[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Lời Phật tổ dạy thì tam sao thất bản rồi, nhưng tất cả các bản đều thấy Phật dạy: chớ tin vào kinh điển :))
Vậy hãy thử theo hành trạng của Phật ;)
- Phật ko xây chùa, ko thắp hương, ko làm lễ cầu, hay bái vọng ai cả;
- Phật lấy vợ sinh con, “tề gia” xong mới bắt đầu đi làm chuyện “bình thiên hạ”;
- Ban đầu Phật tu theo lối khổ hạnh, thấy chả đi đến đâu, người thì gầy gò yếu đuối; ngài tập yoga theo kiểu các hành giả bà la môn, trong đó có môn ngồi thiền, kết quả ngài bị chứng đau lưng hành hạ;
- Sau Phật ngộ ra ko cần tu khổ hạnh, ko cần tập yoga các kiểu tư thế kỳ dị. Giây phút ngài ngộ ra chính là lúc ngài nằm/ ngồi thoải mái thư giãn dưới bóng cây râm mát. Tư thế ngài nhập niết bàn là tư thế nằm rất khoan thai, vô tư lự :D
- Sau khi giác ngộ, ngài thấy ko nhất thiết phải ăn chay, mà ai cho gì ăn đó ko câu nệ, để giữ sức khoẻ; Rõ ràng ngài biết đã đi sai đường, tốn mất quá nhiều thời gian, và ngài đã sửa sai ko hề ngại ngần :D
- Ngài cố gắng làm nhiều việc thiện cứu người, theo cách của ngài, ko chấp gì ai cả;

Em ngoại đạo, chỉ thích ghi nhớ những gì ngài làm mà hợp với cá nhân e, nên ko cần tranh luận với các bác khác ý kiến nhé, mỗi người 1 con đường ;)
Cụ cũng thành Phật của riêng cụ rồi đó, chia sẻ nhưng ko tranh hơn thua :) câu "chớ tin kinh điển" cũng tương tự câu của Heghen: mọi lý luận đều là màu xám.
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,509
Động cơ
568,448 Mã lực
Em biết đến ông Nhất Hạnh này hồi 2005 đó là lần đầu tiên ông được về nước sau mấy chục năm ở nước ngoài
Lúc đó nghe ông ấy nổi tiếng lắm và lời đồn là một thiền sư đã giác ngộ.
Ông ấy về làm pháp chủ một đạo tràng mặc bộ đồ pháp chủ làm em thấy thất vọng.
Có thể mình nhìn khác với ông ấy
Em nói với thằng bạn nhìn như một giáo chủ một tà giáo nào đó chứ không phải một thiền sư
View attachment 6849826
Họ làm lễ cần ăn mặc lịch sự, đúng y lễ mà cụ cũng phán thế sao?
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,979
Động cơ
524,439 Mã lực
Thú thực với các cụ: Lễ , Tết, Giỗ...em vẫn đọc văn khấn các cụ ( Phật, Thánh Thần linh, gia tiên ) theo mẫu Văn khấn nôm. Về mặt tư duy Phật pháp thì em vẫn hiểu là không nên cầu xin:, đại loại như An ninh khang thái, vạn sự như ý, cầu tài đâc tài, cầu lộc đắc lộc...Nhưng mà trong con tim lại vẫn hy vọng ước muốn của mình thành hiện thực,. Em cũng vẫn đốt vàng mã hay thả ông cá chép,...với mong muốn các ngài nhận được và hài lòng..Ngoài ra còn yếu tố tác động khách quan đó là họ hàng, thân thích sẽ.phê bình mình ác liệt , nếu không làm đúng phong tục, tấp quán. Đây là mâu thuẫn mà em chưa giải quyết được 😪

Các cụ Phật học cao thâm kién giải thẻm mâu thuẫn của em với.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,305
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Thú thực với các cụ: Lễ , Tết, Giỗ...em vẫn đọc văn khấn các cụ ( Phật, Thánh Thần linh, gia tiên ) theo mẫu Văn khấn nôm. Về mặt tư duy Phật pháp thì em vẫn hiểu là không nên cầu xin:, đại loại như An ninh khang thái, vạn sự như ý, cầu tài đâc tài, cầu lộc đắc lộc...Nhưng mà trong con tim lại vẫn hy vọng ước muốn của mình thành hiện thực,. Em cũng vẫn đốt vàng mã hay thả ông cá chép,...với mong muốn các ngài nhận được và hài lòng..Ngoài ra còn yếu tố tác động khách quan đó là họ hàng, thân thích sẽ.phê bình mình ác liệt , nếu không làm đúng phong tục, tấp quán. Đây là mâu thuẫn mà em chưa giải quyết được 😪

