Em mới toanh cụ ạ, mặc dù tàu ngầm lâu rồiCụ nick mới mà hỏi câu “điểm huyệt” luôn
Em hỏi khí không phải, cụ là âm binh của ai đấy phỏng
Em mới toanh cụ ạ, mặc dù tàu ngầm lâu rồiCụ nick mới mà hỏi câu “điểm huyệt” luôn
Em hỏi khí không phải, cụ là âm binh của ai đấy phỏng
Cụ có ý hỏi thật hay cũng như thành phần tiểu nhân rình rập chọc ngoáy đấy? đương nhiên đã pass-through thì bên mua EVN có quyền kiểm tra tất cả các chi phí theo PPA. Đó là nhờ tài năng EPTC. Nhưng thực tế rất khó kiểm tra can thiệp, mà thị trường than lại rất khó kiểm tra chưa kể than không phải loại nào cũng như nhau. Nên mới nói pass-through là cơ chế không vui, cứ đấu giá điện hoặc fix giá điện hoặc theo chỉ số; ai làm tốt hơn thì được hưởng chứ đi kiểm tra từng chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí than thì có thánh cũng ko kiểm tra nổi. Kiểm tra rất lâu và nhiều kẽ hở.Cụ cho em hỏi với những ông chế biến thuê thì theo hợp đồng ai sẽ mua than? Chiến lược mua than và logistic do họ quyết hay EVN có quyền can thiệp không.
Cái này đúng rồi EVN mua bán theo lệnh của cơ quan quản lý mà. Phải mua giá cao, bán giá thấp thì lỗ là cái chắc. Và lỗ thì NN chịu vì NN là người định giá. Nhưng ngoài lỗ cái này còn lỗ do cái khác nữa không thì chã ai có số liệu ngoài EVN hay BCT.Thế này nhé cụ. Em lấy ví dụ nhà máy nhiệt điện Hải phòng, ví dụ thôi nhé. Than nhập 2.500đ/1kg bán điện cho mẹ là EVN là 3.500đ trừ chi phí lãi 800đ/1kw, nhưng bà mẹ là EVN kia mua của con là 3.500 nhưng chỉ bán bình quân là 2.500đ/1kw không được bán hơn vậy tính ra con lãi, mẹ lỗ.
Váng NN chịu nhưng nguồn ở đây là tiền của "doanh nghiệp NN" EVN vay qua hệ thống NH chứ không phải của ngân sách NN rót về nên về cơ bản không thể nói là NN chịu được vì anh doanh nghiệp này vẫn phải cân đối để trả lãi và nợ NH, chứ cứ lỗ theo mệnh lệnh hành chính ban xuống mà được vốn ngân sách ban xuống để bù lỗ thì mấy anh doanh nghiệp này chẳng bao giờ dám kêu.Cái này đúng rồi EVN mua bán theo lệnh của cơ quan quản lý mà. Phải mua giá cao, bán giá thấp thì lỗ là cái chắc. Và lỗ thì NN chịu vì NN là người định giá. Nhưng ngoài lỗ cái này còn lỗ do cái khác nữa không thì chã ai có số liệu ngoài EVN hay BCT.
Cụ tìm hiểu thêm về chế biến thuê (gia công), chế biến thuê thì phải đảm bảo lượng chế biến vì người ta (về lý thuyết) sống nhờ phí chế biến. Chế biến thuê ở đây là nói trên sổ sách lỗ - lãi như các cụ đang bàn. Còn ngoài sổ sách không biết.Ở đó mà chế biến thuê, có ông EVN bị ép thuê tiêu thụ thì có, mấy ông được ký bao tiêu giá thường là BOT tư nhân đấy, cả điện gió, điện mặt trời, điện khí... thủy điện thì bị ép bao giá thấp. Còn lại như đốt than không BOT thì phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Thuê tức là ông chủ báo làm bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu còn đằng này mấy nhà máy kia làm bao nhiêu bắt ông EVN phải tiêu thụ bấy nhiêu.
