[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Khi Đệ tứ Pháp chủ chính thức được suy tôn thì em cũng thở phào nhẹ nhõm. Tương lai mở ra phải ít nhất 20 năm Phật giáo Việt Nam sẽ phát triển rực rỡ. Vì Pháp Hoa là bộ Kinh và Tông phái duy nhất dung hòa được tất cả các tông phái và quan điểm trong hệ thống của Phật giáo.
Điều này đã từng được chứng minh ở bên Trung quốc và thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt nam là thời Lý và thời Trần


"Trước tình hình như vậy, kinh Pháp Hoa ra đời như sự xoa dịu và dung hợp tất cả các giáo lý truyền thống và mới mẻ của Phật giáo. Kinh Pháp Hoa chấp nhận mọi pháp môn khác nhau và xem tất cả thừa đều chỉ là một Phật thừa duy nhất với nhiều biểu hiện khác nhau để phù hợp với căn cơ của từng người khác nhau. "

Những điều này cũng được nhắc đi nhắc lại trong các Văn bia thời Lý và thời Trần.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Các triều đại rồi cũng sẽ trải qua các thời kỳ Thành, Trụ, Hoại, Diệt, phảng phất còn lại là thành quả công lao của họ được lưu lại trong lịch sử cũng như đôi lời tỏ lòng thành kính của các bậc Vua chúa, những người đứng đầu thể chế đối với Phật giáo còn lưu giữ ít nhiều trong các Văn bia và chùa chiền.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Một người tu học Phật giáo, từ sơ phát tâm cho đến chín muồi thành Phật phải trải qua 52 bậc từ thấp đến cao, thời gian không thể tính đếm bằng năm tháng mà là hằng hà sa số hạt cát sông Hằng. Một thể chế được Phật giáo hộ niệm thì những người cùng đồng Hạnh đồng Nguyện sẽ cùng sinh về một nơi một chốn với nhau. Đó là những người tài giỏi đặc biệt, vì quá trình tu học của họ đã rèn luyện cho họ vốn liếng phước đức, tài năng và quyền thuộc Bồ đề nhiều vô kể. Nếu tái sinh trở lại làm người họ đều là những người tài giỏi phi thường. Thế nên các triều đại rực rỡ của VN, bên cạnh Vua chúa, đều có những danh tướng mà tài năng của họ không thể định lượng cũng như chẳng trường lớp nào đạo tạo ra được.

Nhưng nếu không đồng Hạnh đồng Nguyện với họ thì khó đấy. Vẫn chỉ thắp hương, truyền đạt nghị quyết và ra chỉ đạo thì vẫn còn là Phật tử ngoài cổng chùa, khó mà nhận được sự hộ niệm của Phật giáo. Đó là Lý do vì sao, các triều đại trước đây, (Lý, Trần, Nguyễn...) người đứng đàu thể chế phải là người tự mình tu học, Ủng hộ việc hoằng truyền Phật giáo Đại thừa, không phải vì bản thân họ, người thân của họ, thể chế của họ mà là vì người dân, như các ví dụ cụ thể ở trên,

52 bậc tu học trong Phật giáo.....
"Quy Tam Vu Nhất cũng là một tư tưởng điển hình của Kinh Pháp Hoa.Tam ở đây chính là Tam thừa giáo, tức giáo pháp mà người tu học theo sẽ có thể chứng đắc hoặc Bốn quả sa môn (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán) của Thinh Văn Thừa, hoặc Bích chi Phật của Duyên Giác thừa, hoặc 52 quả vị (Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, Đẳng giác, Diệu giác) của Bồ tát thừa."
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nhà Nguyễn có công lớn trong việc hoằng truyền Phật giáo Đại thừa từ miền Bắc vào miền Nam.
Mạch Phật giáo Đại thừa hơn 1000 năm trước ở miền Bắc đã chảy vào Nam và trổ hoa kết quả trong miền Nam một cách ngoạn mục. Thầy Thích Trí Hạ Tịnh là người nguyện cả đời việt hóa Kinh sách Đại thừa, bộ Kinh đầu tiên thầy dịch là Kinh Pháp Hoa. Còn đến Đệ tứ Pháp chủ, thầy Thích Trí Hạ Quảng là người nguyện cả đời hoằng truyền Kinh điển Đại thừa lấy trọng tâm là Kinh Pháp Hoa. Công cụ là Đạo tràng Pháp Hoa, và kinh bổn môn Pháp Hoa

