[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
18
Động cơ
998 Mã lực
Đúng là em chả tha thiết vượt sanh tử. Em ko biết đích cuối tu để làm gì. Em chỉ dùng một số triết lý của Phật giáo để diễn giải cuộc sống thôi, với em thế là đủ. Và mong muốn đạt được j đó trong tu hành có phải là vọng tưởng, tham lam ko?
Về mục đích vượt sanh tử. Bạn có thể nghe các thầy, vị tổ khai thị, hoặc đọc sách ( tạng thư sống chết - Tây tạng khá hay)

Về tham đạt được gì, đó là tham lam chính đáng ban đầu của người tu, nó ko xấu. Giai đoạn sau khi có định lực, pháp tu tự nó trừ tâm tham đó, bạn khỏi lo.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Về mục đích vượt sanh tử. Bạn có thể nghe các thầy, vị tổ khai thị, hoặc đọc sách ( tạng thư sống chết - Tây tạng khá hay)

Về tham đạt được gì, đó là tham lam chính đáng ban đầu của người tu, nó ko xấu. Giai đoạn sau khi có định lực, pháp tu tự nó trừ tâm tham đó, bạn khỏi lo.
Cụ nói, khi bắt đầu thiền phải bỏ vọng tưởng, nhưng lại nói đó là tham lam chính đáng. Vậy ngay từ đầu đã mâu thuẫn, đã sai cách. Vậy làm sao có thể lên level tiếp mà trừ được tâm tham đó.
 

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
18
Động cơ
998 Mã lực
Cụ nói, khi bắt đầu thiền phải bỏ vọng tưởng, nhưng lại nói đó là tham lam chính đáng. Vậy ngay từ đầu đã mâu thuẫn, đã sai cách. Vậy làm sao có thể lên level tiếp mà trừ được tâm tham đó.
Bạn ko thấu được nghĩa, trên câu chữ sanh kiến giải. Lúc mới tu, vọng tưởng ko trừ được mà cũng ko phải trừ vì mục tiêu là làm chủ nó, ko cho nó chạy lăng xăng.
 

