[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Em lại chém tiếp về điện Xanh, kiểu điện mặt trời, điện gió bà để hiểu tại sao một số nước châu Âu như Đức, Đan Mạch hoặc TQ nó đầu tư ồ ạt và có thể thay thế 1 phần (thậm chí toàn bộ) thứ điện năng lượng truyền thống.
Đầu tiên, phải hiểu vài định nghĩa:
- Tổng công suất lắp đặt: Là tổng công suất các nhà máy điện được lắp đặt trên cả nước. Đơn vị tính là MW hoặc GW. Ví dụ như VN hiện tại đang cỡ 76.000 MW = 76 GW.
- Công suất phát tiêu tiêu thụ: Là công suất đang phát lên lưới điện tại 1 thời điểm. Đơn vị tính là MW. Ví dụ, VN vào giờ cao điểm tiêu thụ cỡ 40.000 MW - khoảng bằng 55% tổng công suất lắp đặt.
- Sản lượng tiêu thụ điện là công suất điện tiêu thụ trong khoảng 1 thời gian, ví dụ là 1 năm. Đơn vị tính là kWh. Ví dụ như VN là khoảng 220 tỷ kWh/năm.
Xong, bây giờ quay lại nước Đức và tìm hiểu vài con số:
- Năm 2000, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện của Đức là 121 GW. Tổng sản lượng tiêu thụ năm đó là khoảng 510 tỷ kWh.
- Năm 2020, tổng công suất lắp đặt hệ thống điện của Đức là 218 GW - bằng 180% năm 2000. Nước Đức vừa đóng cửa nhà máy cũ, vừa xây nhà máy điện mới để tăng công suất lắp đặt lên gần gấp 2 lần sau 20 năm ạ.
Nhưng, sản lượng tiêu thụ điện của Đức năm 2020 có tăng gần gấp đôi tương ứng với mức tăng của công suất lắp đặt không?
Không hề, năm 2020, sản lượng tiêu thụ điện của Đức cũng chỉ 518 tỷ kWh. Tức là không tăng so với năm 2000.
=> Rút ra được kết luận gì?
Đầu tư hệ thống điện XANH ồ ạt như Đức nhưng hiệu quả kinh tế thấp, dù tăng gần gấp đôi công suất lắp đặt (đi kèm là hàng trăm tỷ $ được ném vào xây nhà máy điện XANH mới) nhưng sản lượng điện sản xuất ra cho xã hội chỉ ngang với lúc chưa có điện xanh. Hệ số phát điện của năm 2020 chỉ bằng 1 nửa năm 2000.
Tóm lại, đầu tư điện xanh có hiệu quả kém, vì vì lắp đặt quá nhiều công suất điện nên lượng điện sản xuất ra vẫn đủ cho khoảng 46% sản lượng điện tiêu thụ.
Tại sao Đức (hay Đan Mạch và TQ) lại nhiệt tình với điện Xanh như vậy? Vì nó là ngành kinh tế mới, tạo việc làm cho người lao động, tạo ra GDP, tạo môi trường phát triển công nghiệp điện Xanh để xuất khẩu thiết bị. Và cũng không loại trừ "lợi ích nhóm" để sống tầm gửi vào năng lượng truyền thống.
Với nước giàu mạnh, có công nghệ chế tạo thiết bị điện Xanh thì nên đầu tư mạnh để phát triển kinh tế nội địa và cả xuất khẩu. Còn với nước nghèo mà đú điện Xanh thì ....sắp tới có thể sẽ phải bán nhà máy thủy điện thuộc sở hữu nhà nước cho tư nhân hoặc cho bọn nước ngoài để lấy tiền trả nợ điện Xanh đấy ạ.
Đính chính bác chút. Ở đức thì 1kwp chắc chỉ phát bằng 1/5 kw điện thường. Thông thường người ta dùng chung 1 đơn vị nhưng phải hiểu là điện tái tạo hiệu suất (và chi phí) chỉ bằng 20, 25% điện các loại khác.

