đã chia sẻ phương pháp. Em thì vẫn tập thiền 1 cách tự nhiên thôi. Em ko đọc kinh Phật hay làm 1 cách gì khác để xua vọng tưởng, ngoài việc quan sát hơi thở. Vọng tưởng vẫn đến nhiều, nhưng đôi lúc nó hết và cũng rơi vào trạng thái vô thức. Không có cảm giác về hơi thở nữa. Từ đó em mới tìm hiểu về thiền. Qua thớt này thấy nhiều Cụ chia sẻ bề kinh Phật, trước đây em chưa từng xem. Thì hiểu thêm rằng, đức Phật đã đi và đạt thành tựu, từ đó chia sẻ con đường đạt tới sự thông tuệ, để tự giải thoát những chấp trước, định kiến, vọng tưởng. Còn hơn nữa là đạt các cảnh giới cao hơn theo sự thông tuệ đạt được.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Cảm ơn Cụ, em rất cảm kích những điều Cụ đã chia sẻ. Em cũng đang nghiên cứu và thực hành theo đó. Ngoài ra em cũng muốn nhận được các chia sẻ thêm, nhất là từ những cụ hành thiền thực tế.
Vâng, cụ cứ tham khảo ạ. Thời nay, xuất hiện rất nhiều các vị thầy. Cụ cứ tham khảo rồi thấy phù hợp với vị nào thì kiên trì tu tập theo ạ.

Thầy Goenka nói, chỗ này đào vài cuốc, đi chỗ khác lại đào vài cuốc thì chẳng bao giờ tìm được nước (thầy ví von vụ đào giếng ý ạ.)
 

Tửu Vương

Xe tải
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
482
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Cụ nên đọc bài của HT Thích Thiền Tâm, Thiền theo như Tổ Bồ Đề Đạt Ma (tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ và Tổ thứ nhất của Thiền tông Trung Hoa) thì dành cho căn cơ Tối thượng thừa, Tỏi thứ 6 của Thiền tông Trung Hoa là Huệ Năng Đại sư cũng nói vậy.
Hoà thượng Thích Thiền Tâm có viết rõ về các ma chướng khi đi sâu thiền định đòi hỏi người tu phải có phước đức và có trí huệ đủ tầm không sẽ bị các loài ma quấy phá đến mức tẩu hoả nhập ma như a Qua đó.Ngay như Tổ thứ 6 của Tịnh Độ Tông Vĩnh Minh Diên Thọ Đại sư là một thiền sư đắc đạo, ngài là hoá thân của Phật A Di Đà (ngày vía Phật A Di Đà là ngày sinh của Ngài) trong bài kệ tứ liệu Giản cũng có nói:
" Có thiền không Tịnh Độ
Mười người chín lạc lộ
Khi Ấm cảnh hiện ra
Chớp mắt đi theo nó"
Đa tạ cụ, em sẽ tìm hiểu ngay. Thường khi bắt đầu rơi vào trạng thái vô định, em thường thấy ánh sáng chói lòa, sắc màu lung linh kỳ ảo.
 

Tửu Vương

Xe tải
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
482
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Thiền Tông do Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28 của Thiền Tông Tây Trúc Ấn Độ truyền qua Trung Hoa đời nhà Lương. Đây là pháp môn dành cho bậc Thượng Thượng Căn. Tu bình thường chơi chơi thì không sao nhưng khi Thiền Định sâu hoặc tinh tu thiền sẽ gặp các vấn đề về đột phá cảnh giới và xung đột trong A lại gia thức. Nếu ko có trí huệ và phước đức dễ lạc vào ma cảnh tẩu hoả nhập ma như a Vũ . thiền hay niệm Phật khi tinh tu đều có các cảnh giới xuất hiện khảo nghiệm xung đột, nếu không có trí huệ và đạo hạnh, có vị thầy là bậc chân tu hướng dẫn hoặc có thiện tri thức hộ thất rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma, Hòa thượng Thích Thiền Tâm - Nguyên Viện trưởng Phật học viện Huê Nghiêm, Sài Gòn, trụ trì sáng lập Phương Liên Tịnh Xứ, Đà Lạt đã nói rõ đều này trong tác phẩm Niệm Phật Thập Yếu:

