[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Cụ chém thế này thì chết :)))

Hiệu quả hay không nó nằm ờ suất đầu tư và tỷ suất lợi nhuận chứ không liên quan gì đến công suất đặt nhá. Cụ lấy công suất đặt ra để so sánh rồi bảo thằng này kém hiện quả hơn thằng kia là sai bét.

Ví dụ như 2 ông điện than và điện mặt trời có công suất đặt đều là 1.000MW. Thằng điện than 1 ngày chạy 16 tiếng, thằng điện mặt trời 1 ngày chạy có 4-6 tiếng thôi. Tức là thời gian hoạt động của điện than gần gấp 3 lần điện mặt trời. Và tất nhiên , nó cho doanh số điện lớn hơn điện mặt trời. Chỉ với những thông số trên mà cụ phán điện than hiệu quả hơn nhiều so với điện mặt trời là sai bét. Cùng công suất đặt nhưng suất đầu tư ban đầu của điện than so với điện mặt trời là bao nhiêu? Chi phí vận hành ( chi phí nguyên vật liệu ( than) ,quản lý, bảo trì bảo dưỡng ...) định kỳ của điện than so với điện mặt trời là bao nhiêu...? Cụ thử lấy những thông số đó rồi lắp vào một bài toán cụ thể thì mới biết thằng nào hiệu quả hơn thằng nào nhé.
Cụ đấy nói không sai đâu, chính vn cũng phải nhận thức cho đúng để vận dụng luồng gió năng lượng mới sao cho lợi ích được tối đa chứ không phải chỉ nhăm nhe đầu tư phát điện. Cái cần là m xé cho t ít lợi ích trong chuỗi công nghiệp xanh và kỹ thuật điều phối điện.
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
682
Động cơ
5,081 Mã lực

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Điện Than giảm dần lấy cái gì thay? NLTT có thể bù đắp trong giấc mơ à cụ. Mà có thể bù đắp đi chăng nữa giá lên gấp 2-3 lần cụ ok không? Hay lại chửi tiếp.

Cụ nói nước nào dùng NLTT chiếm 40-50% hệ thống điện nói em coi. :-/
1. Cụ đọc qh8 chưa?

Đến năm 2030: Điện than 20%, thủy điện 20%, điện khí + LNG : 25%. Tổng 65%. Đủ để cân nguồn chưa?

2.

Screenshot_20230607-162348.png
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Cụ đấy nói không sai đâu, chính vn cũng phải nhận thức cho đúng để vận dụng luồng gió năng lượng mới sao cho lợi ích được tối đa chứ không phải chỉ nhăm nhe đầu tư phát điện. Cái cần là m xé cho t ít lợi ích trong chuỗi công nghiệp xanh và kỹ thuật điều phối điện.
Muốn biết hiệu quả hay không phải xem xét rất nhiều yếu tố ( kể cả yếu tố phi kinh tế như chính trị, xã hội...) trong cả một khoảng thời gian hơn 20 nầm đánh giá, chứ không phải chỉ nhìn vào mỗi con số công suất đặt để phán.
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Điện Than giảm dần lấy cái gì thay? NLTT có thể bù đắp trong giấc mơ à cụ. Mà có thể bù đắp đi chăng nữa giá lên gấp 2-3 lần cụ ok không? Hay lại chửi tiếp.

Cụ nói nước nào dùng NLTT chiếm 40-50% hệ thống điện nói em coi. :-/
TQ nó đang xây 2 nhà máy điện hạt nhân gần VN đấy, Thì việc nhập khẩu điện với tỷ lệ 10-15% từ TQ và các nước ĐNA không phải là không khả thi.