2000: điện tái tạo của đức là 14gw
2020: tái tạo 128gw

110gw làm thêm đó chỉ tương đương khoảng 25gw điện khác. Trong khi các nguồn điện truyền thống giảm đi 27gw (do những cái hư cũ bị về hưu). Tính ra là nguồn điện của Đức không tăng không giảm gì mấy đâu.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,357
Động cơ
217,559 Mã lực
Thỏa thuận đây cụ"

Trước mắt, JETP sẽ huy động 15,5 tỷ USD nguồn tài chính từ khối tư nhân và chính phủ trong ba đến năm năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển dịch xanh của Việt Nam.

JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu mới như sau:
● Đẩy nhanh thời gian đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến từ năm 2035 lên 2030.
● Giảm tới 30% phát thải hàng năm của ngành điện từ 240 triệu tấn xuống 170 triệu tấn và đẩy nhanh đỉnh phát thải sớm thêm năm năm vào năm 2030.
● Giới hạn công suất điện than của Việt Nam ở mức 30.2GW từ mức kế hoạch dự kiến là 37GW.
● Đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo để nguồn năng lượng này chiếm ít nhất 47% tổng sản lượng điện vào năm 2030, tăng từ mức kế hoạch 36% hiện tại.

Khoảng 500 triệu tấn khí thải sẽ được cắt giảm vào năm 2035 nếu các mục tiêu này được hoàn thành. [1]

Đóng góp ban đầu cho JETP của Việt Nam bao gồm cam kết 7,75 tỷ USD từ IPG, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Công ty Tài chính Quốc tế. Nhóm các tổ chức tài chính tư nhân hàng đầu do Glasgow Financial Alliance for Net Zero (GFANZ) điều phối cam kết nỗ lực huy động và tạo điều kiện một khoản đối ứng 7,75 tỷ USD nữa, trong đó có Bank of America, Citi, Deutche Bank, HSBC, Macquarie Group, Mizuho, MUFG, Prudential PLC, Shinhan, SMBC, Standard Chartered.


Không rõ điểm nào là bắc buộc? Mà hình như đang trì hoãn chưa nhận đồng nào, chờ xem chính sách ưu đãi hàng VN thế nào đã chứ mấy cái mục tiêu này để làm cái quái gì?
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Chém thêm chút với các cụ về điện than mới ở các nước:

Với Trung quốc và Ấn độ thì như tôi đã nói ở 1 post trước. 2 nước này là nước lớn, có vị thế chính trị và kinh tế đặc biệt để khó bị Ph Tây động đến. Điển hình như họ đang mua dầu Nga phớt lờ lệnh cấm vận mà Ph Tây chỉ "nhắc nhở nhẹ nhàng".
Ngoài ra, một điều rất then chốt là Ấn và Trung đều tự sản xuất được thiết bị phát nhiệt điện nên có thể tự do xây dựng nhiệt điện than mà không phụ thuộc cả tài chính và kỹ thuật vào nước ngoài.

Với Indonesia: Đây là trường hợp rất thú vị.
Indo đang có 1 dự án xây mới điện than khá lớn trong khuôn khổ Khu công nghiệp xanh Borneo. "Nhà máy điện than" trong "Khu công nghiệp xanh", nghe rất mâu thuẫn, Indo đã làm điều đó thế nào?
Hóa ra là như sau: Khu công nghiệp này dành cho 2 đại công ty là CATL Trung quốc và Tesla Mỹ tinh chế nickel sản xuất pin cho xe điện. Indo đã lên kế hoạch dùng 100% điện tái tạo cấp cho khu công nghiệp. Nhưng vì sản xuất của 2 công ty này đòi hỏi 1 lượng điện quá lớn nên trước khi có thể đủ điện tái tạo, Indo sẽ xây tạm 1 nhà máy điện than cấp cho CATL và Tesla để 2 công ty này nhanh chóng đi vào hoạt động.
Rất logic và có trách nhiệm, phải không?
1 điều nữa là do khu công nghiệp này có CATL đứng sau nên CATL sẽ thu xếp vốn và thiết bị cho nhà máy điện than mà không vi phạm các cam kết hạn chế về "năng lượng xanh".

