[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
573
Động cơ
299,457 Mã lực
Sư đa phần đi tu từ nhỏ, học hành không đến nơi đến chốn. Nói " trí tuệ hơn người thường" thì bôi bác quá.
Đi tu từ nhỏ, ở trong chùa nhưng các bạn ấy vẫn đi học phổ thông bình thường. Lớn lên thì học đại học Phật giáo mà cụ.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,323
Động cơ
367,202 Mã lực
Em xin phép hỏi Chánh niệm nghĩa là gì. Cám ơn các cụ.
Câu hỏi này khó.

Chánh niệm = "ôi dào, mọi thứ mình nghĩ / tâm mình chạy theo là ảo không thật, thật nhất là hãy theo dõi hơi thở hít vào thở ra, tha thứ cho mọi người làm sai với mình .... chỉ trở lại hơi thở thôi, chú ý hơi thở thôi đó là chánh niệm "

Vợ chửơi làm mình bực mình - mình tha thứ cho vợ, quay lại chú tâm đến hít và thở
Mình vừa mất mấy chục triêu CK - tiền CK là ảo ấy mà, lại chú tâm đến hít thở.
Đi đường giẫm phải phãi phân - chả quan trọng, chú tâm đến hơi thở.
Vừa thắng ván cờ, vui quá - cờ quạt là ảo thôi, chú tâm đến hơi thở ...
Bị sếp mắng vì chưa hoàn thành công việc - công việc do nhiều người làm lỗi ở khâu khác, chịu nghe chửi thay ông bạn đồng nghiệp vậy , quay về hơi thở cho nó đỡ cay ...
Bác sỹ báo ung thư, sắp chết - giờ vẫn còn thở chưa chết, chả sợ quay về hơi thở hít vào thở ra.
Bị ung thư hành hạ đau răng, đau bụng ... - vẫn còn thở là chưa chết, chẳng sợ ..

Tóm lại đó là việc ngộ ra "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", bỏ qua được mất, thành bại, đúng sai, tốt xấu, phải trái, thiện ác....... và chỉ quay lại hơi thở đó là Chánh niệm (suy nghĩ đúng nhất ở thời điểm hiện tại).
 
Chỉnh sửa cuối:

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
918
Động cơ
320,154 Mã lực
Hoàn toàn đồng ý với cụ.

Ý thứ nhất hoàn toàn phù hợp với những diễn giải phật giáo về Tứ diệu đế, Bát chính đạo...

Nhập Niết bàn chỉ là 1 trạng thái phát triển nhận thức và tâm lý, vượt ra những ràng buộc tâm lý bình thường, để nhận thức (hoặc chấp nhận) bản chất của sự vật, hiện tuowngjj, từ đó chiến thắng được những cảm xúc tiêu cực và giải phóng suy nghĩ, trí tuệ của bản thân. Chứ Niết bàn ko phải là 1 địa điểm, 1 không gian cụ thể.
Em hỏi khí không phải. Như vậy “Niết Bàn”cũng tương tợ như trạng thái phê thuốc? Vậy khác nhau là gì, một bên là tự lực một bên cần tha lực (ke đá chẳng hạn)? Hay giống lên đồng hồn lìa khỏi xác ạ?
Em hỏi thật, Các cụ đừng ném đá em. Tội nghiệp.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
các Vị Phật Giáo huấn "
Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành và thanh lọc tâm”.
Tại sao em làm như giáo huấn mà ko thành Phật .mà các vị đó thành Phật
Đây là đúc kết lại ngắn gọn nhất. Còn để thành phật là 1 con đường rất dài và để đi trên con đường thành phật vẫn phải theo đúng trình tự:

Không làm các điều ác (giữ giới) => hãy làm các điều lành (định) => và thanh lọc tâm (tuệ)”.