 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,790
Động cơ
460,643 Mã lực
Muốn biết hiệu quả hay không phải xem xét rất nhiều yếu tố ( kể cả yếu tố phi kinh tế như chính trị, xã hội...) trong cả một khoảng thời gian hơn 20 nầm đánh giá, chứ không phải chỉ nhìn vào mỗi con số công suất đặt để phán.
Điện gió phải phát triển đến mức mà có thể bù chéo công suất thì mới tạo hiệu quả được. Có lẽ vì thế nên đức mới phải đầu tư dư công suất như vậy. Vd như gió theo mùa, gió theo thời gian trong ngày.
Khi quy mô thị trường đủ lớn thì có lẽ chi phí suất đầu tư cũng giảm dần theo thời gian từ yếu tố công nghệ lẫn chi phí sản xuất (trong mấy năm qua chi phí cũng giảm dần rồi).
Nhìn chung phải phân kỳ giai đoạn, quan sát tín hiệu thay đổi của công nghệ để có quyết sách chứ không phải cứ làm bừa chạy theo trào lưu.
 

dielac1

Xe tải
Biển số
OF-491768
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
343
Động cơ
209,125 Mã lực
Tuổi
33
Cụ chém thế này thì chết :)))

Hiệu quả hay không nó nằm ờ suất đầu tư và tỷ suất lợi nhuận chứ không liên quan gì đến công suất đặt nhá. Cụ lấy công suất đặt ra để so sánh rồi bảo thằng này kém hiện quả hơn thằng kia là sai bét.

Ví dụ như 2 ông điện than và điện mặt trời có công suất đặt đều là 1.000MW. Thằng điện than 1 ngày chạy 16 tiếng, thằng điện mặt trời 1 ngày chạy có 4-6 tiếng thôi. Tức là thời gian hoạt động của điện than gần gấp 3 lần điện mặt trời. Và tất nhiên , nó cho doanh số điện lớn hơn điện mặt trời. Chỉ với những thông số trên mà cụ phán điện than hiệu quả hơn nhiều so với điện mặt trời là sai bét. Cùng công suất đặt nhưng suất đầu tư ban đầu của điện than so với điện mặt trời là bao nhiêu? Chi phí vận hành ( chi phí nguyên vật liệu ( than) ,quản lý, bảo trì bảo dưỡng ...) định kỳ của điện than so với điện mặt trời là bao nhiêu...? Cụ thử lấy những thông số đó rồi lắp vào một bài toán cụ thể thì mới biết thằng nào hiệu quả hơn thằng nào nhé.
Điện MT mà ngon với hiệu quả hơn thì cả thế giới đổ xô đi xây nhà máy điện MT rồi (vốn đầu tư thấp, xây dựng nhanh, không mất chi phí nguyên liệu, dễ dàng bảo dưỡng...) nhưng bây giờ trên tỷ lệ điện mặt trời là chiếm bao nhiêu %.
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Điện MT mà ngon với hiệu quả hơn thì cả thế giới đổ xô đi xây nhà máy điện MT rồi (vốn đầu tư thấp, xây dựng nhanh, không mất chi phí nguyên liệu, dễ dàng bảo dưỡng...) nhưng bây giờ trên tỷ lệ điện mặt trời là chiếm bao nhiêu %.
Đổ xô là thế lào? Có phải chỗ nào cũng phi mấy tấm quang năng vào hứng nắng được đâu?nó tùy thuộc vào bức xạ nhiệt. Ông nào có bức xạ nhiệt càng lớn ,thời gian nắng dài trong ngày thì hiệu quả mới cao.
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Cụ đừng lôi mấy cái biểu đồ này ra nữa. Vì bọn tailon nó tín cả thủy điện là NLTT.

