[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,487
Động cơ
387,788 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ.
Đúng là học, đọc cái gì đi chăng nữa thì thực hành vẫn là quan trọng. Mà đạo phật đề cao sự thực hành, cách cư xử với bản thân, người xung quanh và cả với cỏ cây, động vật.
Em đặt những câu hỏi trên không có ý mạo phạm mà vì nhiều người nói rất nhiều từ ngữ phật giáo, tỏ lòng kính trọng với vị thiền sư nhưng họ có vẻ như không/chưa làm đúng đi nguyện của vị thiền sư. Qua đấy cũng thể hiện sự chưa thấm nhuần hoặc/cũng có thể vị thiền sư chưa truyền đạt được hết tình thần phật giáo cho đệ tử và những người hâm mộ? (Cái này em chỉ đặt câu hỏi vì thực sự đến mấy hôm nay mới biết đến vị thiền sư này). Có mấy điểm như: sự tĩnh lặng trong phật giáo thì em thấy sự ra đi của vị thiền sư đã không còn sự tĩnh lặng. Tất nhiên không phải so sánh nhưng em nghĩ có rất nhiều vị sư/tăng chọn cách rời bỏ trần thế rất tĩnh lặng đến ngay cả người thân cận cũng rất lâu mới biết. Hay nói về nghi lễ thì em đọc thấy có dành nghi lễ cao nhất, mà trong phật giáo đâu phân biệt cao thấp sang hèn? Còn lời căn dặn của vị thiền sư nữa, thiền sư không còn vướng bận trần thế, nhưng vẫn phải dặn đệ tử không xây tháp, 95 năm của thiền sư chắc các đệ tử phải thấu hiểu lắm chứ? Tro cốt của ngài mong được trả về đất cho cỏ cây (rất đúng tinh thần phật giáo) nhưng em đọc thì đệ tử sẽ mang đi khắp nơi trên thế giới nơi có các tổ chức của giáo phái, như vậy có giản dị hơn xây lăng không? Họ có thực sự tôn trọng di nguyện của đại sư? Danh sư xuất cao đồ, cao đồ không/chưa hiểu danh sư thì thế nào?
Rất nhiều người dùng những mỹ từ phật giáo để ca ngợi và thể hiện sự hiểu biết phật giáo, liệu họ có hiểu và thực sự tôn trọng di nguyện của ông?
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn thì các đệ tử và tăng chúng cũng làm tang lễ không hề nhỏ. Cái này nó thể hiện sự tôn kính và yêu quý của họ với Ngài và không phải nhà sư nào cũng có được sự tôn kính như vậy. Thế cho nên tang lễ của thiền sư Thích Nhất Hạnh với nghi lễ cao nhất cũng không phải ngoại lệ, cho dù Ngài không muốn.
Tro cốt của Đức Thích Ca ngày xưa hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh bây được thờ phụng ở các cơ sở tôn giáo hay các Làng mai trên thế giới thì có gì lạ? Có gì là phức tạp với giản dị ở đây?
Hơn nữa đây là thuộc phạm trù tôn giáo, tín ngưỡng... riêng cái này nó đã giải thích được tất cả các thắc mắc của cụ.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,205
Động cơ
165,649 Mã lực
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn thì các đệ tử và tăng chúng cũng làm tang lễ không hề nhỏ. Cái này nó thể hiện sự tôn kính và yêu quý của họ với Ngài và không phải nhà sư nào cũng có được sự tôn kính như vậy. Thế cho nên tang lễ của thiền sư Thích Nhất Hạnh với nghi lễ cao nhất cũng không phải ngoại lệ, cho dù Ngài không muốn.
Tro cốt của Đức Thích Ca ngày xưa hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh bây được thờ phụng ở các cơ sở tôn giáo hay các Làng mai trên thế giới thì có gì lạ? Có gì là phức tạp với giản dị ở đây?
Hơn nữa đây là thuộc phạm trù tôn giáo, tín ngưỡng... riêng cái này nó đã giải thích được tất cả các thắc mắc của cụ.
Cảm ơn cụ đã trả lời!
Như cụ nói (em nghĩ là không đúng) thì tang lễ xuất hiện ngay từ khi Đức phật nhập niết bàn? Vậy nhập niết bàn là vui hay là điều đáng buồn với các phật tử? Chuyện "ngài không muốn" nhưng để tử vẫn làm thì liệu có trái với di nguyện và đúng (một kiểu trong dân gian hay nói là trên bảo dưới không nghe) - điều này em không tin lời suy luận cụ được - vì em tin rằng những người theo phật giáo đều trung thực và có đức tin tuyệt đối cụ ạ. Chuyện tro cốt thì theo di nguyện của ngài cũng rất ngắn gọn, nhưng việc thực hiện cũng như trên?
Em thắc mắc vì bản thân em cũng tin vào những điều tốt đẹp của phật giáo/tôn giáo. Và nếu họ cũng thực thi một cách dân gian như vậy thì có gì khác biệt đâu mà phải sử dụng nhiều câu khó hiểu thế?
Cảm ơn cụ, chúc cụ luôn tĩnh tâm trên con đường hướng phật.
 