Hơn 1000 năm trước, Kinh Pháp Hoa đã rất phổ biến và được ghi nhận trong nhiều Văn Bia thời Lý, Trần. Đặc biệt là thời nhà Lý. Hơn 1000 năm, những gì chúng ra học ngày nay hoàn toàn giống hệt với cách đây hơn 1000 năm khi mà ông cha dựng nước, chuyển kinh đô, đánh tan 3 lần quân Nguyên Xâm lược, mở rộng bờ cõi về điểm cực cuối cùng của tổ quốc.

Dần dần em sẽ trích lục dần
VÀI NÉT VỀ DẤU ẤN CỦA KINH PHÁP HOA TRONG VĂN BIA LÝ – TRẦN
Hệ thống các văn bia đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Có ít nhất 7 văn bản thời Lý và 1 văn bản chuông thời Trần đề cập đến những Thí dụ điển hinh trong kinh Pháp Hoa.
Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc thời Lý
Văn bia chùa Minh Tịnh
Văn bia chuông chùa Thiên Phúc
Văn bia chùa Linh Xứng, chùa Viên Quang
Văn bia thời Trần là Diên Thánh Báo Ân
Văn bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Văn bia chùa Đại Bi Diên Minh thời Trần

Hình như "từ miền Bắc vào miền Nam" chỉ một thời gian ngắn thôi, như chùa Thiên Mụ lập năm 1601. Đến năm 1627 Trịnh Nguyễn phân tranh rồi thì lúc đó chúa Nguyễn cho người mời cao tăng thẳng từ Quảng Đông, chủ yếu dòng Lâm Tế.

Như vậy cũng chỉ mới tầm 500 năm thôi đâu đến 1000 năm? Còn trước đó là PG Champa, ví dụ như chùa Thiên Mụ cũng xây trên nền 1 chùa PG Champa là "Thiên Mẫu".

Lịch sử thì đều tôn trọng cả, nhưng mình thấy rất kính trọng 2 dòng là Liễu Quán 1708 và Trúc Lâm (1000s) bây giờ các chùa của 2 dòng này cảm nhận thanh tịnh sư tăng đáng kính. Đặc biệt dòng Trúc Lâm được cụ Thích Thanh Từ phục hưng, có gốc từ PG Lý Trần - dòng này mới đúng là 1000 năm, gần như trùng với thời gian Việt Nam lập quốc.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Một người tu học Phật giáo, từ sơ phát tâm cho đến chín muồi thành Phật phải trải qua 52 bậc từ thấp đến cao, thời gian không thể tính đếm bằng năm tháng mà là hằng hà sa số hạt cát sông Hằng. Một thể chế được Phật giáo hộ niệm thì những người cùng đồng Hạnh đồng Nguyện sẽ cùng sinh về một nơi một chốn với nhau. Đó là những người tài giỏi đặc biệt, vì quá trình tu học của họ đã rèn luyện cho họ vốn liếng phước đức, tài năng và quyền thuộc Bồ đề nhiều vô kể. Nếu tái sinh trở lại làm người họ đều là những người tài giỏi phi thường. Thế nên các triều đại rực rỡ của VN, bên cạnh Vua chúa, đều có những danh tướng mà tài năng của họ không thể định lượng cũng như chẳng trường lớp nào đạo tạo ra được.