Một ví dụ đơn giản nhất để cụ thấy là cụ còn chưa làm đc 1 điều kiện trong những điều đầu tiên: Khi nói chuyện, chúng ta có thể che giấu 1 điều gì đó hoặc phóng đại 1 điều gì đó. Và như vậy, chúng ta đã phạm vào giới không nói dối.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Cảm ơn cụ đã trả lời!
Như cụ nói (em nghĩ là không đúng) thì tang lễ xuất hiện ngay từ khi Đức phật nhập niết bàn? Vậy nhập niết bàn là vui hay là điều đáng buồn với các phật tử? Chuyện "ngài không muốn" nhưng để tử vẫn làm thì liệu có trái với di nguyện và đúng (một kiểu trong dân gian hay nói là trên bảo dưới không nghe) - điều này em không tin lời suy luận cụ được - vì em tin rằng những người theo phật giáo đều trung thực và có đức tin tuyệt đối cụ ạ. Chuyện tro cốt thì theo di nguyện của ngài cũng rất ngắn gọn, nhưng việc thực hiện cũng như trên?
Em thắc mắc vì bản thân em cũng tin vào những điều tốt đẹp của phật giáo/tôn giáo. Và nếu họ cũng thực thi một cách dân gian như vậy thì có gì khác biệt đâu mà phải sử dụng nhiều câu khó hiểu thế?
Cảm ơn cụ, chúc cụ luôn tĩnh tâm trên con đường hướng phật.
Trong lịch sử khi Đức Phật nhập diệt cũng có hiện tượng người vui buồn rồi cụ. Các thầy cũng có giảng giải và em thấy khá phù hợp.

Khi Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80, các vị đệ tử của Ngài có mặt lúc đó đều là các bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn, hiểu rằng mọi người, Đức Phật hay phàm nhân cũng thế, đều phải chết. Đây là quy luật tự nhiên. Trong khi những vị đệ tử khác chưa tu tập Pháp (dhamma) đến mức này (tức đến quả vị Alahán) cảm thấy rất buồn, thậm chí có vị còn khóc lóc thảm thiết. Tuy nhiên có một người, một vị sư, tuổi đã già nhưng không có trí tuệ, không cùng quan điểm với các vị sư kia. Ông cảm thấy rất vui rằng ông già (chỉ Đức Phật) đã chết: giờ đây họ thoát khỏi sự kềm thúc của Ngài và có thể làm những gì họ thích. Suy cho cùng chính lời của Đức Phật là: Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”, cơ mà. Sự việc này cho thấy rằng những thành phần gia nhập Tăng đoàn (saṅgha) có những người không quan tâm đến Pháp (dhamma). Họ đến chỉ vì địa vị, vì muốn sống một cuộc sống phong lưu sung túc, được ăn uống đầy đủ và được kính trọng hơn ở những nơi khác.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,973
Động cơ
336,269 Mã lực
các Vị Phật Giáo huấn "
Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành và thanh lọc tâm”.
Tại sao em làm như giáo huấn mà ko thành Phật .mà các vị đó thành Phật
Cụ buồn cười.
Cụ có theo đạo Phật đâu mà thành Phật được.
Em nghĩ các tôn giáo trên thế giới, điều mình quan tam là cách sống và lý tưởng sống của các tôn giáo mới là điều mình học tập và thực hiện nếu điều đó là tốt đẹp, chứ không phải trở thành Phật, thánh Ala.. gì đó.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,973
Động cơ
336,269 Mã lực
Câu hỏi này khó.

Chánh niệm = "ôi dào, mọi thứ mình nghĩ / tâm mình chạy theo là ảo không thật, thật nhất là hãy theo dõi hơi thở hít vào thở ra, tha thứ cho mọi người làm sai với mình .... chỉ trở lại hơi thở thôi, chú ý hơi thở thôi đó là chánh niệm "

Vợ chửơi làm mình bực mình - mình tha thứ cho vợ, quay lại chú tâm đến hít và thở
Mình vừa mất mấy chục triêu CK - tiền CK là ảo ấy mà, lại chú tâm đến hít thở.
Đi đường giẫm phải phãi phân - chả quan trọng, chú tâm đến hơi thở.
Vừa thắng ván cờ, vui quá - cờ quạt là ảo thôi, chú tâm đến hơi thở ...
Bị sếp mắng vì chưa hoàn thành công việc - công việc do nhiều người làm lỗi ở khâu khác, chịu nghe chửi thay ông bạn đồng nghiệp vậy , quay về hơi thở cho nó đỡ cay ...
Bác sỹ báo ung thư, sắp chết - giờ vẫn còn thở chưa chết, chả sợ quay về hơi thở hít vào thở ra.
Bị ung thư hành hạ đau răng, đau bụng ... - vẫn còn thở là chưa chết, chẳng sợ ..