Các cụ Phật học cao thâm kién giải thẻm mâu thuẫn của em với.
Đạo Phật truyền đến vùng nào, thường được khéo léo hòa đồng với phong tục vùng đó mà xâm nhập. Chứ nếu cứ khăng khăng vào giáo lý gốc, thì sẽ bị chính vùng địa phương đó đào thải ngay tức khắc.
(Sự pha trộn có phần "thỏa hiệp" này có tác dụng phụ là đem lại cho nhiều người mới tiếp xúc sự hiểu lầm giáo lý gốc).

Những người đã hiểu rõ giáo lí gốc, thì không vì sự hòa trộn đó mà khó ở, thay vì đó cứ tôn trọng tuân theo phong tục tập quán nhằm chung sống hòa hợp, nhưng trong tâm thì biết rõ đúng sai theo giáo lí gốc, thế là được.

Ví dụ, người ta đi chùa cầu xin tài lộc, thôi thì cũng không thể phản đối. Cứ chung sống hòa hợp. Trong số 100 người đi chùa cầu xin, có 5 người một ngày nào đó được nghe giảng, hiểu ra ....thế là cũng được. Giống gọi điện chào hàng đó, gọi 100 cuộc, có 30 cuộc chịu nghe ta nói, có 5 cuộc quan tâm, và có 1 cuộc chốt đơn, vậy là thành công rồi.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Thú thực với các cụ: Lễ , Tết, Giỗ...em vẫn đọc văn khấn các cụ ( Phật, Thánh Thần linh, gia tiên ) theo mẫu Văn khấn nôm. Về mặt tư duy Phật pháp thì em vẫn hiểu là không nên cầu xin:, đại loại như An ninh khang thái, vạn sự như ý, cầu tài đâc tài, cầu lộc đắc lộc...Nhưng mà trong con tim lại vẫn hy vọng ước muốn của mình thành hiện thực,. Em cũng vẫn đốt vàng mã hay thả ông cá chép,...với mong muốn các ngài nhận được và hài lòng..Ngoài ra còn yếu tố tác động khách quan đó là họ hàng, thân thích sẽ.phê bình mình ác liệt , nếu không làm đúng phong tục, tấp quán. Đây là mâu thuẫn mà em chưa giải quyết được 😪