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
18
Động cơ
998 Mã lực
Cụ nói, khi bắt đầu thiền phải bỏ vọng tưởng, nhưng lại nói đó là tham lam chính đáng. Vậy ngay từ đầu đã mâu thuẫn, đã sai cách. Vậy làm sao có thể lên level tiếp mà trừ được tâm tham đó.
Vọng tưởng ko xấu, nhưng để nó tự tung tự tác, lôi kéo mình thì mới là vấn đề. Khi tu đến mức độ nhất định, vọng đó là chân. Mọi suy nghĩ đều là chân tưởng, chân niệm.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Bạn ko thấu được nghĩa, trên câu chữ sanh kiến giải. Lúc mới tu, vọng tưởng ko trừ được mà cũng ko phải trừ vì mục tiêu là làm chủ nó, ko cho nó chạy lăng xăng.
Em đang thắc mắc thì cụ nên giải thích chứ đừng phủ nhận câu nói của em. Vấn đề là khi tâm đã nảy sinh thì chỉ có cách hiểu rõ nguồn gốc vấn đề thì mới loại bỏ được. Cụ nói, làm chủ vọng tưởng, ko cho nó chạy lăng xăng, nghĩa là vọng tưởng có chủ đích. Và em đã từng Thiền thì thấy rằng càng có chủ đích thì tâm càng loạn.
Em lấy ví dụ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Khi gặp một người cáu gắt với mình, nếu chỉ nghĩ mình ko nên cau giận lại họ, mình phải kiểm soát cảm xúc của mình... dẫn đến gượng ép và nín nhịn, đến thời điểm nào đó nó sẽ bùng lên. Nhưng nếu lý giải và hiểu được nguồn cơn tức giận của người đó, rằng là người đó đang có nỗi đau, đang ko hạnh phúc .. thì tự nhiên, mình sẽ nảy sinh sự thương cảm, đó mới là trí tuệ, là hiểu rõ nguồn gốc vấn đề. Chú ko phải chỉ niệm rồi tự nhủ loại bỏ nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
18
Động cơ
998 Mã lực
Em đang thắc mắc thì cụ nên giải thích chứ đừng phủ nhận câu nói của em. Vấn đề là khi tâm đã nảy sinh thì chỉ có cách hiểu rõ nguồn gốc vấn đề thì mới loại bỏ được. Cụ nói, làm chủ vọng tưởng, ko cho nó chạy lăng xăng, nghĩa là vọng tưởng có chủ đích. Và em đã từng Thiền thì thấy rằng càng có chủ đích thì tâm càng loạn.
Em lấy ví dụ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Khi gặp một người cáu gắt với mình, nếu chỉ nghĩ mình ko nên cau giận lại họ, mình phải kiểm soát cảm xúc của mình... dẫn đến gượng ép và nín nhịn, đến thời điểm nào đó nó sẽ bùng lên. Nhưng nếu lý giải và hiểu được nguồn cơn tức giận của người đó, rằng là người đó đang có nỗi đau, đang ko hạnh phúc .. thì tự nhiên, mình sẽ nảy sinh sự thương cảm, đó mới là trí tuệ, là hiểu rõ nguồn gốc vấn đề. Chú ko phải chỉ niệm rồi tự nhủ loại bỏ nó.
Ví dụ đó, cũng là 1 cách quán chiếu. Nhưng vẫn nằm trên danh tướng mà lập tri. Bản chất là cáu giận đó là chấp ngã, có người có ta. Đang nhận thân tứ đại là ta, cảnh là cái ta biết. Khi hành thiền mức độ nhất định, thì ko cần tác ý loại bỏ hay ko, vì tâm luôn yên tĩnh.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em đang thắc mắc thì cụ nên giải thích chứ đừng phủ nhận câu nói của em. Vấn đề là khi tâm đã nảy sinh thì chỉ có cách hiểu rõ nguồn gốc vấn đề thì mới loại bỏ được. Cụ nói, làm chủ vọng tưởng, ko cho nó chạy lăng xăng, nghĩa là vọng tưởng có chủ đích. Và em đã từng Thiền thì thấy rằng càng có chủ đích thì tâm càng loạn.
Em lấy ví dụ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
Khi gặp một người cáu gắt với mình, nếu chỉ nghĩ mình ko nên cau giận lại họ, mình phải kiểm soát cảm xúc của mình... dẫn đến gượng ép và nín nhịn, đến thời điểm nào đó nó sẽ bùng lên. Nhưng nếu lý giải và hiểu được nguồn cơn tức giận của người đó, rằng là người đó đang có nỗi đau, đang ko hạnh phúc .. thì tự nhiên, mình sẽ nảy sinh sự thương cảm, đó mới là trí tuệ, là hiểu rõ nguồn gốc vấn đề. Chú ko phải chỉ niệm rồi tự nhủ loại bỏ nó.
Cụ có muốn hiểu cảm giác của thiền không? ;))
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em bảo luôn trên đây: mỗi ngày cụ ra đường chỉ có làm 1 việc thôi: giúp đỡ người già, trẻ em qua đường và có điều kiện thì bố thí người lang thang cơ nhỡ ;)). Từ sáng tới tối, giúp được bao nhiêu người như thế rồi cuối ngày sẽ tự nghiệm ra: cảm giác thiền là như thế nào :D.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Em bảo luôn trên đây: mỗi ngày cụ ra đường chỉ có làm 1 việc thôi: giúp đỡ người già, trẻ em qua đường và có điều kiện thì bố thí người lang thang cơ nhỡ ;)). Từ sáng tới tối, giúp được bao nhiêu người như thế rồi cuối ngày sẽ tự nghiệm ra: cảm giác thiền là như thế nào :D.
Cái đó em làm nhiều mà cụ. Có điều kiện là em làm.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Cái đó em làm nhiều mà cụ. Có điều kiện là em làm.
Vậy là được cơ bản rồi. Có điều sau đó phải lìa được những cảm giác ấy để bước tiếp... tâm trí phải được cột chặt lại :D. Đến đây cụ đã hình dung được chưa? Khó hiểu quá thì em ví dụ như này: giống như cụ đi thi được điểm 10 mà lòng vẫn ung dung như thể đó là điều bình thường ấy ;))
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Vậy là được cơ bản rồi. Có điều sau đó phải lìa được những cảm giác ấy để bước tiếp... tâm trí phải được cột chặt lại :D. Đến đây cụ đã hình dung được chưa? Khó hiểu quá thì em ví dụ như này: giống như cụ đi thi được điểm 10 mà lòng vẫn ung dung như thể đó là điều bình thường ấy ;))
Cảm giác đó em trải qua rồi.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Có đủ rồi thì cụ còn ham thích mở luân xa với niệm chú nữa hem :D
Em ko ham mà ông già em cho em học một ông từ hồi em hoc lớp 7. Hồi đấy bảo học j thì em đi thôi, em còn học cả khí công. Cho nên em học rất nhiều loại thiền nhưng em ko thích.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,817
Động cơ
332,411 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Em ko ham mà ông già em cho em học một ông từ hồi em hoc lớp 7. Hồi đấy bảo học j thì em đi thôi, em còn học cả khí công. Cho nên em học rất nhiều loại thiền nhưng em ko thích.
Thiền nguyên nghĩa thì ko liên quan vs ko nên gắn với bộ môn luân xa vì nó cực kỳ nguy hiểm , các Sư Thầy Nhà Chùa bây giờ khi nghe ai đó nói đến Thiền thì câu đầu tiên các Thầy cảnh báo ngay Thiền gì Thiền xong không có luân xa luân xiếc gì , sở dĩ vậy vì đến hiện tại vài nơi vài chỗ vẫn đang gào rú hú hét rủ nhau Thiền luân xa , e thì trực tiếp chứng kiến một ông cũng tự xưng là thầy lâu lại bôn tẩu mở lớp đi dạy Thiền luân xa , một thời gian sau thì ông ý kiểu cũng phát điên hâm dở ....
Quay lại chủ đề chính , các đề mục của Thiền quán rất phong phú --( cũng vì lí do này mà các trường phái Thiền + + nở rnhư hoa.... ) .Về nguyên lý khi áp dụng Thiền để quán các đề mục đó thì đều có công dụng + tác dụng , tuy nhiên công dụng theo nghĩa tốt thì rất ít nhóm đạt được , trong khi đó tác dụng thì vô chừng theo cả nghĩa tốt vs xấu . Về nghĩa công dụng thì e cũng đuọc biết có những nhóm nhỏ thân cận gần gũi họ Thiền kết họp quán luân xa và có kết quả tạm gọi là tốt , tuy nhiên việc thực hành của họ rất thận Trọng ko ồn ào khoa Trương vs họ cũng ko có ý muốn phổ biến tuyên truyền rộng rãi , cũng vì ko chơi thân nhóm đó nên e cũng chỉ biết sơ sơ chứ ko rành họ thực tập ntn , qua tiếp xúc cách nói truyện thì sơ bộ đánh giá họ đang làm tốt .
Về chủ đề chính -- quan điểm về ngã vs ngã chấp , tưởng như đơn giản nhưng thực cần có 1 cái nhìn thấu đáo vs kết họp cả lý luân vs thực tiễn thì may ra .....
 

