- Biển số
- OF-129566
- Ngày cấp bằng
- 5/2/12
- Số km
- 1,241
- Động cơ
- 386,305 Mã lực
Làm thế nào để biết mình có tiến bộ.Em mới đọc được những dòng này, copy về đây:
- Làm sao để biết liệu con đường tôi đang tu là đúng hay không?
- Rất dễ, hãy nhìn vào sự tiến bộ, trưởng thành, tinh tấn của bạn.
Nếu con đường bạn đang đi là phù hợp (khoan hãy nói đúng-sai), nếu con đường là phù hợp, bạn sẽ thấy bản thân mình tiến bộ và trưởng thành hơn mỗi ngày. Và sự trưởng thành là thứ tự bạn có thể đánh giá, nó rất khách quan. Hệt như cách cha mẹ quan sát con cái mình trưởng thành hơn mỗi ngày hay cách người làm vườn quan sát cây lớn lên vậy, không gì có thể giấu được.
Nếu bạn có trưởng thành, nhất định bạn biết mình có trưởng thành. Nếu bạn vẫn cứ còn hỏi những câu đầy hoài nghi sau thời gian dài tu tập, tức là sự trưởng thành chưa có đó, thế thì rất có thể con đường bạn đang đi là không phù hợp với bạn.
...
Bạn có thấy phương pháp tu tập của bạn khiến bạn trưởng thành hơn chút nào không? Trưởng thành = nhận biết hơn, hài hoà hơn và mềm hơn, an bình và thấu suốt hơn, từ bi và nhẹ nhõm hơn, thanh thản và mãn nguyện hơn?
- trong Kinh Pháp Hoa đức Thế Tôn có nói là chỉ có Phật mới biết là bạn tu pháp nào, chứng như thế nào. Tuy nhiên các Đại lão Hòa Thượng cũng lưu lại cách khảo cứu cho hậu học có cách tìm hiểu:
Trích:
"luận Bảo Vương Tam Muội đã dùng mười hạnh không cầu để phá trừ. Thế thì trong phước có họa, trong họa có phước, trong thông có ngại, trong ngại có thông. Vì hiểu lẽ này nên các bậc tu hành khi xưa đã dùng "sự chướng ngại làm duyên tiến đạo." Tiên đức có bảo: "Vô nhơn kiến xúc, đạo quả nan thành!" Câu này có nghĩa: "Nếu không bị người làm xúc não, tất đạo quả của mình khó thành tựu." Bởi sự khinh hủy chưởi mắng, giá họa vu oan, và mọi chướng ngại khác là "cái mức để đo lường đạo lực của người tu." Nếu gặp những chướng duyên đó mà vẫn nhẫn nại an nhiên được, tất chứng tỏ người ấy đã tu tiến đến mức khá cao. Bằng chẳng thế, làm sao đo lường được mức tu tiến của mình?
.......
Cho nên nếu không biết, thì tất cả sự tốt đẹp thuận lợi có thể thành duyên chướng đạo. Như xét thấu tất cả bịnh khổ cùng ma chướng đều giả dối không căn, tất nó cũng không làm chi được. Đối với mười điều trên, lối xử dụng của bậc trí lực là:
1. Lấy bịnh khổ làm thuốc hay.
2. Lấy hoạn nạn làm giải thoát.
3. Lấy chướng ngại làm tiêu dao.
4. Lấy các ma làm bạn pháp.
5. Lấy việc khó làm an vui.
6. Lấy bạn xấu làm giúp đỡ.
7. Lấy kẻ nghịch làm vườn hoa.
8. Lấy sự quên việc thi ân như quên bỏ chiếc dép rách.
9. Lấy thanh đạm làm giàu sang.
10. Lấy sự oan ức làm duyên tiến đạo.
Còn đây là cách các bậc tu hành thời xưa áp dụng:
trích:
"Xem đây suy rõ sự hay dở đắc thất vẫn tùy tâm. Thế nên, người mới tu rất sợ chướng duyên, bậc tu lâu có khi lại muốn thử đương đầu với chướng cảnh. Xin thuật ra đây một đôi chuyện để làm tỷ lệ:
hàng phục lòng kiêu mạn:
Thuở xưa, ngài Thần Quang sau khi đắc pháp với tổ Đạt Ma, liền khuất thân đi làm mướn, như bửa củi, giã gạo hoặc gác cửa cho người. Có kẻ đến hỏi: "Ngài là bậc kế truyền Tổ vị, sao lại thấp mình đi làm những việc tầm thường như thế?" Ngài đáp: "Ta muốn hàng phục cái tâm của ta, chẳng phải chỗ ông biết!"
hàng phục lòng tà dâm:
Lại một vị tiên là Lưu Trường Sanh sau khi đơn thành, xuất thần bay lên chỗ bà Diêu Trì Kim Mẫu, thấy chư tiên nữ dung sắc cực kỳ xinh đẹp khó tả khó họa, ông liền động tâm. Kim Mẫu quở rằng: "Ngươi tuy thành đạo, mà niệm sắc ái chưa tiêu, làm sao xứng đáng liệt vào hàng tiên phẩm?" Trường Sanh hổ thẹn, trở xuống cõi nhân gian, dùng phép điểm đá hóa vàng, vào chỗ lầu xanh mướn năm bảy cô dâm nữ đẹp nhất, cùng nhau chung sống. Trong hai năm trời ông nằm gần các cô dâm nữ lõa thể để luyện trừ niệm sắc dục. Khi xét thấy mình tâm đã bất động, ông bảo các cô ấy làm bánh, rồi để bánh trên bụng vận lửa đơn điền nướng chín, đem đãi các cô, nói đạo khai ngộ cho, xong mới cỡi mây bay đi. "
Cái ví dụ sau em không khuyến khích các bác thử, vì em e là đi đời nhà ma hết
Cái vụ trừ tâm tham ái này cũng có một điển tích rất hay khi đức Phật giúp ngài Nan Đà trừ tâm ái dụng tương tư tưởng nhở cô công chúa được hứa hôn
Nội dung trên em trích trong quyển "Niệm Phật Thập Yếu"
Chỉnh sửa cuối: