[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
2 cái ông vua coi ngai vàng như dép rách ấy đều truyền nó lại cho con trai
Bản thân đi tu nhưng vẫn về can thiệp triều chính như thường.
Thử đứa nào động vào cái dép rách của con ông xem có bị tru di cửu tộc không?
dần dà em sẽ viết đầy đủ, thớt này thiếu bác mất hay
Nhờ bác giới thiệu về chúa Nguyễn Phúc Chu và công lao mở mang bờ cõi và hoằng truyền Phật giáo Đại thừa của Ngài
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
@Atlas25 : nội dung ở mấy cái bia này có đúng không cụ:
Em lấy link ở đây ra:
Em nhớ đã đọc là dưới thời các vua chúa Nguyễn, họ hộ trì phật giáo Đại thừa khá rõ, con số 77 chùa chiền được xây dựng và tôn tạo so với 3 văn miếu là ví dụ. Thông tin này có chính xác không bác?

Có thể đó là lý do, khi nhà Nguyễn quay lại lần 2, người dân miền trong đều nhớ ơn xưa mà đi theo.

Chính Nguyễn Phúc Chu đã thể hiện quan niệm của mình trong bài văn bia dựng ở chùaThiên Mụ vào năm 1715:

咸性善以為宗更心良而應事居儒慕釋以政治無不行仁信道崇僧就因果而思種福承平國界安樂身心因知處豐屋何如方丈馳良馬何如振錫錦衣耀世不似袈裟金玉滿堂本還虛白久食珍者豈觀飯來香積聽樂者豈聞梵音響際此昌期之世還尋歡喜之園有為無為並行不悖.

(Nguyện lấy tính thiện làm tôn chỉ, lấy lòng lành mà ứng xử muôn việc. Sống và làm theo Nho mà lòng mộ đạo Phật, vì làm chính trị không thể không thi hành điều nhân, tin đạo trọng tăng, luôn nghĩ điều nhân quả mà lo trồng phước, đất nước thái bình, thân tâm an lạc. Nhân đó mới biết ra rằng ở nhà cao sao bằng nương thân nơi phương trượng, cưỡi ngựa tốt sao bằng chống gậy trúc, áo gấm loè đời chẳng bằng chiếc cà sa, vàng bạc đầy nhà rồi cũng trở thành rỗng sạch. Người ăn mãi đồ ngon há chẳng xem mùi cơm hẩm, nghe mãi tiếng nhạc há không ưa kinh kệ âm vang. Nay gặp đời thịnh trị, quay về tìm lại niềm vui, thực là hữu vi và vô vi cùng song hành mà không hề trái ngược).

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chu còn thể hiện nguyện vọng của mình trong vai trò một vị chúa đang cai trị thiên hạ theo tinh thần cuốn Phật vào Nho:

裨國家健金甌之固君臣茂松柏之年四境清平萬民樂業路聽含哺鼓腹堂聞撫瑟彈琴有為而入無為之法化也自玆而後繼往開來以法法之相承燦燈燈之朗燄.

(Những mong kiến tạo quốc gia thành âu vàng vững chắc, đạo quân thần tươi tốt như tùng bách dài lâu, tứ cảnh thanh bình, muôn dân lạc nghiệp, ngoài đường người người no cơm ấm áo, trong nhà rộn rã tiếng trúc tiếng tơ. Thực hữu vi đã hoà nhập vào với vô vi vậy. Kể từ nay, tiếp trước nối sau, lấy pháp pháp để trao truyền, thắp đènđèn cho sáng mãi).

trong văn bia chùa Thiên Mụ, Nguyễn Phúc Chu còn viết:

願阮門遠近宗親咸登法會永為福主掄作伽藍內外屬共證菩提余受無疆之頌長逢大有之年土宇闢開農商盛集兵強國富守業安時

(Cầu nguyện sao cho thân quyến xa gần trong họ Nguyễn đều lên pháp hội, mãi làm phúc chúa, tạo dựng chùa chiền, bà con nội ngoại đều chứng quả bồ đề, riêng ta được đời xưng tụng lâu dài, bờ cõi được mở mang, nông thương phát đạt, quân mạnh nước giàu, giữ yên sự nghiệp).

Hay trong văn bia Đề tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, Thiệu Trị cũng cùng chung suy nghĩ ấy:

朕聞儒有聞善以相告也見善以相示也能用善人民之主也.

(Trẫm từng nghe nhà nho nói: “Nghe điều thiện thì nhắc bảo nhau, thấy điều thiện thì dặn dò nhau”, ai biết dùng người thiện thì sẽ làm chủ của dân).