3 thằng dẫn đầu trong biểu đồ thì do có nguồn lực thủy điện, địa nhiệt dồi dào, tính hết cả vào thành NLTT.
Thì VN mình tính cả thúy điện vào thì mới được 40-50% chứ. Chứ tính riêng bọn " ăn hại" gió với mặt trời thì chỉ có 23-27% thôi ( 2030)
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Hại trên báo thôi cụ ạ. Các báo giờ yêu môi trường nhiệt tình như cái trend của phương tây, cái việc yêu môi trường, đánh điện than đó cũng là nguồn thu lớn cho các báo chứ ko phải viết không viết nể đâu cụ ạ.
Nhiều biên tập báo lớn khi kiếm đủ xèng rồi thì lại nhảy tót sang tư bản sống, xong lại viết báo xỉa xói chuyện điện sạch điện bẩn. Dân thì bị dắt mũi dễ như không.
Không phải ....cụ chưa hiểu rõ.
Cụ có biết cái hội nghị chống biến đổi khí hậu COP gì gì đó không ?
VN ( và hầu hết các nước ) đã ký phê chuẩn cái Công ước này.
VN đã nói và cam kết là thành viên có trách nhiệm với TG.
Giờ đã theo TG rồi, chả nhẽ làm bậy thì....ai chơi với VN nữa ....:D
Nên VN phải theo, phải thực hiện đúng những gì Vn đã cam kết. Thế thôi, nó đơn giản, chả có gì đao to búa lớn. Còn báo chí nói vì môi trường, vì nọ, vì kia.....cụ thích thì đọc, ko thích thì bỏ qua đi.

Điều quan trọng nhất : VN đã chấp nhận cuộc chơi, đã nhập cuộc chơi.....phải theo. Thế thôi. :))

Một số cụ lưu luyến điện than....không khác gì 1 ông Vua lưu luyến chế độ Phong kiến, mặc dù nó đã tàn lụi. :))
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,501
Động cơ
408,540 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Truyền thông VN đã khiến 1 bộ phận dân chúng nghĩ như cụ. Nhưng thực tế thì các nước khác nó vẫn đang đầu tư điện than, điện khí ầm ầm. Từ TQ, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Pakistan....
Indonesia cũng nhận tiền "xanh" mà vẫn đầu tư điện than là ví dụ điển hình :)
Điện khí thì vẫn ok mà cụ, điện khí LNG vẫn làm bt...:D
Chi nhiệt điện đốt than ( dự án xây mới ) là rất khó để làm. Dĩ nhiên nếu cố và mặt dày thì vẫn có ther làm được .... nhưng ...chắc VN sẽ ko làm thế. Lợi ít mà hại nhiều thứ khác.
Chém thêm chút với các cụ về điện than mới ở các nước:

Với Trung quốc và Ấn độ thì như tôi đã nói ở 1 post trước. 2 nước này là nước lớn, có vị thế chính trị và kinh tế đặc biệt để khó bị Ph Tây động đến. Điển hình như họ đang mua dầu Nga phớt lờ lệnh cấm vận mà Ph Tây chỉ "nhắc nhở nhẹ nhàng".
Ngoài ra, một điều rất then chốt là Ấn và Trung đều tự sản xuất được thiết bị phát nhiệt điện nên có thể tự do xây dựng nhiệt điện than mà không phụ thuộc cả tài chính và kỹ thuật vào nước ngoài.

Với Indonesia: Đây là trường hợp rất thú vị.
Indo đang có 1 dự án xây mới điện than khá lớn trong khuôn khổ Khu công nghiệp xanh Borneo. "Nhà máy điện than" trong "Khu công nghiệp xanh", nghe rất mâu thuẫn, Indo đã làm điều đó thế nào?
Hóa ra là như sau: Khu công nghiệp này dành cho 2 đại công ty là CATL Trung quốc và Tesla Mỹ tinh chế nickel sản xuất pin cho xe điện. Indo đã lên kế hoạch dùng 100% điện tái tạo cấp cho khu công nghiệp. Nhưng vì sản xuất của 2 công ty này đòi hỏi 1 lượng điện quá lớn nên trước khi có thể đủ điện tái tạo, Indo sẽ xây tạm 1 nhà máy điện than cấp cho CATL và Tesla để 2 công ty này nhanh chóng đi vào hoạt động.
Rất logic và có trách nhiệm, phải không?
1 điều nữa là do khu công nghiệp này có CATL đứng sau nên CATL sẽ thu xếp vốn và thiết bị cho nhà máy điện than mà không vi phạm các cam kết hạn chế về "năng lượng xanh".