Tóm lại đó là việc ngộ ra "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", bỏ qua được mất, thành bại, đúng sai, tốt xấu, phải trái, thiện ác....... và chỉ quay lại hơi thở đó là Chánh niệm (suy nghĩ đúng nhất ở thời điểm hiện tại).
Cụ nhắc nhiều đến hơi thở, em thấy rất hay, vì thở để cung cấp ô xy cho não và điều hòa cơ thể.
Nhưng có thể học cách thở sao cho tốt thì đọc sách gì được ạ?
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,323
Động cơ
367,202 Mã lực
Không. Cái Thông tin mọi người trên trái đất đều là a la hán cơ.
Em nghe hơi nồi chõ ở đâu đó, giờ không tìm ra được nguồn nào đáng tin cậy. Mà cái chuyện này cũng để nghe cho vui thôi không có y nghĩa lý luận, lịch sử
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,891
Động cơ
248,127 Mã lực
Câu hỏi này khó.

Chánh niệm = "ôi dào, mọi thứ mình nghĩ / tâm mình chạy theo là ảo không thật, thật nhất là hãy theo dõi hơi thở hít vào thở ra, tha thứ cho mọi người làm sai với mình .... chỉ trở lại hơi thở thôi, chú ý hơi thở thôi đó là chánh niệm "

Vợ chửơi làm mình bực mình - mình tha thứ cho vợ, quay lại chú tâm đến hít và thở
Mình vừa mất mấy chục triêu CK - tiền CK là ảo ấy mà, lại chú tâm đến hít thở.
Đi đường giẫm phải phãi phân - chả quan trọng, chú tâm đến hơi thở.
Vừa thắng ván cờ, vui quá - cờ quạt là ảo thôi, chú tâm đến hơi thở ...
Bị sếp mắng vì chưa hoàn thành công việc - công việc do nhiều người làm lỗi ở khâu khác, chịu nghe chửi thay ông bạn đồng nghiệp vậy , quay về hơi thở cho nó đỡ cay ...
Bác sỹ báo ung thư, sắp chết - giờ vẫn còn thở chưa chết, chả sợ quay về hơi thở hít vào thở ra.
Bị ung thư hành hạ đau răng, đau bụng ... - vẫn còn thở là chưa chết, chẳng sợ ..

Tóm lại đó là việc ngộ ra "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", bỏ qua được mất, thành bại, đúng sai, tốt xấu, phải trái, thiện ác....... và chỉ quay lại hơi thở đó là Chánh niệm (suy nghĩ đúng nhất ở thời điểm hiện tại).
Cám ơn cụ.
Có cụ nào có cách giải thích khác về chánh niệm không ạ?
Đội ơn các cụ
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Trong lịch sử khi Đức Phật nhập diệt cũng có hiện tượng người vui buồn rồi cụ. Các thầy cũng có giảng giải và em thấy khá phù hợp.

Khi Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80, các vị đệ tử của Ngài có mặt lúc đó đều là các bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn, hiểu rằng mọi người, Đức Phật hay phàm nhân cũng thế, đều phải chết. Đây là quy luật tự nhiên. Trong khi những vị đệ tử khác chưa tu tập Pháp (dhamma) đến mức này (tức đến quả vị Alahán) cảm thấy rất buồn, thậm chí có vị còn khóc lóc thảm thiết. Tuy nhiên có một người, một vị sư, tuổi đã già nhưng không có trí tuệ, không cùng quan điểm với các vị sư kia. Ông cảm thấy rất vui rằng ông già (chỉ Đức Phật) đã chết: giờ đây họ thoát khỏi sự kềm thúc của Ngài và có thể làm những gì họ thích. Suy cho cùng chính lời của Đức Phật là: Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”, cơ mà. Sự việc này cho thấy rằng những thành phần gia nhập Tăng đoàn (saṅgha) có những người không quan tâm đến Pháp (dhamma). Họ đến chỉ vì địa vị, vì muốn sống một cuộc sống phong lưu sung túc, được ăn uống đầy đủ và được kính trọng hơn ở những nơi khác.
Cảm ơn cụ đã cắt nghĩa!
Như trong phần cụ nói thì đức phật đã chết "Khi Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80, các vị đệ tử của Ngài có mặt lúc đó đều là các bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn, hiểu rằng mọi người, Đức Phật hay phàm nhân cũng thế, đều phải chết", vậy là các phật đều đã chết cả rồi hay vẫn còn đâu đó? Và phật cũng chính/chỉ là con người mà thôi? Nếu đúng vậy thì em vẫn còn lấn cấn lắm.
Phần này thì em lại thấy dễ hiểu "Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”" bởi, đức phật là người sáng lập ra đạo phật, thì đương nhiên ngài chính là chủ nhân của ngài rồi, không thể có việc đệ tử là chủ nhân của ngài được. Còn các đệ tử em nghĩ họ không như thế được, họ chịu sự quả lý của cấp trên (giống nhân viên-sếp).
Nhưng không sao, về cơ bản em hiểu ý của cụ và một số cụ ở đây.
Chúc cụ viên mãn và thấu hiểu được chân lý trên con đường hướng phật của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,587
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cám ơn cụ.
Có cụ nào có cách giải thích khác về chánh niệm không ạ?
Đội ơn các cụ
"Sống đúng khoảnh khắc đang diễn ra. Chỉ khoảnh khắc đó là cuộc sống" (Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
Bởi vì quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa tới, thế cho nên Chánh niệm đơn giản là sống và suy nghĩ trọn vẹn ở giây phút hiện tại.
 

