[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Cụm từ " Vô tránh niệm" chỉ 1 trong các tiền thân của Phật A Di Đà là vua Vô Tránh Niệm, bác đối chiếu ngữ cảnh có phù hợp ko nhé
5C7A4B78-8B94-41AF-BB6E-9DD51AC5F85B.jpeg


E477BC51-E83B-4D25-868E-54757947D5F0.jpeg
Các cụ thông thạo có thấy đọc sách dịch khó hiểu không nhỉ? Có thể do tiếng Việt không có từ/cụm từ tương thích hoặc do hiệu đính?
Thí dụ ở trang 37: "vô lượng hằng hà sa"- rất rất nhiều cát sông Hằng?
Trang 38, " Quá trăm nghìn muôn ức"? "Một hằng hà sa" ? Hay như " Vô lượng thọ"- Bất tử?
Đọc sách mà rối rắm khó hiểu thì chịu.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Các cụ thông thạo có thấy đọc sách dịch khó hiểu không nhỉ? Có thể do tiếng Việt không có từ/cụm từ tương thích hoặc do hiệu đính?
Thí dụ ở trang 37: "vô lượng hằng hà sa"- rất rất nhiều cát sông Hằng?
Trang 38, " Quá trăm nghìn muôn ức"? "Một hằng hà sa" ? Hay như " Vô lượng thọ"- Bất tử?
Đọc sách mà rối rắm khó hiểu thì chịu.
Dòng PG của thầy TNH là dòng được Việt hóa dễ hiểu nhất. Thầy TNH cũng là Liễu Quán thế hệ 8 và Lâm Tế thế hệ 42.

Sư Liễu Quán là người đầu tiên Việt hóa căn bản giáo lý PG, trước đó ở Đàng Trong chủ yếu là sư mời từ nam TQ sang và sử dụng tiếng Hán.
 

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,283
Động cơ
543,373 Mã lực
Các cụ mợ cho em hỏi một vấn đề thực tế chút.
Ai cũng có thể gặp những điều đau khổ trong cuộc sống. Khi đó mình làm gì để vượt qua được đau khổ?

Nhiều khi đọc những lý luận hay thật, nhưng đến khi gặp khó khăn rồi, mới thấy thực là khó để vượt qua!
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,714
Động cơ
326,868 Mã lực
Các cụ mợ cho em hỏi một vấn đề thực tế chút.
Ai cũng có thể gặp những điều đau khổ trong cuộc sống. Khi đó mình làm gì để vượt qua được đau khổ?

Nhiều khi đọc những lý luận hay thật, nhưng đến khi gặp khó khăn rồi, mới thấy thực là khó để vượt qua!
Gặp chỗ xanh tím thì cứ Thiền hành thôi ạ.
Nói vậy chứ phải ngẫm lại xem những cái đó là thế nào, đến từ đâu, quan niệm về nó ra sao, đôi khi chỉ là thói quen nghĩ rằng đó là đau khổ, kiểu như đặt tên cho thứ gì đó, bản chất thì chưa chắc, lúc ngẫm ra là nó tiêu mất từ khi nào.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,790
Động cơ
421,980 Mã lực
Em muốn nghiên cứu về Phật học, mà chủ yếu là tìm hiểu Phật giáo dưới góc độ triết học thì đọc các kinh sách gì ạ.
Các cụ cho em xin tham khảo 1 chút được ạ
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,884
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Cụ này nổ vụ Mỹ ném bom chết 300K dân Việt ở Bến tre mới khiếp, chả biết số liệu bịa đâu ra mà khi bị thắc mắc không thèm cải chính luôn. Thôi dù sao cụ đi rồi em cũng gửi lời chào vĩnh biệt, chúc cụ tiếp tục đi theo con đường mà cụ đã chọn
cụ vẫn kịp móc lại chuyện trước khi gửi lỡi tiễn biệt. đọc mà cháu cũng thấy mệt theo!
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
2,884
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Em muốn nghiên cứu về Phật học, mà chủ yếu là tìm hiểu Phật giáo dưới góc độ triết học thì đọc các kinh sách gì ạ.
Các cụ cho em xin tham khảo 1 chút được ạ
theo ngu ý của cháu thì cụ tiếp cận từ TỨ DIỆU ĐẾ VÀ BÁT CHÁNH ĐẠO. Đạo Phật là đạo giải thoát và chính yếu tốt "giải thoát" này là cội nguồn của các yếu tố triết học ah. Cháu chỉ mông muội hiểu được vậy thôi!
 

manhcsic

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
1,962
Động cơ
1,049,559 Mã lực
Các cụ mợ cho em hỏi một vấn đề thực tế chút.
Ai cũng có thể gặp những điều đau khổ trong cuộc sống. Khi đó mình làm gì để vượt qua được đau khổ?