Hầu hết bà con trong hoàng gia đều quy y thọ giới, các chúa Nguyễn về sau đều có pháp danh đạo hiệu, quý trọng các cao tăng, lo việc dựng chùa, đúc tượng, ban pháp khí nhằm làm công đức, cầu mong sự gia trì của Phật tổ cho sự nghiệp của mình như lời Nguyễn Phúc Chú trong văn bia chùa Quốc Ân:

余恭膺天命臨于兆姓雞鳴而起孜孜不忘為善之道也越觀自開國以來立寺建庵延僧供佛廣行方便圖使畿內天下盛起全自頓拋憑念庶幾生順死安.

(Ta vâng mệnh trời chăm coi trăm họ, gà gáy đã vội dậy, chăm chắm không dám quên đạo làm điều thiện. Cứ xem nước Việt ta từ khi mở nước đến nay, việc lập chùa dựng am, thỉnh sư thờ Phật, rộng truyền phương tiện, khiến cho dân chúng kinh kỳ ngày càng phồn thịnh, từ đó cũng chăm chỉ tu tập, cầu được sinh thuận tử an...)

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chú còn thể hiện rõ quan niệm của mình là đạo Phật sẽ là phương tiện tốt để giáo hoá nhân dân nhằm xây dựng đất nước thái hoà, thịnh vượng:

余欲萬世人人仰慕善道証如來無上之果共享太平之福無窮.

(Ta cũng mong người người muôn đời ngưỡng mộ thiện đạo, chứng được quả của đấng vô thượng Như Lai để cùng hưởng thái bình đến vô cùng).

Vì vậy, thời các chúa Nguyễn, các cao tăng từ Trung Quốc đến truyền đạo như Giác Phong, Từ Lâm, Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Tử Dung, Tế Viên... hoặc các cao tăng người Việt như Hương Hải, Giác Thù, Liễu Quán... rất được nhà chúa kính trọng và ưu ái.
 
Chỉnh sửa cuối:

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
88
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
44
@Atlas25 : nội dung ở mấy cái bia này có đúng không cụ:
Em lấy link ở đây ra:
Em nhớ đã đọc là dưới thời các vua chúa Nguyễn, họ hộ trì phật giáo Đại thừa khá rõ, con số 77 chùa chiền được xây dựng và tôn tạo so với 3 văn miếu là ví dụ. Thông tin này có chính xác không bác?

Có thể đó là lý do, khi nhà Nguyễn quay lại lần 2, người dân miền trong đều nhớ ơn xưa mà đi theo.

Chính Nguyễn Phúc Chu đã thể hiện quan niệm của mình trong bài văn bia dựng ở chùaThiên Mụ vào năm 1715:

咸性善以為宗更心良而應事居儒慕釋以政治無不行仁信道崇僧就因果而思種福承平國界安樂身心因知處豐屋何如方丈馳良馬何如振錫錦衣耀世不似袈裟金玉滿堂本還虛白久食珍者豈觀飯來香積聽樂者豈聞梵音響際此昌期之世還尋歡喜之園有為無為並行不悖.

(Nguyện lấy tính thiện làm tôn chỉ, lấy lòng lành mà ứng xử muôn việc. Sống và làm theo Nho mà lòng mộ đạo Phật, vì làm chính trị không thể không thi hành điều nhân, tin đạo trọng tăng, luôn nghĩ điều nhân quả mà lo trồng phước, đất nước thái bình, thân tâm an lạc. Nhân đó mới biết ra rằng ở nhà cao sao bằng nương thân nơi phương trượng, cưỡi ngựa tốt sao bằng chống gậy trúc, áo gấm loè đời chẳng bằng chiếc cà sa, vàng bạc đầy nhà rồi cũng trở thành rỗng sạch. Người ăn mãi đồ ngon há chẳng xem mùi cơm hẩm, nghe mãi tiếng nhạc há không ưa kinh kệ âm vang. Nay gặp đời thịnh trị, quay về tìm lại niềm vui, thực là hữu vi và vô vi cùng song hành mà không hề trái ngược).

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chu còn thể hiện nguyện vọng của mình trong vai trò một vị chúa đang cai trị thiên hạ theo tinh thần cuốn Phật vào Nho:

裨國家健金甌之固君臣茂松柏之年四境清平萬民樂業路聽含哺鼓腹堂聞撫瑟彈琴有為而入無為之法化也自玆而後繼往開來以法法之相承燦燈燈之朗燄.