Các cụ Phật học cao thâm kién giải thẻm mâu thuẫn của em với.
Cụ này giống em thế! Lắm lúc khi khấn trước Tam Bảo hay ban Phật em cũng tự cảm thấy xấu hổ, có khi còn đọc một nửa ko đọc tiếp, nhưng nghĩ tiếc , lần sau lại đọc.
Em ko biết các cụ thế nào, tu tập ra sao nhưng em nghiệm ra khi chịu khó toàn tâm vào việc tu thì có thể buông bỏ được. Em ko đọc nhiều Kinh Phật, em chỉ đọc duy nhất Kinh Dược Sư. Có một dịp em có cơ duyên ơ một ngôi chùa, em vào đó chỉ để tĩnh tâm vì cãi nhau với ông già. Em kể cho Sư Cụ lý do mình vào đây, Sư Cụ đưa cho em quyển Kinh Dược Sư bảo hàng ngày quỳ trước Tam Bảo đọc và thu vào băng để Cụ thỉnh thoảng mở. Em chỉ đọc và thật sự xúc động về những câu chuyện trong đó và thấy hối hận. Trong những ngày ở Chùa, em khi đọc kinh xong cũng chỉ đọc phần hồi hướng, em ko xin bất cứ điều gì cho bản thân và nhận ra hình như em đã khác trước đây, nhớ lại cảnh hồi xưa mình xin một đống thứ. Thấy sự thay đổi này em cũng vui nhưng éo le cái khi về nhà một thời gian thì em lại tham lam như cũ:(
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,979
Động cơ
524,439 Mã lực
Cụ này giống em thế! Lắm lúc khi khấn trước Tam Bảo hay ban Phật em cũng tự cảm thấy xấu hổ, có khi còn đọc một nửa ko đọc tiếp, nhưng nghĩ tiếc , lần sau lại đọc.
Em ko biết các cụ thế nào, tu tập ra sao nhưng em nghiệm ra khi chịu khó toàn tâm vào việc tu thì có thể buông bỏ được. Em ko đọc nhiều Kinh Phật, em chỉ đọc duy nhất Kinh Dược Sư. Có một dịp em có cơ duyên ơ một ngôi chùa, em vào đó chỉ để tĩnh tâm vì cãi nhau với ông già. Em kể cho Sư Cụ lý do mình vào đây, Sư Cụ đưa cho em quyển Kinh Dược Sư bảo hàng ngày quỳ trước Tam Bảo đọc và thu vào băng để Cụ thỉnh thoảng mở. Em chỉ đọc và thật sự xúc động về những câu chuyện trong đó và thấy hối hận. Trong những ngày ở Chùa, em khi đọc kinh xong cũng chỉ đọc phần hồi hướng, em ko xin bất cứ điều gì cho bản thân và nhận ra hình như em đã khác trước đây, nhớ lại cảnh hồi xưa mình xin một đống thứ. Thấy sự thay đổi này em cũng vui nhưng éo le cái khi về nhà một thời gian thì em lại tham lam như cũ:(
Cụ vẫn hơn em, em đi chùa ngày lễ hôi, em chỉ dám bái vọng rồi lẩm nhẫm mấy câu " Nam mô A di đà Phật " . Em chỉ dám đọc Kinh vào dịp Vu lan, hay cầu siêu, nhà chùa cho mượn sách, rồi em đọc vẹt theo thôi.Mà em vừa đọc vừa sợ, vì kinh tiếng Phạn được ra tiếng Việt, nên em không hiểu, dễ đọc sai. Một số Kinh dịch ra Tiéng Việt thì em lại đọc y như kiểu truyện cổ tích hay ngụ ngôn ấy. Túm lại là, mấy bà chị hay bảo em " thằng này vô duyên " 😂 có khi đúng rồi.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Thú thực với các cụ: Lễ , Tết, Giỗ...em vẫn đọc văn khấn các cụ ( Phật, Thánh Thần linh, gia tiên ) theo mẫu Văn khấn nôm. Về mặt tư duy Phật pháp thì em vẫn hiểu là không nên cầu xin:, đại loại như An ninh khang thái, vạn sự như ý, cầu tài đâc tài, cầu lộc đắc lộc...Nhưng mà trong con tim lại vẫn hy vọng ước muốn của mình thành hiện thực,. Em cũng vẫn đốt vàng mã hay thả ông cá chép,...với mong muốn các ngài nhận được và hài lòng..Ngoài ra còn yếu tố tác động khách quan đó là họ hàng, thân thích sẽ.phê bình mình ác liệt , nếu không làm đúng phong tục, tấp quán. Đây là mâu thuẫn mà em chưa giải quyết được 😪

Các cụ Phật học cao thâm kién giải thẻm mâu thuẫn của em với.
Cái này thì em có thể chia sẻ được cùng cụ. Cụ hãy hình dung nó như thế này.

Mình ở trong vùng nào thì có bí thư, chủ tịch phường, xã, huyện quản lý vùng mình ở. Tương tự như vậy thì sẽ có các vị như thổ công thổ địa, quan giám sát, vân vân và vân vân cai quản về mặt âm. Cụ thì vãn phải sống và làm ăn tại nơi ấy. Nếu như cụ chưa rũ bỏ trần tục thì mình làm các thủ tục đấy cũng là bình thường. Giống như cụ đến nhà ông trưởng bản, bí thư chủ tịch cai quản nhà cụ biếu quà thì người ta sẽ ưu ái cụ hơn, giúp đỡ cụ khi cụ gặp khó khăn. Điều này cũng vẫn là quy luật của tự nhiên. Cụ quý ai thì cụ sẽ giúp đỡ người đó, người bình thường là như vậy. Câu âm phù dương trợ nó vẫn đúng đấy ạ.

Còn cầu tài lộc thì tùy cụ. Em thì không cầu cái đó nữa rồi. Ràng buộc càng nhiều thì càng khổ nhiều. Quan trọng là tâm mình thấy nhẹ nhàng, cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,979
Động cơ
524,439 Mã lực
Cái này thì em có thể chia sẻ được cùng cụ. Cụ hãy hình dung nó như thế này.