Nhưng nếu không đồng Hạnh đồng Nguyện với họ thì khó đấy. Vẫn chỉ thắp hương, truyền đạt nghị quyết và ra chỉ đạo thì vẫn còn là Phật tử ngoài cổng chùa, khó mà nhận được sự hộ niệm của Phật giáo. Đó là Lý do vì sao, các triều đại trước đây, (Lý, Trần, Nguyễn...) người đứng đàu thể chế phải là người tự mình tu học, Ủng hộ việc hoằng truyền Phật giáo Đại thừa, không phải vì bản thân họ, người thân của họ, thể chế của họ mà là vì người dân, như các ví dụ cụ thể ở trên,

52 bậc tu học trong Phật giáo.....
"Quy Tam Vu Nhất cũng là một tư tưởng điển hình của Kinh Pháp Hoa.Tam ở đây chính là Tam thừa giáo, tức giáo pháp mà người tu học theo sẽ có thể chứng đắc hoặc Bốn quả sa môn (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán) của Thinh Văn Thừa, hoặc Bích chi Phật của Duyên Giác thừa, hoặc 52 quả vị (Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, Đẳng giác, Diệu giác) của Bồ tát thừa."
Ngày xưa thôi cụ, cả thế giới Chính quyền (thể chế) ko còn dựa vào Thần quyền hay quỳ phục Thần quyền nữa rồi. Như vua Anh dựa vào Anh giáo, nhưng bây giờ chính quyền ko còn là của Vua của Anh giáo nữa mà của đại chúng nhân dân (nghị viện).

Mình nghĩ ko nên bắt PG phải gánh nhiều việc quá nặng lắm, mà sinh mâu thuẫn tôn giáo :) PG chỉ là tôn giáo xã hội, con người, cá nhân thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Các triều đại rồi cũng sẽ trải qua các thời kỳ Thành, Trụ, Hoại, Diệt, phảng phất còn lại là thành quả công lao của họ được lưu lại trong lịch sử cũng như đôi lời tỏ lòng thành kính của các bậc Vua chúa, những người đứng đầu thể chế đối với Phật giáo còn lưu giữ ít nhiều trong các Văn bia và chùa chiền.
Đế chế La Mã tồn tại 500 năm không dựa vào thần quyền;
Chế độ thành bang Hy Lạp tồn tại 1300 năm không dựa vào thần quyền;
Chế độ phong kiến Trung Hoa tồn tại 5000 năm không dựa vào thần quyền;
Các thể chế cộng hòa phục hưng tồn tại 500 năm nay tại Âu Châu không dựa vào thần quyền;
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 250 năm nay rực rỡ không liên quan gì đến thần quyền...

cụ đừng gò ép thế, Phật Giáo vĩ đại bới giáo lý từ bi- trí tuệ hướng nhân loại tới sự hoàn thiện hơn, hạnh phúc và giải thoát. Chứ không phải vì hỗ trợ thế quyền....
Phật giáo VN ngày nay phát triển mở rộng bởi thế quyền ủng hộ gần như tuyệt đối, vì các giá trị của chính thể hiện nay hướng tới có sự đồng nhất tương đối với Phật Giáo và dân tộc (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc), và Chính thể hiện tại rất biết cách tận dụng các "nguồn lực" và đầu tư các "nguồn lực". Chứ không phải vì Phật Giáo VN có công lao quá lớn với chính thể hiện tại mà được ưu đãi.
 
Chỉnh sửa cuối:

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,839 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Thớt Chánh niệm mà sao nhiều Cụ Thất niệm vào chia sẻ :)
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Đế chế La Mã tồn tại 500 năm không dựa vào thần quyền;
Chế độ thành bang Hy Lạp tồn tại 1300 năm không dựa vào thần quyền;
Chế độ phong kiến Trung Hoa tồn tại 5000 năm không dựa vào thần quyền;
Các thể chế cộng hòa phục hưng tồn tại 500 năm nay tại Âu Châu không dựa vào thần quyền;
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 250 năm nay rực rỡ không liên quan gì đến thần quyền...

cụ đừng gò ép thế, Phật Giáo vĩ đại bới giáo lý từ bi- trí tuệ hướng nhân loại tới sự hoàn thiện hơn, hạnh phúc và giải thoát. Chứ không phải vì hỗ trợ thế quyền....
Phật giáo VN ngày nay phát triển mở rộng bởi thế quyền ủng hộ gần như tuyệt đối, vì các giá trị của chính thể hiện nay hướng tới có sự đồng nhất tương đối với Phật Giáo và dân tộc (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc), và Chính thể hiện tại rất biết cách tận dụng các "nguồn lực" và đầu tư các "nguồn lực". Chứ không phải vì Phật Giáo VN có công lao quá lớn với chính thể hiện tại mà được ưu đãi.
mọi thắc mắc phản biện đều được ghi nhận hết mà bác.
Tuy nhiên nếu diễn giải ra thì phải có thời gian, phải đi tuần tự từng bước một.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Thớt Chánh niệm mà sao nhiều Cụ Thất niệm vào chia sẻ :)
Trong đạo Phật thì chỉ có người giác ngộ và người chưa giác ngộ, còn như theo đức Phật chỉ dạy thì ta là Phật đã thành còn các ông là Phật sẽ thành.