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
18
Động cơ
998 Mã lực
Em bảo luôn trên đây: mỗi ngày cụ ra đường chỉ có làm 1 việc thôi: giúp đỡ người già, trẻ em qua đường và có điều kiện thì bố thí người lang thang cơ nhỡ ;)). Từ sáng tới tối, giúp được bao nhiêu người như thế rồi cuối ngày sẽ tự nghiệm ra: cảm giác thiền là như thế nào :D.
ví dụ rất hay, nếu ai đó làm nó liên tục 5, 10 năm, phạm vi và cách giúp đỡ đa dạng. Hành động đó ban đầu làm có thể là có mục đích, nhưng làm quen nó thành tự nhiên. Giúp đỡ, cho đi bên ngoài nhưng thực chất là giúp đỡ cho đi bên trong tâm của người làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Tri ân topics 1 năm trước, nay xin góp gió thành báo:
Xin chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân.
- Có thể chỉ dành cho số ít, hoặc không dành cho ai cả ( vì là cá nhân mà). Dưới đây những phần e hiểu lý thuyết, thực hành. Có thể ai đó bảo nó chả đúng, không áp dụng được…thì e không cãi.
- Lý thuyết cực kì quan trọng. Kinh nghiệm của e là, đừng vội làm khi chưa hiểu và đủ tin cậy, khi làm thì lấy lý thuyết ra đối chiếu xem đúng không. ( lý thuyết ở đây có thể là kinh sách, ngữ lục, bài pháp, lời nhắc nhở của thầy….). Trường hợp đặc biệt, các vị căn cơ cao, không cần lý thuyết mà do trải nghiệm đủ, tự ngộ khi gặp cơ duyên ( Nên đừng mang lý thuyết ra mà nói các vị ấy)
1. Lý thuyết
- Giáo lý duyên khởi ( google)
- 5 uẩn ( tìm google)
- 12 nhân duyên ( tìm google, là mở rộng 5 uẩn, giải thích về luân hồi tái sanh. Đây cũng là điểm then chốt xác định điểm ngắt để vượt lên luân hồi)
- Kinh sáu sáu ( bài 148, kinh trung bộ III): Lý giải nguyên nhân hình thành tham, sân si. Cực hay, nó là điểm mấu chốt để đi đến thực hành pháp bên dưới ( nghe sư thích giác khang giảng)
- 4 chương đầu kinh lăng nghiêm ( nghe sư bà hải triều âm giảng): Đức Phật giảng về cái thấy nghe hay biết (Nó là tác dụng của tâm, chưa phải tâm chân thật, dùng cái này để quán chiếu khi hành thiền)
- Kinh sách tham khảo: Nên nghe giảng sư giảng. Đọc kinh mà không liễu nghĩa, thì dễ sinh chấp kinh hoặc phỉ báng (cần thận trọng). Mỗi kinh chỉ cần đúc rút 1 câu, 1 đoạn là quý lắm rồi. Đọc để gieo duyên thì có thể đọc bất kỳ cuốn nào ( nhiều người hay đọc sách HT thích nhất hạnh, sách Muốn kiếp nhân sinh). Còn ngược lại, thì xin đề xuất các bộ kinh bên dưới. Lưu ý, không cần đọc hết, tuỳ căn cơ, sự thích thú mà tìm hiểu. Nếu đọc mà liễu nghĩa, thì sẽ thấy gốc rễ giữa các hệ phái không có, chỉ khác ở hình thức bên ngoài.
+ Khái niệm căn bản: giới định tuệ, tứ đế, vô thường vô ngã….
+ Kinh Nikaya (nguyên thuỷ): Kinh này dài. Kinh nghiệm cá nhân là không cần đọc hết, vì mỗi bài kinh nhỏ là dành cho căn cơ hoàn cảnh khác nhau, nên đọc mà không liễu nghĩa, áp tất cả bộ kinh lên 1 cảnh 1 người thì thành ra lại hỏng. Có thể đọc vài bài kinh nhỏ, ví dụ: kinh sáu sáu, kinh bahiya ( kinh trung bộ) …tuỳ các bác chọn, thích, hợp bài nào thì đọc bài đó.
+ Kinh Mi Tiên vấn đáp, Những lời dạy của ngài Ajahn Chah ( nguyên thuỷ): Hỏi đáp xúc tích, dễ hiểu
+ Kinh kim cang, kinh lăng nghiêm ( đọc 4 chương đầu thôi), pháp bảo đàn kinh, Bồ đêf Đạt ma quán tâm – phá tướng…. Ngữ lục của Tổ Thiền Tông( đại thừa)
+ Lời khai thị về con đường đại toàn thiện của Đức Liên Hoa Sanh, Khẩu Truyền Giáo Pháp Đại Thủ Ấn Tổ Tilopa ( mật tông)
+ Ấn quang pháp sư văn sao ( tịnh độ)
2. Phương pháp thực hành
Ban đầu e có thử qua các cách như niệm phật, mấy câu chú mật tông, rồi cả tham thiền của thiền tông…. Trước khi chọn pháp môn theo. Sau này e thấy, mỗi pháp thực hành đều có dụng ý của người lập, chỉ là đời sau không thấu hết, thành ra cãi nhau, tranh luận hơn thua mà phí thời gian. Và vạn pháp đều quy về bản tâm, đều tụ về một mối.

