[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,761
Động cơ
162,036 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chẳng phải lịch sử gì cả mà là hiện tại: Tài sản của Nhà nước thì Nhà nước cử người của mình sử dụng phục vụ cho việc điều hành của Nhà nước.
Thực ra bác đang viết cái điều mà bác (và rất nhiều người) đang lẫn lộn: EVN không làm nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, họ là 1 doanh nghiệp. Khi ra những Quyết định để thử nghiệm rồi hợp nhất để thành lập EVN như hiện nay thì TTg không thiếu hiểu biết về tổ chức bộ máy Nhà nước để phân biệt các doanh nghiệp của Nhà nước với cơ quan quản lý nhà nước. Việc họ có nhận 1 số dịch vụ công là điều bình thường của mọi doanh nghiệp!
Em thấy vướng mắc của EVN cũng chung như một số doanh nghiệp NN khác.

Trước EVN trực thuộc Bộ CT thì mọi việc dễ chỉ đạo hơn.

Tuy nhiên giờ EVN thuộc UB quản lý vốn NN, Bộ CT không còn là cơ quan chủ quản. EVN giờ quan điểm kinh doanh bảo vệ phần vốn NN khác với thời trước. Vì vậy mới có chuyện EVN bật ngược lại Bộ CT không cho hoà lưới điện tái tạo.

Việc này cũng xảy ra giống với VEC, TCT ĐSVN...
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Phần lan diện tích rộng hơn VN (401 ngàn km2) mà có 5,5 triệu dân.

Vụ thừa điện này là tình thế ngắn hạn khi băng tan đồng loạt làm mức nước các sông tăng cao, lại thêm điện hạt nhân mới nên thừa điện.

Về nhà máy điện hạt nhân mới của Phần lan (Olkiluoto 3) thì lịch sử cũng không hay ho lắm. Đầu tiên dự toán là 5,5 tỉ Euro trong 6 năm, Pháp tổng thầu 100%. Cuối cùng sau 17 năm mới xong và giá thành tăng đến 11,5 tỉ Euro. Tây cũng không hơn gì ta!
Các bác ủng hộ điện hạt nhân ở VN có vẻ rất sùng bái khả năng xây dựng và điều hành của nước nhà. Họ nghĩ là 2016 mà mình làm điện hạt nhân thì 2022 này có thừa mứa điện giá rẻ để xài rồi bác.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Như tôi nói ở trên, phát theo FiT chỉ là 1 khía cạnh, cái chính là VN hiện không đủ công suất nền để hòa lưới nhiều ĐMT đến như vậy.
Còm này của bác thì tui đồng ý. Tuy nhiên quan trọng là cái khoản "nhiều đến vậy": đến vậy là đến mức nào thì gọi là quá nhiều?

Nếu giữ như qh 7 thì 850mwp là quá quá quá ít. Hiện nay tphcm + bình dương đã 750mwp điện áp mái rồi. 850 chẳng đủ nhét kẽ răng.

Còn như hiện giờ 20gwp thì lại quá nhiều. Nhất là tập trung ở Ninh Thuận, Bình Thuận thì phải cắt bỏ vô số.

Vậy thì bao nhiêu là vừa đủ? Bữa giờ evn không ra 1 bài báo chất lượng nào để cho biết số công suất nltt tối ưu hiện nay, và lộ trình, kế hoạch nào để tiêu hóa hết được số 20gwp này.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Thiếu điện, đảm bảo hoạt động bình thường của nền kinh tế, thực hiện chính sách xã hội. Thì bao cấp giá điện là không thể tránh khỏi?
Quá khứ thì nên bù rồi, vì mất cân đối tài chính rõ như thế rồi, ofer đã nghị quyết rồi :) hiện nay vẫn đang tiếp tục bao cấp.

Nhưng cái chính là tương lai: làm sao đầu tư nguồn điện mới, phủ lưới điện, chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Cái đó là cái quan trọng nhất, các cụ giỏi thì hiến kế và xắn tay vào làm, chứ lan man làm gì
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,244
Động cơ
514,295 Mã lực
Quá khứ thì nên bù rồi, ofer đã nghị quyết rồi :) hiện nay vẫn đang bao cấp.

Nhưng cái chính là tương lai: làm sao đầu tư nguồn điện mới, phủ lưới điện, chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Cái đó là cái quan trọng nhất, các cụ giỏi thì hiến kế và xắn tay vào làm, chứ lan man làm gì
Đầu tư nguồn điện hạt nhân cực rẻ luôn.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Các bác ủng hộ điện hạt nhân ở VN có vẻ rất sùng bái khả năng xây dựng và điều hành của nước nhà. Họ nghĩ là 2016 mà mình làm điện hạt nhân thì 2022 này có thừa mứa điện giá rẻ để xài rồi bác.
Tuy nhiên điện hạt nhân hiện tại lại khá rẻ đấy cụ ạ. Trung quốc đang xây mới đến hơn 20 nhà máy điện hạt nhân 1 lúc, không phải không có lý do đâu.

Theo link này:

Thì giá thành sản xuất 1kWh điện hạt nhân ở Mỹ năm 2021 chỉ là 0,02913$, tương đương 690 VNĐ.
 
  • Vodka
Reactions: SVC

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,167
Động cơ
384,183 Mã lực
em chỉ muốn nhấn mạnh vấn đề chính là EVN chưa làm hết khả năng của họ. EVN lẽ ra nên đưa ra thông tin là hiện tại hệ thống EVN chỉ có thể hòa lưới được x xì nhà máy điện mặt trời, điện gió với công suất y thôi. EVN đang đàm phán giá để hòa lưới số công suất này. Số còn lại dư ra EVN sẽ không hòa lưới cho đến sau năm bao nhiêu đấy tùy hệ thống của EVN phát triển đến đâu. Làm nhanh thì hệ thống đã được bổ sung đủ nguồn điện, các ông nhà mắt điện mặt trời khác không lọt vào vòng trúng thầu thì tuyên bố phá sản ngay và luôn cho nhanh, chứ giờ tất cả cùng chờ , lãi vay ngân hàng cứ siết chặt trên đầu mãi, ngân hàng cũng chưa biết nên siết nợ ông điện mặt trời nào vì cơ hội vẫn đang chia đều cho tất cả. Càng để lâu rủi ro nợ xấu càng tăng, điện thì vẫn thiếu, kinh tế đã khó rồi còn tí đơn hàng sản xuất mà các bố cứ cắt điện luận phiên thì doanh nghiệp sống kiểu gì.
đang thừa điện của mấy dự án, bán lại nữa thì sao mua của mấy dự án kia.