Nhiều người, có những năng lực đặc biệt ví dụ như bác, có khả năng trường chay rất dễ, bác thichduthu hạ bút thành thơ lục bát, phần lớn những người đó, kiếp trước,có tu tập đều có sở đắc rồi nên chuyển sang kiếp mới, mới có năng lực như thế, tuy nhiên, khả năng ngộ đạo là cực kỳ it.

Có thể lấy ví dụ minh họa ở video này từ phút thứ 11 nhé các bác. Sự chuyển kiếp vô minh che phủ hoàn toàn thiện căn thậm chí của cả những người tu hành cả đời
Phải hết sức thông cảm với những người chưa giác ngộ. Phải ghi nhớ điều đấy, còn nếu không xem phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Dần dà có thời gian trích dẫn hy vọng các bác sẽ hiểu vì sao, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có năng lực đặc biệt dung hòa được tất cả các Tông, Phái trong Phật giáo.

Phần: Đường sanh tử có nhiều nguy hiểm từ phút thứ 11 trở đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,839 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Trong đạo Phật thì chỉ có người giác ngộ và người chưa giác ngộ, còn như theo đức Phật chỉ dạy thì ta là Phật đã thành còn các ông là Phật sẽ thành.

Nhiều người, có những năng lực đặc biệt ví dụ như bác, có khả năng trường chay rất dễ, bác thichduthu hạ bút thành thơ lục bát, phần lớn những người đó, kiếp trước,có tu tập đều có sở đắc rồi nên chuyển sang kiếp mới, mới có năng lực như thế, tuy nhiên, khả năng ngộ đạo là cực kỳ it.

Có thể lấy ví dụ minh họa ở video này từ phút thứ 11 nhé các bác. Sự chuyển kiếp vô minh che phủ hoàn toàn thiện căn thậm chí của cả những người tu hành cả đời
Phải hết sức thông cảm với những người chưa giác ngộ. Phải ghi nhớ điều đấy, còn nếu không xem phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Dần dà có thời gian trích dẫn hy vọng các bác sẽ hiểu vì sao, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có năng lực đặc biệt dung hòa được tất cả các Tông, Phái trong Phật giáo.

Phần: Đường sanh tử có nhiều nguy hiểm từ phút thứ 11 trở đi.
Ngôn ngữ ko truyền tải được hết Đạo.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Ngôn ngữ ko truyền tải được hết Đạo.
Đó là lý do HT Thích Trí Hạ Tịnh người Việt dịch bộ Kinh Pháp Hoa sau rất nhiều thời gian rút lại chỉ còn tụng phẩm "Phương Tiện" trong Kinh Pháp Hoa trong thời khóa cả đời để tránh chấp vào Pháp, và cũng để luôn ghi nhớ câu đức Phật dạy các đệ tử:
Cái ta dạy như lá trong tay còn cái ta biết như lá trong rừng.

Trong đạo Phật có một cái kỳ lạ là niềm tin vào Phật, Pháp, Tăng càng lớn thì "Phương tiện" sử dụng lại càng đơn giản.

Nên nhiều khi một cụ cầm xâu chuỗi niệm một câu "Nam Mô A Di Đà Phật" lại thành tựu lớn hơn cả những người tinh thông giáo pháp. Vì một câu đó đã thâu tóm cả 3 tạng kinh điển.

Thật kỳ lạ
 
Chỉnh sửa cuối:

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,839 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Đó là lý do HT Thích Trí Hạ Tịnh người Việt dịch bộ Kinh Pháp Hoa sau rất nhiều thời gian rút lại chỉ còn tụng phẩm "Phương Tiện" trong Kinh Pháp Hoa trong thời khóa cả đời để tránh chấp vào Pháp, và cũng để luôn ghi nhớ câu đức Phật dạy các đệ tử:
Cái ta dạy như lá trong tay còn cái ta biết như lá trong rừng.

