[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Phương tiện và cứu cánh là một, vậy câu này phải hiểu thế nào hả cụ?
Để em tìm lại video pháp thoại trích lại cho bác xem. Về cơ bản thì em không diễn giải mọi việc mà chỉ giới thiệu những nội dung đã được thuyết pháp.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,961
Động cơ
634,989 Mã lực
Nay đọc được bài này, thấy phù hợp, mời các cụ đọc chơi
Lấy bệnh khổ làm thuốc hay
Lấy hoạn nạn làm tiêu dao
Lấy chướng ngại làm giải thoát
Lấy chúng ma làm bạn pháp
Lấy khó khăn làm thành công
Lấy kẻ hữu dao tệ bạc làm sự giúp ích
Lấy người nghịch làm vườn đẹp
Lấy bố đức làm dép rách
Lấy lợi sơ sài làm giầu sang
Lấy oan ức làm cửa hạnh
Cụ có kiến thức, có diễn giải thêm gì ko? chứ em thấy bài của cụ toàn là copy paste.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,969
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Phương tiện và cứu cánh là một, vậy câu này phải hiểu thế nào hả cụ?
Câu này là dẫn trong Đại Nhật kinh (大日經).
Bản chữ Hán (http://tripitaka.cbeta.org/T18n0848_001) ghi: 佛言菩提心為因。悲為根本。方便為究竟 (Phật ngôn Bồ đề tâm vi nhân. Bi vi căn bản. Phương tiện vi cứu cánh). Bản tiếng Anh (https://web.archive.org/web/20130210115017/http://www.bdkamerica.org/digital/dBET_T0848_Vairocana_2005.pdf) ghi: The Buddha said “The bodhi-mind is its cause, compassion is its root, and expedient means is its culmination”.
Cứu cánh (究竟) ở đây hiểu theo nghĩa Phật học là "cảnh giới tối cao" chứ không hiểu theo nghĩa thông thường là mục đích, kết quả, sau cùng, tận cùng.
 
  • Vodka
Reactions: A98

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
Câu này là dẫn trong Đại Nhật kinh (大日經).
Bản chữ Hán (http://tripitaka.cbeta.org/T18n0848_001) ghi: 佛言菩提心為因。悲為根本。方便為究竟 (Phật ngôn Bồ đề tâm vi nhân. Bi vi căn bản. Phương tiện vi cứu cánh). Bản tiếng Anh (https://web.archive.org/web/20130210115017/http://www.bdkamerica.org/digital/dBET_T0848_Vairocana_2005.pdf) ghi: The Buddha said “The bodhi-mind is its cause, compassion is its root, and expedient means is its culmination”.
Cứu cánh (究竟) ở đây hiểu theo nghĩa Phật học là "cảnh giới tối cao" chứ không hiểu theo nghĩa thông thường là mục đích, kết quả, sau cùng, tận cùng.
Những câu này có lẽ phải đọc cả bản có chú giải diễn dịch tiếng Phạn, chứ qua mấy lần dịch thế này khó hiểu phết cụ nhỉ!
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,969
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Những câu này có lẽ phải đọc cả bản có chú giải diễn dịch tiếng Phạn, chứ qua mấy lần dịch thế này khó hiểu phết cụ nhỉ!
Bản gốc tiếng Phạn của Mahāvairocana không còn, nó chỉ được lưu trong bản dịch sang tiếng Trung bằng chữ Tất đàm (Siddham script).
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,162
Động cơ
478,849 Mã lực
Em bổ xung một chút.
Chánh niệm là một trong bát chánh đạo.
Chánh niệm ở đây nó có nghĩa rộng hơn là cắt nghĩa từ đơn thuần:
(Em copy lại trên google)
Chánh niệm
“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chánh niệm được chia làm hai yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, còn “Chán quán niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai.

Như vậy, “Chánh niệm” tức là khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó. Ví dụ, khi ta đang ăn cơm ta ý thức rằng ta đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ ta ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải hành động xáo trộn bởi các yếu tố khác. Nhiều người ăn cơm nhưng không ý thức được mình đang ăn cơm vì suy nghĩ đang mải mê về công việc dang dở, về sự tức giận lúc ban chiều… nên ăn cơm lại như không phải đang ăn cơm mà lại thành một hành động vô thức.
Chánh niệm là từ Hán Việt (do VN tiếp xúc với kinh Phật qua tiếng Hán rất nhiều thế kỷ, gần đây mới có một số học giả VN học trực tiếp tiếng Pali hay Sankrit mới dịch trực tiếp). Chính thuộc về chính thức, chính quy, đúng đắn. Niệm thuộc về quan niệm, suy nghĩ, tư duy....
Chánh niệm là quan niệm, suy nghĩ, nhìn nhận, tư duy một cách đúng đắn.
Mấu chốt ở đâu là "đúng đắn": Thế nào được coi là đúng đắn?

