Biển học Phật pháp rộng mênh mông, đức Thế Tôn chẳng đã từng nói là cái ta đã nói như lá trong bàn tay, cái ta biết như lá trong rừng....hoặc như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện đức Thế Tôn cũng ví von, giả sử như tât cả hàng đệ tử đều giỏi như Xá Lợi Phất cùng tập hợp lại để tư duy thì cũng không thể hiểu được tri kiến của Phật.
Pháp môn tu học cũng vậy, rộng mênh mông, chỉ trong cõi người thôi cũng đã có nhiều vô biên tận. Giả dụ người theo phái Thiền tông nói chuyện với bên Duy thức tông chưa chắc đã hiểu nhau ví dụ bên thiền tông có "Ngũ định tâm quán", thì bên Duy thức tông lại có "Ngũ trùng duy thức quán", các quả vị chứng cũng khá là khác nhau.
Nếu so sánh giữa Thiền tông và Tịnh độ tông lại còn khó hiểu hơn nữa, vì một bên từ cửa không môn đi vào, còn một bên là cửa hữu môn đi vào......Đấy còn là chưa kể vùng giao thoa giữa các tông phái, bởi vì các tông phái nó có sự bổ trợ cho nhau nhất định. Hoặc bây giờ mà nói về Mật tông thì gần như chúng ta không hiểu gì....
Tất nhiên là chúng ta đều biêt rằng: Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Chuyên sâu một môn sẽ có thành tựu, và cũng sẽ thông đạt các môn khác.
Mục tiêu gần đây nhất thì em chỉ cố gắng diễn giải một điều, hãy vui vẻ chấp nhận sự khác biệt của mỗi cá nhân cũng như sự khác nhau giữa các pháp môn. Các pháp môn tu học của Phật giáo đều là Vua, đúng, mà trong cõi Tam Thiên, Đại Thiên thế giới của đức Thế tôn có bao nhiêu vị vua trời Phạm Vương, vua Chuyển Luân Thánh Vương.......Và tay hãy vui vẻ chập nhận có rất nhiều vị Vua
.
Vn ta tuyệt vời ở chỗ có rất nhiều Pháp môn thịnh hành, Thiền tông, Tịnh độ tông, Duy thức tông, Mật tông và hiện giờ Thiên thai tông cũng phát triển rất mạnh. Hãy ghi nhớ rằng nó phát triển phù hợp về thời và thế.....cũng như tương thích với thể chế hiện tại.
Chỉ cần bước chân lên thành phố Đà Lạt chẳng hạn, có Tịnh xá Tịnh độ, Thiền xá của Thiền tông và có cả nơi tu học Mật tông. Phải có tâm hồn rộng mở dễ dàng chấp nhận những người bạn Phật tử khác biệt thì mới dễ dàng chấp nhận những người từ các tôn giáo khác sang tham cứu tu học thêm về Phật giáo
Mọi việc sẽ trờ nên vô cùng đơn giản khi nghĩ rằng, các pháp môn đều là Phương tiện, nhanh hay chậm, khó hay dễ... là do duyên nợ của mỗi cá nhân. Với họ đó là tốt nhất thì nó là tốt nhất. Và đó là lý do HT Thích Trí Tịnh thường xuyên tụng phẩm Phương tiện trong Kinh Pháp hoa để hằng răn nhắc mình về điều đó.
Kinh Kim Cang là cánh cửa từ Tiểu thừa bước lên Đại thừa. Cũng là công cụ giúp chúng ta hiểu được điều đó một cách dễ hơn. Vì chính đức Thế Tôn cũng lại nói rằng, chẳng có pháp nào gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cả....
Nên cũng phải bỏ cái thói quen vỗ vai thân mật, bác hãy ngồi tĩnh lặng và tập trung vào hơi thở đi. Các pháp môn hay tông phái tu học có rât nhiều cách khác nhau để giữ chánh niệm nhé. Ta chỉ cần hoan hỷ khi biết rằng bạn có tâm hướng Phật, bắt đầu tu học dù cho theo bất cứ tông phái, pháp môn nào là OK.