Trong đạo Phật có một cái kỳ lạ là niềm tin vào Phật, Pháp, Tăng càng lớn thì "Phương tiện" sử dụng lại càng đơn giản.

Nên nhiều khi một cụ cầm xâu chuỗi niệm một câu "Nam Mô A Di Đà Phật" lại thành tựu lớn hơn cả những người tinh thông giáo pháp. Vì một câu đó đã thâu tóm cả 3 tạng kinh điển.

Thật kỳ lạ
Cụ cũng nên dừng lại thở trong chánh niệm đi ạ. Trong hơi thở Cụ sẽ nhận ra có những thứ chẳng nói nó cũng là Đạo và nói ra nó cũng là Đạo. Ngược lại có thứ càng nói càng không phải là Đạo và im lặng thì lại là Đạo. Chân lý nó bao trùm ở trong hư không vũ trụ, ngay bên ta. Đừng cố đi tìm gọi tên và diễn giải làm gì.
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Cụ cũng nên dừng lại thở trong chánh niệm đi ạ. Trong hơi thở Cụ sẽ nhận ra có những thứ chẳng nói nó cũng là Đạo và nói ra nó cũng là Đạo. Ngược lại có thứ càng nói càng không phải là Đạo và im lặng thì lại là Đạo. Chân lý nó bao trùm ở trong hư không vũ trụ, ngay bên ta. Đừng cố đi tìm gọi tên và diễn giải làm gì.
Đó là một chọn lựa, cũng giống vô vàn pháp môn tu học, đều là phương tiện.
Bác có quyền chọn lựa cho phù hợp với căn cơ của bác. Mà thực ra, không phải bác chọn lựa, mà đó là do túc nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp trước của bác quyết định
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Đúng 2 tuần sau khi suy tôn đức Đệ tứ Pháp chủ, chả thấy ai nói gì, nên em mới bắt đầu giới thiệu sơ bộ một chút về mạch Kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa từ thời Lý, Trần cho đến ngày nay. Nó phải có gì đó hay ho mà 2 triều đại Phật giáo hưng thịnh nhất các nhà vua lại khắc bia để lưu lại hậu thế chứ. Thấy thứ hay ho mà không chia sẻ, liệu có hạn hẹp quá không.

-Vì sao thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo Việt Nam cũng như Trung quốc, Kinh Pháp Hoa lại đóng một vai trò quan trọng?
- Vì sao khi phát triển phổ biến Kinh điển Đại thừa, cụ thể là Kinh Pháp Hoa, đệ tứ Pháp chủ lại lấy Kinh Bổn môn Pháp Hoa (rút gọn từ bộ đầy đủ) làm phương tiện để giáo hóa?
-Vì sao Kinh Pháp Hoa có năng lực đặc biệt dung hòa được tất cả tông phái của Phật giáo....
- Nhiều, vô cùng nhiều.... những điều hay ho em định chia sẻ, thêm cả việc vì sao đệ tứ Pháp chủ giữ thái độ trung lập giữa các tông phái Thiền, Tịnh, Mật, Duy thức tông.... đệ tử của ngài có quyền lựa chọn bất cứ phương tiện nào để theo....

Nhiều lắm... Và các bác cũng có thể chia sẻ bất cứ điều gì hay ho, vì chắc chắn một điều, còn lâu chúng ta mới học hết.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Đọc những văn bìa thời Lý, Trần thấy rất lạ, cả nghìn năm trôi qua tưởng như chỉ mới hôm qua, tinh thần và yếu chỉ của Kinh Pháp Hoa hơn 1000 năm trước và ngày nay vẫn không thay đổi.
Cách đây hơn 1000 năm, dải đất hình chữ S chưa hình thành, ngôn ngữ và chữ quốc ngữ chưa có, đại gia đình 54 dân tộc anh em, gọi là người Vn như hiện nay chưa hình thành như ngày nay.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Trích trong link này: https://frs.ussh.vnu.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/thu-vien/vai-net-ve-dau-an-cua-kinh-phap-hoa-trong-van-bia-ly-tran-28.html

Có hai Tư tưởng cơ bản của Kinh Pháp Hoa được ghi nhận khá phổ biến trong văn bia thời Lý – Trần. Thứ nhất là Ẩn thật hiển quyền, tức giấu kín thật pháp, chỉ bày quyền pháp; thứ hai là Quy tam vu nhất, tức đưa giáo lý Ba thừa (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ tát) về giáo lý Một thừa (Phật thừa).