Vì ý căn dẫn đầu các pháp, nên tu ý căn sẽ nhanh và tiết kiệm thời gian. Tất cả các phương pháp trên đều chung 1 điểm, đó là ngưng nghỉ tâm phan duyên ( tâm chạy tướng bên ngoài), hướng thấy nghe hay biết quay ngược về để quyét sạch bụi bẩn ( tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, nghi hoặc...) ở nơi tâm. Lưu ý, ở đây không phải bỏ tướng cảnh bên ngoài, hay là diệt suy nghĩ ý niệm. Mà là làm chủ nó, thay vì để nó lăng xăng chạy theo tướng bên ngoài, hay suy nghĩ lung tung, thì tu là làm chủ được nó, muốn nghĩ thì nghĩ, muốn dùng thì dùng….và đích cuối cùng là nhận được chân tâm, bản tâm, phật tánh, chỗ đi về, làm chủ sanh tử ( rất nhiều tên gọi).
- Lìa 2 thứ chướng: Sở tri chướng, phiền não chướng ( Kinh lăng nghiêm)
- Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ( kinh kim cang)
- Cái thấy chỉ là cái thấy ( kiến, văn, giác, tri)….Ông không ở trong ngoài giữa….( kinh bahiya – kinh nikaya)

Mục tiêu Sanh – Tử phải đặt lên đầu, ưu tiên số một. Tại sao, vì nó dẫn tới chọn phương pháp thực hành, và giúp cho hành giả kiên trì khi gặp trở ngại….