Mình ở trong vùng nào thì có bí thư, chủ tịch phường, xã, huyện quản lý vùng mình ở. Tương tự như vậy thì sẽ có các vị như thổ công thổ địa, quan giám sát, vân vân và vân vân cai quản về mặt âm. Cụ thì vãn phải sống và làm ăn tại nơi ấy. Nếu như cụ chưa rũ bỏ trần tục thì mình làm các thủ tục đấy cũng là bình thường. Giống như cụ đến nhà ông trưởng bản, bí thư chủ tịch cai quản nhà cụ biếu quà thì người ta sẽ ưu ái cụ hơn, giúp đỡ cụ khi cụ gặp khó khăn. Điều này cũng vẫn là quy luật của tự nhiên. Cụ quý ai thì cụ sẽ giúp đỡ người đó, người bình thường là như vậy. Câu âm phù dương trợ nó vẫn đúng đấy ạ.

Còn cầu tài lộc thì tùy cụ. Em thì không cầu cái đó nữa rồi. Ràng buộc càng nhiều thì càng khổ nhiều. Quan trọng là tâm mình thấy nhẹ nhàng, cụ ạ.
Vâng, vây nên em mới thấy bản thân mình mâu thuẫn, nói chung là không thoát ra được vòng " cơm, áo, gạo, tiền" 😪
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Thú thực với các cụ: Lễ , Tết, Giỗ...em vẫn đọc văn khấn các cụ ( Phật, Thánh Thần linh, gia tiên ) theo mẫu Văn khấn nôm. Về mặt tư duy Phật pháp thì em vẫn hiểu là không nên cầu xin:, đại loại như An ninh khang thái, vạn sự như ý, cầu tài đâc tài, cầu lộc đắc lộc...Nhưng mà trong con tim lại vẫn hy vọng ước muốn của mình thành hiện thực,. Em cũng vẫn đốt vàng mã hay thả ông cá chép,...với mong muốn các ngài nhận được và hài lòng..Ngoài ra còn yếu tố tác động khách quan đó là họ hàng, thân thích sẽ.phê bình mình ác liệt , nếu không làm đúng phong tục, tấp quán. Đây là mâu thuẫn mà em chưa giải quyết được 😪

Các cụ Phật học cao thâm kién giải thẻm mâu thuẫn của em với.
Vì cụ đâu phải là Phật :) ước muốn, cầu xin là tín ngưỡng dân gian không phải PG. Đó là sự pha trộn tín ngưỡng, ví như cầu xin đức Quán Thế Âm phù hộ độ trì. Trong PG gốc thì Phật không phải là đấng siêu nhiên "cứu rỗi", mà Phật giúp mọi người giải tỏa vô minh, để tự giải thoát.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Kinh Phật có bằng chứng khảo cổ, nên không đến lượt thành niên ít học nào đó phán đúng sai
Phật nào dạy tầm bậy thế cụ? Có thể ý kiến cá nhân 1 chiều của cụ viết ra cho vui thôi. Vì cụ không biết nên viết sai hoàn toàn cũng chả trách được, tuy nhiên cần phải nói rõ
1/ Phật Đồng ý cho xây chùa để tăng đoàn có điều kiện tu học, Ngôi chùa to nhất và giá trị nhất có lẽ là Chùa Kỳ viên ( Tinh xá kỳ viên đắt hơn tiền giải phóng mặt bằng so với XD con đường đắt nhất thế giới)
2/ Phật chưa bao giờ bắt ai phải lấy vợ sinh con mới được tu, trái lại Phật càng khuyến khích thanh niên chưa lập gia đình xuất gia.( đọc kinh sẽ hiểu) cũng không cho phép ai xuất gia thọ giới mà có vợ sinh cọn trong lúc tu, mà phải xả giới hoàn tục mới được phép( đây là nguyên nhân Phật chế Dâm giới) Và cũng không cấm bất cứ cư sỹ nào lập gia đình, càng không bắt phải có vợ rồi mới được tu.
Thực tế ngày nay, có nhiều người là tỷ phú mà đâu cần có gia đình, cũng có nhiều người lập gia đình mới thành tỷ phú, điều đó chứng tỏ câu "tề gia rồi mới bình thiên hạ" là lời nói sai
3/ Phật Thiền định dưới cội bồ đề, chứ không thể nằm. Chỉ những người thực hành thiền định mới hiểu điều này, Không thể nằm mà giác ngộ được. tại sao thi còn lâu mới nói
Phật đau lưng là do tập Yoga là do bọn cắn nhiều cần cỏ Mỹ tưởng tượng ra, trong lịch sử không có bằng chứng nào xác thực
Yoga là (Du già),& Bà La Môn là 2 phái khác nhau nên ai tưởng tượng ra "ngài tập yoga theo kiểu các hành giả bà la môn" là do họ phê thuốc
Quan điểm cá nhân thì là ý kiến 1 chiều. do vậy bài này không gọi là tranh luận, mà liên tưởng những gì cụ nói với thực thế đang xảy ra. Và thấy hoàn toàn không đúng với sự thật
Kinh Phật hầu hết được viết sau khi đức Thích Ca Mầu Ni nhập niết bàn nên cũng tam sao thất bản
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cụ này giống em thế! Lắm lúc khi khấn trước Tam Bảo hay ban Phật em cũng tự cảm thấy xấu hổ, có khi còn đọc một nửa ko đọc tiếp, nhưng nghĩ tiếc , lần sau lại đọc.
Em ko biết các cụ thế nào, tu tập ra sao nhưng em nghiệm ra khi chịu khó toàn tâm vào việc tu thì có thể buông bỏ được. Em ko đọc nhiều Kinh Phật, em chỉ đọc duy nhất Kinh Dược Sư. Có một dịp em có cơ duyên ơ một ngôi chùa, em vào đó chỉ để tĩnh tâm vì cãi nhau với ông già. Em kể cho Sư Cụ lý do mình vào đây, Sư Cụ đưa cho em quyển Kinh Dược Sư bảo hàng ngày quỳ trước Tam Bảo đọc và thu vào băng để Cụ thỉnh thoảng mở. Em chỉ đọc và thật sự xúc động về những câu chuyện trong đó và thấy hối hận. Trong những ngày ở Chùa, em khi đọc kinh xong cũng chỉ đọc phần hồi hướng, em ko xin bất cứ điều gì cho bản thân và nhận ra hình như em đã khác trước đây, nhớ lại cảnh hồi xưa mình xin một đống thứ. Thấy sự thay đổi này em cũng vui nhưng éo le cái khi về nhà một thời gian thì em lại tham lam như cũ:(
Nếu cụ có duyên với kinh dược sư thì nên theo dược sư cụ ạ. Đại bi chú với dược sư chú cũng oai lực bất khả tư nghì.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,979
Động cơ
524,439 Mã lực
Cụ nào muốn nghe audio về Phật pháp, thì download ở CH play phần mềm sách audio Phật học căn bản.Em hay phát ra cái loa bluetooth để nghe đây ạ.

 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Cá nhân em cho rằng, đánh giá các vị chân tu thì nên dựa theo cống hiến của họ cho cộng đồng, chứ ai lại đánh giá bằng việc khi chết để lại xá lợi???
Vote cụ mà hết rượu, Thầy TNH cũng di chúc ko để lại nắm tro ko tháp vv mà các cụ bàn xá lợi trong thớt tưởng nhớ Thầy TNH thì cũng hơi kỳ.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Thú thực với các cụ: Lễ , Tết, Giỗ...em vẫn đọc văn khấn các cụ ( Phật, Thánh Thần linh, gia tiên ) theo mẫu Văn khấn nôm. Về mặt tư duy Phật pháp thì em vẫn hiểu là không nên cầu xin:, đại loại như An ninh khang thái, vạn sự như ý, cầu tài đâc tài, cầu lộc đắc lộc...Nhưng mà trong con tim lại vẫn hy vọng ước muốn của mình thành hiện thực,. Em cũng vẫn đốt vàng mã hay thả ông cá chép,...với mong muốn các ngài nhận được và hài lòng..Ngoài ra còn yếu tố tác động khách quan đó là họ hàng, thân thích sẽ.phê bình mình ác liệt , nếu không làm đúng phong tục, tấp quán. Đây là mâu thuẫn mà em chưa giải quyết được 😪

