[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,353 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Đây là 2 hệ khác hẳn nhau mà cụ, Y học cổ truyền là theo âm dương ngũ hành gốc từ cụ Trâu Diễn 305-240 TCN (Trung Quốc) các thuật y học cổ truyền đều viết sách lưu truyền rồi. Còn Thiền luân xa (Chakra) là bí truyền Ấn Độ, vì bí truyền nên khó tìm thấy trong trường viện nghiên cứu :) cũng có sách, nhưng không có tính hệ thống như y học cổ truyền
Bí truyền xong lại từ Ấn Độ thì ko nói lên điều gì cụ ạ , bởi vì nếu so sánh với nền văn mình Trung Hoa thì nó quá nhỏ bé , còn gọi là tý hon.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Bí truyền xong lại từ Ấn Độ thì ko nói lên điều gì cụ ạ , bởi vì nếu so sánh với nền văn mình Trung Hoa thì nó quá nhỏ bé , còn gọi là tý hon.
Món tứ thiền lại ở Ấn Độ cổ trước cụ ạ. Trung Quốc lục địa lúc này thì hình như vẫn còn đánh nhau giữa Hạ - Thương.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Bí truyền xong lại từ Ấn Độ thì ko nói lên điều gì cụ ạ , bởi vì nếu so sánh với nền văn mình Trung Hoa thì nó quá nhỏ bé , còn gọi là tý hon.
Xong, lại hơn thua rồi :) có lẽ cụ là người Trung Hoa, nên lại chấp ngã "văn minh TH" rồi.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,353 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Món tứ thiền lại ở Ấn Độ cổ trước cụ ạ. Trung Quốc lục địa lúc này thì hình như vẫn còn đánh nhau giữa Hạ - Thương.
Chân tình khuyên nếu bạn đang Thiền luân xa thì nên bỏ . Nếu không phải thì nên tìm nguyên nhân ở chỗ khác
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cụ cũng chấp ngã nốt :)
Em đang nói về dải lịch sử, thiền vệ đà hay tứ thiền từ Ấn Độ cổ ( lúc Phật ra đòi và tầm sư học đạo, sư phụ đầu tiên của Phật là ông gì ấy em quên tên rồi, dạy tứ thiền cho Phật thì Phật học xong liền thấy tắc tịt vì môn này không tới được đâu ), vào thời gian ấy ở TQ thì em chưa thấy có kinh văn nào nói về thiền cả. Mục đích là muốn nói một thời đại nào và có văn minh hay không thì ta phải tìm hiểu cái đã. Hoặc có thiền thì nó gọi là gì, phải môn đạo giáo của Đạo Đức Thiên Tôn hay còn gọi là Lão Tử không?
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,353 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Xong, lại hơn thua rồi :) có lẽ cụ là người Trung Hoa, nên lại chấp ngã "văn minh TH" rồi.
Tớ nghe thấy nhiều các đoạn băng đang quay xè xè trơn tru tự nhiên vấp đánh hự 1 cái thế là tất cả lại quay về mo , thế là tớ hiểu nhân gian vẫn còn đang mờ mịt trầm luân .
Từ Ngã đến vô Ngã tưởng đơn giản như bước qua 1 sợi tóc hay đọc xong mấy trăm trang là xong --- nhưng ko phải thế . để đến để hiểu vs thấm đc vô Ngã thì phải trải qua -- hoặc nên có -- 1 cái khái niệm gọi là Ngã tạm , cả Ta vs Người đều có .
Khà khà .
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Tớ nghe thấy nhiều các đoạn băng đang quay xè xè trơn tru tự nhiên vấp đánh hự 1 cái thế là tất cả lại quay về mo , thế là tớ hiểu nhân gian vẫn còn đang mờ mịt trầm luân .
Từ Ngã đến vô Ngã tưởng đơn giản như bước qua 1 sợi tóc hay đọc xong mấy trăm trang là xong --- nhưng ko phải thế . để đến để hiểu vs thấm đc vô Ngã thì phải trải qua -- hoặc nên có -- 1 cái khái niệm gọi là Ngã tạm , cả Ta vs Người đều có .
Khà khà .
Vậy 2 cụ bem nhau hở. Sao đang từ chánh niệm lại lan man sang thiền Th với bí truyền Ấn Độ, làm em vừa vào chả hiểu mô tê gì :D.
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
511
Động cơ
15,760 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Bí truyền xong lại từ Ấn Độ thì ko nói lên điều gì cụ ạ , bởi vì nếu so sánh với nền văn mình Trung Hoa thì nó quá nhỏ bé , còn gọi là tý hon.
Sách phật, sách thuốc, võ công có nguồn từ Ấn Độ do sư tổ mang sang mà. Thiếu Lâm Tự nổi tiếng là ví dụ đó.
 