Dĩ nhiên có thắc mắc là không bán lại thì kệ họ chứ hướng dẫn làm gì! Chắc ý EVN là nên làm, nên khuyến khích nhưng không mua lại.

Nghe nói ở Tây có chổ là mấy tòa nhà bắc buột phải có điện mặt trời trên mái.
Học cách sống chung với nóng 😝😜

SAO KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN MẶT GIỜI VÀ GIÓ ĐÃ XÂY XONG, SAO LẠI NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC

Đã cố tình chả muốn nói gì và đứng xem 1 cách bàng quang nhất khi dân tình cãi nhau hăng say về THIẾU ĐIỆN, về SAO KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN NLTT XÂY XONG MÀ KHÔNG KỊP VỀ ĐÍCH ĐÚNG HẸN, trong khi đó lại đi NHẬP KHẨU ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC kia kìa.
Ấy nhưng tu chưa chót đời nên lại phải nhao ra. Nhất là khi đọc báo nghe đài về đoạn trích dẫn 2 bác bộ trưởng nói với nhau về giá và nhập khẩu điện thây thú vị😎🥸🤓

👉 Đầu tiên xin nói về CUNG - CẦU:
Hệ thống điện của Việt Nam tới cuối tháng 12/2022 có 360 NM đang vận hành (không kể các NM thuỷ điện nhỏ) với tổng công suất là 80.704 MW, chưa kể nguồn nhập khẩu.
Các nguồn chính có :
Thuỷ điện: 17.703 MW - 21%
Thuỷ điện nhỏ: 4.296 MW - 1,96%
Nhiệt điện than: 26.087 - 32%
Điện mặt trời trang trại: 8.908 MW - 11,4%
Điện mặt trời mái nhà nối lưới: 7.660 MW - 9,49%
Điện gió: 5.096 MW - 6,27%
Nhiệt điện khí: 7.398 MW - 9,17%,
Điện sinh khối: 395 MW - 0,49%
Điện nhập khẩu 572 MW - 0,71%…

Công suất đặt - tức là có nhà máy nhưng chạy được không thì lại tuỳ. Vì vậy, ngành điện ai mà biết sẽ không ngớ ngẩn bảo: công suất đặt to thế kia mà, yêu tâm đi, sao phải xây thêm nhiều nhà máy nữa làm gì - thì đúng là chả hiểu gì về điện.
Điều quan tâm nhất của hệ thống điện chính là CÔNG SUẤT KHẢ DỤNG - nghĩa là có thể huy động được bao nhiêu tại thời điểm nhất định.
Con số này thì lại biến thiên theo thời tiết, có nắng, có gió, có nước hay không, có than có khí hay không, có sự cố, đang bảo dưỡng sửa chữa máy móc của bản thân các nhà máy điện không, hay có sự cố từ bên ngoài bên ngoài như cẩu cây chạm dây điện 500 kV ở Bình Dương gây mất điện cả chục tỉnh thành như năm 2013 hay không?

Vì sao CS đặt có hơn 80.000 MW mà khả dụng chỉ có tầm 46.000 MW thì có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào mấy cái thế này:
✋(i) Nước hồ thuỷ điện về ít do chưa đến lũ tiểu mãn (thường vào cuối tháng 5 nhưng khi trên thượng nguồn sông Đà ở bên ngoài VN cũng có các nhà máy thuỷ điện khác thì lũ tiểu mãn dần bị coi là không còn nữa). Vì thế phải chờ vào mùa mưa được bắt đầu trong tháng 6 trở đi - mưa ngày nào thì phải chờ giời, và không phải mưa ở Hà nội thì có nước phát điện mà phải mưa trên thượng nguồn chỗ núi cao non xanh í, nước mới chảy về hồ thuỷ điện được.
Nên có hồ, có nhà máy thuỷ điện nhưng không ra điện là chuyện rất bình thường.
Chưa kể nước hồ thuỷ điện sau khi qua máy để làm ra điện thì còn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho hạ du. Nên không thể bảo là chạy hết nước trong hồ đi rồi dừng máy, chạy nguồn khác bởi bà con mình chả nhẽ chết khô vì không dùng nước à 😝😜
Vậy nên không sợ khổ, sợ khó chỉ sợ khô là vậy các anh nhá 😝😜
✋(ii) Gió vào tháng 3-4-5 hàng năm là mùa lặng ở VN. Có công suất điện gió khoảng 5.000 MW nhưng phát chỉ được vài trăm MW tới 1.000 MW thôi. Mùa gió tốt ở VN là tháng 12 -1- 2.
✋(iii) Nắng hàng ngày cũng chỉ huy động được tầm 12.000 MW, còn đêm thì mặt trời không có nên mất gần như toàn bộ 17.000 MW từ mặt trời trang trại và mái nhà. Số ít có pin dự trữ thì giá điện phải cỡ 3 nghìn đồng/số - tức là nhà giàu rồi. Sống xanh là level, nên đừng nghe mấy ông đó xui dại khi nhà tiền ăn chưa đủ 😝😜 con còn nheo nhóc.
✋(iv) Khí tự nhiên trong nước thì không phải lúc nào cũng dư dả, khai thác từ biển lên thì tới lúc nó sẽ giảm đi, không có nguồn mới bù vào thì chỉ có cạn dần.
Khí LNG nhập khẩu thì chưa nhập tàu nào, chưa kể khi nhập mà giá nhiên liệu cao dẫn tới giá điện cao ai dám chạy để lỗ nặng. Than cũng vậy, lúc giá cao quá hay hết than thì cũng không chạy được.
✋(v) Sự cố các tổ máy: tổ máy thì cũng như con người thôi, làm việc lâu quá thì mệt phải nghỉ, chưa kể trời nóng rền 1 tuần ở miền Bắc khiến nước sông cũng nóng lên, thì tác dụng làm mát cho các NM điện than cũng giảm, dẫn tới có NM nhưng không chạy ra điện được như công suất có.
Bây giờ miền Bắc đang nằm 1 số tổ máy nhiệt điện than của Phả Lại, Vũng Áng, Nghi Sơn 2, Thái bình 2 cũng bị trục trặc 1 tổ và giờ đang cố gắng để lên lại toàn bộ. …

👁Tại thời điểm những ngày này của tháng 5/2023, công suất khả dụng của hệ thống đâu đó vào khoảng 46.000 – 48.000 MW. Nhưng mấy nữa mua/vay được thêm than thì lại khác, hay nước về thì cũng lại khác.