Tư duy đúng đắn trong Phật giáo, là suy nghĩ, quan niệm về sự vật, sự việc như nó là, loại bỏ cảm xúc, tập khí, thói quen trong đánh giá sự vật sự việc. Con người tuyệt đại đa số bị bản năng, thói quen, nếp nghĩ bấy lâu tác động đến sự nhìn nhận vấn đề, sự vật. Sự chi phối đó đến từ cảm xúc, tập khí nếp nghĩ, thói quen, định kiến, thiên vị, yêu ghét, xúc động, sồn sồn, nuối tiếc quá khứ, hoang mang về tương lai .... các sự chi phối này là tà niệm, do vậy cần nắn chỉnh nó về chính niệm, hay là chánh niệm.

Để nắn chính suy nghĩ về chánh niệm, đương nhiên là khó, phải tu thế nào, ăn uống thế nào, bỏ thói quen cũ (sồn sồn) và tạo thói quen mới (tĩnh tại bình tĩnh trước sự việc) ra sao, tập bỏ thói quen dễ tức giận sồn sồn, bỏ uống rượu say xỉn, hạn chế ăn thịt tập ăn chay (vì ăn thịt dễ ăn cả thớ sân hận của con vật khi bị giết có thể tác động đến vọng niệm),... nói chung là rất kỳ công để đạt tới chánh niệm.

Dĩ nhiên, có những trợ giúp để giúp ta gần hơn với chánh niệm, như là luyện hơi thở, kết hợp ngồi thiền mỗi ngày, sinh hoạt điều độ,...

Tổng kết lại, chánh niệm là suy nghĩ, tư duy đúng đắn.
Vừa rồi em thấy mấy chữ khác lạ nên mò lại và thấy còm 2 cụ rất cặn kẽ. Chánh niệm (正念) như các cụ giải thích là đúng và là từ ngày nay hay gặp; nhưng ở cửa động Hoàng Xá - Quốc Oai có ngôi tháp cổ lập năm 1895 lại dùng 3 từ “Tránh niệm tháp” mang nghĩa là ngôi tháp tránh niệm; tránh ở đây lại mang nghĩa can ngăn, khuyên răn ai tránh xa điều gì. Vị trí tháp này cũng trong quần thể di tích mấy ngôi chùa cổ và gắn liền nhiều biến cố lịch sử lớn chứ ko phải tháp độc lập. Vậy ko biết là các cụ dùng từ này có ý riêng hay xưa đánh đồng chánh niệm và tránh niệm nhỉ? Và ngày nay các cụ có gặp từ “tránh niệm” được dùng 1 cách chính thức ở đâu ko?
A86BB1BE-2ECD-46B7-9E0D-31AE21BEAC40.jpeg
C0ED2C95-3CF3-4059-9295-1905F4A2B0ED.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

catmanal

Xe buýt
Biển số
OF-315028
Ngày cấp bằng
7/4/14
Số km
540
Động cơ
-5,632 Mã lực
Kính mừng đại lễ Phật Thành Đạo ngày 08/12 âm lịch. Nguyện cho người thấy Phật sẽ khởi lên lòng tôn kính, biết tin sâu nhân quả và gặp được nhiều may mắn...

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
1CF599A1-54E6-41C9-8734-056845B44DED.jpeg
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
đêm hội hoa đăng chào mừng ngày Phật thành đạo với sự có mặt của đệ tứ Pháp chủ, Trưởng và phó ban Hoằng Pháp Trung ương.

2/3 trong số những người ngồi trong sân nến lấy những người có độ tuổi từ 17-35 để họ có đủ sức khỏe ngồi đủ buổi lễ
Untitled.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Kết thúc chương trình là buổi tụng 28 phẩm, 7 bộ Kinh Pháp Hoa thông tiêu từ 21h 7/12 đến 5h ngày 8/12.
z3999371734647_8ea84acaf4c80a1586b34cbcac4be94d.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
không khí tổ chức các nơi hôm qua cũng rất vui. Mời các bác đưa thêm thông tin
Lễ hoa đăng là một trong những nội dung chính cuả buổi lễ

0-1-1.jpg

57-2.jpg
59-2.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Một người đọc Kinh Pháp Hoa thì sẽ hiểu được tất cả các pháp môn tu tập đều là "Phương tiện" để đưa con người đến bến bờ giải thoát. Họ có thể tùy theo căn cơ, sở thích, trình độ điều kiện, căn tính, để tiếp nhận các môn như Thiền, Tịnh, Mật, Duy thức, Hoa nghiêm..... cho phù hợp.
Khi hoàn thành được việc ra khỏi " Nhà lửa" thì cái đức Phật trao cho họ là giống nhau. Nghĩa là họ có cùng một đích đến, và có một thành quả giống nhau.