(Những mong kiến tạo quốc gia thành âu vàng vững chắc, đạo quân thần tươi tốt như tùng bách dài lâu, tứ cảnh thanh bình, muôn dân lạc nghiệp, ngoài đường người người no cơm ấm áo, trong nhà rộn rã tiếng trúc tiếng tơ. Thực hữu vi đã hoà nhập vào với vô vi vậy. Kể từ nay, tiếp trước nối sau, lấy pháp pháp để trao truyền, thắp đènđèn cho sáng mãi).

trong văn bia chùa Thiên Mụ, Nguyễn Phúc Chu còn viết:

願阮門遠近宗親咸登法會永為福主掄作伽藍內外屬共證菩提余受無疆之頌長逢大有之年土宇闢開農商盛集兵強國富守業安時

(Cầu nguyện sao cho thân quyến xa gần trong họ Nguyễn đều lên pháp hội, mãi làm phúc chúa, tạo dựng chùa chiền, bà con nội ngoại đều chứng quả bồ đề, riêng ta được đời xưng tụng lâu dài, bờ cõi được mở mang, nông thương phát đạt, quân mạnh nước giàu, giữ yên sự nghiệp).

Hay trong văn bia Đề tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, Thiệu Trị cũng cùng chung suy nghĩ ấy:

朕聞儒有聞善以相告也見善以相示也能用善人民之主也.

(Trẫm từng nghe nhà nho nói: “Nghe điều thiện thì nhắc bảo nhau, thấy điều thiện thì dặn dò nhau”, ai biết dùng người thiện thì sẽ làm chủ của dân).

Hầu hết bà con trong hoàng gia đều quy y thọ giới, các chúa Nguyễn về sau đều có pháp danh đạo hiệu, quý trọng các cao tăng, lo việc dựng chùa, đúc tượng, ban pháp khí nhằm làm công đức, cầu mong sự gia trì của Phật tổ cho sự nghiệp của mình như lời Nguyễn Phúc Chú trong văn bia chùa Quốc Ân:

余恭膺天命臨于兆姓雞鳴而起孜孜不忘為善之道也越觀自開國以來立寺建庵延僧供佛廣行方便圖使畿內天下盛起全自頓拋憑念庶幾生順死安.

(Ta vâng mệnh trời chăm coi trăm họ, gà gáy đã vội dậy, chăm chắm không dám quên đạo làm điều thiện. Cứ xem nước Việt ta từ khi mở nước đến nay, việc lập chùa dựng am, thỉnh sư thờ Phật, rộng truyền phương tiện, khiến cho dân chúng kinh kỳ ngày càng phồn thịnh, từ đó cũng chăm chỉ tu tập, cầu được sinh thuận tử an...)

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chú còn thể hiện rõ quan niệm của mình là đạo Phật sẽ là phương tiện tốt để giáo hoá nhân dân nhằm xây dựng đất nước thái hoà, thịnh vượng:

余欲萬世人人仰慕善道証如來無上之果共享太平之福無窮.

(Ta cũng mong người người muôn đời ngưỡng mộ thiện đạo, chứng được quả của đấng vô thượng Như Lai để cùng hưởng thái bình đến vô cùng).

Vì vậy, thời các chúa Nguyễn, các cao tăng từ Trung Quốc đến truyền đạo như Giác Phong, Từ Lâm, Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Tử Dung, Tế Viên... hoặc các cao tăng người Việt như Hương Hải, Giác Thù, Liễu Quán... rất được nhà chúa kính trọng và ưu ái.
Vấn đề này tôi ko rõ lắm.
Mà tôi cũng ko hứng thú với đề tài này
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Vấn đề này tôi ko rõ lắm.
Mà tôi cũng ko hứng thú với đề tài này
Đức Phật đã thuyết pháp, bất cứ cái gì nó cũng có 4 thời kỳ thành, trụ, hoại, diệt. Nhưng đạo Phật thì không vậy, vì cốt lõi của đạo Phật nó làm cho nó trở nên trường tồn, vĩnh cửu.

Một triều đại cũng vậy, cảm được cái phần bất diệt, trường tồn vĩnh hằng trong đạo Phật mà Vua chúa từ thời lập quốc đến nay đều nương vào đó để kéo dài thời gian trụ thế của triều đại của mình và phần chuyển tiếp quyền lực sang các triều đại khác được mềm mại, ít gây đau thương đổ máu cho dân lành.
 

Atlas25

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752060
Ngày cấp bằng
4/12/20
Số km
88
Động cơ
53,149 Mã lực
Tuổi
44
Đức Phật đã thuyết pháp, bất cứ cái gì nó cũng có 4 thời kỳ thành, trụ, hoại, diệt. Nhưng đạo Phật thì không vậy, vì cốt lõi của đạo Phật nó làm cho nó trở nên trường tồn, vĩnh cửu.