Nhiều khi đọc những lý luận hay thật, nhưng đến khi gặp khó khăn rồi, mới thấy thực là khó để vượt qua!
Có nhiều việc làm lắm VD: Bốc mộ thê, thông tắc WC... Sẽ thoát ra nỗi đau khi bốc 1 được trả tiền 3. Hút 1 m3 đc trả tiền 5 m3.
 
Biển số
OF-549013
Ngày cấp bằng
4/1/18
Số km
986
Động cơ
168,721 Mã lực
Em muốn nghiên cứu về Phật học, mà chủ yếu là tìm hiểu Phật giáo dưới góc độ triết học thì đọc các kinh sách gì ạ.
Các cụ cho em xin tham khảo 1 chút được ạ
Là một bể kiến thức đấy cụ, e từ lúc đi làm đã thích đọc sách nhg phải nói chỉ có triết học Phật giáo mới làm mình vỡ lẽ ra chút. Khó nhất là tìm hiểu về Duy thức, nhưng trc hết cụ cần hiểu về Thế giới quan của Phật giáo, e thấy sách "Phật học tinh yếu " của HT Thích Thiền Tâm là dễ hiểu nhất. Trình cao thị cụ xem Kinh Nikaya, nhiều quyển đọc ko hiểu gì luôn và đó là gốc của đạo Phật.
 
Biển số
OF-549013
Ngày cấp bằng
4/1/18
Số km
986
Động cơ
168,721 Mã lực
Các cụ mợ cho em hỏi một vấn đề thực tế chút.
Ai cũng có thể gặp những điều đau khổ trong cuộc sống. Khi đó mình làm gì để vượt qua được đau khổ?

Nhiều khi đọc những lý luận hay thật, nhưng đến khi gặp khó khăn rồi, mới thấy thực là khó để vượt qua!
Chừng nào mình ko còn thấy khổ cũng là khi mình chứng bậc Thánh rồi. Khổ làm ng ta tu, nhiều khi sướng mới là cái đáng sợ. Sướng quá hoá rồ mà :D
 

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,283
Động cơ
543,373 Mã lực
Gặp chỗ xanh tím thì cứ Thiền hành thôi ạ.
Nói vậy chứ phải ngẫm lại xem những cái đó là thế nào, đến từ đâu, quan niệm về nó ra sao, đôi khi chỉ là thói quen nghĩ rằng đó là đau khổ, kiểu như đặt tên cho thứ gì đó, bản chất thì chưa chắc, lúc ngẫm ra là nó tiêu mất từ khi nào.
Ơ! Chỗ xanh tím thi hem thiền hành được. Lúc đới phải mở to mắt hehe!
Vâng, em lại ngẫm, hy vọng nó tiêu một ngày đẹp trời!
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Là một bể kiến thức đấy cụ, e từ lúc đi làm đã thích đọc sách nhg phải nói chỉ có triết học Phật giáo mới làm mình vỡ lẽ ra chút. Khó nhất là tìm hiểu về Duy thức, nhưng trc hết cụ cần hiểu về Thế giới quan của Phật giáo, e thấy sách "Phật học tinh yếu " của HT Thích Thiền Tâm là dễ hiểu nhất. Trình cao thị cụ xem Kinh Nikaya, nhiều quyển đọc ko hiểu gì luôn và đó là gốc của đạo Phật.
Có thể đọc cuốn "Duy Biểu học" của thầy Thích Nhất Hạnh khá dễ hiểu
- Thức thứ 8 tàng thức
- Thức thứ 7 Mat na thức
- Thức thứ 6 Ý thức
- Năm thứ cảm giác
- Bản chất của thực tại

Đối với những người duy vật ít khi nhìn sâu vào con người mình, tâm mình va liên hệ tâm - thực tại (duy vật coi vật chất quyết định ý thức và ko chẻ "ý thức" ra chi tiết để luận giải). Đọc những cuốn này hiểu rõ Tâm mình hơn, ai phê duy tâm cũng kệ :)

Dù thầy Thích Nhất Hạnh ko phân biệt duy vật - duy tâm, nhưng thực tế khi mình sống ở môi trường nào thì triết học của môi trường đó cũng ảnh hưởng nhiều đến tàng thức từng con người


duy-bieu-hoc-bia.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Em muốn nghiên cứu về Phật học, mà chủ yếu là tìm hiểu Phật giáo dưới góc độ triết học thì đọc các kinh sách gì ạ.
Các cụ cho em xin tham khảo 1 chút được ạ
Các cụ mợ cho em hỏi một vấn đề thực tế chút.
Ai cũng có thể gặp những điều đau khổ trong cuộc sống. Khi đó mình làm gì để vượt qua được đau khổ?