luổn phuẩn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-787530
Ngày cấp bằng
15/8/21
Số km
1,305
Động cơ
44,177 Mã lực
Tuổi
24
Cám ơn cụ.
Có cụ nào có cách giải thích khác về chánh niệm không ạ?
Đội ơn các cụ
Chánh niệm là từ Hán Việt (do VN tiếp xúc với kinh Phật qua tiếng Hán rất nhiều thế kỷ, gần đây mới có một số học giả VN học trực tiếp tiếng Pali hay Sankrit mới dịch trực tiếp). Chính thuộc về chính thức, chính quy, đúng đắn. Niệm thuộc về quan niệm, suy nghĩ, tư duy....

Chánh niệm là quan niệm, suy nghĩ, nhìn nhận, tư duy một cách đúng đắn.
Mấu chốt ở đâu là "đúng đắn": Thế nào được coi là đúng đắn?

Tư duy đúng đắn trong Phật giáo, là suy nghĩ, quan niệm về sự vật, sự việc như nó là, loại bỏ cảm xúc, tập khí, thói quen trong đánh giá sự vật sự việc. Con người tuyệt đại đa số bị bản năng, thói quen, nếp nghĩ bấy lâu tác động đến sự nhìn nhận vấn đề, sự vật. Sự chi phối đó đến từ cảm xúc, tập khí nếp nghĩ, thói quen, định kiến, thiên vị, yêu ghét, xúc động, sồn sồn, nuối tiếc quá khứ, hoang mang về tương lai .... các sự chi phối này là tà niệm, do vậy cần nắn chỉnh nó về chính niệm, hay là chánh niệm.

Để nắn chính suy nghĩ về chánh niệm, đương nhiên là khó, phải tu thế nào, ăn uống thế nào, bỏ thói quen cũ (sồn sồn) và tạo thói quen mới (tĩnh tại bình tĩnh trước sự việc) ra sao, tập bỏ thói quen dễ tức giận sồn sồn, bỏ uống rượu say xỉn, hạn chế ăn thịt tập ăn chay (vì ăn thịt dễ ăn cả thớ sân hận của con vật khi bị giết có thể tác động đến vọng niệm),... nói chung là rất kỳ công để đạt tới chánh niệm.

Dĩ nhiên, có những trợ giúp để giúp ta gần hơn với chánh niệm, như là luyện hơi thở, kết hợp ngồi thiền mỗi ngày, sinh hoạt điều độ,...

Tổng kết lại, chánh niệm là suy nghĩ, tư duy đúng đắn.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,587
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chánh niệm là từ Hán Việt (do VN tiếp xúc với kinh Phật qua tiếng Hán rất nhiều thế kỷ, gần đây mới có một số học giả VN học trực tiếp tiếng Pali hay Sankrit mới dịch trực tiếp). Chính thuộc về chính thức, chính quy, đúng đắn. Niệm thuộc về quan niệm, suy nghĩ, tư duy....