Năm 2022, đỉnh phụ tải cao nhất là hơn 45.528 MW vào ngày 21/6/2022 và đỉnh này cao hơn đỉnh của năm 2021 là 3.100 MW.
Theo quy luật này thì năm 2023 đỉnh phụ tải có thể lên tới gần 49.000 MW.
Ngày 19/5/2023, công suất hệ thống lên cao nhất tính từ đầu năm và đạt 44.600 MW, tiêu thụ sản lượng điện là 932 triệu kWh. Nhưng giờ mới là bắt đầu mùa nóng nên thách thức của hệ thống điện trong mùa nóng 2023 còn ở phía trước. Dù mùa mưa đã bắt đầu tới ở miền Nam và tình trạng khó khăn hiện nay cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất…

Khi nhu cầu lên cao lúc đó nước không có, mặt giời tít, gió lờ đờ, than chưa về kịp, khí thiếu, hay nước làm mát nóng quá, tổ máy điện than chạy không nổi thì phải điều tiết chủ động từ ngành điện - kiểu Các em, đặt tay lên cầu dao chờ lệnh CHUỴ - là chuyện ai cũng biết mà chả ai làm được gì khác…
Chung quy vẫn tại không có nguồn chạy nền được đầu tư mới thường xuyên, gồm điện hạt nhân, thuỷ điện mùa mưa, nhiệt điện than, nhiệt điện khí hay có thể nữa là điện gió ngoài khơi đang được kỳ vọng dù chưa biết năm ơ kìa nào mới có.
Gọi là “chạy nền” vì có số giờ hoạt động nhiều, và ổn định hơn trong năm. Tính 1 năm có 365 ngày x 24 giờ = 8.760 giờ/năm.
Điện than, khí, hạt nhân chạy được 6.000 – 6.500 giờ/năm, thuỷ điện có nước chạy được 4.000 - 4.500 giờ/năm, mặt giời ở ta chạy được từ 1.500-2.500 giờ/năm nhưng chỉ vào ban ngày, từ 18 giờ - 7g hôm sau tịt.
Gió thì từ 2.000-3.000 giờ/năm nhưng gió tốt cũng lại rơi vào tháng 12- tháng 2, là lúc thời tiết cũng lạnh, lại không cần nhiều điện.
Bạn nào bảo thì cứ chạy hết mặt giời gió, nước đi rồi lên than, khí, vừa xanh vừa đỡ bị chửi là không ủng hộ NLTT thì trong kỹ thuật nó lại không vậy 😎🥸🤓
Điện cần ổn định, liên tục và an toàn và người tiêu dùng thì luôn muốn bật công tắc là chói sáng loà.
Nhưng khi có mưa giông bay qua, mặt trời có thể mất toàn bộ hay tới khi nắng tắt thì đồng thời cả 17.000 MW solar cùng sập.
Những lúc đó không có nguồn đỡ kịp thời bù vào thì gây sụt áp hệ thống và mất điện trên diện rộng. Nhưng nguồn đỡ thì lại chỉ có điện than, điện khí – dầu hay thuỷ điện thôi mà thuỷ điện nước g không có và đái ra cũng chả được mấy thì lấy đâu mà đỡ.
Điện khí thì lên nhanh, chỉ tầm 30-45p là ổn định nhưng không phải lúc nào cũng đủ khí. Chưa kể điện khí toàn ở miền Nam, lên được thì cũng cần dây chạy ra Bắc, mà dây thì có giới hạn.
Còn lại điện than thì từ lúc khởi động tới lúc lên được ổn định mất từ 6-8 giờ. Vậy nên không dám tắt điện than mà cứ phải quay quay trong lúc có nắng có gió là vậy, nếu không lúc gió và mặt giời đứt mà than chưa lên kịp thì tèo hết cả làng à.

Về người đầu tư NM điện, EVN thì giờ cũng chỉ chiếm hơn 50% chút nguồn điện thôi, còn lại là tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài, các DN nhà nước khác như PVN hay TKV. Tuy nhiên trừ có điện mặt trời và gió được ào ạt xây dựng với công suất tới 27.000 MW từ năm 2019 - 2021 thì các nguồn khác rất khiêm tốn.
EVN 5 - 7 năm nay không có công trình nào đầu tư xong, vì thủ tục cho DNNN phải trình bẩm lắm, không thể chi tiền giải phóng mặt bằng nhanh nhiều như tư nhân được, nên cứ từ từ mới được làm dù có sốt ruột tới đâu.
Còn các tư nhân hay nước ngoài thì phải có động lực tiền, lợi nhuận nhìn thấy mới lao vào như đã diễn ra với mặt trời và gió vừa qua.
Nếu không có thì xin lỗi nhé tình yêu. “Vì dòng điện thân yêu” hay “Đủ điện cho kinh tế và nhân dân” hay “an ninh năng lượng cho đất nước” được các doanh nghiệp tư nhân luôn luôn lắng nghe nhưng lâu lâu đêk nhớ là rất bình thường 😝😜

Năm 2020-2022 kinh tế Việt Nam gặp khó với covid nên nhu cầu dùng điện cũng chậm lại đỡ lo nhưng khi nhà máy điện mới có thể chạy ổn định không có và nhu cầu vẫn tăng hàng năm đều đặn 3.000-4.500 MW thì có thể thấy năm 2024 trở đi cũng đầy thách thức.
Nhưng nỗi lo này thực ra đã bắt đầu từ năm 2019, khi ngành điện phải ồ ạt bắt tay với các khách hàng công nghiệp để điều chỉnh giờ sản xuất cho cao điểm không vọt lên chót vót mà không cách nào đỡ được.
Còn giờ, không nói thì đỡ nghĩ, đỡ buồn....

👉👉SAO KHÔNG MUA ĐIỆN GIÓ MẶT TRỜI TRONG NƯỚC MÀ NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC
Ở đây có 2 vế, “SAO KHÔNG MUA” và “NHẬP KHẨU ĐIỆN TRUNG QUỐC”.
Nếu hỏi sao không mua thì phải hiểu là điện là hàng hoá có điều kiện, không phải thích là dắt tay nhau ra chợ bán - mua. Để được hoạt động điện thì phải có giấy phép, không thế cứ lao vào tay trần cầm tóm lấy cái điện thì biết ngay….
Làm bất cứ dự án nào CĐT phải đọc Luật Đầu tư, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, rồi nhiều quy định hiện hành khác. Ai không tuân theo thì đọc Kết luận của Thanh tra CP mới đây về ngành điện để thấy rõ coi nhẹ các quy định đó thì tương lai ra sao 😅😂🤣

Với các NM dở dang thì có cái khó là về chậm so với thời gian đã công bố nên trượt mất giá tốt, muốn vào thì phải có ý kiến của Bộ ngành, chứ bản thân EVN cũng chả thể rón tay nhấc rào được, các cơ quan luật phát đứng đầy trước mặt ấy.
Có trách thì trách các cơ quan chức năng để lâu quá biết tình trạng mà tới 2 năm mới có hướng giải quyết cho DN, như thế lãng phí xã hội nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay.