manhcsic

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
1,962
Động cơ
1,049,559 Mã lực
Vậy 2 cụ bem nhau hở. Sao đang từ chánh niệm lại lan man sang thiền Th với bí truyền Ấn Độ, làm em vừa vào chả hiểu mô tê gì :D.
Tóm tắt thế này, hai lão thiền theo hai trường phái. Tạm gọi thiền tâm và thiền xác. Đang thiền thì củ cải nó lên vấp cái hự. Vậy phuơng án xử lý thế nào.
Thiền tâm: Tự đến tự đi, tự lên tự xuống.
Thiền xác: Hỏng, hỏng mất bao công thiền.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Tớ nghe thấy nhiều các đoạn băng đang quay xè xè trơn tru tự nhiên vấp đánh hự 1 cái thế là tất cả lại quay về mo , thế là tớ hiểu nhân gian vẫn còn đang mờ mịt trầm luân .
Từ Ngã đến vô Ngã tưởng đơn giản như bước qua 1 sợi tóc hay đọc xong mấy trăm trang là xong --- nhưng ko phải thế . để đến để hiểu vs thấm đc vô Ngã thì phải trải qua -- hoặc nên có -- 1 cái khái niệm gọi là Ngã tạm , cả Ta vs Người đều có .
Khà khà .
Cụ gợi chuyện so sánh giữa y học cổ truyền vs thiền luân xa mừ :) mình chỉ muốn nói 2 hệ khác nhau, đừng dùng hệ quy chiếu này để đánh giá hệ quy chiếu khác. Nếu đứng ở hệ quy chiếu này phán hệ quy chiếu khác thì chắc chắn sai, đó là chấp ngã.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em đang nói về dải lịch sử, thiền vệ đà hay tứ thiền từ Ấn Độ cổ ( lúc Phật ra đòi và tầm sư học đạo, sư phụ đầu tiên của Phật là ông gì ấy em quên tên rồi, dạy tứ thiền cho Phật thì Phật học xong liền thấy tắc tịt vì môn này không tới được đâu ), vào thời gian ấy ở TQ thì em chưa thấy có kinh văn nào nói về thiền cả. Mục đích là muốn nói một thời đại nào và có văn minh hay không thì ta phải tìm hiểu cái đã. Hoặc có thiền thì nó gọi là gì, phải môn đạo giáo của Đạo Đức Thiên Tôn hay còn gọi là Lão Tử không?
Nói về lịch sử, Thiền là gốc Ấn Độ, chưa có ai nói gốc thiền là gốc TQ cả (chỉ nói TQ phát triển thiền), còn Lão Tử là vô vi. Và cũng ko có gì hay dở hơn nhau cả, mỗi cái có 1 sắc thái, các sắc thái chưa chắc đã xung đột, một người vẫn có thể vừa thiền vừa vô vi. Tư duy nhị nguyên exclusivity loại trừ lẫn nhau là xung đột, chấp ngã rồi. Nhất là mình ở Indo-China bán đảo Trung-Ấn mà hay là mình học :) giao thoa, bổ trợ, hòa hợp mà chứ không phải Trung chọi Ấn.
 
Chỉnh sửa cuối:

manhcsic

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
1,962
Động cơ
1,049,559 Mã lực
Nói về lịch sử, Thiền là gốc Ấn Độ, chưa có ai nói gốc thiền là gốc TQ cả (chỉ nói TQ phát triển thiền), còn Lão Tử là vô vi. Và cũng ko có gì hay dở hơn nhau cả, mỗi cái có 1 sắc thái, các sắc thái chưa chắc đã xung đột, một người vẫn có thể vừa thiền vừa vô vi. Tư duy nhị nguyên exclusivity loại trừ lẫn nhau là xung đột, chấp ngã rồi. Nhất là mình ở Indo-China bán đảo Trung-Ấn mà hay là mình học :) giao thoa, bổ trợ, hòa hợp mà chứ không phải Trung chọi Ấn.
Viết đơn giản thế này tả có"Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn'
Thiền là trạng thái cân băng nằm giữa hai mặt đối lập đó.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Viết đơn giản thế này tả có"Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn'
Thiền là trạng thái cân băng nằm giữa hai mặt đối lập đó.
Cách hiểu cụ là nhị nguyên, 0 vs 1 rồi. Viết ra cho dễ hình dung (tinh giản) thôi chứ như nhân duyên có đến 12 nhân duyên (cũng vẫn là tinh giản). Ý thức có giới hạn, nếu ko có tinh giản mô hình hóa thì ý thức con người không thể gá vào đó mà suy luận tiếp được mà sẽ rơi vào sự mơ hồ, ngáo :)