Phương pháp thực hành, e chỉ viết sơ, vì hơi sợ các bác sơ cơ mới vào làm không đúng, không có hướng dẫn…sẽ rất nguy hiểm. Vì những người đến với đạo Phật đa phần đã từng gặp trắc trở, hoặc cần chỗ bám víu chỗ dựa, hoặc có duyên….Không phải ai cũng tự đọc lý thuyết, tự hành được, mà cần thầy, thiện tri thức hỗ trợ theo từng bước. Nên khi người học trò sẵn sàng, tha thiết…tự khắc sẽ gặp được người thầy phù hợp ( thầy ở đây có thể chỉ là kinh sách, khai thị, người cụ thể, cảnh cụ thể….). Các bác tin thì làm, không thì bỏ qua, đã làm thì phải tự chịu trách nhiệm chứ không đổ thừa cho ngoại cảnh lôi kéo mình.
Thực hành:
1. Thiền: Mục đích đưa tâm trở về nhà, cái tâm chân thật… Trong giai đoạn đầu thực hành sẽ rất khó ( giai đoạn này dùng kinh sách ngữ lục…hoặc các hội nhóm thiền, khoá thiền ở chùa, như chiếc phao mà bám vào để bơi, vì định lực yếu, tâm loạn động nhiều), nhưng kiên trì sẽ có kết quả ngày càng rõ.
- Quan sát hơi thở ( ưu tiên thở bụng): Phương pháp dễ nhất cho người bắt đầu, chỉ cần tập trung quan sát hơi thở vào ra
- Chọn 1 đối tượng quan sát: cây cỏ, con người, mối quan hệ xã hội, danh tướng,…..Phương pháp dùng nhiều nhất, mục đích phá tâm bám chấp, tâm chấp trước, tâm sinh tử. Có thể coi nó như 1 trò chơi, thú vui, làm nó tự nhiên.
- Buông xả, để tâm lăng xăng, suy nghĩ nó tự lắng đọng, chỉ đơn thuần là quan sát, không cố gắng tác ý, gồng nén gì cả. Tự suy nghĩ nó sẽ lắng xuống, rồi đi đến yên tĩnh. ( buông xả như người chết, buông cả thân tâm) …Khi có định lực thì gần như không cần quán hay buông xả mà tâm tự nó gần như tự do, an ổn, thanh tịnh mà không cần cố sức hay ép buộc.
- Khi gặp hiện tượng lạ, tướng lạ, tướng dữ, ánh sáng các kiểu… Thì kệ nó, đừng sanh vọng tưởng, đi theo…thì tự nó sẽ qua. Cũng đừng tự nhận mình là thánh thần, hay Alahan hay Phật gì cả, nó đều là chấp tướng, là lạc ngũ ấm ma ( do nóng vội, không nắm chắc lý thuyết), còn trường hợp đặc biệt thực hành có ấn chứng khế hợp với kinh điển, ngữ lục thì không bàn ở đây.
2. Khi học pháp thì tâm hướng bên ngoài, khi hành pháp thì tâm hướng bên trong. Khi tìm thầy, đọc kinh, nghe pháp…cần hết sức thận trọng vì không tỉnh táo, bị chính người thầy đó dẫn dắt, dẫn dụ, sinh cuồng tín thầy, phương pháp một cách tinh vi, âm thầm mà không biết, bị cài cắm không thể phân biệt thật giả ( Tại sao vậy, vì đang chấp tướng mà không biết. Tìm google “tứ y pháp”, để tham khảo thêm).
3. Học lý thuyết là bắt buộc để thực hành ( thực chứng). Thực chứng khác hoàn toàn, khó diễn tả được ngôn ngữ. Ví dụ nước dừa, nước mía người VN ai cũng đã từng uống, nhưng người nước ngoài chưa uống không tả chính xác vị được. Nên vị của thiền định, thanh tịnh, giải thoát… cần phải thực chứng, trải nghiệm thực.
4. Tại sao có nhiều hệ phái, các phương pháp thực hành vậy ( chứ không phải 1 pháp tu ý căn): Vì căn cơ không đồng, văn hoá khác biệt, nên nhiều phương tiện và ngôn ngữ để dẫn dắt. Khi mới tu, rất dễ sinh bài báng các hệ phái, phương pháp…cho phương pháp ta đang tu là đúng, là chánh pháp…đi khắp nơi rao rảng, phản bác đúng sai ( 1 dạng chấp tướng).
- Khi mới thực hành, người ta hay mượn câu niệm phật ( Adidaphat), hoặc câu chú (giống bên mật tông), hoặc bất kỳ câu nào ( buông, lìa, không, chặt đứt…). Mục đích là có chỗ bám, chỗ dựa, vì ban đầu tâm sẽ rất loạn động, lăng xăng. Lưu ý, không dùng cũng được ( giống như bên thiền tông)
- Đi, đứng, nằm, ngồi: Mới thực hành, ưu tiên nằm hoặc ngồi ( ko bắt buộc ngồi xếp chân, mà ngồi đâu thoải mái để thân tạm yên ổn). Sau quen cách quán chiếu, buông xả rồi thì đi, đứng, nằm, ngồi đều là thiền.
- Sau khi tâm đã an ổn, yên tĩnh phần nào. Thì không cần niệm, hay dùng câu chú nữa ( tuỳ hành giả không ai ép, hay bắt cả, tu đúng là trí phải sáng và tự biết). Mà dùng giác chiếu soi ( vô phân biệt trí, trí bát nhã), cái thấy nghe hay biết mà quán chiếu, đả phá vọng niệm chấp trước.
- Khi thực hành đúng: Tâm sẽ trở nên nhẹ nhàng, rỗng rang đến yên tịnh ( Có thể gặp tướng tốt, hiện tượng tốt khi hành thiền không ai giống ai cả). Sự yên tịnh từ rất nhỏ, đến cực yên tịnh. Khi đó không bám chấp vào yên tịnh đó (lìa chấp không), mà đi đứng nằm ngồi đều thong dong tự do, ấy là đi đúng đường.
- Làm 2 pháp bổ trợ ( trong lục độ ba la mật): Bố thí ( quan trọng), phóng sanh (tuỳ duyên, vì không khéo lại tạo nghiệp mà không biết)
Đa tạ cụ đã chỉ giáo. Mình cũng thuộc loại người tuổi trẻ thích tìm tòi hay lan man, đi tìm những thứ có vẻ khó; nhưng đến khi hơi già già bắt đầu ngộ ra nên tìm về từ cái đơn giản, căn bản.