Một triều đại cũng vậy, cảm được cái phần bất diệt, trường tồn vĩnh hằng trong đạo Phật mà Vua chúa từ thời lập quốc đến nay đều nương vào đó để kéo dài thời gian trụ thế của triều đại của mình và phần chuyển tiếp quyền lực sang các triều đại khác được mềm mại, ít gây đau thương đổ máu cho dân lành.
Cái này muốn tìm hiểu rất dễ.
Nhưng tôi không thích đem câu chuyện phật giáo gán với lịch sử
Vì tôi đọc thấy khi Phật giáo gán với lịch sử thì đó là những câu chuyện chính trị không có tốt đẹp gì.
Cho nên chuyện này tốt nhất tôi sẽ không bàn
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,808
Động cơ
326,906 Mã lực

Môn thể thao hoạt động với cường độ mạnh liên tục, tưởng như trái ngược với tĩnh lặng, nhưng không hẳn thế, vẫn có thể song hành và hỗ trợ cho nhau.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Một điều em cứ băn khoăn suy nghĩ, 256x năm trước thì quốc gia, dân tộc,thể chế, ngôn ngữ, quan điểm chính trị của người VN, dân tộc VN hôm nay nó có giống nhau không, có là 1 không?

Cụ thể lấy mốc 256x năm trước phạm vi lãnh thổ của VN ngày nay so với trước có là 1, dân tộc VN ngày nay so với cách đây 256x năm có là 1, các thể chế, quan điểm chính trị xã hội của người VN hôm nay có giống với 256x năm trước, có là 1 không.

Nếu không phải là 1, tức là nó luôn biến chuyển thay đổi thì nó đích thị là cái bóng. Chứ còn cái hình thì 256x năm nay nó vẫn vậy. 256x năm nay Phật giáo vẫn thế, chỉ có một mục đích duy nhất là làm cho con người trở thành Phật, được như Phật và ngang với Phật.....

Công nhận phát biểu của các lãnh đạo có chiều sâu thật. Một cái là hình, một cái là bóng. Dĩ nhiên bóng phải nương theo hình

Còn nếu nhìn xa hơn nữa, khoảng 300-500-1000-2000 năm nữa cái nào sẽ trường tồn vĩnh cửu, không thay đổi, dĩ nhiên đó cái hình, còn cái cứ thay đổi liên tục, biến chuyển khôn lường dĩ nhiên là cái bóng. Gắn bó như bóng với hình, nhưng cái bóng phải nương theo cái hình. Ai da, phức tạp quá

Chả hiểu em hiểu thế có đúng không?
12.jpg


Điều nguy hiểm duy nhất là nếu nghĩ ngược lại, thì vĩnh viễn không thể hiểu được cái trường tồn, bất diệt, vĩnh cửu của Phật giáo.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
890
Động cơ
477,708 Mã lực
Một điều em cứ băn khoăn suy nghĩ, 256x năm trước thì quốc gia, dân tộc,thể chế, ngôn ngữ, quan điểm chính trị của người VN, dân tộc VN hôm nay nó có giống nhau không, có là 1 không?

Cụ thể lấy mốc 256x năm trước phạm vi lãnh thổ của VN ngày nay so với trước có là 1, dân tộc VN ngày nay so với cách đây 256x năm có là 1, các thể chế, quan điểm chính trị xã hội của người VN hôm nay có giống với 256x năm trước, có là 1 không.

Nếu không phải là 1, tức là nó luôn biến chuyển thay đổi thì nó đích thị là cái bóng. Chứ còn cái hình thì 256x năm nay nó vẫn vậy. 256x năm nay Phật giáo vẫn thế, chỉ có một mục đích duy nhất là làm cho con người trở thành Phật, được như Phật và ngang với Phật.....

Công nhận phát biểu của các lãnh đạo có chiều sâu thật. Một cái là hình, một cái là bóng. Dĩ nhiên bóng phải nương theo hình

Còn nếu nhìn xa hơn nữa, khoảng 300-500-1000-2000 năm nữa cái nào sẽ trường tồn vĩnh cửu, không thay đổi, dĩ nhiên đó cái hình, còn cái cứ thay đổi liên tục, biến chuyển khôn lường dĩ nhiên là cái bóng. Gắn bó như bóng với hình, nhưng cái bóng phải nương theo cái hình. Ai da, phức tạp quá