Còn trong Phật Giáo thì khác, không có sống vs chết mà là một sự tiếp diễn liên tục phi nhị nguyên. "Luân hồi" tây dịch là "re-birth" là từ ngữ thôi, còn luân hồi (trong PG) là các trạng thái chuyển đổi liên tục cũng như cụ Heraclitus bên tây nói: không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông.

Tiếp chuỗi còm trên mình nói thêm 1 chút cách hiểu của mình để các cụ cùng mắng mỏ cho :) xem có đáng xung đột ko: Cả Phật Thích Ca và Lão Tử đều có 1 điểm chung là ... vô thần :P

Phật Giáo có câu: vạn sự tùy duyên, dù thế giới là vô thường nhưng có quy luật là nhân quả, thập nhị nhân duyên. Còn đạo Lão cũng gọi quy luật nguyên khởi hài hòa đó là Đạo, cái vô vi nó cứ tồn tại tự nhiên vậy. Chứ không có Thần.

Sau này dân gian mới chế ra thần gán vào đạo Phật, đạo Lão chứ nguyên thủy các đạo này là vô thần. Nghe lạ không? :) cái Đạo đó không lý giải được nên ngày xưa (cả ngày nay) vẫn nhiều người cho rằng có Chúa (hay Brahman trong Ấn giáo) tạo ra cái quy luật (Đạo) đẹp đẽ hoàn mỹ như vậy chứ con người không thể tạo ra? Còn cụ Phật Thích Ca và cụ Lão Tử đều không có nói đến "Thần", chỉ nói đến "người nhập niết bàn" hay "tiên" thôi, chỉ những người ngộ ra quy luật - Đạo thành chính quả thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Về bản chất thì không sai. Giờ danh lợi làm mờ mắt...thậm chí dễ sân si nhiều, tất nhiên kiếp sau có làm người thì chưa chắc lại làm chức tước, làm dân rồi lại bị những người có chức tước chì chiết dọa nạt, do gieo nhân không tốt thì tất nhiên gặt quả không tốt, rồi cuộc sống 1 thê nhiều thiếp, sẽ đốt sạch danh lợi mình có, sau đó có trở lại hay không thì không rõ, nhưng để lại hậu quả to lớn, cho gia đình ( sống không gương mẫu), xã hội cười chê...Không tỉnh ngộ thì đời sau mệt thôi. Còn trường hợp thứ 2 là chịu nhẫn nhục nhiều kiếp, dù làm quan hay dân vẫn vui vẻ, vẫn tạo phước báu, vẫn nọ kia, sống hạnh viên dung thì nhiều cái thiện sinh ra thôi.
Về tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiền Tâm thì bác có thể search trên mạng. Những tổng kết của thầy quá hay, riêng đoạn này em nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần: hy vọng bác thích
trích:
* Tiên đức hằng răn nhắc: "Nếu tu mà không chuyên cầu giải thoát, thì sự tu nơi kiếp này là mối thù trong kiếp thứ ba." Sở dĩ có việc ấy, bởi kiếp thứ nhứt lo kham khổ tu hành, nên chuyển sanh qua kiếp thứ nhì được hưởng quả báo thông minh giàu sang quyền thế. Trong kiếp thứ hai này, do giàu sang nên dễ mê theo cảnh quyền quý, vợ đẹp con xinh, cùng các thú vui vật chất nơi cõi trần. Đã nếm mùi dục lạc tất dễ sanh đắm nhiễm, càng đắm nhiễm càng đi đến chỗ sa đọa tối tăm, dám làm nhiều điều ác để củng cố lợi quyền và thỏa lòng tham vọng. Kiếp thứ nhì đã gieo nhân như thế, kiếp thứ ba làm sao khỏi bị đọa lạc tam đồ?

