- Biển số
- OF-12106
- Ngày cấp bằng
- 15/12/07
- Số km
- 2,031
- Động cơ
- 481,591 Mã lực
ĐMT trang trại phát triển lung tung là hết sức bậy bạ, băm nát cảnh quan môi trường.
Công khai trên web của a0 cụ ạ.Bên trên em thấy có cụ đăng thông tin chi tiết công suất/năng suất xuất phát điênn theo ngày, không rõ đấy là tin nội bộ hay có công khai trên web nào ạ?
Cái này không hẳn như vậy đâu cụ. Trong thị trường phân phối bán lẻ nhà nước luôn nắm cơ sở hạ tầng. Công ty bán lẻ chỉ quản lý hợp đồng khách hàng, nhận tiền của khách hàng và trả lại đơn vị bán điện và trả phí dịch vụ cho nhà nước.Chưa cần dẫn chứng cái "Ngáo ộp" thì theo lý bình thường, chưa cần ông Mèo nào pahri đưa lý của ông ấy vào, mạng lưới truyền tải quốc gia hiện nay do Nhà nước bỏ tiền đầu tư xây dựng, nên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và việc Nhà nước cử người của mình quản lý tài sản của Nhà nước là điều rất hiển nhiên. Mọi thành phần khác muốn tham gia truyền tải thì Nhà nước không những không cấm mà việc khuyến khích xây dựng các đường truyền tải còn được đưa hẳn vào Luật. Cứ xây dựng lên rồi truyền tải, bán buôn, bán lẻ theo luật vô tư. Chỉ thấy văn bản khuyến khích tham gia, chứ chẳng có văn bản nào cấm để EVN độc quyền cả.
Tất nhiên cũng với lý do an ninh năng lượng Nhà nước mới đầu tư nguồn kinh phí lớn như vậy để xây dựng lên mạng truyền tải điện quốc gia này!
Cụ có link cho em xin, cảm ơn cụ.Công khai trên web của a0 cụ ạ.
Cụ nói đúng rồi. Nhà nước độc quyền hệ thống truyền thống truyền tải điện được quy định trong luật ĐL. EVN là DN được nhà nước giao là phù hợp đây là nhiệm vụ do lịch sử để lại. Mà ngoài EVN không ai có thể đảm nhiệm được . Nhưng biến doanh nghiệp như một cơ quan nhà nước thì rất khó cho hoạt động của một DN vì nó bị lẫn lộn giữa vai trò quản lý nhà nước và chức năng quản trị DN. Giống như thời kinh tế chỉ huy trước đây. Cho nên EVN còn lỗ dài dài?Nhà nước không hề cấm các loại hình khác tham gia từ sản xuất đến truyền dẫn, phân phối hay bán lẻ. Kể cả truyền dẫn thì Nhà nước cũng chỉ giao cho EVN quản lý mạng truyền dẫn quốc gia, chứ không hề quy định EVN có độc quyền quản lý các mạng truyền dẫn điện khác!
Chưa có vì người ta thấy làm không có lợi, chứ thấy lợi thì đổ xô vào ngay (như điện mặt trời).
Bác thấy ai làm được thì khuyến khích họ làm theo lời kêu gọi được đưa cả vào Luật đấy. Nhiều người vào làm thì sẽ giúp bác và nhiều ọp phở không thấy EVN độc quyền nữa!
Bác muốn hẳn như thế nào?Cái này không hẳn như vậy đâu cụ. Trong thị trường phân phối bán lẻ nhà nước luôn nắm cơ sở hạ tầng. Công ty bán lẻ chỉ quản lý hợp đồng khách hàng, nhận tiền của khách hàng và trả lại đơn vị bán điện và trả phí dịch vụ cho nhà nước.
Cụ hình dung có nhiều xe qua trạm thu phí nhưng mỗi xe lại trả tiền cho một đầu mối thu tiền riêng.
...
Chẳng phải lịch sử gì cả mà là hiện tại: Tài sản của Nhà nước thì Nhà nước cử người của mình sử dụng phục vụ cho việc điều hành của Nhà nước.Cụ nói đúng rồi. Nhà nước độc quyền hệ thống truyền thống truyền tải điện được quy định trong luật ĐL. EVN là DN được nhà nước giao là phù hợp đây là nhiệm vụ do lịch sử để lại. Mà ngoài EVN không ai có thể đảm nhiệm được . Nhưng biến doanh nghiệp như một cơ quan nhà nước thì rất khó cho hoạt động của một DN vì nó bị lẫn lộn giữa vai trò quản lý nhà nước và chức năng quản trị DN. Giống như thời kinh tế chỉ huy trước đây. Cho nên EVN còn lỗ dài dài?
Em nhấn mạnh lại với cụ là: Hạ tầng là dùng chung, nhà nước quản lý. Hợp đồng khách hàng là do các hộ tiêu thụ làm việc với công ty bán lẻ. Các công ty bán lẻ phải trả tiền dịch vụ truyền tải phân phối cho nhà nước, cộng với tiền kWh (trả cho đơn vị bán buôn).Bác muốn hẳn như thế nào?