Cũng có trách nữa là thấy người ta ùn ùn lao vào làm điện gió, mặt trời mà nhìn thôi đã thấy là không hợp lý, nhưng vẫn không đưa ra cảnh báo. Chưa kể lại có xu hướng chiều theo CĐT và địa phương khiến quy hoạch điện bị băm nát. Hệ quả kéo theo cũng rất mệt mỏi vì phải có đường dây, giải toả mặt bằng theo. Không bố trí đất sớm thì sau này muốn xây nhà máy điện hay đường dây cũng chết mệt với dân.
Càng nhiều mặt trời và gió vào thì dự phòng của hệ thống cũng phải tăng lên, khiến chi phí sản xuất điện tăng lên bởi làm gì có ai chịu hộ đâu.

Nhưng phía CĐT cũng không phải là vô can, muốn bán điện thì phải có Hợp đồng mua bán điện và hồ sơ pháp lý phải đầy đủ. Chứ không có Chủ trương đầu tư có hiệu lực, chưa xong cấp đất, rồi PCCC, công trình chưa được kiểm tra Biên bản nghiệm thu hay chưa có giấy phép hoạt động điện lực… thì không ai dám cho phát điện lên lưới quốc gia.
Ai dám đảm bảo rằng NM chưa đủ hồ sơ thủ tục kia không thể xẩy ra sự cố khi phát điện, nếu có lại ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện thì ale hấp - mời mấy anh ưu ái kia lên giải trình nhé…
Vậy nên chưa mua là vì chưa đủ hồ sơ, ông nào đủ mua ngay, nên kêu gào người khác cũng phải nhìn lại xem mình vẹn toàn chưa, đừng chỉ biết móc lỗi người khác còn việc mình lại không làm. Thế thì tiền ơi tiền rơi khổ lắm.

👉👉 👉NHẬP KHẨU ĐIỆN TQ:
Là đất nước có độ mở cửa lớn, nên việc xuất nhập khẩu của bất cứ mặt hàng gì cũng chả có gì khó hiểu.
VN đã bắt đầu nhập khẩu điện từ TQ những năm 2004, với mục tiêu cấp điện cho 13 tỉnh miền Bắc.
Việc NK khi đó đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng từ năm 2004-2008.
Từ năm 2004-2015, ta nhập khẩu tổng cộng hơn 24 tỷ kWh. Ban đầu mức nhập khẩu này chiếm cỡ 2% sản lượng điện hàng năm, nhưng từ năm 2015 cũng đã giảm xuống còn 1,5% và giờ giữ quanh mức 1%.
Nếu so với sản lượng điện năm 2022 là hơn 200 tỷ kWh thì con số nhập khẩu chả đáng bao nhiêu. Giờ NK có cả từ Lào và TQ, đồng thời Việt Nam cũng XK điện cho CPC.
Thậm chí, có nhiều anh EVN còn bảo, mong nhập khẩu được 10 tỷ kWh/năm nhưng mà họ cũng chả bán cho. Nhập khẩu được điện thì có ngay điện mà lại sạch để dùng, vì dù là gió hay mặt trời cũng vẫn có phát thải của nguyên vật liệu dựng cột gió với giàn mặt trời.
Năm 2019, mình hỏi bác Thái Phụng Nê về NK điện thì cụ có nói đó là “cơ hội cho Việt Nam”, vì các nước láng giềng có khả năng bán, còn Việt Nam sẽ tiết kiệm thời gian đầu tư, giảm ô nhiễm môi trường.
Nhưng cụ cũng nói “phải chủ động nghiên cứu, tính toán” để mua được vì “các nước bán điện theo lợi ích của họ, mình mua điện theo lợi ích của mình. Như vậy, phải thông qua đàm phán và cần phải đàm phán nhanh”.
Từng là Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Phái viên của Thủ tướng về các công trình điện, cụ Nê cũng nói thế này, “họ có thể bán điện cho ta khi thoả mãn được giá điện, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, họ cắt điện, ta sẽ ứng phó ra sao với sự thiếu hụt này, nhất là khi nhập ở quy mô lớn. Phải nói thẳng là, không thể chỉ nói nhập khẩu mà không làm. Không thể lấy nguồn điện ở nước ngoài để làm dự phòng của chúng ta. Đối với một số nước thì mình cũng là nước nhỏ”.
Để hiện thực Tự chủ về Năng lượng, giai đoạn trước chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình điện từ các nguồn vốn khác nhau và đã đáp ứng được nhu cầu điện với dự phòng có lúc đã lên tới 10-15% CÔNG SUÂT KHẢ DỤNG.
Nhưng có điều tiếc là từ 2016 đi chúng ta đã không có nhiều dự án điện mới, lớn, ổn định được xây dựng để bổ sung cho hệ thống, nhằm đáp ứng được tăng trưởng về nhu cầu điện của nền kinh tế.
Bởi vậy, tương lai - còn rất dài từ đây và nếu không có giải pháp rất chi tiết, cụ thể để hiện thực hoá được các mục tiêu to lớn đề ra tại Quy hoạch Điện VIII vừa được thông quA thì chuyện điện đóm - dù được cả làng quan tâm, sôi động nhưng vẫn không đủ dùng....

Ps: ở những nơi hoang dã như này điện là hàng xa xỉ nhá 🤪😜😝

 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,244
Động cơ
514,295 Mã lực
Tuy nhiên điện hạt nhân hiện tại lại khá rẻ đấy cụ ạ. Trung quốc đang xây mới đến hơn 20 nhà máy điện hạt nhân 1 lúc, không phải không có lý do đâu.

Theo link này:

Thì giá thành sản xuất 1kWh điện hạt nhân ở Mỹ năm 2021 chỉ là 0,02913$, tương đương 690 VNĐ.
Dự án điện hạt nhân của VN có cách đây 14 năm rồi vẫn đang treo. Cụ có biết lý do tại sao không?
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Tuy nhiên điện hạt nhân hiện tại lại khá rẻ đấy cụ ạ. Trung quốc đang xây mới đến hơn 20 nhà máy điện hạt nhân 1 lúc, không phải không có lý do đâu.

Theo link này:

Thì giá thành sản xuất 1kWh điện hạt nhân ở Mỹ năm 2021 chỉ là 0,02913$, tương đương 690 VNĐ.
Production cost này có bao gồm chi phí xây dựng không bác?