Chỉnh sửa cuối:

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,205
Động cơ
165,649 Mã lực
Vậy chúng ta có thể sửa kinh để biên tên mình vào bác nhỉ?
Điều ấy hoàn toàn được nếu cụ mua những cuốn cho riêng mình và chỉ lưu hành nội bộ. Em chắc chắn cuốn của cụ sẽ không được công nhận rộng rãi trong cộng đồng phật giáo trên toàn thế giới.
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,879
Động cơ
248,077 Mã lực
Em xin phép hỏi Chánh niệm nghĩa là gì. Cám ơn các cụ.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,487
Động cơ
387,788 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Cảm ơn cụ đã trả lời!
Như cụ nói (em nghĩ là không đúng) thì tang lễ xuất hiện ngay từ khi Đức phật nhập niết bàn? Vậy nhập niết bạn là vui hay là điều đáng buồn với các phật tử? Chuyện "ngài không muốn" nhưng để tử vẫn làm thì liệu có trái với di nguyện và đúng (một kiểu trong dân gian hay nói là trên bảo dưới không nghe) - điều này em không tin lời suy luận cụ được - vì em tin rằng những người theo phật giáo đều trung thực và có đức tin tuyệt đối cụ ạ. Chuyện tro cốt thì theo di nguyện của ngài cũng rất ngắn gọn, nhưng việc thực hiện cũng như trên?
Em thắc mắc vì bản thân em cũng tin vào những điều tốt đẹp của phật giáo/tôn giáo. Và nếu họ cũng thực thi một cách dân gian như vậy thì có gì khác biệt đâu mà phải sử dụng nhiều câu khó hiểu thế?
Cảm ơn cụ, chúc cụ luôn tĩnh tâm trên con đường hướng phật.
Chả cần nói đến tôn giáo, người nổi tiếng thì muốn làm đơn giản, không ồn ào cũng không được.
Tăng chúng thì cơ bản cũng là người nhân gian bình thường, đang trên con đường tu đạo cả thôi cụ, số người đắc đạo chắc cũng hiếm. Nếu tất cả các Phật tử đều ngộ đạo được như Đức Phật Thích Ca thì cụ sẽ không còn thắc mắc nữa. Cụ đang lý tưởng hóa các Phật tử.
 

El Jefe 2

Xe điện
Biển số
OF-546776
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
2,028
Động cơ
201,283 Mã lực
Tuổi
34
Ông giải thích rất ngắn gọn rõ ràng. Kính ông. Nhân đây tôi có một vài câu hỏi, các ông nghĩ thế nào, có gì mong các ông đại xá:

1. Trạng thái Niết Bàn là gì? Trạng thái chứng quả A La Hán là gì? Tôi nghĩ ai chứng quả thì chỉ người ấy biết, ở đây là Phật tự biết. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là trạng thái giác ngộ trong tâm đến một cấp độ sâu thẳm nào đó (mà ta là người thường tăm tối không thể hiểu được), chứ còn trạng thái ấy không dẫn đến / nâng cấp lên 1 địa điểm vật lý cụ thể nào.

2. Khái niệm luân hồi / kết thúc vòng luân hồi / ra khỏi vòng sinh tử, chỉ là biện luận câu chữ trong thời Đức Phật chưa có khoa học. Chứ còn tôi cho rằng kết thúc là chấm hết, chả có luân hồi hay không luân hồi gì cả. Nếu có luân hồi thì chỉ là vật chất da thịt biến thành cát bụi rồi lại vào sông suối vào cây mà tái sinh thành cây cối abc mà thôi. Cái ấy có lẽ không phải luân hồi mà là vòng luân chuyển của vật chất.
Hoàn toàn đồng ý với cụ.