Với Pakistan: Các cụ để ý chi tiết then chốt này: GDP đầu người của Pakistan 2022 là 1.505USD/năm, thuộc loại rất thấp của thế giới (để so sánh thì năm 2022 GDP đầu người của VN là 4.420USD). Với mức thu nhập đầu người này thì Ph Tây sẽ thể tất. Tức là Pakistan có thể thoải mái xây dựng các nhà máy điện than mà không bị hạn chế như VN.

Bangladesh lại là 1 câu chuyện khác. GDP đầu người của Bangladesh là 2.450USD/năm, là mức thu nhập trung bình và có trách nhiệm tham gia chương trình Năng lượng xanh. Ngoài ra thì Bangladesh là nước gia công xuất khẩu rất nhiều và tuyệt đối cần con bài Năng lượng xanh để thuận lợi xuất khẩu. Vậy tại sao nước này vẫn có thể xây mới các nhà máy điện than?
Mấu chốt là thế này: Hiện tại Bangladesh đang có rất ít điện than. Năm 2022 tỉ lệ điện than trong tổng sản lượng điện của Bangladesh chỉ có 1,3% (VN là 34%). Nói một cách hình tượng thì Bangladesh vẫn có quota nâng tỉ lệ điện than lên "cho bằng anh bằng em". Tỉ lệ này được xác định là khoảng 12%, và Bangladesh đang dồn dập xây mới các nhà máy điện than (Trung quốc hân hạnh tài trợ) để năm 2033 tỉ lệ điện than chiếm đúng 12% tổng sản lượng.


Về điện than của Lào thì nó thế này cụ ạ: Lào là nước rất dư thừa chứng chỉ carbon (quá nhiều rừng so với dân số) nên việc xây mới 1 vài nhà máy điện than không bị gây sức ép. Ngoài ra thì Lào xuất khẩu rất ít sang các nước Ph Tây nên không phải e ngại như VN.
Ý mình là có thể "lách luật" như Indonesia được ko?
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Nó không rảnh bán qua Việt Nam. Và với tinh thần tự chủ năng lượng thêm bài tàu và yêu cây xanh thì Phương án này không khả thi...
Cụ nên lên mạng đọc tin tức để cập nhật thêm kiến thức và hiểu biết nhé.

 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,120
Động cơ
-157,408 Mã lực
Tuổi
35
Cụ nên lên mạng đọc tin tức để cập nhật thêm kiến thức và hiểu biết nhé.

Mua chiếm có 0.75% nha cụ. Chứ nó thành 1 nguồn ổn định có lượng và chất lại khác.
Mới vậy mà dân đã la làng sao ko mua điện xanh kia kìa. Mời cụ đọc comment...
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Nó không rảnh bán qua Việt Nam. Và với tinh thần tự chủ năng lượng thêm bài tàu và yêu cây xanh thì Phương án này không khả thi...
Nói thêm cho cụ biết là VN nhập khẩu điện từ TQ từ mưới mấy năm nay rồi ( 2005) chứ rảnh với không rảnh cái gì
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Mua chiếm có 0.75% nha cụ. Chứ nó thành 1 nguồn ổn định có lượng và chất lại khác.
Cụ vẫn chưa chịu đọc báo nhỉ? Đang nâng cấp đường dây 500kv để nhập điện từ TQ. Mà vì sao phải nâng cấp lên 500kv thì cụ tự hiếu nhé.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,357
Động cơ
217,559 Mã lực
Bây giờ VN thiếu điện, các nhà đầu tư FDI tại VN đang kêu như vạc, cái họ cần là điện chứ không cần quan tâm điện từ đâu. Và VN thiếu điện thì phương tây nó lại....quan ngại môi trường đầu tư của VN chứ không phải khen VN có nhiều điện xanh. Cái quan ngại của nó nguy hiểm hơn nhiều việc đe dọa "trừng phạt" vì đầu tư điện than cụ ạ.
Và Tây lại cần điện than giá rẻ mới chết, trước mắt không có nguồn gì khác đảm bảo ngoài than và hạt nhân. Chờ xem CP xử lý thế nào.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,120
Động cơ
-157,408 Mã lực
Tuổi
35
Nói thêm cho cụ biết là VN nhập khẩu điện từ TQ từ mưới mấy năm nay rồi ( 2005) chứ rảnh với không rảnh cái gì
Mấy cái này chẳng qua là chính trị là nhiều... Tàu nó chả ham bán cho Việt Nam.