P/s. Từ quan sát của 1 nhà thể thao Olympic: Đmt vẫn có ông nhảy trộm , ông ở hạng cân 70kg mà đấu với hạng cân 50kg. Đó là điện mặt trời áp mái giả, không khác gì trang trại mà áp giá 8.37 cent. Chơi thế ko đẹp, ko fair playCụ tìm hiểu thêm về chế biến thuê (gia công), chế biến thuê thì phải đảm bảo lượng chế biến vì người ta (về lý thuyết) sống nhờ phí chế biến. Chế biến thuê ở đây là nói trên sổ sách lỗ - lãi như các cụ đang bàn. Còn ngoài sổ sách không biết.
Điện gió đmt trước đây là theo giá cố định đầu ra, ko phải chế biến thuê ko phải pass-through. Giống như ông nhà nước đặt ra 1 cái nấc bar công khai, ông nào nhảy qua được về chi phí, chất lượng, tiến độ thì thắng. Ông nào nhảy ko qua thì thua.
Cuộc đua như Olympic đấy, vui lắm bao nhiêu người chết vì ko COD kịp. Thấy ngon thế ko nhào vô mà ăn mà bây giờ chửi vuốt đuôi?
nặng nhời thếGớm, mấy anh khối Xê 3 môn 9 điểm mà cũng bày đặt hỏi chuyên môn với dân trong nghề à ?
Cảm ơn cụ, em hỏi thật chứ không có ý gì khác . Như vậy BOT là hợp đồng mà rủi ro nằm hết ở EVN, đúng hơn là nhà nhà nước. Để đảm bảo có nguồn cung ổn định trong một thời gian.Cụ có ý hỏi thật hay cũng như thành phần tiểu nhân rình rập chọc ngoáy đấy? đương nhiên đã pass-through thì bên mua EVN có quyền kiểm tra tất cả các chi phí theo PPA. Đó là nhờ tài năng EPTC. Nhưng thực tế rất khó kiểm tra can thiệp, mà thị trường than lại rất khó kiểm tra chưa kể than không phải loại nào cũng như nhau. Nên mới nói pass-through là cơ chế không vui, cứ đấu giá điện hoặc fix giá điện hoặc theo chỉ số; ai làm tốt hơn thì được hưởng chứ đi kiểm tra từng chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí than thì có thánh cũng ko kiểm tra nổi. Kiểm tra rất lâu và nhiều kẽ hở.
Cụ quên chữ "T" khi hết thời hạn họ bàn giao 1 nhà máy rất giá trị.Cảm ơn cụ, em hỏi thật chứ không có ý gì khác . Như vậy BOT là hợp đồng mà rủi ro nằm hết ở EVN, đúng hơn là nhà nhà nước. Để đảm bảo có nguồn cung ổn định trong một thời gian.
Cách tốt hơn là thông qua cơ chế thị trường, nhưng vì lý do nào đó thị trường điện ở VN vẫn chưa khởi sắc được.
Khi tư nhân hóa việc bán điện thì mỗi công ty bán lẻ sẽ thầu 1 khu vực nhất định. Những gia đình sống trong khu vực đó chỉ có thể mua điện từ công ty bán lẻ đó, không thể mua của ai khác. Đó là cái mà tôi gọi là độc quyền khu vực hoặc độc quyền cục bộ.Không hình thành độc quyền khu vực cụ ạ; như cho phép mua trực tiếp DPPA hoặc các hộ lớn đấu nối 110kv mua trực tiếp trên thị trường điện cạnh tranh thì không có gì "độc quyền khu vực cả". Chỉ trả phí cho Nhà nước - EVN về điều độ, truyền tải, phí chợ thôi.
Ví dụ ông A (phát) ở gần ông B (hộ tiêu thụ lớn) nên phí truyền tải thấp thì ông ấy có lợi thế cạnh tranh. Nhưng ông ấy cũng không thể đẩy giá lên cao, vì lên cao thì ông ở xa hơn 1 chút lại cạnh tranh.
Lúc đó ông nào có nguồn nhiều, phân tán thì càng có lợi thế cạnh tranh. Chứ không phải cụ thể 1 khu vực nào. Trong khu vực đó có trăm người bán vạn người mua.
Muốn giữ vì cung đang thấp hơn cầu, chứ cung mà cao hơn cầu xem.Nhiều khi nghĩ cũng quái thật. độc quyền cả thế giới sợ như sợ hủi thì các cụ of lại sống chết muốn giữ. . Mẹ Vietnam tạo ra đàn con mang gen gì trong người vậy chời . toàn đi ngược tiến hóa.
