[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

lamhoang_760

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-818174
Ngày cấp bằng
26/8/22
Số km
1,602
Động cơ
29,001 Mã lực
Em thấy cụ phản biện có lý, có dẫn chứng nhưng ko thích cung cách đổ trách nhiệm cho nhau.
1. EVN là doanh nghiệp thuộc BCT, chuyển đẩy hết trách nhiệm lên Bộ coi sao được.
Thằng nào có chức năng phê duyệt các dự án điện mặt trời?

Screenshot_20230512-144616.png
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,045
Động cơ
135,360 Mã lực
Nói tới tư nhân các cụ ở nông thôn những năm trước sau 2000 có cảnh đấu thầu phân phối điện, các ông được học qua một lớp huấn về điện rồi đấu thầu xem ai rẻ nhất thì được làm cai điện, rất là minh bạch nhé! :D Nhiều năm sau EVN tiếp quản lưới điện phân phối tới từng hộ gia đình thì giá rẻ hơn đấu thầu kia vài trăm đồng 1 số, vậy nên các cụ đừng nghĩ cứ để tư nhân làm là có điện giá rẻ nhé! Không có mùa xuân ấy đâu.
Thực ra, cái này cụ phản ánh đúng một phần vì như quê em thì khi EVN tiếp quản thì giá bằng với giá tư nhân đấu thầu (quê em là hợp tác xác mua - bán điện đứng ra, bản chất là gần như tư nhân vì là một nhóm các anh chị em làm). Nhưng EVN thì làm ăn chuyên nghiệp hơn, lưới điện cũng được nâng cấp ổn định hơn. Quê em là vùng kinh doanh điện rất dễ vì dân làm kinh tế, kinh doanh và thu nhập rất tốt còn như thế thì vùng sâu, xa hơn thì giá của các anh "cai điện" cao hơn em nghĩ cũng là bình thường. Kiểu như giờ bảo tư nhân kéo điện vào bản thì nói luôn là hoặc là mơ đi, hoặc là 100K/kwh thì xem xét. Đó chính là "lợi thế về mặt quy mô".
Quay lại vấn đề tư nhân hóa ngành điện.
1. Phần phát điện thì đã khá cạnh tranh và có nhiều nguồn vốn tham gia rồi: EVN, PVN, tư nhân tham gia đủ loại... Phần này em không nghĩ là thiếu yếu tố cạnh tranh mà là chọn công nghệ, chọn dự án, chọn thời điểm... để ai làm thôi.
2. Phần truyền tải: đây là phần em nghĩ khó tư nhân hóa/xã hội hóa nhất vì nó liên quan tới cả an ninh quốc gia, liên quan tới đầu tư lớn, lâu dài và quy hoạch rất dài hạn. Phần này, em nghĩ về mặt nhà nước cũng dễ "quản lý" hiệu suất của EVN. Phần này, em nghĩ chưa cần thiết phải bàn tới tư nhân hóa làm gì mà tập trung vào phần 3.
3. Phần phân phối (hệ thống hạ thế ngay gần hộ gia đình/doanh nghiệp): đây là phần có thể tư nhân hóa nhưng cũng cần xem xét nhiều yếu tố. Chưa chắc để tư nhân hóa hết kèm theo phân mảnh (mỗi ông làm một vùng bé xíu) là đã có giá điện thấp và lợi ích chung cho cả xã hội đâu. Đây là phần mà đi sâu phân tích, dễ kiểu 50% đồng ý tư nhân hóa, 50% vẫn giao để EVN làm tiếp (độc quyền). Giờ bỏ qua câu chuyện lãng phí cũng như duy trì lợi nhuận ở mức trung bình cho cả hai mô hình (EVN và tư nhân) đi. Nhà nước giả sử là cho tư nhân hóa mảng này thì có khi chỗ dân ở mấy vùng quanh Hà Nội, HCM sẽ được dùng điện khá rẻ. Thay vào đó mấy tỉnh miền núi dân sẽ chờ mỏi cổ để có điện hoặc giá điện sẽ rất cao hoặc EVN sẽ lỗ (vì phần lợi ích ở khu HCM/HN đã về túi tư nhân rồi). Điều tiết việc này qua giá bán điện giữa các vùng (đại loại là tư nhân phải trả một phần tiền nếu thắng đấu giá ở vùng thành phố và dùng tiền này để "tài trợ" cho vùng quê nghèo) như kiểu chênh lệch địa tô? Ý tưởng này cũng được nhưng cũng phức tạp khi triển khai không kém việc "quản lý mảng EVN phân phối điện" bây giờ để đảm bảo hiệu quả tối đa mấy theo cảm nhận của em đâu.
Vài dòng chia sẻ của em. Các cụ cho thêm ý kiến, nhất là các cụ làm ở EVN/ngành năng lượng.
 