Ẩn Thật Hiển Quyền là tư tưởng riêng có trong giáo điển Pháp Hoa. Trong hệ thống văn bia thời Lý – Trần tuy chỉ có hai văn bản đề cập đến tư tưởng này nhưng cũng đã nói lên giá trị của nó. Đó là Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc thời Lý với câu “Đức Phật tổ trí tuệ thấu suốt, không sót vật chi. Dấu thực phô quyền, tỏ rõ đạo thường lạc ngã tịnh…” (theo bản dịch Văn bia thời Lý), và Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần với câu “Cho nên đức Đại Hùng ta định ở vô tướng không tịch, xót chúng sinh luân hồi, đản sinh ở Vương cung, tu hành ở núi Tuyết, trồng mầm lành ở đất tâm, gieo giống khác ở ruộng tình, ẩn thật hiển quyền, tùy duyên tiếp vật” (tác giả tự dịch).

Tư tưởng này vốn có trong phẩm Phương tiện thứ hai của KinhPháp Hoa

“Lúc bấy giờ, Thế Tôn từ chính định an lành mà xuất, bảo Xá Lợi Phất rằng ‘Trí tuệ của Phật rất sâu xa. Trí tuệ đó khó hiểu khó vào. Tất cả Thinh Văn và Bích Chi Phật đều không thể biết… Xá lợi Phất! Từ khi thành Phật đến nay, ta dùng các nhân duyên, các thí dụ, dùng vô số phương tiện, tuyên thuyết giáo pháp, dìu dắt chúng sinh, khiến chúng sinh xa lìa vọng chấp. Vì sao? Vì Phật đầy đủ phương tiện, trí tuệ và Ba la mật… Xá Lợi Phật! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? Vì pháp khó hiểu, ít có số một mà Phật trọn nên đó, chỉ có Phật cùng Phật mới hiểu được. Chỉ Phật với Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp.”

Quy Tam Vu Nhất cũng là một tư tưởng điển hình của Kinh Pháp Hoa.Tam ở đây chính là Tam thừa giáo, tức giáo pháp mà người tu học theo sẽ có thể chứng đắc hoặc Bốn quả sa môn (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán) của Thinh Văn Thừa, hoặc Bích chi Phật của Duyên Giác thừa, hoặc 52 vị (Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, Đẳng giác, Diệu giác) của Bồ tát thừa. Nhất ở đây chính là Nhất thừa giáo, cũng gọi là Phật thừa, tức giáo pháp đưa người tu học chứng đắc một quả vị duy nhất là Phật. Văn bia chùa Minh Tịnh ghi nhận “Uốn lưỡi bát biện mà che kín cõi Đại thiên, gom giáo điển Ba thừa mà cất nơi biển giác”; Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc lại khẳng định “Năm trăm năm người hiền ứng vận mà xuất hiện, Đạo thì không có hai thừa hay ba thừa”; Văn bia chuông chùa Thiên Phúc khẳng định “Giáo pháp của Phật được thiết lập theo căn cơ, nhưng bao quát tất cả chỉ là Nhất thừa”. Chính ba đoạn văn ở ba văn bia này đã nói đủ tư tưởng Quy tam vu nhất.