Chánh niệm là quan niệm, suy nghĩ, nhìn nhận, tư duy một cách đúng đắn.
Mấu chốt ở đâu là "đúng đắn": Thế nào được coi là đúng đắn?

Tư duy đúng đắn trong Phật giáo, là suy nghĩ, quan niệm về sự vật, sự việc như nó là, loại bỏ cảm xúc, tập khí, thói quen trong đánh giá sự vật sự việc. Con người tuyệt đại đa số bị bản năng, thói quen, nếp nghĩ bấy lâu tác động đến sự nhìn nhận vấn đề, sự vật. Sự chi phối đó đến từ cảm xúc, tập khí nếp nghĩ, thói quen, định kiến, thiên vị, yêu ghét, xúc động, sồn sồn, .... các sự chi phối này là tà niệm, do vậy cần nắn chỉnh nó về chính niệm, hay là chánh niệm.

Để nắn chính suy nghĩ về chánh niệm, đương nhiên là khó, phải tu thế nào, ăn uống thế nào, bỏ thói quen cũ (sồn sồn) và tạo thói quen mới (tĩnh tại bình tĩnh trước sự việc) ra sao, tập bỏ thói quen dễ tức giận sồn sồn, bỏ uống rượu say xỉn, hạn chế ăn thịt tập ăn chay (vì ăn thịt dễ ăn cả thớ sân hận của con vật khi bị giết có thể tác động đến vọng niệm),... nói chung là rất kỳ công để đạt tới chánh niệm.

Dĩ nhiên, có những trợ giúp để giúp ta gần hơn với chánh niệm, như là luyện hơi thở, kết hợp ngồi thiền mỗi ngày, sinh hoạt điều độ,...

Tổng kết lại, chánh niệm là suy nghĩ, tư duy đúng đắn.
Em bổ xung một chút.
Chánh niệm là một trong bát chánh đạo.
Chánh niệm ở đây nó có nghĩa rộng hơn là cắt nghĩa từ đơn thuần:
(Em copy lại trên google)
Chánh niệm
“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chánh niệm được chia làm hai yếu tố là chánh ức niệm và chánh quán niệm. “Chánh ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, còn “Chán quán niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai.

Như vậy, “Chánh niệm” tức là khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó. Ví dụ, khi ta đang ăn cơm ta ý thức rằng ta đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ ta ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải hành động xáo trộn bởi các yếu tố khác. Nhiều người ăn cơm nhưng không ý thức được mình đang ăn cơm vì suy nghĩ đang mải mê về công việc dang dở, về sự tức giận lúc ban chiều… nên ăn cơm lại như không phải đang ăn cơm mà lại thành một hành động vô thức.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Sư đa phần đi tu từ nhỏ, học hành không đến nơi đến chốn. Nói " trí tuệ hơn người thường" thì bôi bác quá.
Cái này của cụ đúng một nửa thôi (em đồng ý với cụ 1/2), tuy các vị sư không học đầy đủ các môn và khoa học chuyên sâu nhưng bù lại, họ có rất nhiều thời gian đọc kinh, văn học, thơ (trừ những tác phẩm mang tính phàm tục); họ có thời gian nghe thuyết giảng của các vị sư tiền bối... về những phần này thì cụ, em hay những người thường khác không thể sánh bằng được (chúng ta phải kiếm sống, lo cơm áo gạo tiền, chuyên môn để làm việc...). Chính vì vậy, xét về mặt kinh kệ, văn thơ, những điều giáo lý thì dùng từ " trí tuệ hơn người thường" không sai. Nhưng nếu cụ đòi hỏi các vị thiền sư, đại sư phải đoạt giải Nobel hóa, lý, sinh thì khó, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu họ đạt giải Nobel hòa bình hay văn học. Chính vì điều này nên có cụ nhầm lẫn đáy đại dương với lõi trái đất... nhưng không sao, nhân vô thập toàn cũng không phải là điều khó hiểu?
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Cảm ơn cụ đã cắt nghĩa!
Như trong phần cụ nói thì đức phật đã chết "Khi Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80, các vị đệ tử của Ngài có mặt lúc đó đều là các bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn, hiểu rằng mọi người, Đức Phật hay phàm nhân cũng thế, đều phải chết", vậy là các phật đều đã chết cả rồi hay vẫn còn đâu đó? Và phật cũng chính/chỉ là con người mà thôi? Nếu đúng vậy thì em vẫn còn lấn cấn lắm.
Phần này thì em lại thấy dễ hiểu "Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”" bởi, đức phật là người sáng lập ra đạo phật, thì đương nhiên ngài chính là chủ nhân của ngài rồi, không thể có việc đệ tử là chủ nhân của ngài được. Còn các đệ tử em nghĩ họ không như thế được, họ chịu sự quả lý của cấp trên (giống nhân viên-sếp).
Nhưng không sao, về cơ bản em hiểu ý của cụ và một số cụ ở đây.
Chúc cụ viên mãn và thấu hiểu được chân lý trên con đường hướng phật của mình.
"Như trong phần cụ nói thì đức phật đã chết "Khi Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80, các vị đệ tử của Ngài có mặt lúc đó đều là các bậc Alahán, đã giải thoát viên mãn, hiểu rằng mọi người, Đức Phật hay phàm nhân cũng thế, đều phải chết", vậy là các phật đều đã chết cả rồi hay vẫn còn đâu đó? Và phật cũng chính/chỉ là con người mà thôi? Nếu đúng vậy thì em vẫn còn lấn cấn lắm." Theo như em được biết thì Phật và các Alahan đã được giải thoát, không còn phải luân hồi nữa. Còn lại thì đúng là họ chỉ là con người bình thường như chúng ta thôi.