Các cụ Phật học cao thâm kién giải thẻm mâu thuẫn của em với.
Đốt vàng mã chỉ có thần linh mới nhận được thôi ( thổ công, hà bá, sơn thần...). Thả cá chép thì cũng là nghi lễ phóng sinh nhưng trước khi thả thì hồi hướng cho chúng. Cầu nguyện thì cụ cứ cầu nguyện cho xã hội ấm no ( thiên hạ được lợi thì ắt cá nhân mình cũng được lợi, còn lợi mình nhưng hại người thì lại sinh nhiều thứ không hay).
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Nếu cụ có duyên với kinh dược sư thì nên theo dược sư cụ ạ. Đại bi chú với dược sư chú cũng oai lực bất khả tư nghì.
Vâng, em từ lúc biết thì đọc có 2 lần, em ko biết đọc từ đâu nên đọc từ đầu cho đến hết luôn, quyển của em dày lắm cụ, nếu đọc chắc phải vài ngày mới xong. Nếu thế thì mỗi ngày mình đọc một tý cũng được hả cụ? Trước em cũng thế á, chả biết có đúng ko nữa.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Cụ vẫn hơn em, em đi chùa ngày lễ hôi, em chỉ dám bái vọng rồi lẩm nhẫm mấy câu " Nam mô A di đà Phật " . Em chỉ dám đọc Kinh vào dịp Vu lan, hay cầu siêu, nhà chùa cho mượn sách, rồi em đọc vẹt theo thôi.Mà em vừa đọc vừa sợ, vì kinh tiếng Phạn được ra tiếng Việt, nên em không hiểu, dễ đọc sai. Một số Kinh dịch ra Tiéng Việt thì em lại đọc y như kiểu truyện cổ tích hay ngụ ngôn ấy. Túm lại là, mấy bà chị hay bảo em " thằng này vô duyên " 😂 có khi đúng rồi.
Cụ nhát thế! Em toàn đọc sai, thỉnh thoảng đi chùa ngồi cùng các bà mà vẫn phải nhòm sang quyển kinh của người ta đê xem trang người ta đoc là trang bao nhiêu vì người ta đọc đến trang khác mà em vẫn trang cũ vì ko theo kịp, người ta thuộc còn mình vẫn mò xem đọc đến chữ nào á.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Vâng, em từ lúc biết thì đọc có 2 lần, em ko biết đọc từ đâu nên đọc từ đầu cho đến hết luôn, quyển của em dày lắm cụ, nếu đọc chắc phải vài ngày mới xong. Nếu thế thì mỗi ngày mình đọc một tý cũng được hả cụ? Trước em cũng thế á, chả biết có đúng ko nữa.
Kinh để tụng thôi. Nếu cụ có thời gian rảnh tầm 1~ 2 tiếng thì đọc tụng trước ban thờ Phật hoặc ban thờ gia tiên đều được. Mà kinh thường dày, dành thời gian cho kinh thì thời gian dành cho gia đình thế nào ;)). Kinh tụng khi vào ngày lễ phật đản, bồ tát, cầu siêu cầu an cho người sống, người bệnh, mới mất, mất lâu năm. Tất nhiên đọc kinh thì đọc từ đầu cho tới hết mới có tác dụng. Còn ít thời gian như 20 phút đến nửa tiếng thì cụ đọc chú dược sư cũng có oai lực ( đọc 108 lần chú dược sư cũng chỉ tốn của cụ 20 phút là cùng ).
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Kinh để tụng thôi. Nếu cụ có thời gian rảnh tầm 1~ 2 tiếng thì đọc tụng trước ban thờ Phật hoặc ban thờ gia tiên đều được. Mà kinh thường dày, dành thời gian cho kinh thì thời gian dành cho gia đình thế nào ;)). Kinh tụng khi vào ngày lễ phật đản, bồ tát, cầu siêu cầu an cho người sống, người bệnh, mới mất, mất lâu năm. Tất nhiên đọc kinh thì đọc từ đầu cho tới hết mới có tác dụng. Còn ít thời gian như 20 phút đến nửa tiếng thì cụ đọc chú dược sư cũng có oai lực ( đọc 108 lần chú dược sư cũng chỉ tốn của cụ 20 phút là cùng ).
Yes Cụ, để em tìm lại quyển kinh rồi em hỏi cụ cách đọc chú Dược Sư. Em cảm ơn cụ rất nhiều!
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Kinh Phật hầu hết được viết sau khi đức Thích Ca Mầu Ni nhập niết bàn nên cũng tam sao thất bản