Vì thế để dễ dàng hơn cho việc tiếp cận với kinh điển Đại thừa, Kinh bổn môn Pháp Hoa được thu gọn lại nhưng nó lại bao gồm : Kinh Dược sư, Kinh A Di Đà, Kinh Phổ môn, phần Mật chú, Kinh Hoa Nghiêm...... tóm lại nó là tinh túy rút gọn từ các bộ Kinh Đại thừa lớn của Đại thừa, để dễ phổ cập và phù hợp với mọi trình độ. Đó là nấc thang đưa họ tiếp cận với các bộ Kinh lớn tùy theo các điều kiện sẵn có của mỗi cá nhân.

Nên việc so sánh hơn thua, cao thấp, khó dễ, hay dở..... giữa các pháp môn tu học là không cần thiết.
Cách đây hơn 1000 năm thì các vị vua Lý, Trần cũng đã nắm bắt được điều đó và ghi lại bằng văn bia, em đã trích ở trên.

Nên mọi người cứ giới thiệu những chỗ hay mà pháp môn mình tu tập được

Mặc dù Phật diệt trên cõi thế gian
Bồ tát đăng tràng thay ngài giáo hoa
Độ khắp tất cả dưới mọi dạng hình
Nhưng yếu nghĩa kinh thì không sai khác

Những cái trên em rút gọn từ đây ra thôi: https://daotrangphaphoa.net/thu-vien/sach/luoc-giai-kinh-hoa-nghiem/y-nghia-bon-mon-phap-hoa/#title
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
vĩnh biệt thiền sư
Nhiều vị Bồ tát vẫn thị hiện, ngộ đạo làm mô phạm cho chúng sinh rồi nhập diệt để thức tỉnh chúng sinh thôi bác. Muốn gặp lại các ngài thì cứ tu học tốt vào, gặp lại hết.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Trong câu chuyện trước em giới thiệu về "Thiền sư và cô lái đò". Sau này có người lý giải như thế này, em cho là hợp lý.
lần cuối cùng khi Thiền sư nhìn cô lái đò và cô lái đò không tính tiền, là vì Thiền sư nhìn cô lái đò có những nét sắc nước hương trời Thiền sư hiểu là do kiếp trước cũng có tu tập những hạnh nhất định, tuy nhiên phải mang thân gái, lại trở lại cõi ngũ trược này làm người là cũng còn chưa dứt hết nghiệp.

Vớ vẩn, kiếp trước lại là một thanh niên hào sảng đầy khí phách.... nên khi đang chạy dữ liệu đến đoạn đó thì đò cập bến và cô lái đò, một Bồ tát thị hiện đã hiểu là Thiền sư đã không còn khởi mống niệm về ái dục nữa. Hành động không tính tiền là một lời nhắc khéo léo của Bồ tát dành cho Thiền sư, ngài đã dứt hết nghiệp trần lao, cố gắng tinh tấn lên

Phải biết nhìn xa như các đức Phật
Thấy được sự Thật ở Tam thế gian.
Quyết trồng căn lành ở Tâm niệm chúng
Bảo vệ sự sống cho mọi hàm linh
và phải chuyên tinh tu tập Thiền quán.
Tâm được bừng sáng sẽ có....
Bốn biển là nhà, thân trùm pháp giới.

Đó thì mới vượt được sông sang bến bờ giác ngộ
Cho nên cửa đầu tiên cho tứ chúng để rơi rụng phiền não, cái ngã khi Thiền, Tịnh hay Mật......, chính là nhìn thấy khuôn mặt của mình trước khi nhập thai sinh ra trong kiếp này. Tức là biết kiếp trước ta là ai.

Lập tức ta sẽ dễ dàng tiếp thu Tam Pháp Ấn: Vô thường, Khổ, Vô ngã .
( cái này là trích trong Kinh Hoa nghiêm và phần giảng giải)

Kinh điển là rất hay và phong phú, nên để dễ dàng gợi mở lòng yêu thích Kinh điển thì phải có những nấc thang mồi lửa để dẫn dắt con người vào đến cửa đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Hoạt động mừng lễ tại một số Thiền đường
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Để em tìm lại video pháp thoại trích lại cho bác xem. Về cơ bản thì em không diễn giải mọi việc mà chỉ giới thiệu những nội dung đã được thuyết pháp.
video này bác nhé, mà bác còn đang mê mải vụ chiến sự thì chắc khó nghe từ đầu đến cuối
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top