Vd xây theo chuẩn Âu Mỹ, 7 tỉ đô/mw, về vn đội giá thành 10 tỉ, toàn bộ phải đi vay trả nợ trong 20 năm, coi như là thêm 3 tỉ tiền lãi nữa là 13 tỉ.

Chia ra thì mỗi kwh thêm phải 3 cent là ít.

Còn mà mời TQ vào xây cho rẻ thì tui thật không dám nghĩ tới, chắc các lãnh đạo cũng chả dám.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Học cách sống chung với nóng 😝😜

SAO KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN MẶT GIỜI VÀ GIÓ ĐÃ XÂY XONG, SAO LẠI NHẬP KHẨU ĐIỆN TỪ TRUNG QUỐC

Đã cố tình chả muốn nói gì và đứng xem 1 cách bàng quang nhất khi dân tình cãi nhau hăng say về THIẾU ĐIỆN, về SAO KHÔNG MUA ĐIỆN CỦA CÁC DỰ ÁN NLTT XÂY XONG MÀ KHÔNG KỊP VỀ ĐÍCH ĐÚNG HẸN, trong khi đó lại đi NHẬP KHẨU ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC kia kìa.
Ấy nhưng tu chưa chót đời nên lại phải nhao ra. Nhất là khi đọc báo nghe đài về đoạn trích dẫn 2 bác bộ trưởng nói với nhau về giá và nhập khẩu điện thây thú vị😎🥸🤓

👉 Đầu tiên xin nói về CUNG - CẦU:
Hệ thống điện của Việt Nam tới cuối tháng 12/2022 có 360 NM đang vận hành (không kể các NM thuỷ điện nhỏ) với tổng công suất là 80.704 MW, chưa kể nguồn nhập khẩu.
Các nguồn chính có :
Thuỷ điện: 17.703 MW - 21%
Thuỷ điện nhỏ: 4.296 MW - 1,96%
Nhiệt điện than: 26.087 - 32%
Điện mặt trời trang trại: 8.908 MW - 11,4%
Điện mặt trời mái nhà nối lưới: 7.660 MW - 9,49%
Điện gió: 5.096 MW - 6,27%
Nhiệt điện khí: 7.398 MW - 9,17%,
Điện sinh khối: 395 MW - 0,49%
Điện nhập khẩu 572 MW - 0,71%…

Công suất đặt - tức là có nhà máy nhưng chạy được không thì lại tuỳ. Vì vậy, ngành điện ai mà biết sẽ không ngớ ngẩn bảo: công suất đặt to thế kia mà, yêu tâm đi, sao phải xây thêm nhiều nhà máy nữa làm gì - thì đúng là chả hiểu gì về điện.
Điều quan tâm nhất của hệ thống điện chính là CÔNG SUẤT KHẢ DỤNG - nghĩa là có thể huy động được bao nhiêu tại thời điểm nhất định.
Con số này thì lại biến thiên theo thời tiết, có nắng, có gió, có nước hay không, có than có khí hay không, có sự cố, đang bảo dưỡng sửa chữa máy móc của bản thân các nhà máy điện không, hay có sự cố từ bên ngoài bên ngoài như cẩu cây chạm dây điện 500 kV ở Bình Dương gây mất điện cả chục tỉnh thành như năm 2013 hay không?

Vì sao CS đặt có hơn 80.000 MW mà khả dụng chỉ có tầm 46.000 MW thì có nhiều nguyên nhân nhưng tập trung vào mấy cái thế này:
✋(i) Nước hồ thuỷ điện về ít do chưa đến lũ tiểu mãn (thường vào cuối tháng 5 nhưng khi trên thượng nguồn sông Đà ở bên ngoài VN cũng có các nhà máy thuỷ điện khác thì lũ tiểu mãn dần bị coi là không còn nữa). Vì thế phải chờ vào mùa mưa được bắt đầu trong tháng 6 trở đi - mưa ngày nào thì phải chờ giời, và không phải mưa ở Hà nội thì có nước phát điện mà phải mưa trên thượng nguồn chỗ núi cao non xanh í, nước mới chảy về hồ thuỷ điện được.
Nên có hồ, có nhà máy thuỷ điện nhưng không ra điện là chuyện rất bình thường.
Chưa kể nước hồ thuỷ điện sau khi qua máy để làm ra điện thì còn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho hạ du. Nên không thể bảo là chạy hết nước trong hồ đi rồi dừng máy, chạy nguồn khác bởi bà con mình chả nhẽ chết khô vì không dùng nước à 😝😜
Vậy nên không sợ khổ, sợ khó chỉ sợ khô là vậy các anh nhá 😝😜
✋(ii) Gió vào tháng 3-4-5 hàng năm là mùa lặng ở VN. Có công suất điện gió khoảng 5.000 MW nhưng phát chỉ được vài trăm MW tới 1.000 MW thôi. Mùa gió tốt ở VN là tháng 12 -1- 2.
✋(iii) Nắng hàng ngày cũng chỉ huy động được tầm 12.000 MW, còn đêm thì mặt trời không có nên mất gần như toàn bộ 17.000 MW từ mặt trời trang trại và mái nhà. Số ít có pin dự trữ thì giá điện phải cỡ 3 nghìn đồng/số - tức là nhà giàu rồi. Sống xanh là level, nên đừng nghe mấy ông đó xui dại khi nhà tiền ăn chưa đủ 😝😜 con còn nheo nhóc.
✋(iv) Khí tự nhiên trong nước thì không phải lúc nào cũng dư dả, khai thác từ biển lên thì tới lúc nó sẽ giảm đi, không có nguồn mới bù vào thì chỉ có cạn dần.
Khí LNG nhập khẩu thì chưa nhập tàu nào, chưa kể khi nhập mà giá nhiên liệu cao dẫn tới giá điện cao ai dám chạy để lỗ nặng. Than cũng vậy, lúc giá cao quá hay hết than thì cũng không chạy được.
✋(v) Sự cố các tổ máy: tổ máy thì cũng như con người thôi, làm việc lâu quá thì mệt phải nghỉ, chưa kể trời nóng rền 1 tuần ở miền Bắc khiến nước sông cũng nóng lên, thì tác dụng làm mát cho các NM điện than cũng giảm, dẫn tới có NM nhưng không chạy ra điện được như công suất có.
Bây giờ miền Bắc đang nằm 1 số tổ máy nhiệt điện than của Phả Lại, Vũng Áng, Nghi Sơn 2, Thái bình 2 cũng bị trục trặc 1 tổ và giờ đang cố gắng để lên lại toàn bộ. …

👁Tại thời điểm những ngày này của tháng 5/2023, công suất khả dụng của hệ thống đâu đó vào khoảng 46.000 – 48.000 MW. Nhưng mấy nữa mua/vay được thêm than thì lại khác, hay nước về thì cũng lại khác.

