Thêm ý kiến về chủ đề
VỀ HIỆN TƯỢNG BỒI LẮNG LUỒNG TẦU CẢNG LẠCH HUYỆN BÁO LAO ĐỘNG ngày 4-10-2021, đã đăng bài : “CẢNG NƯỚC SÂU HẢI PHÒNG SA BỒI, TÀU TRỌNG TẢI LỚN KHÔNG VÀO ĐƯỢC CẢNG” của tác giả Mai Chi. Trong bài...
www.facebook.com
VỀ HIỆN TƯỢNG BỒI LẮNG LUỒNG TẦU CẢNG LẠCH HUYỆN
BÁO LAO ĐỘNG ngày 4-10-2021, đã đăng bài : “CẢNG NƯỚC SÂU HẢI PHÒNG SA BỒI, TÀU TRỌNG TẢI LỚN KHÔNG VÀO ĐƯỢC CẢNG” của tác giả Mai Chi. Trong bài đó, tác giả đã đưa các thông tin sau:
“Cảng container quốc tế Hải Phòng (HITC) là cảng đầu tiên xây dựng và khai thác bến số 1, 2 tại Cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện. Cảng HITC được xem là cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc khi có độ sâu trước bến (thủy diện trước bến) tới -16 mét, độ sâu luồng chính vào cảng là -14 mét.
Thế nhưng mới chỉ 3 năm sau, độ sâu trước bến của cảng nước sâu Lạch Huyện đã sa bồi ở mức “khủng”, lên đến 9 mét.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cho biết: Ở thời điểm cuối tháng 9.2021, tại bến số 1 của HITC, độ sâu trước bến chỉ còn -7,1 mét, độ sâu ở bến số 2 còn -8,3 mét (tức là bằng độ sâu các cảng phía sâu bên trong của Hải Phòng). Như vậy, so với mức -16 mét lúc đầu (năm 2018), cảng này đã bị sa bồi thêm xấp xỉ 9 mét - một tốc độ sa bồi quá “khủng”.
Trong khi đó, tại Báo cáo cuối kỳ nghiên cứu sơ bộ về Dự án xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện trước đây của tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), các chuyên gia nhận định mức độ sa bồi luồng Lạch Huyện ở mức 60cm trong năm đầu tiên, năm thứ 2 là 80cm và năm thứ 3 khoảng 90cm. Trên thực tế, mức độ sa bồi khu vực trước bến số 1, 2 của cảng HICT tăng nhanh gấp khoảng 10 lần tính toán ban đầu.”
ĐỂ LÝ GIẢI VỀ VIỆC SA BỒI LUỒNG TẦU VÀO CẢNG LẠCH HUYỆN, TÔI XIN TRÍCH ĐƯA LẠI MỘT SỐ Ý KIẾN TÔI VIẾT VÀO NGÀY 2-2-2012 THAM GIA THẨM TRA DỰ ÁN NHƯ SAU:
1) Các vấn đề về sóng:
- Tham số sóng nước sâu:
Theo tiêu chuẩn thiết kế đê biển mới của Bộ NN và PTNT thì vùng dự án có các thông số sóng nước sâu như sau:
Yếu tố Chu kỳ lặp 10 năm Chu kỳ lặp 20 năm Chu kỳ lặp 50 năm Chu kỳ lặp 100 năm
Hsig(m) 8.43
(4.72) 8.81 9.31
(5.96) 9.69
(6.46)
T (s) 10.9
(11.8) 11.2 11.5
(13.3) 11.8
(13.8)
so với kết quả của dự án ( số mầu đỏ) thì sai khác nhiều. Cần kiểm tra lại các trị số này.
- Cần xem xét tác dụng của luồng đối với trường sóng, đặc biêt là tác dụng phát tán sóng ra ngoài luồng tầu khi thiết kế công trình chắn sóng, ngăn cát.
Xét trường sóng vùng công trình, tia sóng và trục tuyến luồng gần như song song hoặc giao nhau 1 góc rất nhỏ. Độ sâu luồng lớn hơn rất nhiều so với độ sâu nước xung quanh. Tác dụng khúc xạ của mái luồng rất lớn, một bộ phận năng lượng sóng trong luồng sẽ khúc xạ ra ngoài, hình thành hiện tượng sóng phát tán. Ảnh hưởng này rất khó mô phỏng qua phương pháp số.
Hiện tượng sóng phát tán làm cho chiều cao sóng trong luồng tầu giảm xuống đột ngột, dẫn đến hiện tượng gia tăng sa bồi.