Với Pakistan: Các cụ để ý chi tiết then chốt này: GDP đầu người của Pakistan 2022 là 1.505USD/năm, thuộc loại rất thấp của thế giới (để so sánh thì năm 2022 GDP đầu người của VN là 4.420USD). Với mức thu nhập đầu người này thì Ph Tây sẽ thể tất. Tức là Pakistan có thể thoải mái xây dựng các nhà máy điện than mà không bị hạn chế như VN.

Bangladesh lại là 1 câu chuyện khác. GDP đầu người của Bangladesh là 2.450USD/năm, là mức thu nhập trung bình và có trách nhiệm tham gia chương trình Năng lượng xanh. Ngoài ra thì Bangladesh là nước gia công xuất khẩu rất nhiều và tuyệt đối cần con bài Năng lượng xanh để thuận lợi xuất khẩu. Vậy tại sao nước này vẫn có thể xây mới các nhà máy điện than?
Mấu chốt là thế này: Hiện tại Bangladesh đang có rất ít điện than. Năm 2022 tỉ lệ điện than trong tổng sản lượng điện của Bangladesh chỉ có 1,3% (VN là 34%). Nói một cách hình tượng thì Bangladesh vẫn có quota nâng tỉ lệ điện than lên "cho bằng anh bằng em". Tỉ lệ này được xác định là khoảng 12%, và Bangladesh đang dồn dập xây mới các nhà máy điện than (Trung quốc hân hạnh tài trợ) để năm 2033 tỉ lệ điện than chiếm đúng 12% tổng sản lượng.

Lào có tiềm năng thủy điện hàng đầu đông nam á, xuất khẩu điện nhưng vẫn đầu tư nhiệt điện than đấy. Lãnh đạo Lào cần mẹ gì đú trend của tây. Ở VN nhiều lãnh đạo ngộ tây, cho con học bên tây đâm ra cứ thích nghe tây tư vấn, không bản lĩnh bằng lãnh đạo Lào.
Về điện than của Lào thì nó thế này cụ ạ: Lào là nước rất dư thừa chứng chỉ carbon (quá nhiều rừng so với dân số) nên việc xây mới 1 vài nhà máy điện than không bị gây sức ép. Ngoài ra thì Lào xuất khẩu rất ít sang các nước Ph Tây nên không phải e ngại như VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Điện than chả có lỗi gì. Ô nhiễm hay không là do cách quản lý vận hành cả. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là nhà máy có công nghệ điện than thấp nhất VN hiện nay, và cũng là đơn vị quản lý lôm côm nhất. Về lý thì đáng lẽ nó sẽ rất ô nhiễm, dân quanh đó sẽ phản đối. Nhưng thực tế thì nhà máy vẫn nằm ở thành phố, cách tường nhà máy vài chục mét là nhà dân. Quảng Ninh thậm chí có tới 7 nhà máy nhiệt điện than nhưng chẳng mấy ai kêu ô nhiễm. HN không có nhà máy nhiệt điện nào, cái gần nhất cũng không tác động được đến HN thì lại ok nhiễm nghiêm trọng. Cho nên, vấn đề ô nhiễm của nhiệt điện than cũng chỉ do báo chí thổi phồng quá mức để nhồi sọ dân chúng thôi. Còn than ở VN và ở Lào có rất nhiều. Quảng Trị đang đề nghị nâng công suất nhập khẩu than từ Lào lên 20 triệu tấn/ năm đấy.
Lào có tiềm năng thủy điện hàng đầu đông nam á, xuất khẩu điện nhưng vẫn đầu tư nhiệt điện than đấy. Lãnh đạo Lào cần mẹ gì đú trend của tây. Ở VN nhiều lãnh đạo ngộ tây, cho con học bên tây đâm ra cứ thích nghe tây tư vấn, không bản lĩnh bằng lãnh đạo Lào.
Điện than ô nhiễm hay không ô nhiễm.....không bàn nữa.
Những NM điện than cũ, đang hoạt động thì vẫn hoạt động, thế thôi.
VN hiện nay không thể xây dựng mới các NM nhiệt điện đốt than nữa, vì sao thì cụ cứ từ từ mà tự tìm hiểu, hỏi Google cũng được.