Gianthuong123

Xe tải
Biển số
OF-713941
Ngày cấp bằng
26/1/20
Số km
465
Động cơ
91,706 Mã lực
Tuổi
33
Em thấy cụ phản biện có lý, có dẫn chứng nhưng ko thích cung cách đổ trách nhiệm cho nhau.
1. EVN là doanh nghiệp thuộc BCT, chuyển đẩy hết trách nhiệm lên Bộ coi sao được.
2. Bộ hay chú phỉnh ko nên tham gia cho giá FIT mà nên tạo 1 cơ chế đấu thầu giá. Ở ta ĐMT giá 7cent là ngon rồi, lại còn được cho hẳn FIT 9,35cent thì quá được vàng, còn EVN è lưng ra mua lỗ chắc
Thật ra ưu đãi giá Fit là điện áp mái Sài dư thì bán lại đó cụ .
Mấy anh tư nhân lobby xây nông trại nuôi 1,2 con gà , xây nông trại để bán điện cho EVN kệ mẹ truyền tải các anh ấy chỉ nhìn lợi nhuận thôi .
‘Nên mới nói tội nặng nhất mấy anh cong mM thương bỏ ngoài tai EVN .
 

Hai_levis

Xe tải
Biển số
OF-121391
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
394
Động cơ
387,023 Mã lực
Năm ngoái 12, 13%. Năm nay 17%. Thế theo bác là từ năm ngoái tới năm nay số lượng bị áp đặt nó tăng lên à? Hay là vì mót quá không có điện xài phải huy động nhiều hơn? Bác chắc rành hơn tui, sẵn bác chỉ bảo giúp là trong 17% đó bao nhiêu là thật sự cần, bao nhiêu là bị ép mua?