Khi tia sóng song song với trục luồng tầu, đường đỉnh sóng vuông góc với trục luồng tầu. Khi sóng tiến vào vùng có luồng tầu, do độ sâu trong luồng lớn hơn độ sâu xung quanh, trong và ngoài luồng tầu sẽ sản sinh 2 loại tốc độ sóng khác nhau. Tốc độ sóng trong luồng lớn hơn bên ngoài, đường đỉnh sóng ban đầu vốn là đường thẳng, do tác dụng của luồng tầu đã biến thành hình cung, sóng từ 2 bên dốc luồng sẽ khúc xạ ra ngoài. Sóng từ trong luồng khúc xạ ra hợp với song bên ngoài luồng truyền đến, chúng chồng lên nhau, làm cho sóng 2 phía luồng rất hỗn loạn. Tia sóng trong và ngoài luồng hội tụ hoặc cắt nhau, tập trung năng lượng sóng, dẫn đến tăng chiều cao sóng thiết kế cho 1 đoạn đê chắn sóng hoặc đê ngăn cát. Hậu quả là làm tăng chiều dài, độ cao, mặt cắt cho công trình, tăng trọng lượng cho khối phủ.
Ngoài ra, cũng có thể có vấn đề khúc xạ sóng ở biên luồng làm cho hướng sóng trùng với hướng luồng, sóng truyền dọc theo tuyến luồng vào cảng, chiều cao sóng trong luồng tăng đột ngột, làm cho tình hình trong cảng xấu đi.
Vấn đề này rất quan trọng, đã có nhiều công trình thất bại do không xét vấn đề này, nhưng vấn đề này chỉ có thể tiến hành trên mô hình vật lý mới xác định được.
- Hệ số sóng vỡ
Không nên lấy áp đặt là 0,78( trang 60), vì nó thay đổi theo độ dốc đáy biển, lấy từ 0,6 đến 0,78 với độ dốc đáy biển i từ 1/1000 đến 1/140. Độ đốc thỏai thì hệ số có giá trị nhỏ. Độ sâu nước lấy cách chân công trình 0,5 ÷ 1,0 chiều dài sóng.
i 1/1000 1/500 1/400 1/300 1/200 1/140
Hb/db 0.6 0.6 0.61 0.63 0.69 0.78
2) Các vấn đề về cao trình:
- Yếu tố nước biển dâng: Trong thời kỳ tuổi thọ 50 năm, cần xét đến ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu và hiện tương sụt lún kiến tạo đang xẩy ra ở vùng dự án;
- Mực nước : Theo nghiên cứu của Bộ NN và PTNT thì mục nước tổng hợp tại vùng Cát Hải như sau ( hệ cao độ nhà nước).
. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 17 (106°06', 19°56') Đồng Bài, Cát Hải, Hải Phòng.
Mực nước 1% trong dự án là +4,43m theo hệ Hải đồ, mà trong TCVN 8481- 2010 về thiết kế đê biển ( mới), là +4,347m theo hệ cao độ nhà nước. Như vậy, tại vùng dự án, 2 hệ cao độ chênh nhau gần 2 mét !
- Cao trình đỉnh đê ngăn cát: Trong trường hợp của dự án, cao trình đỉnh đê ngăn cát chỉ ở mức +2 m, thấp hơn nhiều so với MNTK. Thực ra, không thể chỉ dựa vào chiều cao đê so với đáy biển, đê ngăn cát cần kết hợp giảm sóng cho luồng tầu. Khi xác định cao trình đê ngăn cát không nên tính sóng tràn,vì sóng tràn chỉ xét đến trường hợp sóng leo, cao trình đỉnh đê cao hơn mực nước thiết kế, ở đây phải tính hiệu quả giảm sóng trước và sau đê ngầm. Nếu cao trình đính đê ngầm gây ra sóng vỡ ngay tại đỉnh, thì luồng tầu sẽ có nguy cơ bị bồi lấp.
Ở vùng biển dự án, ngoài sóng hướng Đông- Nam mà dự án xét, thì sóng hướng Nam cũng xuất hiện khá nhiều , nhất là trong các trận bão mùa hè. Trong tình huống đó, tuyến đê ngăn cát tạo với hướng truyền sóng một góc khá lớn, khả năng sóng đưa bùn cát vượt qua đê vào luồng là rất lớn. Chúng ta đều biêt trong các trận bão hay áp thấp nhiệt đới, tại Cát Hải, hiện tượng sóng nhấc các khối đá chân đê hoắc cấu kiện gia cố mái đê ném bay qua đỉnh đê +4,5m ( hệ nhà nước) ở Cát Hải ( kề bên Cảng Lạch Huyện) đã từng xẩy ra rất nhiều và nghiêm trọng.