Chả hiểu em hiểu thế có đúng không?
12.jpg
Các Cụ nói chuẩn mà bác .
Trước thời Đinh - Tiền Lê, khi Phật giáo VN chưa định hình rõ nét, khái niệm quốc gia dân tộc cũng rất mơ hồ, chỉ có khái niệm lãnh chúa, tiết độ sứ...
Có lẽ khái niệm quốc gia, dân tộc, xây dựng thể chế quốc gia có đầy đủ tôn giáo, luật pháp, văn hiến, lục bộ triều đình, bộ máy cai trị nhất hô bá ứng - trên dưới đồng lòng - dọc ngang thông suốt, lễ nghi, ban ơn và xử phạt các lãnh chúa chư hầu...vv chỉ thực sự hình thành vào thời Lý (Đại Việt). Khi mà "bộ não" và "cơ sở dữ liệu tri thức" giúp triều đình lúc đó là từ các danh sư Việt Nam vùng Luy Lâu có trình độ ngang ngửa với giới tinh hoa Tống Triều lúc đó.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Các Cụ nói chuẩn mà bác .
Trước thời Đinh - Tiền Lê, khi Phật giáo VN chưa định hình rõ nét, khái niệm quốc gia dân tộc cũng rất mơ hồ, chỉ có khái niệm lãnh chúa, tiết độ sứ...
Có lẽ khái niệm quốc gia, dân tộc, xây dựng thể chế quốc gia có đầy đủ tôn giáo, luật pháp, văn hiến, lục bộ triều đình, lễ nghi, ban ơn và xử phạt chư hầu...vv chỉ thực sự hình thành vào thời Lý. Khi mà "bộ não" và "cơ sở dữ liệu tri thức" giúp triều đình lúc đó là từ các danh sư Việt Nam có trình độ ngang ngửa với tinh hoa Tống Triều lúc đó.
Phật giáo nó chưa định hình rõ nét ở VN nhưng nó đã định hình rõ nét trên khắp thế giới 256x năm trước rồi bác ak, và hàng nghìn, hàng trăm, hàng triệu triệu năm trước hay sau Phật giáo vẫn thế. Duy nhất một mục đích, các giáo pháp không thay đổi đưa con người từng bước từng bước tiến lên trên con đường tự giác và giác tha.
Phát biểu của lãnh đạo thì chuẩn mà rồi quân lính của lãnh đạo có hiểu đúng hay không hay tự ngộ nhận mình là "hình", nghĩ đạo Phật là "bóng" thì nát hết.

Không những thế, câu "bỏ hình bắt bóng" nó sâu sắc lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
890
Động cơ
477,708 Mã lực
Phật giáo nó chưa định hình rõ nét ở VN nhưng nó đã định hình rõ nét trên khắp thế giới 256x năm trước rồi bác ak, và hàng nghìn, hàng trăm, hàng triệu triệu năm trước hay sau Phật giáo vẫn thế. Duy nhất một mục đích, các giáo pháp không thay đổi đưa con người từng bước từng bước tiến lên trên con đường tự giác và giác tha.
Dạ, chắc bác nhầm, 2500 năm truóc, Phật giáo mới truyền đc vài tiểu quốc vùng đồng bằng sông Hằng mà thôi. Thời Tam Quốc (200 năm sau công nguyên) nó mới đặt những bước chân đầu tiên theo đường thủy lộ tới Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Phật giáo được quan tâm ở Âu, Mỹ, Úc thì chắc mới sau đại biến Tây Tạng 1949 và hậu chiến VN mà thôi.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Dạ, chắc bác nhầm, 2500 năm truóc, Phật giáo mới truyền đc vài tiểu quốc vùng đồng bằng sông Hằng mà thôi. Thời Tam Quốc (200 năm sau công nguyên) nó mới đặt những bước chân đầu tiên theo đường thủy lộ tới Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Phật giáo được quan tâm ở Âu, Mỹ, Úc thì chắc mới sau đại biến Tây Tạng 1949 và hậu chiến VN mà thôi.
à đó là nhìn lịch sử bằng con mắt của người thường, giống như bước ra ngoài vũ trụ nhìn thế giới mới con mắt của phàm phu thì chỉ thấy mỗi sự sống của con người trên quả địa cầu, không thấy bất cứ một thế giới nào khác.
Khi lãnh đạo dùng cố vấn thay vì đích thân tự mình tu học, nghiên cứu thì không thể tiếp thu được bất cứ một chút gì tri kiến Phật giáo.
Nó khác hoàn toàn khi các đời vua trong các triều đại trước khi tự mình tu học, đã cảm khái sự trường tồn bất diệt vĩnh cửu của Phật giáo mà đề lên các bia đá lưu giữ hàng nghìn năm nay như em trích dẫn ở trên.
 