Chính thế nên đặt nick Ofer là "Tứ Vô Lượng" để nhắc nhở mình :) ngoài ra cũng học lại từ "Tứ diệu đế", kinh Bát nhã, duyên khởi ...

Nếu được, nếu cụ dành chút thời gian, post dần lên các link, trích dẫn, bài giảng lần lượt theo cấu trúc như trong còm này của cụ thì rất đa tạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

18nlife

Xe tải
Biển số
OF-532504
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
362
Động cơ
172,047 Mã lực
Tuổi
41
Tri ân topics 1 năm trước, nay xin góp gió thành báo:
Xin chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân.
- Có thể chỉ dành cho số ít, hoặc không dành cho ai cả ( vì là cá nhân mà). Dưới đây những phần e hiểu lý thuyết, thực hành. Có thể ai đó bảo nó chả đúng, không áp dụng được…thì e không cãi.
- Lý thuyết cực kì quan trọng. Kinh nghiệm của e là, đừng vội làm khi chưa hiểu và đủ tin cậy, khi làm thì lấy lý thuyết ra đối chiếu xem đúng không. ( lý thuyết ở đây có thể là kinh sách, ngữ lục, bài pháp, lời nhắc nhở của thầy….). Trường hợp đặc biệt, các vị căn cơ cao, không cần lý thuyết mà do trải nghiệm đủ, tự ngộ khi gặp cơ duyên ( Nên đừng mang lý thuyết ra mà nói các vị ấy)
1. Lý thuyết
- Giáo lý duyên khởi ( google)
- 5 uẩn ( tìm google)
- 12 nhân duyên ( tìm google, là mở rộng 5 uẩn, giải thích về luân hồi tái sanh. Đây cũng là điểm then chốt xác định điểm ngắt để vượt lên luân hồi)
- Kinh sáu sáu ( bài 148, kinh trung bộ III): Lý giải nguyên nhân hình thành tham, sân si. Cực hay, nó là điểm mấu chốt để đi đến thực hành pháp bên dưới ( nghe sư thích giác khang giảng)
- 4 chương đầu kinh lăng nghiêm ( nghe sư bà hải triều âm giảng): Đức Phật giảng về cái thấy nghe hay biết (Nó là tác dụng của tâm, chưa phải tâm chân thật, dùng cái này để quán chiếu khi hành thiền)
- Kinh sách tham khảo: Nên nghe giảng sư giảng. Đọc kinh mà không liễu nghĩa, thì dễ sinh chấp kinh hoặc phỉ báng (cần thận trọng). Mỗi kinh chỉ cần đúc rút 1 câu, 1 đoạn là quý lắm rồi. Đọc để gieo duyên thì có thể đọc bất kỳ cuốn nào ( nhiều người hay đọc sách HT thích nhất hạnh, sách Muốn kiếp nhân sinh). Còn ngược lại, thì xin đề xuất các bộ kinh bên dưới. Lưu ý, không cần đọc hết, tuỳ căn cơ, sự thích thú mà tìm hiểu. Nếu đọc mà liễu nghĩa, thì sẽ thấy gốc rễ giữa các hệ phái không có, chỉ khác ở hình thức bên ngoài.
+ Khái niệm căn bản: giới định tuệ, tứ đế, vô thường vô ngã….
+ Kinh Nikaya (nguyên thuỷ): Kinh này dài. Kinh nghiệm cá nhân là không cần đọc hết, vì mỗi bài kinh nhỏ là dành cho căn cơ hoàn cảnh khác nhau, nên đọc mà không liễu nghĩa, áp tất cả bộ kinh lên 1 cảnh 1 người thì thành ra lại hỏng. Có thể đọc vài bài kinh nhỏ, ví dụ: kinh sáu sáu, kinh bahiya ( kinh trung bộ) …tuỳ các bác chọn, thích, hợp bài nào thì đọc bài đó.
+ Kinh Mi Tiên vấn đáp, Những lời dạy của ngài Ajahn Chah ( nguyên thuỷ): Hỏi đáp xúc tích, dễ hiểu
+ Kinh kim cang, kinh lăng nghiêm ( đọc 4 chương đầu thôi), pháp bảo đàn kinh, Bồ đêf Đạt ma quán tâm – phá tướng…. Ngữ lục của Tổ Thiền Tông( đại thừa)
+ Lời khai thị về con đường đại toàn thiện của Đức Liên Hoa Sanh, Khẩu Truyền Giáo Pháp Đại Thủ Ấn Tổ Tilopa ( mật tông)
+ Ấn quang pháp sư văn sao ( tịnh độ)
2. Phương pháp thực hành
Ban đầu e có thử qua các cách như niệm phật, mấy câu chú mật tông, rồi cả tham thiền của thiền tông…. Trước khi chọn pháp môn theo. Sau này e thấy, mỗi pháp thực hành đều có dụng ý của người lập, chỉ là đời sau không thấu hết, thành ra cãi nhau, tranh luận hơn thua mà phí thời gian. Và vạn pháp đều quy về bản tâm, đều tụ về một mối.