Năm 2022, đỉnh phụ tải cao nhất là hơn 45.528 MW vào ngày 21/6/2022 và đỉnh này cao hơn đỉnh của năm 2021 là 3.100 MW.
Theo quy luật này thì năm 2023 đỉnh phụ tải có thể lên tới gần 49.000 MW.
Ngày 19/5/2023, công suất hệ thống lên cao nhất tính từ đầu năm và đạt 44.600 MW, tiêu thụ sản lượng điện là 932 triệu kWh. Nhưng giờ mới là bắt đầu mùa nóng nên thách thức của hệ thống điện trong mùa nóng 2023 còn ở phía trước. Dù mùa mưa đã bắt đầu tới ở miền Nam và tình trạng khó khăn hiện nay cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất…

Khi nhu cầu lên cao lúc đó nước không có, mặt giời tít, gió lờ đờ, than chưa về kịp, khí thiếu, hay nước làm mát nóng quá, tổ máy điện than chạy không nổi thì phải điều tiết chủ động từ ngành điện - kiểu Các em, đặt tay lên cầu dao chờ lệnh CHUỴ - là chuyện ai cũng biết mà chả ai làm được gì khác…
Chung quy vẫn tại không có nguồn chạy nền được đầu tư mới thường xuyên, gồm điện hạt nhân, thuỷ điện mùa mưa, nhiệt điện than, nhiệt điện khí hay có thể nữa là điện gió ngoài khơi đang được kỳ vọng dù chưa biết năm ơ kìa nào mới có.
Gọi là “chạy nền” vì có số giờ hoạt động nhiều, và ổn định hơn trong năm. Tính 1 năm có 365 ngày x 24 giờ = 8.760 giờ/năm.
Điện than, khí, hạt nhân chạy được 6.000 – 6.500 giờ/năm, thuỷ điện có nước chạy được 4.000 - 4.500 giờ/năm, mặt giời ở ta chạy được từ 1.500-2.500 giờ/năm nhưng chỉ vào ban ngày, từ 18 giờ - 7g hôm sau tịt.
Gió thì từ 2.000-3.000 giờ/năm nhưng gió tốt cũng lại rơi vào tháng 12- tháng 2, là lúc thời tiết cũng lạnh, lại không cần nhiều điện.
Bạn nào bảo thì cứ chạy hết mặt giời gió, nước đi rồi lên than, khí, vừa xanh vừa đỡ bị chửi là không ủng hộ NLTT thì trong kỹ thuật nó lại không vậy 😎🥸🤓
Điện cần ổn định, liên tục và an toàn và người tiêu dùng thì luôn muốn bật công tắc là chói sáng loà.
Nhưng khi có mưa giông bay qua, mặt trời có thể mất toàn bộ hay tới khi nắng tắt thì đồng thời cả 17.000 MW solar cùng sập.
Những lúc đó không có nguồn đỡ kịp thời bù vào thì gây sụt áp hệ thống và mất điện trên diện rộng. Nhưng nguồn đỡ thì lại chỉ có điện than, điện khí – dầu hay thuỷ điện thôi mà thuỷ điện nước g không có và đái ra cũng chả được mấy thì lấy đâu mà đỡ.
Điện khí thì lên nhanh, chỉ tầm 30-45p là ổn định nhưng không phải lúc nào cũng đủ khí. Chưa kể điện khí toàn ở miền Nam, lên được thì cũng cần dây chạy ra Bắc, mà dây thì có giới hạn.
Còn lại điện than thì từ lúc khởi động tới lúc lên được ổn định mất từ 6-8 giờ. Vậy nên không dám tắt điện than mà cứ phải quay quay trong lúc có nắng có gió là vậy, nếu không lúc gió và mặt giời đứt mà than chưa lên kịp thì tèo hết cả làng à.

Về người đầu tư NM điện, EVN thì giờ cũng chỉ chiếm hơn 50% chút nguồn điện thôi, còn lại là tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài, các DN nhà nước khác như PVN hay TKV. Tuy nhiên trừ có điện mặt trời và gió được ào ạt xây dựng với công suất tới 27.000 MW từ năm 2019 - 2021 thì các nguồn khác rất khiêm tốn.
EVN 5 - 7 năm nay không có công trình nào đầu tư xong, vì thủ tục cho DNNN phải trình bẩm lắm, không thể chi tiền giải phóng mặt bằng nhanh nhiều như tư nhân được, nên cứ từ từ mới được làm dù có sốt ruột tới đâu.
Còn các tư nhân hay nước ngoài thì phải có động lực tiền, lợi nhuận nhìn thấy mới lao vào như đã diễn ra với mặt trời và gió vừa qua.
Nếu không có thì xin lỗi nhé tình yêu. “Vì dòng điện thân yêu” hay “Đủ điện cho kinh tế và nhân dân” hay “an ninh năng lượng cho đất nước” được các doanh nghiệp tư nhân luôn luôn lắng nghe nhưng lâu lâu đêk nhớ là rất bình thường 😝😜

Năm 2020-2022 kinh tế Việt Nam gặp khó với covid nên nhu cầu dùng điện cũng chậm lại đỡ lo nhưng khi nhà máy điện mới có thể chạy ổn định không có và nhu cầu vẫn tăng hàng năm đều đặn 3.000-4.500 MW thì có thể thấy năm 2024 trở đi cũng đầy thách thức.
Nhưng nỗi lo này thực ra đã bắt đầu từ năm 2019, khi ngành điện phải ồ ạt bắt tay với các khách hàng công nghiệp để điều chỉnh giờ sản xuất cho cao điểm không vọt lên chót vót mà không cách nào đỡ được.
Còn giờ, không nói thì đỡ nghĩ, đỡ buồn....

👉👉SAO KHÔNG MUA ĐIỆN GIÓ MẶT TRỜI TRONG NƯỚC MÀ NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC
Ở đây có 2 vế, “SAO KHÔNG MUA” và “NHẬP KHẨU ĐIỆN TRUNG QUỐC”.
Nếu hỏi sao không mua thì phải hiểu là điện là hàng hoá có điều kiện, không phải thích là dắt tay nhau ra chợ bán - mua. Để được hoạt động điện thì phải có giấy phép, không thế cứ lao vào tay trần cầm tóm lấy cái điện thì biết ngay….
Làm bất cứ dự án nào CĐT phải đọc Luật Đầu tư, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, rồi nhiều quy định hiện hành khác. Ai không tuân theo thì đọc Kết luận của Thanh tra CP mới đây về ngành điện để thấy rõ coi nhẹ các quy định đó thì tương lai ra sao 😅😂🤣

Với các NM dở dang thì có cái khó là về chậm so với thời gian đã công bố nên trượt mất giá tốt, muốn vào thì phải có ý kiến của Bộ ngành, chứ bản thân EVN cũng chả thể rón tay nhấc rào được, các cơ quan luật phát đứng đầy trước mặt ấy.
Có trách thì trách các cơ quan chức năng để lâu quá biết tình trạng mà tới 2 năm mới có hướng giải quyết cho DN, như thế lãng phí xã hội nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay.

