Đại ca cụ phán bậy, thầy bói xem voi òi
Có thể có loa thùng kin không nhồi bông tiêu âm thật - em chưa gặp, nhưng lý thuyết tính toán thì có - còn loa thực tế em chưa gặp con loa thùng kín nào không nhồi bông tiêu âm cả.
Mục đích đóng thùng loa là để sóng âm mặt sau của củ loa không tác động đến sóng âm mặt trược của củ loa. Vì vậy sơ khai người ta làm tấm vách ngăn mặt trước và mặt sau củ loa.
Tuy nhiên để đáp ứng được các tần số thấp - bước sóng dài thì cái vách ngăn này rất lớn (lý thuyết >1/4 bước sóng, càng tần số thấp bước sóng càng dài).
Vì khó khăn như vậy nên người ta làm thùng kín để nhốt sóng mặt sau trong thùng. Tuy nhiên làm thùng kín thì phát sinh vấn đề cộng hưởng của không khí trong thùng gây ảnh hưởng đến âm thanh phát ra loa. Để triệt cộng hưởng thì người ta phải nhồi chất tiêu âm vào thùng. Còn với những thùng người ta cố ý muốn sử dụng 1 tần số cộng hưởng nào đó với mục đích riêng biệt thì người ta có thể không nhồi chất tiêu âm mà tính toán điều chỉnh kích thước thùng cộng hưởng với tần số mong muốn. Dai tần số cộng hưởng của thùng kín rất hẹp, chỉ trong 1 khoảng tần số nào đó thôi.
Sau đó người ta lại lợi dụng hiệu ứng cộng hưởng thì mời tòi ra loa có lỗ cộng hưởng - thùng có lỗ thông hơi. Thùng có lỗ thông hơi (lỗ cộng hưởng) có ưu điểm dễ điều chỉnh tần số cộng hưởng thông qua độ dài và tiết diện của lỗ thông hơi - chứ không phải điều chỉnh cả thể tích thùng như thùng kín. Với thùng có lỗ thông hơi thì dải tần số cộng hưởng rộng hơn thùng kín và có đặc điểm bội tần. Tức là cộng hưởng ở tần số F0 thì sẽ có cộng hưởng ở nxF0. Với n càng lớn thì mức cộng hưởng càng giảm.
Loằng ngoằng hơn nữa thì người ta làm thùng công hưởng đa tần số bằng cách chia thùng thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có ống cộng hưởng riêng để điều chỉnh cho hợp lý.
Và tất cả các loại thùng phần lớn đều phải có nhồi bông tiêu âm, còn nhiều hay ít thì tùy theo ý đồ thiết kế của nhà SX. 1 thùng loa không có bông tiêu âm thì chẳng khác nào cụ ngồi trong phòng trống không đồ đạc rồi nói chuyện với nhau xem có nghe được không nhé