Nhà nước phải trao lại tài sản của mình cho tư nhân quản lý?
Không ai yêu cầu nhà nước bỏ độc quyền hệ thống truyền tải điện quốc gia xác định trong luật điện lực cả. Mà tư nhân cũng chã ai dám đầu tư vào lĩnh vực này cả vì đầy rủi ro, và lợi nhuận thì chưa biết thế nào. Còn cụ nói nhờ có EVN độc quyền thống truyền tải điện nên giá bán điện của EVN mới thấp nhất thì cụ hơi nhầm đó. EVN bán điện thấp vì theo giá nhà nước quy định. Nếu để tự EVN quyết thì không có chuyện đó đâu nhá.EVN chỉ "phân phối điện" chứ không "ôm việc phân phối điện" cụ ạ. Các thành phần khác, nếu muốn, đều có thể mua buôn điện của EVN để phân phối tiếp.
Có điều vì EVN độc quyền truyền tải điện nên giá bán của EVN là thấp nhất, các thành phần khác không thể cạnh tranh lại nên không ai dại bỏ tiền làm phân phối điện, trừ các pháp/thể nhân có những ưu thế tuyệt đối khác, ví dụ chủ thuê nhà.
Nhưng đừng có ai bảo EVN bỏ độc quyền truyền tải điện. Lưới điện truyền tải là an ninh quốc gia nên bắt buộc nhà nước phải độc quyền sở hữu và quản lý.
Bác thích (và nhiều người cũng đang thích như bác) là việc của bác!Em nhấn mạnh lại với cụ là: Hạ tầng là dùng chung, nhà nước quản lý...
Cụ lại nhầm nốt. Là DN thì EVN được quyết định giá bán, giá mua nhưng ở đây EVN không tự quyết được mà do nhà nước ấn định. Lý do nhà nước ấn định giá là xuất phát từ vai trò của điện đối với hoạt động chung của nền kinh tế. Nằm trong chi phí đầu vào quan trọng của các hoạt động khac. Cái kiểu vừa kinh doanh vừa thực hiện vai trò của nhà nước như thế này EVN muôn đời lỗ vì sự hy sinh của mình cho người khác.Chẳng phải lịch sử gì cả mà là hiện tại: Tài sản của Nhà nước thì Nhà nước cử người của mình sử dụng phục vụ cho việc điều hành của Nhà nước.
Thực ra bác đang viết cái điều mà bác (và rất nhiều người) đang lẫn lộn: EVN không làm nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, họ là 1 doanh nghiệp. Khi ra những Quyết định để thử nghiệm rồi hợp nhất để thành lập EVN như hiện nay thì TTg không thiếu hiểu biết về tổ chức bộ máy Nhà nước để phân biệt các doanh nghiệp của Nhà nước với cơ quan quản lý nhà nước. Việc họ có nhận 1 số dịch vụ công là điều bình thường của mọi doanh nghiệp!
Ngay cả nếu bán lẻ điện cạnh tranh, nhà nước không quy định giá thì giá của EVN cũng sẽ là thấp nhất cụ ạ. Vì:Không ai yêu cầu nhà nước bỏ độc quyền hệ thống truyền tải điện quốc gia xác định trong luật điện lực cả. Mà tư nhân cũng chã ai dám đầu tư vào lĩnh vực này cả vì đầy rủi ro, và lợi nhuận thì chưa biết thế nào. Còn cụ nói nhờ có EVN độc quyền thống truyền tải điện nên giá bán điện của EVN mới thấp nhất thì cụ hơi nhầm đó. EVN bán điện thấp vì theo giá nhà nước quy định. Nếu để tự EVN quyết thì không có chuyện đó đâu nhá.
Nhầm cái gì hả bác?Cụ lại nhầm nốt. Là DN thì EVN được quyết định giá bán, giá mua nhưng ở đây EVN không tự quyết được mà do nhà nước ấn định. Lý do nhà nước ấn định giá là xuất phát từ vai trò của điện đối với hoạt động chung của nền kinh tế. Nằm trong chi phí đầu vào quan trọng của các hoạt động khac. Cái kiểu vừa kinh doanh vừa thực hiện vai trò của nhà nước như thế này EVN muôn đời lỗ vì sự hy sinh của mình cho người khác.
Nếu nhà nước không quản hệ thống điện thì sẽ gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Nhưng cụ có nắm rõ các các công ty ở nước ngoài đó họ quản lý thế nào. Có lỗ triền miên như ở nước ta không vậy?Đa số các nước trên thế giới đều làm như vậy cụ ạ. Tôi đã dẫn ví dụ Thái lan giống y hệt Việt nam, tập đoàn nhà nước EGAT độc quyền truyền dẫn và bán buôn bước 1, tất cả các công kinh doanh điện khác đều phải mua lại của EGAT để phân phối tiếp.