Chỉnh sửa cuối:

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,484
Động cơ
662,434 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Dạ, chắc bác nhầm, 2500 năm truóc, Phật giáo mới truyền đc vài tiểu quốc vùng đồng bằng sông Hằng mà thôi. Thời Tam Quốc (200 năm sau công nguyên) nó mới đặt những bước chân đầu tiên theo đường thủy lộ tới Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Phật giáo được quan tâm ở Âu, Mỹ, Úc thì chắc mới sau đại biến Tây Tạng 1949 và hậu chiến VN mà thôi.
Em đọc từ bên CCCCĐ thì Phật giáo còn gần như biến mất tại chính quốc gia mà PG sinh ra. PG tại TQ hay VN hiện tại thì khác khá nhiều so với bản gốc.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
890
Động cơ
477,708 Mã lực
à đó là nhìn lịch sử bằng con mắt của người thường, giống như bước ra ngoài vũ trụ nhìn thế giới mới con mắt của phàm phu thì chỉ thấy mỗi sự sống của con người trên quả địa cầu, không thấy bất cứ một thế giới nào khác.
chỗ này thì bác nói chuẩn.
Vì bác Chủ tịch nước, toàn thể đại biểu tham dự đại hội Phật giáo 2022 kể cả Đức Pháp chủ, em và bác cũng đều đang là người thường
 

DHa2015

Xe container
Biển số
OF-369925
Ngày cấp bằng
10/6/15
Số km
6,169
Động cơ
451,638 Mã lực
Xin cụ hoan hỉ cho em biết chút thông tin. Những điều trên cụ tự đúc rút được nhờ tự đọc, nghiên cứu kinh điển hay cụ được thầy khai thị ạ.
Nếu là thầy khai thị thì em xin chúc mừng cụ có duyên với thầy ấy ạ.
Nếu là cụ tự rút được ra thì nhất định cụ phải là hàng thượng căn.
"thầy ấy" phải chăng là thầy Thích Thông Lạc???
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Em đọc từ bên CCCCĐ thì Phật giáo còn gần như biến mất tại chính quốc gia mà PG sinh ra. PG tại TQ hay VN hiện tại thì khác khá nhiều so với bản gốc.
Phật không phải là Phật
Bồ tát cũng không phải là Bồ tát
Pháp cũng không phải là Pháp
làm gì có bản gốc đâu bác.

Pháp tùy duyên sinh mà. Mọi thứ chỉ là phương tiện, công cụ đưa ta về với cái bản thể vốn sẵn có thôi mà.
Khi bản ngã của cá nhân càng thấp thậm chí chả cần nói gì chỉ cần nhìn thấy cũng đã sáng tỏ, nhiều hơn một ít thì một câu nói, nửa bài kệ là sáng tỏ, khi bản ngã càng lớn, càng phải học nhiều. Mà cái học nhiều nó tai hại là càng dễ nhầm lẫn, đi lạc đường.

Điều đáng lo lắng nếu cả hệ thống có bản ngã quá cao khi nhận lầm "hình" với "bóng" thì nẻo về xa lắm, mà tuổi thọ của thế chế ngắn lại. Ai trong chúng ta chẳng muốn một nền hòa bình độc lập ổn định và phát triển lâu dài.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
@Atlas25 : nội dung ở mấy cái bia này có đúng không cụ:
Em lấy link ở đây ra:
Em nhớ đã đọc là dưới thời các vua chúa Nguyễn, họ hộ trì phật giáo Đại thừa khá rõ, con số 77 chùa chiền được xây dựng và tôn tạo so với 3 văn miếu là ví dụ. Thông tin này có chính xác không bác?

Có thể đó là lý do, khi nhà Nguyễn quay lại lần 2, người dân miền trong đều nhớ ơn xưa mà đi theo.

Chính Nguyễn Phúc Chu đã thể hiện quan niệm của mình trong bài văn bia dựng ở chùaThiên Mụ vào năm 1715:

咸性善以為宗更心良而應事居儒慕釋以政治無不行仁信道崇僧就因果而思種福承平國界安樂身心因知處豐屋何如方丈馳良馬何如振錫錦衣耀世不似袈裟金玉滿堂本還虛白久食珍者豈觀飯來香積聽樂者豈聞梵音響際此昌期之世還尋歡喜之園有為無為並行不悖.

(Nguyện lấy tính thiện làm tôn chỉ, lấy lòng lành mà ứng xử muôn việc. Sống và làm theo Nho mà lòng mộ đạo Phật, vì làm chính trị không thể không thi hành điều nhân, tin đạo trọng tăng, luôn nghĩ điều nhân quả mà lo trồng phước, đất nước thái bình, thân tâm an lạc. Nhân đó mới biết ra rằng ở nhà cao sao bằng nương thân nơi phương trượng, cưỡi ngựa tốt sao bằng chống gậy trúc, áo gấm loè đời chẳng bằng chiếc cà sa, vàng bạc đầy nhà rồi cũng trở thành rỗng sạch. Người ăn mãi đồ ngon há chẳng xem mùi cơm hẩm, nghe mãi tiếng nhạc há không ưa kinh kệ âm vang. Nay gặp đời thịnh trị, quay về tìm lại niềm vui, thực là hữu vi và vô vi cùng song hành mà không hề trái ngược).