Tư tưởng này vốn xuất hiện trong đoạn văn sau ở phẩm Phương tiện thứ haicủa kinh Pháp Hoa:

“Xá Lợi Phất! Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sinh nói pháp. Không có các thừa khác hoặc Nhị thừa hoặc Tam thừa. Xá Lợi Phất! Pháp của tất cả các Phật ở mười phương cũng như thế... Xá Lợi Phất! Thuở quá khứ, chư Phật dùng vô số phương tiện, các nhân duyên, ngôn ngữ, thí dụ mà vì chúng sinh diễn nói các pháp. Vì pháp đó đều là một Phật thừa. Nên các chúng sinh đó theo chư Phật, nghe pháp, rốt ráo đều chứng Nhất thiết chủng trí. Xá Lợi Phất! Thuở vị lai..., hiện tại nay..., trong vô lượng muôn ngàn ức cõi Phật ở mười phương, chư Phật Thế Tôn làm nhiều điều lợi ích, an vui cho chúng sinh...” (sách đã dẫn, tr 67- 68).

Vậy tại sao Kinh Pháp Hoa lại được phổ biến rộng rãi trong 2 triều đại Lý, Trần. Có lẽ ta nên xem xét thêm một ít lịch sử bên Trung quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

AXEGA

Xe tăng
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
1,991
Động cơ
366,839 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Trích trong link này: https://frs.ussh.vnu.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/thu-vien/vai-net-ve-dau-an-cua-kinh-phap-hoa-trong-van-bia-ly-tran-28.html

Có hai Tư tưởng cơ bản của Kinh Pháp Hoa được ghi nhận khá phổ biến trong văn bia thời Lý – Trần. Thứ nhất là Ẩn thật hiển quyền, tức giấu kín thật pháp, chỉ bày quyền pháp; thứ hai là Quy tam vu nhất, tức đưa giáo lý Ba thừa (Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ tát) về giáo lý Một thừa (Phật thừa).

Ẩn Thật Hiển Quyền là tư tưởng riêng có trong giáo điển Pháp Hoa. Trong hệ thống văn bia thời Lý – Trần tuy chỉ có hai văn bản đề cập đến tư tưởng này nhưng cũng đã nói lên giá trị của nó. Đó là Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc thời Lý với câu “Đức Phật tổ trí tuệ thấu suốt, không sót vật chi. Dấu thực phô quyền, tỏ rõ đạo thường lạc ngã tịnh…” (theo bản dịch Văn bia thời Lý), và Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần với câu “Cho nên đức Đại Hùng ta định ở vô tướng không tịch, xót chúng sinh luân hồi, đản sinh ở Vương cung, tu hành ở núi Tuyết, trồng mầm lành ở đất tâm, gieo giống khác ở ruộng tình, ẩn thật hiển quyền, tùy duyên tiếp vật” (tác giả tự dịch).

Tư tưởng này vốn có trong phẩm Phương tiện thứ hai của KinhPháp Hoa

“Lúc bấy giờ, Thế Tôn từ chính định an lành mà xuất, bảo Xá Lợi Phất rằng ‘Trí tuệ của Phật rất sâu xa. Trí tuệ đó khó hiểu khó vào. Tất cả Thinh Văn và Bích Chi Phật đều không thể biết… Xá lợi Phất! Từ khi thành Phật đến nay, ta dùng các nhân duyên, các thí dụ, dùng vô số phương tiện, tuyên thuyết giáo pháp, dìu dắt chúng sinh, khiến chúng sinh xa lìa vọng chấp. Vì sao? Vì Phật đầy đủ phương tiện, trí tuệ và Ba la mật… Xá Lợi Phật! Chẳng cần nói nữa. Vì sao? Vì pháp khó hiểu, ít có số một mà Phật trọn nên đó, chỉ có Phật cùng Phật mới hiểu được. Chỉ Phật với Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp.”

Quy Tam Vu Nhất cũng là một tư tưởng điển hình của Kinh Pháp Hoa.Tam ở đây chính là Tam thừa giáo, tức giáo pháp mà người tu học theo sẽ có thể chứng đắc hoặc Bốn quả sa môn (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán) của Thinh Văn Thừa, hoặc Bích chi Phật của Duyên Giác thừa, hoặc 52 vị (Thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, Đẳng giác, Diệu giác) của Bồ tát thừa. Nhất ở đây chính là Nhất thừa giáo, cũng gọi là Phật thừa, tức giáo pháp đưa người tu học chứng đắc một quả vị duy nhất là Phật. Văn bia chùa Minh Tịnh ghi nhận “Uốn lưỡi bát biện mà che kín cõi Đại thiên, gom giáo điển Ba thừa mà cất nơi biển giác”; Văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc lại khẳng định “Năm trăm năm người hiền ứng vận mà xuất hiện, Đạo thì không có hai thừa hay ba thừa”; Văn bia chuông chùa Thiên Phúc khẳng định “Giáo pháp của Phật được thiết lập theo căn cơ, nhưng bao quát tất cả chỉ là Nhất thừa”. Chính ba đoạn văn ở ba văn bia này đã nói đủ tư tưởng Quy tam vu nhất.