"Trên đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhứt định có cảnh giới. Cảnh giới này có trong và ngoài khác nhau. Trước tiên xin nói về phần trong tức là Nội cảnh giới.
Nội cảnh giới cũng gọi là Tự tâm cảnh giới, vì cảnh giới này không phải từ bên ngoài vào, mà chính do nơi công dụng trong tâm phát hiện. Những người không hiểu rõ lý "muôn pháp do tâm" cho rằng tất cả cảnh giới đều từ bên ngoài đến, là lối nhận định sai lầm. Bởi khi hành giả dụng công đến mức tương ưng, dứt tuyệt ngoại duyên, thì chủng tử của các pháp tiềm tàng trong tạng thức liền phát sanh ra hiện hạnh. Với người niệm Phật trì chú, thì công năng của Phật hiệu và mật chú đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức, cảnh giới phát hiện rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ, hoặc ngay khi tỉnh thức đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái này là "A lại da biến tướng."
Những cảnh tướng như thế, gọi là Nội cảnh giới hay Tự tâm cảnh giới, do một niệm khinh an hiện ra, hoặc do chủng tử lành của công đức niệm Phật trì chú biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có mà để tâm lưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêm tốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ nhơn đã chỉ tríchtâm niệm này là "gãi trước chờ ngứa." Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng côngđắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiên cảnh giới ấy sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng thế, nếu tham luyếncảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu.
Đến như bậc tham thiền khi nhập định thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ lấy, cũng đều thuộc về "có tướng." Và đã "có tướng" tức là có hư vọng. "
Biện Ma Cảnh
Như trên đã nói, người niệm Phật có khi thấy các tướng song lại là ma cảnh; điều này chỉ cho trường hợp nhân quả không tương ứng. Chẳng hạn như người đang quán tướng Phật, hốt nhiên thấy tướng mỹ nữ. Kẻ tinh tấn niệm Phật mong thấy thắng cảnh ở Tây Phương, song chợt thấy một vùng nhà cửa ô tạp, nam nữ cùng loài súc vật đi qua chạy lại lăn xăn. Người mong thấy hoa sen báu, nhưng bỗng thấy một cổ xe nhỏ.
Do nhân quả không hợp nhau như thế, nên biết là cảnh ma. Có năm trường hợp để phân biệt là cảnh ma hay cảnh thật như sau:

1. Các cảnh nhân quả không phù hợp, quán tướng này song thấy tướng khác, cầu cảnh nọ mà lại hiện cảnh kia, như trên đã vừa nói. Và lại, cảnh hiện ra không giống như trong kinh diễn tả, đều là cảnh ma.

2. Chư Phật, Bồ Tát tâm từ bi trong sạch, cho nên dù hiện tướng quỉ thần đến thử thách, ta vẫn cảm thấy an nhiên thanh tịnh. Trái lại, bản nghiệp các loài ma là phiền não hiểm ác, nên dù hiện tướng Phật đến khuyên dạy, ta tự cảm thấy xao động nóng nảy không yên.

3. Ánh sáng của Phật làm cho ta cảm thấy êm dịu mát mẻ, lại không có bóng, không chói mắt. Ánh sáng của ma làm cho ta chói xót đôi mắt, bứt rứt không yên, và có bóng. Cho nên Kinh Lăng Già nói:

Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.

4. Lời thuyết pháp của Phật, Bồ Tát hợp với kinh điển, thuận theo chân lý. Lời của ma trái lẽ phải, không đúng với kinh Phật đã chỉ dạy.

5. Khi thắng tướng hiện ra, muốn khảo nghiệm, hành giả chỉ chánh ý tụng Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc nhiếp tâm trì chú niệm Phật. Nếu là thánh cảnh, càng niệm lại càng rõ ràng, vì vàng thật không sợ lửa. Nếu là ma cảnh, trì niệm một hồi nó liền ẩn mất, bởi tà không thể lấn chánh.

* Phải lấy cả năm điều như trên để xét nghiệm, chớ không thể chỉ một hai điều. Vì có những thiên mahoặc thần tiên theo ngoại phái, muốn dắt dẫn ta hướng về đường lối của họ, nên giả hiện tướng Phật Bồ Tát để thuyết pháp. Tuy môn tu của họ không phải là con đường cứu cánh giải thoát, song họ có nghiệp lành, hoặc sức thiền định khá cao, nên hào quang phát ra cũng làm cho ta được mát mẻ êm dịu. Lại lối thuyết pháp của họ đôi khi cũng khuyên làm lành giữ giới, ăn chay niệm Phật, song có một vài điểm sai khác không hợp với kinh Phật, phải nhận định kỹ và phải hiểu giáo lý mới biết được. Chẳng hạn như họ cũng khuyên ăn chay niệm Phật, nhưng lại dạy phải vận hành câu niệm Phật khắp châu thân gọi là "chuyển pháp luân" để khai thông mạch Nhâm, Đốc, và mở Nê Hoàn Cung. Đây là lối thuyết pháp của hàng ma ngoại đạo. Hoặc có loài ma hiện ra tướng cao tăng bảo: "Phật đồng, Phật xi măng không độ được nước, vì xuống nước phải chìm; Phật tượng, Phật gỗ không độ được lửa, vì gặp lửa phải bị cháy; chỉ có Phật tâm mới không bị vật chi làm hoại. Tu được Phật tâm thanh tịnh thì không cần tu thân và khẩu; cho nên dù ăn thịt uống rượu, có vợ con cũng vô hại. Lối tu thân và khẩu như giữ giới, ăn chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, là những cách khổ hạnh bó buộc vô ích." Đây là lời thuyết phápcủa hạng tinh mị lâu năm, hoặc loài ma dục. Có những hạng ma ngoại đạo công năng tu khá cao, có thể dùng sức thiền định gia bị, khiến cho hành giả thân tâm được an định trong vòng bảy ngày, hoặc hai mươi mốt ngày. Nhưng lối thuyết pháp của họ không siêu thoát, kết cuộc chỉ trong vòng ngã chấp
Cám ơn cụ đã chỉ dẫn. Cụ có thể chia sẻ về tu thiền của Cụ được không ạ, ví dụ : Cụ hợp duyên theo lối tu nào ?
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,979
Động cơ
524,439 Mã lực
Như kinh Bát Nhã tụng thế này, đã thấy là giới trẻ học mù mắt rồi :) làm sao truyền bá tinh thần Phật Giáo nguyên vẹn cho các thế hệ trẻ?