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chu còn thể hiện nguyện vọng của mình trong vai trò một vị chúa đang cai trị thiên hạ theo tinh thần cuốn Phật vào Nho:

裨國家健金甌之固君臣茂松柏之年四境清平萬民樂業路聽含哺鼓腹堂聞撫瑟彈琴有為而入無為之法化也自玆而後繼往開來以法法之相承燦燈燈之朗燄.

(Những mong kiến tạo quốc gia thành âu vàng vững chắc, đạo quân thần tươi tốt như tùng bách dài lâu, tứ cảnh thanh bình, muôn dân lạc nghiệp, ngoài đường người người no cơm ấm áo, trong nhà rộn rã tiếng trúc tiếng tơ. Thực hữu vi đã hoà nhập vào với vô vi vậy. Kể từ nay, tiếp trước nối sau, lấy pháp pháp để trao truyền, thắp đènđèn cho sáng mãi).

trong văn bia chùa Thiên Mụ, Nguyễn Phúc Chu còn viết:

願阮門遠近宗親咸登法會永為福主掄作伽藍內外屬共證菩提余受無疆之頌長逢大有之年土宇闢開農商盛集兵強國富守業安時

(Cầu nguyện sao cho thân quyến xa gần trong họ Nguyễn đều lên pháp hội, mãi làm phúc chúa, tạo dựng chùa chiền, bà con nội ngoại đều chứng quả bồ đề, riêng ta được đời xưng tụng lâu dài, bờ cõi được mở mang, nông thương phát đạt, quân mạnh nước giàu, giữ yên sự nghiệp).

Hay trong văn bia Đề tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, Thiệu Trị cũng cùng chung suy nghĩ ấy:

朕聞儒有聞善以相告也見善以相示也能用善人民之主也.

(Trẫm từng nghe nhà nho nói: “Nghe điều thiện thì nhắc bảo nhau, thấy điều thiện thì dặn dò nhau”, ai biết dùng người thiện thì sẽ làm chủ của dân).

Hầu hết bà con trong hoàng gia đều quy y thọ giới, các chúa Nguyễn về sau đều có pháp danh đạo hiệu, quý trọng các cao tăng, lo việc dựng chùa, đúc tượng, ban pháp khí nhằm làm công đức, cầu mong sự gia trì của Phật tổ cho sự nghiệp của mình như lời Nguyễn Phúc Chú trong văn bia chùa Quốc Ân:

余恭膺天命臨于兆姓雞鳴而起孜孜不忘為善之道也越觀自開國以來立寺建庵延僧供佛廣行方便圖使畿內天下盛起全自頓拋憑念庶幾生順死安.

(Ta vâng mệnh trời chăm coi trăm họ, gà gáy đã vội dậy, chăm chắm không dám quên đạo làm điều thiện. Cứ xem nước Việt ta từ khi mở nước đến nay, việc lập chùa dựng am, thỉnh sư thờ Phật, rộng truyền phương tiện, khiến cho dân chúng kinh kỳ ngày càng phồn thịnh, từ đó cũng chăm chỉ tu tập, cầu được sinh thuận tử an...)

Cũng trong bài văn bia này, Nguyễn Phúc Chú còn thể hiện rõ quan niệm của mình là đạo Phật sẽ là phương tiện tốt để giáo hoá nhân dân nhằm xây dựng đất nước thái hoà, thịnh vượng:

余欲萬世人人仰慕善道証如來無上之果共享太平之福無窮.

(Ta cũng mong người người muôn đời ngưỡng mộ thiện đạo, chứng được quả của đấng vô thượng Như Lai để cùng hưởng thái bình đến vô cùng).

Vì vậy, thời các chúa Nguyễn, các cao tăng từ Trung Quốc đến truyền đạo như Giác Phong, Từ Lâm, Nguyên Thiều, Thạch Liêm, Tử Dung, Tế Viên... hoặc các cao tăng người Việt như Hương Hải, Giác Thù, Liễu Quán... rất được nhà chúa kính trọng và ưu ái.
Lịch sử Phật giáo đàng Trong đã được thầy Thích Nhất Hạnh tổng hợp trong bài này. Các chúa Nguyễn phổ biến PG xây chùa dựng tượng từ đầu, gần như chủ động dựa vào thần học PG làm chỗ dựa tinh thần, đặt Thiên Mụ làm trung tâm tinh thần của Đàng Trong, mời các cao tăng từ Quảng Đông sang.

