Truyền thông VN đã khiến 1 bộ phận dân chúng nghĩ như cụ. Nhưng thực tế thì các nước khác nó vẫn đang đầu tư điện than, điện khí ầm ầm. Từ TQ, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Pakistan....
Indonesia cũng nhận tiền "xanh" mà vẫn đầu tư điện than là ví dụ điển hình
Điện khí thì vẫn ok mà cụ, điện khí LNG vẫn làm bt...
Chi nhiệt điện đốt than ( dự án xây mới ) là rất khó để làm. Dĩ nhiên nếu cố và mặt dày thì vẫn có ther làm được .... nhưng ...chắc VN sẽ ko làm thế. Lợi ít mà hại nhiều thứ khác.
Chém thêm chút với các cụ về điện than mới ở các nước:
Với Trung quốc và Ấn độ thì như tôi đã nói ở 1 post trước. 2 nước này là nước lớn, có vị thế chính trị và kinh tế đặc biệt để khó bị Ph Tây động đến. Điển hình như họ đang mua dầu Nga phớt lờ lệnh cấm vận mà Ph Tây chỉ "nhắc nhở nhẹ nhàng".
Ngoài ra, một điều rất then chốt là
Ấn và Trung đều tự sản xuất được thiết bị phát nhiệt điện nên có thể tự do xây dựng nhiệt điện than mà không phụ thuộc cả tài chính và kỹ thuật vào nước ngoài.
Với Indonesia: Đây là trường hợp rất thú vị. Indo đang có 1 dự án xây mới điện than khá lớn trong khuôn khổ Khu công nghiệp xanh Borneo.
"Nhà máy điện than" trong
"Khu công nghiệp xanh", nghe rất mâu thuẫn, Indo đã làm điều đó thế nào?
Hóa ra là như sau: Khu công nghiệp này dành cho 2 đại công ty là CATL Trung quốc và Tesla Mỹ tinh chế nickel sản xuất pin cho xe điện. Indo đã lên kế hoạch dùng 100% điện tái tạo cấp cho khu công nghiệp. Nhưng
vì sản xuất của 2 công ty này đòi hỏi 1 lượng điện quá lớn nên trước khi có thể đủ điện tái tạo, Indo sẽ xây tạm 1 nhà máy điện than cấp cho CATL và Tesla để 2 công ty này nhanh chóng đi vào hoạt động.
Rất logic và có trách nhiệm, phải không?
1 điều nữa là do khu công nghiệp này có CATL đứng sau nên CATL sẽ thu xếp vốn và thiết bị cho nhà máy điện than mà không vi phạm các cam kết hạn chế về "năng lượng xanh".
Với Pakistan: Các cụ để ý chi tiết then chốt này: GDP đầu người của Pakistan 2022 là 1.505USD/năm, thuộc loại rất thấp của thế giới (để so sánh thì năm 2022 GDP đầu người của VN là 4.420USD). Với mức thu nhập đầu người này thì Ph Tây sẽ thể tất. Tức là Pakistan có thể thoải mái xây dựng các nhà máy điện than mà không bị hạn chế như VN.
Bangladesh lại là 1 câu chuyện khác. GDP đầu người của Bangladesh là 2.450USD/năm, là mức thu nhập trung bình và có trách nhiệm tham gia chương trình Năng lượng xanh. Ngoài ra thì Bangladesh là nước gia công xuất khẩu rất nhiều và tuyệt đối cần con bài Năng lượng xanh để thuận lợi xuất khẩu. Vậy tại sao nước này vẫn có thể xây mới các nhà máy điện than?
Mấu chốt là thế này: Hiện tại Bangladesh đang có rất ít điện than. Năm 2022 tỉ lệ điện than trong tổng sản lượng điện của Bangladesh chỉ có 1,3% (VN là 34%). Nói một cách hình tượng thì Bangladesh vẫn có quota nâng tỉ lệ điện than lên "cho bằng anh bằng em". Tỉ lệ này được xác định là khoảng 12%, và Bangladesh đang dồn dập xây mới các nhà máy điện than (Trung quốc hân hạnh tài trợ) để năm 2033 tỉ lệ điện than chiếm đúng 12% tổng sản lượng.
Lào có tiềm năng thủy điện hàng đầu đông nam á, xuất khẩu điện nhưng vẫn đầu tư nhiệt điện than đấy. Lãnh đạo Lào cần mẹ gì đú trend của tây. Ở VN nhiều lãnh đạo ngộ tây, cho con học bên tây đâm ra cứ thích nghe tây tư vấn, không bản lĩnh bằng lãnh đạo Lào.
Về điện than của Lào thì nó thế này cụ ạ: Lào là nước rất dư thừa chứng chỉ carbon (quá nhiều rừng so với dân số) nên việc xây mới 1 vài nhà máy điện than không bị gây sức ép. Ngoài ra thì Lào xuất khẩu rất ít sang các nước Ph Tây nên không phải e ngại như VN.