Trong này ko ít cụ làm mặt trời rồi, mất 5-10% lo dự án làm hạ tầng thôi. Sau đấy mua hàng hết 6 đ thì báo 10đ vay ngân hàng 8đ. Ko mất đồng nào lại được cái nhà máy to đùng tháng thu lãi cả tỷ bạcAn ninh năng lượng
Nói cái này nghiêm ngắn bằng dữ liệu khoa học và pháp lý nó hơi mất thời gian bắt anh em cập nhật dữ liệu, mà không đáng, vì có bộ công thương và EVN làm rồi, đây chỉ nói theo quan điểm “nghiên cứu học thuật khai phóng” cho nhanh, tranh thủ khi chờ đón con.
Nửa cuối năm 2020, tôi có tham gia đàm phán 5 dự án điện gió và 2 dự án điện mặt trời, tổng cộng khoảng 500MW.
Có lẽ là ít cụ nắm được bản chất, vì sao qui hoạch điện VIII mất hơn 4 năm, kể từ khi qui hoạch điện VII hết hiệu lực, mà vắt qua 2 đời thủ tướng mới được duyệt. Nó nằm ở mấy chữ: an ninh năng lượng.
Về mặt bản chất, làm năng lượng tái tạo y bất động sản, toàn tay không bắt giặc. Tuỳ vị trí, và dòng pin hay tuabin, mà suất đầu tư cho điện mặt trời có thể dao động từ 900-1.2 triệu USD/1M, gió khoảng 1.3-1.8 triệu USD/1M.
Tuổi thọ pin rơi vào 25-30 năm, và tuabin nhỉnh hơn chút, tuỳ hãng. Nên vòng đời dự án thường gói trong 30 năm để đánh giá hiệu quả.
Các “đại gia”, hoặc là M&A qui hoạch đã duyệt, hoặc làm mới, nhưng trong tất cả các dữ liệu mà tôi tiếp cận được khi nghiên cứu xây dựng dự án để trình duyệt và đàm phán tuabin hay pin, thì tuyền tay không bắt giặc cả.
Họ bỏ ra khoảng 5-10% tổng mức đầu tư cho chi phí ban đầu, còn lại nợ dài hạn.
Năm 2020 và 2021 là năm cháy hàng của năng lượng tái tạo, kể cả pin. Bởi năng lực sản xuất bị biến động đột ngột, do thời gian đóng COD của Trung Quốc và Việt Nam trùng nhau, nên không ai sản xuất kịp. Dẫn đến giá đội lên, và dịch vụ đi kèm kém, do đảo ngược vai trò thượng đế từ người mua sang nhà sản xuất.
Kể cả các đại gia có ngân hàng, chỉ mua tuabin Trung Quốc thôi, thì họ cũng yêu cầu có bảo lãnh và mở L/C thanh toán ngặt nghèo qua big 4 (tức 4 ngân hàng lớn nhất VN). Nên có ngân hàng trong tay cũng vứt.
Thời điểm hiện nay, chúng ta mua điện của TQ qua 2 ngả, từ Lào và trực tiếp. Và chúng ta kiểm soát được việc đó, bởi nó được kí bởi hai thể chế nhà nước.
80% các nhà máy điện tái tạo là vay nợ ngân hàng trong nước để trả pin và tuabin kèm xây dựng các cái. Tiền họ bỏ ra chỉ đủ làm mặt bằng và hạ tầng giao thông cơ bản.
Mà điện tái tạo khác thuỷ điện hay nhiệt điện ở chỗ, là thuỷ nhiệt nó có hồ chứa hay buồng than, nên điện ổn định. Tái tạo lệ thuộc sức gió và mặt trời, y phụ nữ, sớm nắng biển chiều mưa nguồn đêm không nghiêng mông, mà không có buồng chứa để trữ điện, nên hạ tầng đi theo nó gánh chịu không ít tổn thất vì tính mất ổn định.
Nếu qui hoạch điện VIII được duyệt sớm, nhà nước sẽ gánh chịu rủi ro trên 2 mặt trận.
1. Là phải gấp rút hoàn thiện hạ tầng để đón nhận nó hoà vào lưới điện quốc gia. Không ai có thể kiểm soát được cả chục thằng chạy roda cùng lúc, trong khi nền kinh tế và sản xuất trong nước cần sự ổn định. Nên nó mà phập phù phát thì mấy ông điện đi tù hết.