Sau dần dần Việt hóa, nhất là từ đời ts Liễu Quán. Mà Liễu Quán là đời thứ 35 của Lâm Tế. Tức là trong 35 đời đầu dòng Lâm Tế nói riêng và PG Đàng Trong chịu ảnh hưởng của PG Quảng Đông rất nhiều.

PG cũng đi theo chúa Nguyễn mở rộng về phương Nam trong quá trình chiếm Champa và Nam Bộ nên gần như là 1 phần ko thể thiếu của lịch sử dân tộc. Chỉ mong sao PG giữ gìn được sự trong sáng, tính "chánh" "thiện" "từ bi" "không tham ái" nguyên thủy.

 
Chỉnh sửa cuối:

catmanal

Xe buýt
Biển số
OF-315028
Ngày cấp bằng
7/4/14
Số km
539
Động cơ
-5,632 Mã lực
Nhờ đọc thread cùng những chia sẻ của các cụ đã khiến em tò mò bước đầu tìm hiểu về Phật Giáo. Em xin được chia sẻ cùng các cụ link này. Mong các cụ hoan hỷ
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,264
Động cơ
386,305 Mã lực
Lịch sử Phật giáo đàng Trong đã được thầy Thích Nhất Hạnh tổng hợp trong bài này. Các chúa Nguyễn phổ biến PG xây chùa dựng tượng từ đầu, gần như chủ động dựa vào thần học PG làm chỗ dựa tinh thần, đặt Thiên Mụ làm trung tâm tinh thần của Đàng Trong, mời các cao tăng từ Quảng Đông sang.

Sau dần dần Việt hóa, nhất là từ đời ts Liễu Quán. Mà Liễu Quán là đời thứ 35 của Lâm Tế. Tức là trong 35 đời đầu dòng Lâm Tế nói riêng và PG Đàng Trong chịu ảnh hưởng của PG Quảng Đông rất nhiều.

PG cũng đi theo chúa Nguyễn mở rộng về phương Nam trong quá trình chiếm Champa và Nam Bộ nên gần như là 1 phần ko thể thiếu của lịch sử dân tộc. Chỉ mong sao PG giữ gìn được sự trong sáng, tính "chánh" "thiện" "từ bi" "không tham ái" nguyên thủy.

Nhà Nguyễn có công lớn trong việc hoằng truyền Phật giáo Đại thừa từ miền Bắc vào miền Nam.
Mạch Phật giáo Đại thừa hơn 1000 năm trước ở miền Bắc đã chảy vào Nam và trổ hoa kết quả trong miền Nam một cách ngoạn mục. Thầy Thích Trí Hạ Tịnh là người nguyện cả đời việt hóa Kinh sách Đại thừa, bộ Kinh đầu tiên thầy dịch là Kinh Pháp Hoa. Còn đến Đệ tứ Pháp chủ, thầy Thích Trí Hạ Quảng là người nguyện cả đời hoằng truyền Kinh điển Đại thừa lấy trọng tâm là Kinh Pháp Hoa. Công cụ là Đạo tràng Pháp Hoa, và kinh bổn môn Pháp Hoa

Hơn 1000 năm trước, Kinh Pháp Hoa đã rất phổ biến và được ghi nhận trong nhiều Văn Bia thời Lý, Trần. Đặc biệt là thời nhà Lý. Hơn 1000 năm, những gì chúng ra học ngày nay hoàn toàn giống hệt với cách đây hơn 1000 năm khi mà ông cha dựng nước, chuyển kinh đô, đánh tan 3 lần quân Nguyên Xâm lược, mở rộng bờ cõi về điểm cực cuối cùng của tổ quốc.

Dần dần em sẽ trích lục dần
VÀI NÉT VỀ DẤU ẤN CỦA KINH PHÁP HOA TRONG VĂN BIA LÝ – TRẦN
Hệ thống các văn bia đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Có ít nhất 7 văn bản thời Lý và 1 văn bản chuông thời Trần đề cập đến những Thí dụ điển hinh trong kinh Pháp Hoa.
Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc thời Lý
Văn bia chùa Minh Tịnh
Văn bia chuông chùa Thiên Phúc
Văn bia chùa Linh Xứng, chùa Viên Quang
Văn bia thời Trần là Diên Thánh Báo Ân
Văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Văn bia chùa Đại Bi Diên Minh thời Trần

 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top