Malaysisa có 3 phần lãnh thổ là Bán đảo Malaysia, Sabah và Sarawak. Malaysia lập ở mỗi phần lãnh thổ này 1 công ty nhà nước chuyên về truyền tải, bán buôn và phân phối điện. Nói chung cấu trúc giống như Việt nam.
Trong Đông Nam Á, chỉ có Philippines là tư nhân hóa cả truyền dẫn và bán buôn điện. Hậu quả là hiện nay 40% lưới điện cao thế của Phi nằm trong tay Trung quốc, và giá điện bán lẻ ở Phi cao gần gấp 2 lần VN.
Cụ nào bảo tư nhân hóa triệt để ngành điện sẽ hạ giá bán điện được thì thật quá ngây thơ.
Em nhấn mạnh lại với cụ là: Hạ tầng là dùng chung, nhà nước quản lý. Hợp đồng khách hàng là do các hộ tiêu thụ làm việc với công ty bán lẻ. Các công ty bán lẻ phải trả tiền dịch vụ truyền tải phân phối cho nhà nước, cộng với tiền kWh (trả cho đơn vị bán buôn).
Giao hạ tầng cho tư nhân sẽ là tương tự như mô hình hợp tác xã điện lực - chỉ dễ làm thôi chứ sẽ có bất cập.
Tôi không thấy nước nào mà 100% hạ tầng điện lại do nhà nước quản lý cả các cụ ạ. Vì đơn giản đó là không thể.Bác thích (và nhiều người cũng đang thích như bác) là việc của bác!
Nhà nước phải quản lý tài sản nhà nước là việc hiển nhiên. Tải sản nào dùng như thế nào là do chủ sở hữu quyết định.
Tài sản nhà nước nhiều lắm. Ví dụ như bác phản đối việc thu tiền khi muốn vào công viên thì có thể bác có lý, nhưng nhiều loại khác bác cứ thử thực hiện sở thích của mình xem!!!
Đó là cụ suy luận vậy thôi. Khi mà đã độc quyền tự chủ hoàn toàn thì không có chuyện đó đâu. Đó là lý do vì sao các nước có đạo luật chống độc quyền. Bưu điên, hàng không độc quyền nhà nước trước đây khác hẳn hoàn toàn với cạnh tranh là một minh chứng. Tất nhiên ngành điện có đặc thù của nó. Nhưng chừng nào còn chưa tách bạch quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh trong EVN thì tình trang như hiệnnay vẫn dài dài?Ngay cả nếu bán lẻ điện cạnh tranh, nhà nước không quy định giá thì giá của EVN cũng sẽ là thấp nhất cụ ạ. Vì:
- EVN độc quyền truyền tải nên có thể tính giá truyền tải nội bộ, còn nếu bán điện ra ngoài thì sẽ tính đủ giá truyền tải, đương nhiên giá phải cao hơn.
- EVN đang là nhà bán lẻ điện lớn nhất, đã sở hữu toàn bộ hạ tầng cần thiết cho bán lẻ điện. Nếu 1 nhà bán lẻ khác nhảy vào thị trường thì phải xây dựng hạ tầng bán lẻ điện mới hoàn toàn, đầu tư rất lớn.
- EVN sở hữu toàn bộ các nhà máy thủy điện lớn, 1vài trong đó đã hết khấu hao, nghĩa là EVN đang nắm trong tay chìa khóa sống còn của giá điện rẻ.
Em đã đưa ví dụ về những cái công viên.Tôi không thấy nước nào mà 100% hạ tầng điện lại do nhà nước quản lý cả các cụ ạ. Vì đơn giản đó là không thể.
...
Cụ lại lẫn lộn so sánh chủ sở hữu nhà nước và tư nhân rồi . Nhà nước không sở hữu EVN nhé.Nhầm cái gì hả bác?
Bác là chủ sở hữu của doanh nghiệp bác mới có cái quyền ấy.
Còn giám đốc đi làm thuê thì tùy cái hợp đồng lao động đã ký, nhưng dù nhiều loại giá hàng ngày giám đốc tự quyết định, sẽ có những thời điểm chủ sở hữu sẽ can thiệp. Khi bị can thiệp giám đốc có quyền phản đối, nhưng chủ sở hữu cũng có quyền giải tán hợp đồng lao động tìm người khác thay thế để thực hiện ý chí.
EVN là 1 doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu. Nhà nước dựng lên EVN để thực hiện ý định của Nhà nước trong sản xuất-phân phối điện phục vụ cho nền kinh tế và xã hội!
Để thực hiện những ý định của Nhà nước trong sản xuất - kinh doanh điện năng Nhà nước ban hành các văn bản từ luật pháp đến các chỉ thị cụ thê, ban điều hành ở EVN trong quá trình thực hiện gặp khó khăn sẽ kêu ngược lại để Nhà nước xem xét (trong đó có cả cái phần lỗ như hiện nay)!
Có vẻ bác chằng hiểu gì và lẫn lộn lung tung!Cụ lại lẫn lộn so sánh chủ sở hữu nhà nước và tư nhân rồi . Nhà nước không sở hữu EVN nhé.