Nhiều khi đọc những lý luận hay thật, nhưng đến khi gặp khó khăn rồi, mới thấy thực là khó để vượt qua!
em sẽ trả lời câu thứ 1 là nên xem gì. Đi đâu ta cũng cần tìm một tấm bản đồ trước. Vậy thì ta đọc cuốn : Bản đồ tu Phật là hợp lý.
Câu thứ 2 nó đi về thực hành, áp dụng 1 trong 10 phương pháp sau đều có thể đạt được yêu cầu. Tuy nhiên ta phù hợp với phương pháp nào thì lại là một vấn đề chỉ có Phật mới trả lời được. Và đức Phật cũng trả lời câu hỏi đó rồi, trong cuốn này.
link: https://thuvienhoasen.org/a24810/ban-do-tu-phat

ban-do-tu-phat-muc-luc.jpg
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Khi đức Phật bắt đầu tìm con đường tu thì có tới 96 tôn giáo ở Ấn độ và không có tôn giáo nào tìm ra được con đường giải thoát. Có nghĩa là con đường đi đúng thì ít mà nhầm đường thì khá nhiều. Đặc biệt không một tôn giáo nào vào thời điểm đó giải quyết được trọn vẹn 4 nỗi khổ đơn giản của con người

Ngày trong con đường tu chính đạo, việc đi nhầm được hoặc gặp phải các nạn làm hành giả lầm lạc cũng có quá nhiều. Ví dụ như việc thực hành thiền định, việc lạc hướng là có quá nhiều, cuốn sách đó cũng liệt kê rất đầy đủ.

Việc cầm bản đồ chỉ đường là vô cùng cần thiết.

Hy vọng các bác thích thú với sự giới thiệu trên
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Trích một đoạn trong cuốn Bản đồ tu Phật:
"Tuy thế, đã là Phật tử hay muốn thành Phật tử chơn chánh, chúng ta không thể mù mờ về những giáo phái của đạo Phật được. Mặc dù trong giới Phật tử ngày nay có một số đông vì cuộc đời ràng buộc chưa thể có đủ thì giờ và hoàn cảnh để thực hành trọn vẹn một trong 10 tôn phái trên, nhưng chúng ta hãy cứ tìm hiểu và làm theo được phần nào để gieo nhân, rồi một ngày kia, khi đã đủ nhân duyên hãy tu tập hoàn bị hơn.

Thật ra trong rừng giáo lý mênh mông bát ngát của Phật giáo, không biết bao nhiêu là đường ngang ngả dọc, chứ không phải chỉ có 10 con đường này mà thôi. Nhưng đây là những con đường chính, những đại lộ có thể đưa bộ hành đi đến đích mà không sợ lạc đường. Người học Phật biết được 10 con đường lớn này có thể nói là đã thấy được gần toàn diện khu rừng Phật giáo.
........
Tuy Phật giáo có chia ra nhiều tôn phái, hay nhiều con đường tu hành như trên, nhưng người tu hành muốn đi theo con đường nào cũng đều đến một mục đích là thành đạo, chứng quả. Cũng như nhà có nhiều ngõ, đi ngõ nào cũng đều vào nhà được cả. Tuy nhiên, ngõ có rộng, có hẹp, có dài, ngắn khác nhau, con đường tu hành có khó, dễ, dài, ngắn không đồng. Hành giả phải kỹ lưỡng chọn lựa con đường nào thích hợp với trình độ và hoàn cảnh của mình mà tu hành, mới thâu hoạch được kết quả tốt đẹp.
"
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Còn một câu hỏi thứ 3 nữa: mọi thứ quá phức tạp, tôi cần một thứ đơn giản nhất, giải quyết mọi vấn đề, chìa khóa mở được mọi cánh cửa, dễ đến mức, người già, trẻ con, người bệnh, người tối dốt, người hấp hối sắp chết cũng có thể thực hành được. Nhưng vẫn không ngoài mục đích: từ thấp đến cao, trước là an lạc trong cuộc sống hiện tại, tiếp đế là trừ bỏ các phiền não tham sân si, rồi nữa mới tiếp cận tri kiến của Phật và thành Phật.

Ok luôn, đức Phật cũng đáp ứng nhu cầu đó không ngoài mục đích cứu độ chúng sinh. Câu trả lời thứ 3 cũng nằm trong cuốn: Bản đồ tu Phật
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top