Những câu nói không có trích dẫn chứng minh và thiếu kiến thưc này, có nhan nhản trên mạng. Trong tus này có đầy Đâu phải tôi không biết, cần gì cụ nhắc lại?
Kinh Phật và Đức Phật được biết đến là nhờ các nhà khảo cổ tìm ra. Trừ những ai chưa từng được biết đến khảo cổ học.
Trong khi Ngành khảo cổ thì có cả công trình nghiên cứu về Phật giáo(chỉ cần có mạng), và các chứng cớ khai quật được, có chép các bản kinh Phật giáo. Thì có niên đại từ thế kỷ trước đến vaì ngàn năm trước. Bản kinh cổ nhất khai quật được cho đến nay thuộc về bản kinh của Phật giáo.có niên đại hơn 2 ngàn năm. Các công trình đó đựơc cả thế giới công nhận, đâu đên lượt ai đó thích nói gì cũng được.
Nhưng cụ không biết những điều đó, do cụ chỉ sống được mấy chục năm, và khả năng đọc hiểu của cụ chỉ có từ lúc cụ học xong cấp 2, tính đến nay có nhiều nhất cũng chỉ quanh 30 năm. đến khả năng thu nhận thông tin lịch sử cụ còn chưa biết ( vì nếu biết thì phải dựa vào khảo cổ học) thì cụ có khả năng bàn về PG trước cụ hơn 2600 năm sao?
Những gì tôi khẳng định về Kinh Phật không có chuyện tam sao thất bản. là thu thập tài liêu kiến thức qua lịch sử và khảo cổ.
Cho đên này chưa có công trình nghiên cứu nào được thế giới công nhận chỉ ra rằng Kinh Phật bị bịa đặt hoặc bị sửa đi cả?. Những luận điệu xuyên tạc 1 chiều về PG của thế kỷ trước. mới đây đã bị các nhà khảo cổ vạch trần. Mà tài liệu đó đã có cụ 1.25ton công bố trong thớt này, sao cụ không đọc?
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Những câu nói không có trích dẫn chứng minh và thiếu kiến thưc này, có nhan nhản trên mạng. Trong tus này có đầy Đâu phải tôi không biết, cần gì cụ nhắc lại?
Kinh Phật và Đức Phật được biết đến là nhờ các nhà khảo cổ tìm ra. Trừ những ai chưa từng được biết đến khảo cổ học.
Trong khi Ngành khảo cổ thì có cả công trình nghiên cứu về Phật giáo(chỉ cần có mạng), và các chứng cớ khai quật được, có chép các bản kinh Phật giáo. Thì có niên đại từ thế kỷ trước đến vaì ngàn năm trước. Bản kinh cổ nhất khai quật được cho đến nay thuộc về bản kinh của Phật giáo.có niên đại hơn 2 ngàn năm. Các công trình đó đựơc cả thế giới công nhận, đâu đên lượt ai đó thích nói gì cũng được.
Nhưng cụ không biết những điều đó, do cụ chỉ sống được mấy chục năm, và khả năng đọc hiểu của cụ chỉ có từ lúc cụ học xong cấp 2, tính đến nay có nhiều nhất cũng chỉ quanh 30 năm. đến khả năng thu nhận thông tin lịch sử cụ còn chưa biết ( vì nếu biết thì phải dựa vào khảo cổ học) thì cụ có khả năng bàn về PG trước cụ hơn 2600 năm sao?
Những gì tôi khẳng định về Kinh Phật không có chuyện tam sao thất bản. là thu thập tài liêu kiến thức qua lịch sử và khảo cổ.
Cho đên này chưa có công trình nghiên cứu nào được thế giới công nhận chỉ ra rằng Kinh Phật bị bịa đặt hoặc bị sửa đi cả?. Những luận điệu xuyên tạc 1 chiều về PG của thế kỷ trước. mới đây đã bị các nhà khảo cổ vạch trần. Mà tài liệu đó đã có cụ 1.25ton công bố trong thớt này, sao cụ không đọc?
Bản cổ nhất tìm thấy là 100 năm TCN còn TCMN sống 500 năm TCN. Đây là thông tin lịch sử khảo cổ chứ đâu phải mình sáng tác.

Cụ phê bình ghê quá :) Ở đây ko phủ nhận kinh, nhưng đọc cũng phải cẩn thận.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top