Có kẻ gạn: "Kiếp trước đã có công tu gieo nhân tốt, không lẽ sang kiếp thứ nhì trí huệ căn lành đều mất, để đến nỗi phải bị đọa hay sao?"
- Xin đáp: "Căn lành tuy có, nhưng nghiệp ác từ vô lượng kiếp chưa phải đã tiêu trừ. Mà trong cảnh trần, việc lành rất khó làm như leo lên cây cao, điều ác rất dễ phạm như tuộc xuống dốc lở. Người xưa đã chẳng bảo: Trọn đời làm lành, lành còn chẳng đủ; một ngày làm ác, ác tự có dư đó ư? Như những người giàu sang quyền thế mà chúng ta hiện thấy, kiếp trước họ đều có ít nhiều công đức bố thí tu phước làm lành, nhưng kẻ hướng về nẻo thiện không bao nhiêu, người say đắm danh lợi vinh hoa lại chiếm phần đa số. Thử hỏi có mấy vị đỗ cao quyền quí chịu xuất gia, sống một cuộc đời khắc khổ đạm bạc, hướng về mục đích giải thoát thanh cao?

Ngay như người xuất gia, khi chưa có địa vị còn kham nhẫn tu hành, lúc đã được quyền danh, nhiều kẻ lễ bái tôn trọng cúng dường, lại dễ bị cảnh phù trần ràng buộc. Hiện tại ta thấy có biết bao hàng tăng ni thiện tín, trước còn tinh tấn hành trì, sau lần lần biếng trễ bỏ tu hoặc hoàn tục thối đạo, nói chi đến kiếp sau?" * —

Cõi người còn như thế, nếu sanh lên cõi trời cảnh vui ngũ dục quá nhiệm mầu, lại còn khó tu hơn nữa! Đó là nói những vị có phước, còn những người ít phước sống một cuộc đời nghèo khổ quá cũng khó tu. Hoặc tuy vào hạng trung lưu, nhưng giữa đời này tà đạo dẫy đầy; trong chánh pháp bậc thiện hữu tri thức khó gặp, nẻo đường giải thoát không phải dễ tìm!

Đến như chúng sanh trong ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì việc tu niệm thật là khó đến muôn phần, vì các loài ấy ngu tối, thân tâm hằng ở trong cảnh khổ. Kiếp luân hồi có nhiều hiểm nạn như thế, nếu không cầu sanh Tịnh Độ để thoát ly, tất khó bảo đảm tâm Bồ Đề không bị thối thất.

Trong kinh có câu là: Bồ tát còn mê khi cách ấm, Thanh văn còn muội lúc ra thai.
Có nhiều điển tích về việc kể trên
em trích trong trang 36

Hoặc bác có thể đọc cuốn An sĩ toàn thư quyển thượng: Khuyên người tin sâu Nhân quả.
Kể về 17 kiếp của Văn Xương Đế Quân. Trong 17 kiếp đó, bị cuốn trong lục đạo luân hồi, lên xuống cõi Nhân, Thiên, Trời, Rồng liên tục và cuối cùng bị đọa, phải chờ đến khi được Phật khai thị thì mới thoát khỏi luân hồi lục đạo
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Thông thường, việc tiếp thu đạo Phật nên bắt đầu và luôn song hành với việc đọc về luật Nhân quả, để cho người tu tập có nền tảng niềm tin để đi trên con đường tu học.

Em cho bộ An sĩ toàn thư khá là hay và chuyên sâu.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Cách hiểu cụ là nhị nguyên, 0 vs 1 rồi. Viết ra cho dễ hình dung (tinh giản) thôi chứ như nhân duyên có đến 12 nhân duyên (cũng vẫn là tinh giản). Ý thức có giới hạn, nếu ko có tinh giản mô hình hóa thì ý thức con người không thể gá vào đó mà suy luận tiếp được mà sẽ rơi vào sự mơ hồ, ngáo :)

Còn trong Phật Giáo thì khác, không có sống vs chết mà là một sự tiếp diễn liên tục phi nhị nguyên. "Luân hồi" tây dịch là "re-birth" là từ ngữ thôi, còn luân hồi (trong PG) là các trạng thái chuyển đổi liên tục cũng như cụ Heraclitus bên tây nói: không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông.