Ý thứ nhất hoàn toàn phù hợp với những diễn giải phật giáo về Tứ diệu đế, Bát chính đạo...

Nhập Niết bàn chỉ là 1 trạng thái phát triển nhận thức và tâm lý, vượt ra những ràng buộc tâm lý bình thường, để nhận thức (hoặc chấp nhận) bản chất của sự vật, hiện tuowngjj, từ đó chiến thắng được những cảm xúc tiêu cực và giải phóng suy nghĩ, trí tuệ của bản thân. Chứ Niết bàn ko phải là 1 địa điểm, 1 không gian cụ thể.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Vậy chúng ta có thể sửa kinh để biên tên mình vào bác nhỉ?
Sửa kinh không được đâu. Tội lỗi lắm. Thích Ca mâu ni giảng kinh nhưng là giảng những gì ngài đã ngộ, đã thấy đã biết, có lục thông tam minh, nhưng chẳng kinh nào biên tên ngài vào cả. Kinh bảo kiếp ấn, kinh vô lượng thọ, kinh dược sư, kinh địa tạng toàn là những công đức của những vị phật, bồ tát có đại nguyện, phát bồ đề tâm.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,205
Động cơ
165,649 Mã lực
Chả cần nói đến tôn giáo, người nổi tiếng thì muốn làm đơn giản, không ồn ào cũng không được.
Tăng chúng thì cơ bản cũng là người nhân gian bình thường, đang trên con đường tu đạo cả thôi cụ, số người đắc đạo chắc cũng hiếm. Nếu tất cả các Phật tử đều ngộ đạo được như Đức Phật Thích Ca thì cụ sẽ không còn thắc mắc nữa. Cụ đang lý tưởng hóa các Phật tử.
Vâng, cảm ơn cụ.
Nhưng em nghĩ đây cũng chỉ là quá điểm cá nhân của cụ thôi. Người theo đạo phật sẽ có câu trả lời khác
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
các Vị Phật Giáo huấn "
Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành và thanh lọc tâm”.
Tại sao em làm như giáo huấn mà ko thành Phật .mà các vị đó thành Phật
Cụ còn thiếu nên chưa thành chứ sao ;)). Cụ tu tập thiền thì ngộ được gì, cụ tu tập tịnh độ thì ngộ được gì, buông bỏ tới đâu hay vẫn cứ bám chấp...Cứ bám không buông thì sao thành đây. Không làm ác, chỉ làm lành, thanh lọc tâm cho thanh cho tịnh nhưng có nguyện theo các chư phật hay không? Còn không thì chỉ tái sinh lên các cõi chư thiên hưởng phước mà thôi.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
các Vị Phật Giáo huấn "
Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành và thanh lọc tâm”.
Tại sao em làm như giáo huấn mà ko thành Phật .mà các vị đó thành Phật
Vì các vị Phật còn dạy nhiều điều khác nữa. Cụ mới học được một chút xíu, con đường còn rất xa ạ.

Mà cụ cho em hỏi chút, cụ thanh lọc tâm được đến mức nào rồi ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

đá xéo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773919
Ngày cấp bằng
9/4/21
Số km
74
Động cơ
40,143 Mã lực
Tuổi
46
Như vậy là có độc quyền Phật à bác?
Dựa theo giáo lý của Phật , ông tu tập trở thành người tốt , tạm gọi vậy theo quan niệm nhân gian hoặc đắc quả A la Hán , thì ông cũng chưa là Phật . Nếu ông tu theo giáo lý do ông tự tìm ra thì ông được gọi là Phật
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Dựa theo giáo lý của Phật , ông tu tập trở thành người tốt , tạm gọi vậy theo quan niệm nhân gian hoặc đắc quả A la Hán , thì ông cũng chưa là Phật . Nếu ông tu theo giáo lý do ông tự tìm ra thì ông được gọi là Phật
Cụ nói thế có khi làm cụ ấy thậm chí cả em tẩu hỏa nhập ma mất. Dựa theo phương tiện mà Phật Thích Ca bày thì theo căn cơ mỗi người, hiểu hết và hành theo hết sức thì đắc quả tứ thánh là A la hán, còn căn cơ còn yếu thì có thể đắc quả Tu đà hoàn này còn gọi là sơ quả, tu đà hàm - nhị quả, a na hàm - tam quả cho đến tứ quả A la hán. Dựa theo giáo lý của Phật mà tu tập để giải thoát chứ muốn thành người tốt thì đơn giản. @@.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,290
Động cơ
367,302 Mã lực
2. Khái niệm luân hồi / kết thúc vòng luân hồi / ra khỏi vòng sinh tử, chỉ là biện luận câu chữ trong thời Đức Phật chưa có khoa học. Chứ còn tôi cho rằng kết thúc là chấm hết, chả có luân hồi hay không luân hồi gì cả. Nếu có luân hồi thì chỉ là vật chất da thịt biến thành cát bụi rồi lại vào sông suối vào cây mà tái sinh thành cây cối abc mà thôi. Cái ấy có lẽ không phải luân hồi mà là vòng luân chuyển của vật chất.
Em muốn nói cái "luân hồi" mà cụ bảo là phi vật chất, là các trạng thái của tâm. Còn cái vòng luân chuyển vật chất là vật chất. Tâm nó vô hình mà vật chất thì hữu hình dù là bé xíu. Cụ chưa hiểu được điều này nên mới có câu hỏi 2 này mà thôi.