Quán Tự Tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư.Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Bát nhã tâm kinh cụ trích là bản dịch từ tiếng Phạn do Tam Tạng Đại pháp sư Trần Huyền Trang thực hiện . Bát nhã tâm kinh các cụ cao tăng không dịch ra tiếng Việt vì nhận định bản kinh Bát nhã do cụ Huyền Trang dịch ẩn chứa thần thông và và là bản dịch cô đọng súc tích nhất. Cũng có một số cụ Cao tăng đã dịch kinh này ra tiếng Việt, tuy nhiên không diễn tả được hết ý nghĩa của bản kinh này.

Trên trang Hoa Vô Ưu có bài viết khá chi tiết về Kinh Bát nhã , liệt kê cả các phiên bản.


Một số bản dịch tiếng Việt.

 
Chỉnh sửa cuối:

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,411 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Khái niệm thiền mà nói thời bây giờ thì cực khoai. Vì rất khó tả = lời, ai mà ngồi thiền được từ 2 tiếng trở lên thì tự hiểu thôi chứ khó nói ra :D
Mình chỉ chia sẻ cảm giác riêng của mình khi thiền trong pháp môn tịnh độ thôi nghé. Vì thời mạt pháp thì rất khó định. Khi bt nói chuyện ntn thì khó ai phát hiện nhưng khi ngồi kiết già và niệm Phật hiệu thì lúc đó tâm lắng lại lập tức sẽ thấy hàng loạt vọng tưởng nổi lên.
Thế nên Đức Phật đưa ra phương pháp là vì vọng nổi lên nhiều chấp niệm quá nhiều nên các thay vì để chìm đắm trong chấp niệm đó thì gom về 1 cái chấp là câu niệm Phật. Dùng câu niệm Phật đè hết các chấp khác. Thay vì chấp nhiều thứ thì quay về chấp 1 cái là câu Phật Hiệu.
Có nhiều cách niệm nhưng như HT Giác Khang nói khi nào niệm mà ko cần đếm mà vẫn biết đang niệm đến đâu là công phu có thành tựu rồi :)
Với kn bản thân mình, chỉ ngồi 15 niệm thôi thì khi mà ngồi quen rồi ấy, có 1 số thời điểm khi niệm thì tâm mình rất thoải mái, nó tĩnh tại lúc ko cảm thấy sốt ruột muốn đứng lên nữa. Mà cảm giác đó khi mà đến thì chỉ nên biết thôi ko nên vui mừng 1 khi sinh tâm hoan hỉ là mất cảm giác đó ngay :D
Như em đã trao đổi với cụ, để tập thiền tiến bộ cần được một người thầy đủ năng lực hướng dẫn.

Khi ngồi thiền rất nhiều hiện tượng sẽ xảy ra. Và mỗi người, tùy theo các nghiệp mà mình tích lũy, sẽ có trải nghiệm khác nhau. Không ai giống ai cả. Nên học thiền từ các trải nghiệm của người khác có thể khá nguy hiểm.

Cùng một câu hỏi, nhưng có thể, mỗi người hỏi thầy sẽ nhận được câu trả lời khác nhau.

Còn thiền hơi thở thì khá an toàn mà có nhiều bài dạy của các thầy trên youtube. Em học thầy Goenka nên em giới thiệu bài của thầy. Thầy dạy cách thực hành rất chi tiết và dễ hiểu ạ.

Nhà cháu rất hứng thú món này tuy nhiên là toàn học trộm với nghe lỏm .Cụ cho hỏi nếu chỉ thực tâp Thiền Định mà ko Thiền Quán có được ko các cụ , tại e chưa hiểu gì về Thiền Quán nên nhà cháu thấy chưa phù hợp. Các Cụ có thể biên thêm Thiền Định nhà cháu đối chiếu đc ko
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top