Việc ăn chay phải xét rất tinh tế, đừng vì tượng mà vội máy móc bám vào.
1. Thời Phật Thích Ca, các tỳ kheo cầm bát đi khất thực, ai cho gì thì tùy duyên nhận. Dù vậy, các tỳ kheo vẫn theo cái cốt lõi của "tam tịnh nhục", tạm coi là ăn miếng thịt có thể chấp nhận được nếu "không thấy, không nghe, không nghi". Ví dụ, nếu tỳ kheo biết hoặc nghi rằng, có gia đình ông X hàng ngày vẫn giết gà để làm thịt cúng dường cho mình, thì tỳ kheo sẽ tránh nhà đó ra, hoặc đi lối khác. Hoặc tỳ kheo nhìn thấy người ta đè ngửa con vật ra giết, hoặc nghe thấy nó kêu gào thảm thiết, tỳ kheo sẽ không ăn thứ thịt đó.
2. Con vật bị chết do yếu tố tự nhiên (sét đánh, chết đuối, bị đá đè ...) thì đó là phần thịt "lý tưởng". Nhìn chung, tỳ kheo xu hướng tránh những dạng thịt mà do con vật đang sống rồi bị con người đè ngửa ra chém giết.
3. Ăn chay là để phát triển tâm từ, giảm tâm tham, giảm phụ thuộc vào sự tham ăn, tham vị thịt máu, tham ngon miệng, tham hưởng thụ ngũ vị,.... Theo Phật giáo, ăn chỉ là hình thức nuôi sống thân xác nhằm tiếp tục tu tập, không sa đà vào việc ăn hưởng thụ, cầu kỳ, ăn ngon, và đặc biệt vì thỏa mãn cái mồm mà tìm cách đè ngửa con vật đang sống ra để giết lấy thịt.
4. Đi siêu thị, mua những con vật đông lạnh về ăn, hình thức này cũng giảm nghiệp sát hơn là đi mua con sống về rồi cho lên thớt chặt chết nó, vì quá trình giết mổ rõ ràng đem lại nghiệp sát mạnh mẽ hơn rất nhiều. Có người cho rằng đi siêu thị mua thịt cũng là tăng cầu, qua đó gián tiếp tăng cung thịt, vấn đề này nếu liên hệ zich zắc thì cũng có liên hệ, tuy vậy cũng không thể bao đồng cả thế giới, mỗi người tự mà giảm nghiệp sát của bản thân, bằng cách không mua con vật sống về giết chết nó ăn thịt, cũng là ok rồi.
5. Về lâu dài, ăn thịt là do thèm thịt, tức là vẫn bị tâm tham ăn chi phối, nên rõ ràng không có lợi cho phát triển tâm từ, giảm cái tâm tham, sân.
6. Đạo Phật chú trọng tu tâm, mặc dù tu thân là bước quan trọng khởi đầu (nếu cái thân mà không tu được, vẫn tham ăn, thăm mặc đẹp, tham mát xa, .... thì khỏi nói đến tu tâm đi, nói gì đến định, rồi khởi sinh trí tuệ). Giới - Định - Tuệ là quy trình chuẩn, cái đích là Tuệ (khởi phát trí tuệ ngộ được chân lý), nhưng khởi đầu là Giới (giữ giới), nếu không giữ giới mà đòi khởi phát trí tuệ thì là điều không tưởng, ban ngày thịt rượu mắm tôm, trưa đi nhà nghỉ phịch phịch, xong chiều về cty bàn cách lập hợp đồng lừa đối tác, bán hàng giả, .....xong tối về đòi ngồi thiền để mong khởi phát trí tuệ ?
.....
7. Một tỳ kheo bị rơi vào 1 hoang mạc, bắt gặp 1 con hươu chết do bị sét đánh. Vị tỳ kheo thuận duyên uống máu và ăn thịt nó, nhằm cứu được thân xác thoát khỏi sa mạc, đó là hành vi hợp lý, đúng đắn. Nhưng nếu con hươu đang sống, thì dù chết chứ vị tỳ kheo cũng không bao giờ giết hại nó để cứu thân mình.