2. Là điện tái tạo dùng mỡ nó rán nó y bất động sản, vay ngân hàng Việt Nam trả cho nước ngoài, chảy máu ngoại tệ và ao ước lobby thu nhỏ giọt để hoàn vốn. Tức là không tranh thủ được chút vốn nào của nước ngoài như mua điện, ngược lại còn cấu của đất mẹ đang đầm đìa công nợ để mang đi trả nợ.
Các cụ nghĩ đơn giản là lấy của EVN trả cho ngân hàng Việt Nam vì phải đi mua pin và tuabin nước ngoài, thế thì lấy làm gì. Bởi nợ tư nhân tư nhân tự chịu, chứ nhà nước không nợ. Trong khi nguồn điện từ TQ thì nhà nước nợ được. Vậy tại sao không tranh thủ, nhẽ lại giải cứu như cứu bất động?
Là các anh tay không bắt giặc, chứ nhà nước có bắt các anh đâu.
Các anh chạy đúng COD, nghiệm thu đạt chuẩn thì đã hoà mạng từ lâu. Còn các anh đang kêu thực ra là theo đóm ăn tàn, đua COD bị trễ hạn, mà đàm phán không thông, thì phải chấp nhận thôi, bởi hạn COD đã ban hành trước đó cả năm trời, chứ không phải bỗng dưng người ta đóng.
Nên thôi, các cụ bớt khóc mướn, mà nên để qui luật thị trường quyết định canh bạc này. Tôi mà là bộ công thương, tôi kéo thêm dăm năm nữa, cho rõ vàng thau.
Em cửu vạn cho xôm thớt
Đó là mô hình HTX điện lực (HTX đầu tư từ hạ tầng vì lúc đó nhà nước nghèo quá), người ta xúm lại đầu tư hạ tầng thì có quyền kiểm soát phân phối trong xóm, bây giờ xã hội nhiều nguồn lực nhièu phương án rồi, mình ko nghĩ nên cho thầu kiểu ngăn sông cấm chợ như vậy. Nên mới nói quan trọng là kiểm soát hạ tầng, tạo sân chơi bình đẳng cho trăm người bán vạn người mua thì thị trường mới phát huy hết sức mạnh bàn tay vô hình của nó.Khi tư nhân hóa việc bán điện thì mỗi công ty bán lẻ sẽ thầu 1 khu vực nhất định. Những gia đình sống trong khu vực đó chỉ có thể mua điện từ công ty bán lẻ đó, không thể mua của ai khác. Đó là cái mà tôi gọi là độc quyền khu vực hoặc độc quyền cục bộ.
Rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra từ độc quyền cục bộ, những người kêu gọi cổ phần hóa/tư nhân hóa việc bán điện còn chưa hình dung được.
Cụ không hiểu rồi. Điện nó khác sóng điện thoại. Sóng điện thoại truyền tự do trong không trung, còn điện phải truyền qua dây, đó là lý do tại sao mỗi 1 khu vực chỉ có thể có 1 nhà bán điện. Không thể 1 khu vực lại có 2 nhà bán lẻ điện độc lập. Không có mô hình nào khác đâu cụ ạ.Đó là mô hình HTX điện lực (HTX đầu tư từ hạ tầng vì lúc đó nhà nước nghèo quá), người ta xúm lại đầu tư hạ tầng thì có quyền kiểm soát phân phối trong xóm, bây giờ xã hội nhiều nguồn lực nhièu phương án rồi, mình ko nghĩ nên cho thầu kiểu ngăn sông cấm chợ như vậy. Nên mới nói quan trọng là kiểm soát hạ tầng, tạo sân chơi bình đẳng cho trăm người bán vạn người mua thì thị trường mới phát huy hết sức mạnh bàn tay vô hình của nó.
Nếu cứ pass-through như thế thì thằng sản xuất điện nó ăn bẫm, thay vì phải đi mua than giá 100 đồng thì nó bảo thằng chủ mỏ tăng giá lên thành 150 đồng, đằng nào giá cũng được pass-through qua giá điện mà. Phần chênh 50 đồng thì anh em chia nhauCảm ơn cụ, em hỏi thật chứ không có ý gì khác . Như vậy BOT là hợp đồng mà rủi ro nằm hết ở EVN, đúng hơn là nhà nhà nước. Để đảm bảo có nguồn cung ổn định trong một thời gian.