Tâm nó hoạt động không giống như những gì vật lý hóa học nghiên cứu. Nên cụ không thể mang các kiến thức khoa học hiện đại, kiến thức vật lý / vũ trụ / hóa học để lý giải câu hỏi vòng luân hồi là gì
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,290
Động cơ
367,302 Mã lực
Tro cốt của Đức Thích Ca ngày xưa hay của thiền sư Thích Nhất Hạnh bây được thờ phụng ở các cơ sở tôn giáo hay các Làng mai trên thế giới thì có gì lạ? Có gì là phức tạp với giản dị ở đây?
Hơn nữa đây là thuộc phạm trù tôn giáo, tín ngưỡng... riêng cái này nó đã giải thích được tất cả các thắc mắc của cụ.
Em bổ xung thêm xíu. Tro cốt của Phật Thích Ca chia làm 7 phần, mỗi phần đặt ở các nước có vua phụng sự Phật giáo (thời Phật tại thế). Khi 7 phần này thu gom lại một chỗ thì :
- tuổi đời của trái đất kết thúc, chúng ta sẽ chuyển đến thế giới khác, hành tinh khác sống tiếp.
- tất cả mọi người trên trái đất đều là Alahan.
Em không rõ gạch đầu dòng nào là chuẩn nhất.

Nhưng câu truyện "7 viên ngọc rồng" dựa trên tích này mà sửa lại thành : ai thu thập được 7 viên ngọc rồng lại, rồi ước một điều bất kỳ, thì điều đó sẽ thành hiện thực, kể cả việc cải tử hoàn sinh.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em bổ xung thêm xíu. Tro cốt của Phật Thích Ca chia làm 7 phần, mỗi phần đặt ở các nước có vua phụng sự Phật giáo (thời Phật tại thế). Khi 7 phần này thu gom lại một chỗ thì :
- tuổi đời của trái đất kết thúc, chúng ta sẽ chuyển đến thế giới khác, hành tinh khác sống tiếp.
- tất cả mọi người trên trái đất đều là Alahan.
Em không rõ gạch đầu dòng nào là chuẩn nhất.

Nhưng câu truyện "7 viên ngọc rồng" dựa trên tích này mà sửa lại thành : ai thu thập được 7 viên ngọc rồng lại, rồi ước một điều bất kỳ, thì điều đó sẽ thành hiện thực, kể cả việc cải tử hoàn sinh.
Cụ lấy thông tin ở đâu thế.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,066
Động cơ
385,150 Mã lực
Kể cả giờ ông Phật Thích Ca hiện ra trước mặt cụ mà nói cho cụ biết triết lý Phật giáo, chắc gì cụ đã hiểu. Còn phải xem có duyên hay không, Phật cũng không thể độ hết tất cả những người đã gặp.

Về căn bản, phải đạt trí tuệ giác ngộ mới hiểu được chân lý tận cùng của Phật pháp. Chúng ta trí tuệ thấp kém, nên không hiểu được, chỉ có niềm tin là nếu đi theo phương pháp đúng (sống đời phạm hạnh theo bát chính đạo) thì sẽ tiến gần hơn tới chân lý
Sư đa phần đi tu từ nhỏ, học hành không đến nơi đến chốn. Nói " trí tuệ hơn người thường" thì bôi bác quá.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top