Cũng có trách nữa là thấy người ta ùn ùn lao vào làm điện gió, mặt trời mà nhìn thôi đã thấy là không hợp lý, nhưng vẫn không đưa ra cảnh báo. Chưa kể lại có xu hướng chiều theo CĐT và địa phương khiến quy hoạch điện bị băm nát. Hệ quả kéo theo cũng rất mệt mỏi vì phải có đường dây, giải toả mặt bằng theo. Không bố trí đất sớm thì sau này muốn xây nhà máy điện hay đường dây cũng chết mệt với dân.
Càng nhiều mặt trời và gió vào thì dự phòng của hệ thống cũng phải tăng lên, khiến chi phí sản xuất điện tăng lên bởi làm gì có ai chịu hộ đâu.

Nhưng phía CĐT cũng không phải là vô can, muốn bán điện thì phải có Hợp đồng mua bán điện và hồ sơ pháp lý phải đầy đủ. Chứ không có Chủ trương đầu tư có hiệu lực, chưa xong cấp đất, rồi PCCC, công trình chưa được kiểm tra Biên bản nghiệm thu hay chưa có giấy phép hoạt động điện lực… thì không ai dám cho phát điện lên lưới quốc gia.
Ai dám đảm bảo rằng NM chưa đủ hồ sơ thủ tục kia không thể xẩy ra sự cố khi phát điện, nếu có lại ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện thì ale hấp - mời mấy anh ưu ái kia lên giải trình nhé…
Vậy nên chưa mua là vì chưa đủ hồ sơ, ông nào đủ mua ngay, nên kêu gào người khác cũng phải nhìn lại xem mình vẹn toàn chưa, đừng chỉ biết móc lỗi người khác còn việc mình lại không làm. Thế thì tiền ơi tiền rơi khổ lắm.

👉👉 👉NHẬP KHẨU ĐIỆN TQ:
Là đất nước có độ mở cửa lớn, nên việc xuất nhập khẩu của bất cứ mặt hàng gì cũng chả có gì khó hiểu.
VN đã bắt đầu nhập khẩu điện từ TQ những năm 2004, với mục tiêu cấp điện cho 13 tỉnh miền Bắc.
Việc NK khi đó đã giải quyết được tình trạng thiếu điện trầm trọng từ năm 2004-2008.
Từ năm 2004-2015, ta nhập khẩu tổng cộng hơn 24 tỷ kWh. Ban đầu mức nhập khẩu này chiếm cỡ 2% sản lượng điện hàng năm, nhưng từ năm 2015 cũng đã giảm xuống còn 1,5% và giờ giữ quanh mức 1%.
Nếu so với sản lượng điện năm 2022 là hơn 200 tỷ kWh thì con số nhập khẩu chả đáng bao nhiêu. Giờ NK có cả từ Lào và TQ, đồng thời Việt Nam cũng XK điện cho CPC.
Thậm chí, có nhiều anh EVN còn bảo, mong nhập khẩu được 10 tỷ kWh/năm nhưng mà họ cũng chả bán cho. Nhập khẩu được điện thì có ngay điện mà lại sạch để dùng, vì dù là gió hay mặt trời cũng vẫn có phát thải của nguyên vật liệu dựng cột gió với giàn mặt trời.
Năm 2019, mình hỏi bác Thái Phụng Nê về NK điện thì cụ có nói đó là “cơ hội cho Việt Nam”, vì các nước láng giềng có khả năng bán, còn Việt Nam sẽ tiết kiệm thời gian đầu tư, giảm ô nhiễm môi trường.
Nhưng cụ cũng nói “phải chủ động nghiên cứu, tính toán” để mua được vì “các nước bán điện theo lợi ích của họ, mình mua điện theo lợi ích của mình. Như vậy, phải thông qua đàm phán và cần phải đàm phán nhanh”.
Từng là Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Phái viên của Thủ tướng về các công trình điện, cụ Nê cũng nói thế này, “họ có thể bán điện cho ta khi thoả mãn được giá điện, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra, họ cắt điện, ta sẽ ứng phó ra sao với sự thiếu hụt này, nhất là khi nhập ở quy mô lớn. Phải nói thẳng là, không thể chỉ nói nhập khẩu mà không làm. Không thể lấy nguồn điện ở nước ngoài để làm dự phòng của chúng ta. Đối với một số nước thì mình cũng là nước nhỏ”.
Để hiện thực Tự chủ về Năng lượng, giai đoạn trước chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình điện từ các nguồn vốn khác nhau và đã đáp ứng được nhu cầu điện với dự phòng có lúc đã lên tới 10-15% CÔNG SUÂT KHẢ DỤNG.
Nhưng có điều tiếc là từ 2016 đi chúng ta đã không có nhiều dự án điện mới, lớn, ổn định được xây dựng để bổ sung cho hệ thống, nhằm đáp ứng được tăng trưởng về nhu cầu điện của nền kinh tế.
Bởi vậy, tương lai - còn rất dài từ đây và nếu không có giải pháp rất chi tiết, cụ thể để hiện thực hoá được các mục tiêu to lớn đề ra tại Quy hoạch Điện VIII vừa được thông quA thì chuyện điện đóm - dù được cả làng quan tâm, sôi động nhưng vẫn không đủ dùng....