Cách tốt hơn là thông qua cơ chế thị trường, nhưng vì lý do nào đó thị trường điện ở VN vẫn chưa khởi sắc được.
Chính vì điện chưa truyền được qua không khí như ước mơ của Tesla nên mới muốn có thị trường thì phải kiểm soát dây (hạ tầng lõi). Nên mới phải quốc hữu hóa A0 và tổng công ty truyền tải. Tạo sân chơi bình đẳng để ko cho người vừa thổi còi (nắm hạ tầng lõi) vừa đá bóng (mua, bán điện).Cụ không hiểu rồi. Điện nó khác sóng điện thoại. Sóng điện thoại truyền tự do trong không trung, còn điện phải truyền qua dây, đó là lý do tại sao mỗi 1 khu vực chỉ có thể có 1 nhà bán điện. Không thể 1 khu vực lại có 2 nhà bán lẻ điện độc lập. Không có mô hình nào khác đâu cụ ạ.
Còn nếu muốn có lưới điện mua bán tự do (như Đức) thì VN phải đầu tư cải tạo lưới điện tốn kém kinh khủng, hoàn toàn không khả thi.
Vâng biết là đầu tư lớn. Nói cho vui thôi chứ bây giờ quá trễ rồi. Tốt nhất là ngay từ khi làm mạch 3 làm luôn 800-1000kv DC. Xong mạch 3 rồi tính tiếpCấp điện áp mới lại thay đổi cấp điện áp thì đầu tư lớn lắm cụ. Ngoài các thiết bị truyền thống thì còn thiết bị chuyển đổi nữa nên ko thể rẻ được. Hơn nữa việc xây dựng dường dây siêu cao áp ko phải phổ biến nên giá chưa thể rẻ được.Ngoài ra việc phụ thuộc vào những nguồn điện tự nhiên như thủy điện, nhiệt điện cũ, NLTT nên việc thừa thiếu công suất cục bộ mới diễn ra thường xuyên chứ hiện tại quy hoạch 8 đã ra và sẽ xây dựng các nhà máy nhiệt điện, khí dọc vùng duyên hải nên nhu cầu tải cũng cơ bản được đáp ứng cục bộ thôi cụ ạ.
Việc xây đường dây 800kV hay thâm chí là 1000kV theo em là việc ko cần phải giải quyết bằng mọi giá, nhất là trong thời điểm này.
Cụ cố giải thích làm gì vì với tư duy của cụ kia thì không hiểu đâu.Cụ không hiểu rồi. Điện nó khác sóng điện thoại. Sóng điện thoại truyền tự do trong không trung, còn điện phải truyền qua dây, đó là lý do tại sao mỗi 1 khu vực chỉ có thể có 1 nhà bán điện. Không thể 1 khu vực lại có 2 nhà bán lẻ điện độc lập. Không có mô hình nào khác đâu cụ ạ.
Còn nếu muốn có lưới điện mua bán tự do (như Đức) thì VN phải đầu tư cải tạo lưới điện tốn kém kinh khủng, hoàn toàn không khả thi.
Cụ có thể dễ dàng tìm giá than của thị trường giao ngay của quốc tế, cập nhật hàng ngày ạ. Các hợp đồng dài hạn khó tìm thông tin hơn nhưng không phải không có tham chiếu. Vì vậy ông BOT cũng không tùy tiện phát giá được. Tuy nhiên như cụ Binh Walker nói thì để rà soát chặt là rất khó .Nếu cứ pass-through như thế thì thằng sản xuất điện nó ăn bẫm, thay vì phải đi mua than giá 100 đồng thì nó bảo thằng chủ mỏ tăng giá lên thành 150 đồng, đằng nào giá cũng được pass-through qua giá điện mà. Phần chênh 50 đồng thì anh em chia nhau
Cụ nghĩ quản lý nhà nước họ gà mờ đến mức đấy ạ . Quản lý như vậy thì bây giờ giá điện tăng lên 5.000 đ/số chứ không phải 2.000 đâu ạ.