Còn vụ xanh cụ chưa trả lời em nguồn và nhu cầu tỷ lệ thế nào của quy hoạch điện 8?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,357
Động cơ
217,559 Mã lực
Lách vẫn được.
Nhưng ai cho cụ vay vốn để xây dựng NM mới ? ( vốn cần hàng tỷ USD )
Ai bán cho cụ thiết bị công nghệ cho việc xd NM mới ?
=))
Tưởng gì chứ tiền thì đầy, ai không làm thì tránh ra cho em! Cần thì tăng giá điện.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,120
Động cơ
-157,408 Mã lực
Tuổi
35
Bán cho VN thì phải cam kết dùng lâu dài, chứ khi nào thiếu điện mới mua thì chết nó!
Phải ký hợp đồng mua hàng năm có số lượng nhất định... Ko dùng hết vẫn phải trả đủ nó mới bán. Chứ kiểu thiếu mới mua thì còn khuya nó bán cho. Trừ có chút chính trị dính vào.
 

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
1. Bán như thế nào đã có 2 bên có thẩm quyền lo. Các cụ không phải ngồi đoán mò.

2. Tỷ lệ như thế nào được tính toán cẩn thận cả, cục điện lực với bộ công thương chắc chắn không ngu. ( họ giỏi chuyên môn hơn các cụ là chắc chắn rồi).

3. Tỷ lệ nhập khẩu điện duy trì 12-13% từ 2025-2030.

Screenshot_20230607-175544~3.png


Mấy cái này chẳng qua là chính trị là nhiều... Tàu nó chả ham bán cho Việt Nam.