Phần này thì em lại thấy dễ hiểu "Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”" bởi, đức phật là người sáng lập ra đạo phật, thì đương nhiên ngài chính là chủ nhân của ngài rồi, không thể có việc đệ tử là chủ nhân của ngài được. Còn các đệ tử em nghĩ họ không như thế được, họ chịu sự quả lý của cấp trên (giống nhân viên-sếp).=>Đoạn này thì em lại nghĩ cụ không hiểu đúng ý Đức Phật nói rồi. Em thì đang chỉ hiểu là muốn giải thoát thì chỉ có thể dựa vào mình, không thể dựa vào người khác được.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,066
Động cơ
385,150 Mã lực
Chính vì vậy, xét về mặt kinh kệ, văn thơ, những điều giáo lý thì dùng từ " trí tuệ hơn người thường" không sai.
Lại ảo tưởng rồi, sư đếm được bao nhiêu ông giỏi văn chương thơ phú triết học???? Đừng lôi kinh kệ ra đánh đố người thường vì cái đấy người thường họ không quan tâm. Xã hội phát triển như vũ bão biết bao nhiêu phát minh sáng kiến ra đời là nhờ ai??? Lại bẩu sư thông tuệ hơn người thường đi, chết cười :))))))
 

Tâm Sinh Phúc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587695
Ngày cấp bằng
30/8/18
Số km
1,811
Động cơ
154,067 Mã lực
Trong này có nhiều Cụ sân si mà biết mình ko sân si không? Hoặc biết mình sân si mà không biết sửa thế nào thì nên thực hành phương pháp của Thầy Hạnh là phù hợp.
Phương pháp hơi thở hay chánh niệm nó giúp Tâm quay trở về Thân. Làm cho Tâm bình an, hạnh phúc và an lạc ở giây phút hiện tại. Trí tuệ cũng từ đó mà mở ra và tăng trưởng.
Tâm an lạc là gốc của hạnh phúc từ bi và trí tuệ.
À các cụ đó đang chấp vs cả người đã khuất đấy cụ ạ. Sân Si nó ăn vào máu rồi, nghe được chuyện này chuyện kia lấy đó làm nhận thức để đánh giá 1 con người!....
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Đoạn này thì em lại nghĩ cụ không hiểu đúng ý Đức Phật nói rồi. Em thì đang chỉ hiểu là muốn giải thoát thì chỉ có thể dựa vào mình, không thể dựa vào người khác được.
Vâng, đây cũng là một cách hiểu rất hợp lý nhưng nếu hiểu như vậy ("Attā hi attano nātho – “ta là chủ nhân của ta”, hay “ta là nơi nương tựa của ta”) thì đâu cần phải tìm đến tôn giáo/phật giáo nữa? và điều ấy cũng làm giảm tính cộng đồng/tổ chức (mang nặng chủ nghĩa cá nhân). Những điều đó liệu còn mang đúng tinh thần phật giáo?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top