Vì ý căn dẫn đầu các pháp, nên tu ý căn sẽ nhanh và tiết kiệm thời gian. Tất cả các phương pháp trên đều chung 1 điểm, đó là ngưng nghỉ tâm phan duyên ( tâm chạy tướng bên ngoài), hướng thấy nghe hay biết quay ngược về để quyét sạch bụi bẩn ( tham, sân, si, ngã mạn, tà kiến, nghi hoặc...) ở nơi tâm. Lưu ý, ở đây không phải bỏ tướng cảnh bên ngoài, hay là diệt suy nghĩ ý niệm. Mà là làm chủ nó, thay vì để nó lăng xăng chạy theo tướng bên ngoài, hay suy nghĩ lung tung, thì tu là làm chủ được nó, muốn nghĩ thì nghĩ, muốn dùng thì dùng….và đích cuối cùng là nhận được chân tâm, bản tâm, phật tánh, chỗ đi về, làm chủ sanh tử ( rất nhiều tên gọi).
- Lìa 2 thứ chướng: Sở tri chướng, phiền não chướng ( Kinh lăng nghiêm)
- Ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ( kinh kim cang)
- Cái thấy chỉ là cái thấy ( kiến, văn, giác, tri)….Ông không ở trong ngoài giữa….( kinh bahiya – kinh nikaya)

Mục tiêu Sanh – Tử phải đặt lên đầu, ưu tiên số một. Tại sao, vì nó dẫn tới chọn phương pháp thực hành, và giúp cho hành giả kiên trì khi gặp trở ngại….