Ps: ở những nơi hoang dã như này điện là hàng xa xỉ nhá 🤪😜😝

Gần như giải pháp duy nhất lúc này là tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư điện than, điện khí LNG. Các nguồn khác đều quá khó?
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,244
Động cơ
514,295 Mã lực
Gần như giải pháp duy nhất lúc này là tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư điện than, điện khí LNG. Các nguồn khác đều quá khó
Điện than, thủy điện là điện nền thì đã hết dư địa. Thì bây giờ chỉ có điện hạt nhân mới là nguồn thay thế. Bây giờ QH, CP đã tạm dừng quy hoạch rồi. Thì thiếu điện vẫn phải chấp nhận dài dài?
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Điện than, thủy điện là điện nền thì đã hết dư địa. Thì bây giờ chỉ có điện hạt nhân mới là nguồn thay thế. Bây giờ QH, CP đã tạm dừng quy hoạch rồi. Thì thiếu điện vẫn phải chấp nhận dài dài?
Than vẫn còn 7GW trong QH8 chưa có nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư rất yếu

1684986129309 (1).png
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,417
Động cơ
113,930 Mã lực
Dự án điện hạt nhân của VN có cách đây 14 năm rồi vẫn đang treo. Cụ có biết lý do tại sao không?
Cùng mức đầu tư thì 1 nhà máy điện hn xây được 3 cái nhà máy nhiệt điện tương đương (tức là nhiệt điện công suất gấp 3) và thời gian xây tốn gấp 5 lần thời gian xây 3 cái nhà máy nhiệt điện đó. Đơn giản thế thôi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Dự án điện hạt nhân của VN có cách đây 14 năm rồi vẫn đang treo. Cụ có biết lý do tại sao không?
Hạt nhân bây giờ cũng ko biết đặt đâu. Ninh Thuận thì quá tải nặng tất cả loại đường dây rồi. Nơi thiếu điện nhất là miền Bắc thì chắc ko dám ai nhận đặt hạt nhân.

Cũng như trước đây xin làm điện than, tất cả các tỉnh đều từ chối cho đặt mới sau vụ Formosa mọi người quá nhạy cảm như những cô gái liễu yếu đào tơ vậy. Cái gì cũng sợ (sợ nhất là dân quậy như vụ Formosa). Nên ko khả thi
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Dự án điện hạt nhân của VN có cách đây 14 năm rồi vẫn đang treo. Cụ có biết lý do tại sao không?
Có 1 số lý do đan vào nhau cụ ạ.

Dự án đang chuẩn bị thì năm 2011 xảy ra tai nạn hạt nhân Fukushima. Sau tai nạn này thì cả thế giới đều có ý bãi bỏ điện hạt nhân, tiêu biểu nhất là Đức. Sau đó 1 ít thì tỉnh Ninh thuận là nơi được chọn đặt nhà máy gửi công văn lên Chính phủ đề nghị không đặt nhà máy tại tỉnh. Sau 1 thời gian thì Nga (là nước VN nhắm làm nguồn thiết bị và tài chính) chiếm Crimea khiến Ph Tây cấm vận. Những sự kiện nối nhau đó làm cuối cùng VN tạm dừng dự án điện hạt nhân. Cả Quy hoạch 8 cũng không thấy.

Tình hình có thể thay đổi vì EU vừa rồi đã coi điện hạt nhân là "năng lượng sạch". Với VN hiện nay, thủy điện đã cạn nguồn, nhiệt điện than bị Ph Tây ép hạn chế, điện khí giá đầu vào quá cao, thì điện hạt nhân là giải pháp tốt nhất cho nguồn điện ổn định.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Có 1 số lý do đan vào nhau cụ ạ.

Dự án đang chuẩn bị thì năm 2011 xảy ra tai nạn hạt nhân Fukushima. Sau tai nạn này thì cả thế giới đều có ý bãi bỏ điện hạt nhân, tiêu biểu nhất là Đức. Sau đó 1 ít thì tỉnh Ninh thuận là nơi được chọn đặt nhà máy gửi công văn lên Chính phủ đề nghị không đặt nhà máy tại tỉnh. Sau 1 thời gian thì Nga (là nước VN nhắm làm nguồn thiết bị và tài chính) chiếm Crimea khiến Ph Tây cấm vận. Những sự kiện nối nhau đó làm cuối cùng VN tạm dừng dự án điện hạt nhân. Cả Quy hoạch 8 cũng không thấy.

Tình hình có thể thay đổi vì EU vừa rồi đã coi điện hạt nhân là "năng lượng sạch". Với VN hiện nay, thủy điện đã cạn nguồn, nhiệt điện than bị Ph Tây ép hạn chế, điện khí giá đầu vào quá cao, thì điện hạt nhân là giải pháp tốt nhất cho nguồn điện ổn định.
Bác có dự đoán nếu tái khởi động hạt nhân thì sẽ đặt ở đâu không, vì như bác bên trên nói Ninh Thuận Bình Thuận đều quá tải đmt rồi (may quá, cám ơn các anh đmt)? Giờ miền bắc thiếu hơn miền nam thì chắc phải đặt mé hải phòng, bắc giang gì đó hả 😂
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cùng mức đầu tư thì 1 nhà máy điện hn xây được 3 cái nhà máy nhiệt điện tương đương (tức là nhiệt điện công suất gấp 3) và thời gian xây tốn gấp 5 lần thời gian xây 3 cái nhà máy nhiệt điện đó. Đơn giản thế thôi.
Cái đó mình ko nghĩ là lý do chính. Vì than hay hn thì cũng vay là chính mà. Lý do chính là ko biết đặt đâu
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Em thấy vướng mắc của EVN cũng chung như một số doanh nghiệp NN khác.
Trước EVN trực thuộc Bộ CT thì mọi việc dễ chỉ đạo hơn.
Tuy nhiên giờ EVN thuộc UB quản lý vốn NN, Bộ CT không còn là cơ quan chủ quản. EVN giờ quan điểm kinh doanh bảo vệ phần vốn NN khác với thời trước. Vì vậy mới có chuyện EVN bật ngược lại Bộ CT không cho hoà lưới điện tái tạo.
Việc này cũng xảy ra giống với VEC, TCT ĐSVN...
Bác vẫn hiểu sai về hoạt động của mấy cái cơ quan nhà nước này!
Nhà nước thành lập cái Ủy ban này để tách bạch 2 nhiệm vụ khác nhau của Nhà nước là quản lý nhà nước và quản lý vốn nhà nước trong hoạt động kinh doanh - thực hiện dịch vụ công.
Cũng như các bộ, các ủy ban nhà nước chỉ là các cánh tay nối dài của Nhà nước, đều làm theo chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước.
Trên kia em trích cái điều 6 trong Điều lệ của EVN.
Thực ra Điều này khác hẳn Điều 2 và nó không nhắc lại Điều 2, mà khẳng định trách nhiệm của Nhà nước với hoạt động (kinh doanh) của EVN.
Ai tinh ý sẽ nhận thấy trong điều lệ của các doanh nghiệp khác không có quyền quy định trách nhiệm của chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu trực tiếp ban hành điều lệ và càng không có chuyện doanh nghiệp quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên.
Nhưng Điều lệ của EVN không phải do ĐHĐCĐ hay nhóm chủ sở hữu họp bàn để thông qua, mà do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp ban hành, nên cái cơ quan này (là Nhà nước) mới đưa cái điều này vào để cam kết trách nhiệm với các hoạt động của EVN dưới sự điều hành của Nhà nước!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top