Tiếp chuỗi còm trên mình nói thêm 1 chút cách hiểu của mình để các cụ cùng mắng mỏ cho :) xem có đáng xung đột ko: Cả Phật Thích Ca và Lão Tử đều có 1 điểm chung là ... vô thần :P

Phật Giáo có câu: vạn sự tùy duyên, dù thế giới là vô thường nhưng có quy luật là nhân quả, thập nhị nhân duyên. Còn đạo Lão cũng gọi quy luật nguyên khởi hài hòa đó là Đạo, cái vô vi nó cứ tồn tại tự nhiên vậy. Chứ không có Thần.

Sau này dân gian mới chế ra thần gán vào đạo Phật, đạo Lão chứ nguyên thủy các đạo này là vô thần. Nghe lạ không? :) cái Đạo đó không lý giải được nên ngày xưa (cả ngày nay) vẫn nhiều người cho rằng có Chúa (hay Brahman trong Ấn giáo) tạo ra cái quy luật (Đạo) đẹp đẽ hoàn mỹ như vậy chứ con người không thể tạo ra? Còn cụ Phật Thích Ca và cụ Lão Tử đều không có nói đến "Thần", chỉ nói đến "người nhập niết bàn" hay "tiên" thôi, chỉ những người ngộ ra quy luật - Đạo thành chính quả thôi.
Trong quyển An sĩ toàn thư, quyển thượng khuyên người tin sâu nhân quả, có lý giải, có trích dẫn chi tiết việc giao thoa về quan điểm giữa 3 loại hình tư tưởng đạo Phật , đạo Nho và đạo Lão,
Họ viết chuyên sâu, trích dẫn nguồn dữ liệu rất chính xác và đầy đủ, bác tham khảo thêm xem thế nào.
trích:
"tác giả đã biên soạn sách này một cách hết sức công phu, khoa học. Chỉ nhìn qua thư mục tham khảo gồm các kinh sách của cả Tam giáo (Phật, Lão, Nho) gồm đến 126 bộ kinh sách đủ loại "
link đây: https://thuvienhoasen.org/images/file/uJ_iXpKs0wgQAK1R/khuyen-nguoi-tin-sau-nhan-qua-quyen-thuong.pdf
 
Chỉnh sửa cuối:

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,353 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Cụ gợi chuyện so sánh giữa y học cổ truyền vs thiền luân xa mừ :) mình chỉ muốn nói 2 hệ khác nhau, đừng dùng hệ quy chiếu này để đánh giá hệ quy chiếu khác. Nếu đứng ở hệ quy chiếu này phán hệ quy chiếu khác thì chắc chắn sai, đó là chấp ngã.
Cụ chả hiểu gì về Thiền luân xa nên có cho cụ đứng ở hệ quy chiếu nào thì cũng rất là .....ơ kìa , các lập luận của cụ mơ hồ kiểu như...bí truyền xong lại đến từ 1 quốc gia to đùng...., đuối quá thì cụ lại quay qua rao giảng vô ngã vô chấp .... hẹ hẹ rất là giải trí
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Nhân chuyện Kinh Kim cang em có một liên tưởng thế này
Câu chuyện Lục tổ Huệ năng giã gạo, bổ củi thì chắc bác nào cũng biết rồi: giã gạo để tróc vỏ tróc cám cũng là tróc bỏ phiền não, bổ củi để tìm hoa......


Mấy chục thế kỷ sau. Vẫn có người nhìn cảnh giã gạo mà tức cảnh sinh tình. Tâm hồn lớn họ giống nhau thật.
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công

Quá trình tự giác rồi giác tha nó vẫn tuần tự như thế.
unnamed-3-1600.jpg
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Cụ chả hiểu gì về Thiền luân xa nên có cho cụ đứng ở hệ quy chiếu nào thì cũng rất là .....ơ kìa , các lập luận của cụ mơ hồ kiểu như...bí truyền xong lại đến từ 1 quốc gia to đùng...., đuối quá thì cụ lại quay qua rao giảng vô ngã vô chấp .... hẹ hẹ rất là giải trí
Không biết không phải là cái tội bác ơi. Để gom hiểu hàng nghìn năm văn hóa thì quá trình từ chuyển biến nhận thức có thể bắt đầu từ chỗ sai sau rồi trau dồi sẽ dần dần đi đến chỗ ánh sáng. Nhưng mà có đi thì có đến.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top