Tư tưởng này vốn xuất hiện trong đoạn văn sau ở phẩm Phương tiện thứ haicủa kinh Pháp Hoa:

“Xá Lợi Phất! Như Lai chỉ dùng một Phật thừa mà vì chúng sinh nói pháp. Không có các thừa khác hoặc Nhị thừa hoặc Tam thừa. Xá Lợi Phất! Pháp của tất cả các Phật ở mười phương cũng như thế... Xá Lợi Phất! Thuở quá khứ, chư Phật dùng vô số phương tiện, các nhân duyên, ngôn ngữ, thí dụ mà vì chúng sinh diễn nói các pháp. Vì pháp đó đều là một Phật thừa. Nên các chúng sinh đó theo chư Phật, nghe pháp, rốt ráo đều chứng Nhất thiết chủng trí. Xá Lợi Phất! Thuở vị lai..., hiện tại nay..., trong vô lượng muôn ngàn ức cõi Phật ở mười phương, chư Phật Thế Tôn làm nhiều điều lợi ích, an vui cho chúng sinh...” (sách đã dẫn, tr 67- 68).

Vậy tại sao Kinh Pháp Hoa lại được phổ biến rộng rãi trong 2 triều đại Lý, Trần. Có lẽ ta nên xem xét thêm một ít lịch sử bên Trung quốc.
Cụ nên tổng hợp lại ngắn gọn theo ý hiểu của Cụ. Trích dẫn thế này nhiều người đọc chưa chắc đã hiểu mà còn cảm thấy Cụ hơi ngộ về lý lẽ.
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,715
Động cơ
326,810 Mã lực
Dành cho ai quan tâm
1671326121086.png

 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Kinh nói: "Bồ Đề tâm làm nhân, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh." Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định mục tiêu sẽ đến, phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau cùng dùng phương tiện hoặc xe, thuyền, hay phi cơ mà khởi tiến. Người tu cũng thế, trước tiên phải lấy quả Vô Thượng Bồ Đề làm mục tiêu cứu cánh; lấy lòng đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thật hành; và kế đó là tùy sở thích căn cơ lựa chọn các pháp môn hoặc Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật làm phương tiện tu tập

"Cửa yếu vào đạo, trước phải phát tâm. Việc yếu tu hành, trước nên lập nguyện."

Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, thì dù trải qua vô lượng kiếp, vẫn y nhiên ở trong nẻo luân hồi; dù có tu hành cũng khó tinh tấn và chỉ luống công khổ nhọc

Câu chuyện Thiền và Tịnh câu chuyện muôn thủa suy cho cùng nó cũng chỉ là "Phương tiện" đứng hàng thứ 3 trong các việc quan trọng của việc tu học

(La Tuấn Dzũng & Thích Thiền Tâm)

Niềm tin là bước đạo sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.
Bồ Đề gieo khéo nguyền Viên giác
Không hữu còn thương chấp nhị biên
Tín đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây Thiên.

Nguồn: Niệm Phật thập yếu, Thích Thiền Tâm, NXB Tôn giáo, 2009
 
Chỉnh sửa cuối:

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,715
Động cơ
326,810 Mã lực
Nay đọc được bài này, thấy phù hợp, mời các cụ đọc chơi
Lấy bệnh khổ làm thuốc hay
Lấy hoạn nạn làm tiêu dao
Lấy chướng ngại làm giải thoát
Lấy chúng ma làm bạn pháp
Lấy khó khăn làm thành công
Lấy kẻ hữu dao tệ bạc làm sự giúp ích
Lấy người nghịch làm vườn đẹp
Lấy bố đức làm dép rách
Lấy lợi sơ sài làm giầu sang
Lấy oan ức làm cửa hạnh
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top