Còn vụ xanh cụ chưa trả lời em nguồn và nhu cầu tỷ lệ thế nào của quy hoạch điện 8?
Phải ký hợp đồng mua hàng năm có số lượng nhất định... Ko dùng hết vẫn phải trả đủ nó mới bán. Chứ kiểu thiếu mới mua thì còn khuya nó bán cho. Trừ có chút chính trị dính vào.
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
2,908
Động cơ
429,274 Mã lực
Những vấn đề này hiện tại chỉ đang là giả thiết và được báo chí bơm thổi chứ không có văn bản hay con số định lượng.
- Không có tổ chức tài chính cho vay và không có công ty bán thiết bị sản xuất điện than cho VN. => Thông tin này không chính xác. Có thể có 1 số tổ chức tài chính tuyên bố không cho vay làm điện than nữa nhưng không có nghĩa là tất cả các tập đoàn tài chính đều nói KHÔNG. Lào là ví dụ, làm nhà máy điện than và đầy cty tài chính cho vay tiền. Có tiền rồi thì đầy công ty bán thiết bị xây dựng nhà máy.
- E ngại sự "trừng phạt" của phương tây hoặc sự tẩy chay của phương tây, ảnh hưởng đến kinh tế. => Cái này em thấy thuyết âm mưu được trình bày như 1 kênh để áp chế điện than và nâng đỡ điện tái tạo hơn là thực tế. Chưa thấy văn bản cụ thể nào về vấn đề này, chưa có định lượng nào về vấn đề này. Bây giờ VN thiếu điện, các nhà đầu tư FDI tại VN đang kêu như vạc, cái họ cần là điện chứ không cần quan tâm điện từ đâu. Và VN thiếu điện thì phương tây nó lại....quan ngại môi trường đầu tư của VN chứ không phải khen VN có nhiều điện xanh. Cái quan ngại của nó nguy hiểm hơn nhiều việc đe dọa "trừng phạt" vì đầu tư điện than cụ ạ.
Cụ lỳ thật. Cụ ấy đã trình bày khá chi tiết nhiều lần ở thớt này rồi, nói đi nói lại mãi cụ vẫn chưa chịu hiểu.
Mình đang xuất khẩu rất nhiều sang Mỹ và Phương Tây, họ giơ thẻ vàng thẻ đỏ là thật chứ không đùa được đâu, cắt đơn hàng ngay lập tức đó cụ.
Như bên em đố dám nhập sợi bông của TQ đấy. Dù sợi bông mua của Việt Nam, Ấn Độ đắt hơn nhiều.
Bên em cũng đang cân nhắc ngừng xk sang Nga rồi. Nguy cơ bị Mỹ trừng phạt rất cao.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Lách vẫn được.
Nhưng ai cho cụ vay vốn để xây dựng NM mới ? ( vốn cần hàng tỷ USD )
Ai bán cho cụ thiết bị công nghệ cho việc xd NM mới ?
=))
Nhiều cách lắm cụ ạ, cái đó phải dùng mưu, đơn giản nhất là qua bên Nhật tháo 1 nhà máy cũ (nhưng còn ngon) về lắp lại :)
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Không rõ điểm nào là bắc buộc? Mà hình như đang trì hoãn chưa nhận đồng nào, chờ xem chính sách ưu đãi hàng VN thế nào đã chứ mấy cái mục tiêu này để làm cái quái gì?
Hiện nay mới ở mức cam kết chính trị thôi, hay tuyên bố ủng hộ, hay QH8. Trong các cam kết đó đặt trần điện than là 30.2GW peak, QH8 cũng trần 30.128GW. Không xây mới trừ các dự án đang đầu tư xây dựng cho đến 2030. Cụ ngắm nghía xem có cái điện than nào sắp về hiu thì cho về hiu luôn đi, rồi đầu tư mấy điện than trong diện "chuyển tiếp" của QH8. Vẫn trong giới hạn 30.2GW. Lách như vậy đẹp chưa?
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,120
Động cơ
-157,408 Mã lực
Tuổi
35
1. Bán như thế nào đã có 2 bên có thẩm quyền lo. Các cụ không phải ngồi đoán mò.

2. Tỷ lệ như thế nào được tính toán cẩn thận cả, cục điện lực với bộ công thương chắc chắn không ngu. ( họ giỏi chuyên môn hơn các cụ là chắc chắn rồi).

3. Tỷ lệ nhập khẩu điện duy trì 12-13% từ 2025-2030.

Screenshot_20230607-175544~3.png
Khúc nào 12%-13% điện nhập khẩu vậy cụ?

Tỷ lệ được tính toán kỹ như QH điện 7 điều chỉnh và điều chỉnh tiếp à cụ. Anh QH 8 này cũng chả khá hơn là bao.

Còn bán như nào em là thằng trả tiền cuối sao lại không quan tâm. Giờ mất điện hàng hỏng thì ai thay em trả tiền xử lý đây.

Trả lời em đi nguồn cung và nhu cầu tỷ lệ như nào? Trong quy hoạch điện 8
 

AHDA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-788412
Ngày cấp bằng
25/8/21
Số km
948
Động cơ
68,473 Mã lực
Tuổi
49
Hậu quả của tầm nhìn quy hoạch điện kém khi miền Bắc phụ thuộc quá nhiều vào thuỷ điện, mà thuỷ điện phụ thuộc nhiều vào thời tiết, và càng ngày thời tiết càng khắc nghiệt, thất thường , biến đổi khí hậu gia tăng. Cần đa dạng hoá nguồn cung và có thể xây dựng thêm đường dây truyền tải Bắc- Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top