Phương pháp thực hành, e chỉ viết sơ, vì hơi sợ các bác sơ cơ mới vào làm không đúng, không có hướng dẫn…sẽ rất nguy hiểm. Vì những người đến với đạo Phật đa phần đã từng gặp trắc trở, hoặc cần chỗ bám víu chỗ dựa, hoặc có duyên….Không phải ai cũng tự đọc lý thuyết, tự hành được, mà cần thầy, thiện tri thức hỗ trợ theo từng bước. Nên khi người học trò sẵn sàng, tha thiết…tự khắc sẽ gặp được người thầy phù hợp ( thầy ở đây có thể chỉ là kinh sách, khai thị, người cụ thể, cảnh cụ thể….). Các bác tin thì làm, không thì bỏ qua, đã làm thì phải tự chịu trách nhiệm chứ không đổ thừa cho ngoại cảnh lôi kéo mình.
Thực hành:
1. Thiền: Mục đích đưa tâm trở về nhà, cái tâm chân thật… Trong giai đoạn đầu thực hành sẽ rất khó ( giai đoạn này dùng kinh sách ngữ lục…hoặc các hội nhóm thiền, khoá thiền ở chùa, như chiếc phao mà bám vào để bơi, vì định lực yếu, tâm loạn động nhiều), nhưng kiên trì sẽ có kết quả ngày càng rõ.
- Quan sát hơi thở ( ưu tiên thở bụng): Phương pháp dễ nhất cho người bắt đầu, chỉ cần tập trung quan sát hơi thở vào ra
- Chọn 1 đối tượng quan sát: cây cỏ, con người, mối quan hệ xã hội, danh tướng,…..Phương pháp dùng nhiều nhất, mục đích phá tâm bám chấp, tâm chấp trước, tâm sinh tử. Có thể coi nó như 1 trò chơi, thú vui, làm nó tự nhiên.
- Buông xả, để tâm lăng xăng, suy nghĩ nó tự lắng đọng, chỉ đơn thuần là quan sát, không cố gắng tác ý, gồng nén gì cả. Tự suy nghĩ nó sẽ lắng xuống, rồi đi đến yên tĩnh. ( buông xả như người chết, buông cả thân tâm) …Khi có định lực thì gần như không cần quán hay buông xả mà tâm tự nó gần như tự do, an ổn, thanh tịnh mà không cần cố sức hay ép buộc.
- Khi gặp hiện tượng lạ, tướng lạ, tướng dữ, ánh sáng các kiểu… Thì kệ nó, đừng sanh vọng tưởng, đi theo…thì tự nó sẽ qua. Cũng đừng tự nhận mình là thánh thần, hay Alahan hay Phật gì cả, nó đều là chấp tướng, là lạc ngũ ấm ma ( do nóng vội, không nắm chắc lý thuyết), còn trường hợp đặc biệt thực hành có ấn chứng khế hợp với kinh điển, ngữ lục thì không bàn ở đây.
2. Khi học pháp thì tâm hướng bên ngoài, khi hành pháp thì tâm hướng bên trong. Khi tìm thầy, đọc kinh, nghe pháp…cần hết sức thận trọng vì không tỉnh táo, bị chính người thầy đó dẫn dắt, dẫn dụ, sinh cuồng tín thầy, phương pháp một cách tinh vi, âm thầm mà không biết, bị cài cắm không thể phân biệt thật giả ( Tại sao vậy, vì đang chấp tướng mà không biết. Tìm google “tứ y pháp”, để tham khảo thêm).
3. Học lý thuyết là bắt buộc để thực hành ( thực chứng). Thực chứng khác hoàn toàn, khó diễn tả được ngôn ngữ. Ví dụ nước dừa, nước mía người VN ai cũng đã từng uống, nhưng người nước ngoài chưa uống không tả chính xác vị được. Nên vị của thiền định, thanh tịnh, giải thoát… cần phải thực chứng, trải nghiệm thực.
4. Tại sao có nhiều hệ phái, các phương pháp thực hành vậy ( chứ không phải 1 pháp tu ý căn): Vì căn cơ không đồng, văn hoá khác biệt, nên nhiều phương tiện và ngôn ngữ để dẫn dắt. Khi mới tu, rất dễ sinh bài báng các hệ phái, phương pháp…cho phương pháp ta đang tu là đúng, là chánh pháp…đi khắp nơi rao rảng, phản bác đúng sai ( 1 dạng chấp tướng).
- Khi mới thực hành, người ta hay mượn câu niệm phật ( Adidaphat), hoặc câu chú (giống bên mật tông), hoặc bất kỳ câu nào ( buông, lìa, không, chặt đứt…). Mục đích là có chỗ bám, chỗ dựa, vì ban đầu tâm sẽ rất loạn động, lăng xăng. Lưu ý, không dùng cũng được ( giống như bên thiền tông)
- Đi, đứng, nằm, ngồi: Mới thực hành, ưu tiên nằm hoặc ngồi ( ko bắt buộc ngồi xếp chân, mà ngồi đâu thoải mái để thân tạm yên ổn). Sau quen cách quán chiếu, buông xả rồi thì đi, đứng, nằm, ngồi đều là thiền.
- Sau khi tâm đã an ổn, yên tĩnh phần nào. Thì không cần niệm, hay dùng câu chú nữa ( tuỳ hành giả không ai ép, hay bắt cả, tu đúng là trí phải sáng và tự biết). Mà dùng giác chiếu soi ( vô phân biệt trí, trí bát nhã), cái thấy nghe hay biết mà quán chiếu, đả phá vọng niệm chấp trước.
- Khi thực hành đúng: Tâm sẽ trở nên nhẹ nhàng, rỗng rang đến yên tịnh ( Có thể gặp tướng tốt, hiện tượng tốt khi hành thiền không ai giống ai cả). Sự yên tịnh từ rất nhỏ, đến cực yên tịnh. Khi đó không bám chấp vào yên tịnh đó (lìa chấp không), mà đi đứng nằm ngồi đều thong dong tự do, ấy là đi đúng đường.
- Làm 2 pháp bổ trợ ( trong lục độ ba la mật): Bố thí ( quan trọng), phóng sanh (tuỳ duyên, vì không khéo lại tạo nghiệp mà không biết)
Cảm ơn cụ, em note lại để đọc dần ạ.
 

tung.pham

Xe hơi
Biển số
OF-77475
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
165
Động cơ
417,435 Mã lực
Em muốn nghiên cứu về Phật học, mà chủ yếu là tìm hiểu Phật giáo dưới góc độ triết học thì đọc các kinh sách gì ạ.
Các cụ cho em xin tham khảo 1 chút được ạ
Cụ sưu tầm được, giới thiệu cho e với nhé, thanks Cụ.
Nếu là góc độ triết học - chung và cơ bản của tôn giáo này thì mình đề xuất bạn nên tìm hiểu khái quát về tôn giáo trước đã. Bắt đầu với cuốn dễ đọc là Lược Sử Tôn Giáo của Richard Holloway.
Sau đó tới cuốn Lược sử Phật Giáo của Edward Conze,
Cuốn thứ 3 là Một số vấn đề về triết học tôn giáo của Trần Quang Thái

Mình nghĩ tiêu hoá được đủ nội dung 3 cuốn này là bạn có thể tự tìm các tài liệu triết học tôn giáo chuyên sâu khác theo khẩu vị cá nhân rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top