Cụ nói luyến tiếc điện than...thì cũng vậy thôi, không khác được. :))
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,145
Động cơ
220,329 Mã lực
Một số cụ lưu luyến điện than....không khác gì 1 ông Vua lưu luyến chế độ Phong kiến, mặc dù nó đã tàn lụi. :))
điện gì thì điện, đầu tiên là không cúp điện. Nước này thừa mứa điện mặt trời, gió giếc nhưng cũng bị cúp điện rồi.

Thứ hai là bọn Tây lông miệng nói thế thôi chứ tính giá điện mặt trời cho nó thì nó chạy mất, cho nên phải tìm nguồn điện than để thõa mãn nó. Không có nó không chịu đâu! :D
 

dielac1

Xe tải
Biển số
OF-491768
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
343
Động cơ
209,125 Mã lực
Tuổi
33
Một số cụ luyến tiếc điện than.....giống hệt mấy anh 3/// ở hải ngoại lưu luyến chế độ VNCH ý nhỉ :))
Thủy điện lớn đã hết chỗ đặt, điện khí thì đắt, điện hạt nhân thì sợ này sợ nọ, còn mỗi điện than là tương đối rẻ mà ổn định..... nghèo thì chịu ô nhiễm tý, nhiều tiền rồi thì chuyển dần dần ,có thực mới vực đc đạo, giờ điện còn không đủ thì phát triển kiểu gì
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,145
Động cơ
220,329 Mã lực
Đi đúng là đi thế nào vậy cụ? Cụ đọc hết bài báo chưa?

1. Nam phi dựa quá nhiều vào điện than (80%). Trong khi đó công nghệ cũ lỗi thời và không bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.

Điện than ở ta là 50-60% và giảm dần. Trong khi đó ta tích cực xây dựng điện khí để bù đắp vào sụ giản dần điện than.

2. Nguồn năng lượng tái tạo của Nam phi rất ít. Nên khi điện than có vấn đề thì không thể bù đắp nổi.

Nâng lượng tái tạo của ta khá dồi dào, chiếm 40-50% nên có để bù đắp cho hệ thống.
cụ quá xuyên tạc. Lý do Nam Phi thiếu điện là vì mấy năm qua không xây được nhiều nhà máy điện than, vì EVN Nam Phi không có lãi, do bọn dân chủ lấy giá điện ra kiếm phiếu.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Một số cụ luyến tiếc điện than.....giống hệt mấy anh 3/// ở hải ngoại lưu luyến chế độ VNCH ý nhỉ :))
Ko luyến tiếc chỉ hỏi xem để quay lại kỷ luật mấy ông làm điện than chậm không kịp chạy deadline cam kết quốc tế :) như TKV chẳng hạn; tái tạo chạy deadline giá fit rất xôn xao
 

tuan_nguyen261188

Xì hơi lốp
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
1. Cụ đọc qh8 chưa?

Đến năm 2030: Điện than 20%, thủy điện 20%, điện khí + LNG : 25%. Tổng 65%. Đủ để cân nguồn chưa?

2.

Screenshot_20230607-162348.png
65% mà cân được 35% điện xanh? 1 giấc mơ đẹp. Vậy thì nguồn và cung tỷ lệ thế nào?

Cu
TQ nó đang xây 2 nhà máy điện hạt nhân gần VN đấy, Thì việc nhập khẩu điện với tỷ lệ 10-15% từ TQ và các nước ĐNA không phải là không khả thi.

Nó không rảnh bán qua Việt Nam. Và với tinh thần tự chủ năng lượng thêm bài tàu và yêu cây xanh thì Phương án này không khả thi...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top