Thế là lúc thiếu điện thì các bác huy động gấp từ nguồn Mặt Trời. Lúc dư điện thì các bác chỉ tay chửi vì bọn mày mà điện mắc lên. Chơi vậy ai chơi lại. Giờ các bác chốt 1 câu là 2019-2020 lẽ ra đmt chỉ làm đúng quy hoạch, là 850MW thôi, thì giờ này VN vừa dư điện vừa xài điện giá rẻ. Bác nào trong nghề mạnh miệng tuyên bố giúp câu chốt hạ đó xem nào.
Cụ tra gu gồ lấy số liệu cả năm 2022, đi so với số liệu quý 1 năm 2023 là đã thấy nó không cùng hệ quy chiếu, chả nói lên điều gì rồi. Cụ chỉ nhìn được con số % trên mạng mà không hiểu sâu xa vấn đề
Tôi chưa bao giờ phủ nhận điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích, chủ trương phát triển điện mặt trời là rất đúng đắn. Tuy nhiên việc phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch được duyệt nó đã gây lãng phí nguồn lực, mất cân bằng lưới điện, khốn khổ cho công tác quản lý vận hành lưới điện (cái này cụ phải là dân kỹ thuật điện mới hiểu, tra gu gồ không có đâu).
Kết thúc tranh luận tặng cụ mấy câu kết luận của Thanh tra CP về điện mặt trời (cái này cụ tra gu gồ cũng không có đâu).
81EED2E3-32FD-4FAF-AA08-0E0982742290.jpeg
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Cụ tra gu gồ lấy số liệu cả năm 2022, đi so với số liệu quý 1 năm 2023 là đã thấy nó không cùng hệ quy chiếu, chả nói lên điều gì rồi. Cụ chỉ nhìn được con số % trên mạng mà không hiểu sâu xa vấn đề
Tôi chưa bao giờ phủ nhận điện mặt trời mang lại rất nhiều lợi ích, chủ trương phát triển điện mặt trời là rất đúng đắn. Tuy nhiên việc phát triển ồ ạt, không theo quy hoạch được duyệt nó đã gây lãng phí nguồn lực, mất cân bằng lưới điện, khốn khổ cho công tác quản lý vận hành lưới điện (cái này cụ phải là dân kỹ thuật điện mới hiểu, tra gu gồ không có đâu).
Kết thúc tranh luận tặng cụ mấy câu kết luận của Thanh tra CP về điện mặt trời (cái này cụ tra gu gồ cũng không có đâu).
81EED2E3-32FD-4FAF-AA08-0E0982742290.jpeg
Bài này tui đọc trên báo tuoitre rồi bác ơi làm như ghê gớm lắm vậy. Có điều tại sao nó bị rút bài thì tui không biết, còn có 1 thằng cache đây:


Bữa đó đọc xong tui còn kháo với đám bạn là ban thanh tra bị khìn rồi, haha.

Vụ khó khăn cho lưới điện có thể nói con nít cũng biết chứ có gì mà phải google dữ vậy bác. Tui luôn bảo 12-15% là quá căng rồi. Khi nào lưới điện smart được như Úc thì mới mong nhận thêm.

Nói chung là tui thấy bác nói không có gì mới so với những chuyện đăng đầy trên báo.

Cái này là ý mới của tui đây: thời điểm TTA thả cho làm đmt là cuối 2018 thì dự báo tăng trưởng nhu cầu 10%/năm. Nếu không có covid-19 thì nhu cầu điện năm nay lẽ ra là nhu cầu 2021. Tức là anh ấy còn có 3 năm để tăng 25 tỉ kwh/năm, ví dụ vậy. Nếu là bác thì bác xây gì để trong 3 năm tăng thêm 25 tỉ?

Xui cho anh ta là covid làm 3 năm nay tăng trưởng điện không như dự kiến nên thời gian kéo ra thành 5 năm thay vì 3. Việc cấp điện không còn quá căng thẳng thì mớ điện Mặt Trời lại có vẻ dư thừa.
 

729555

Xe máy
Biển số
OF-729554
Ngày cấp bằng
18/5/20
Số km
97
Động cơ
71,777 Mã lực
Tuổi
33
Năm nào cũng báo lỗ thì lấy đâu giảm
 

Bố Be

Xe tải
Biển số
OF-537365
Ngày cấp bằng
16/10/17
Số km
238
Động cơ
125,661 Mã lực
Chứng tỏ cụ chủ trong ngành điện rồi.
Điện tái tạo đi kèm với hệ thống lưu trữ như thủy điện tích năng, hệ lưu trữ năng lượng nhiệt (TES) mới thực sự hiệu quả và an toàn về kỹ thuật, nhg khi đó suất đầu tư tăng lên nhiều

Ở Bình thuận, thấy có dự án thủy điện tích năng từ năm 2019 nhg giờ chả biết đã triển khai gì đc chưa
Tích năng Bác Ái đang trình Bộ Công Thương thẩm định Thiết kế kĩ thuật
 

Bố Be

Xe tải
Biển số
OF-537365
Ngày cấp bằng
16/10/17
Số km
238
Động cơ
125,661 Mã lực
Bộ công thương thẩm định kĩ thuật? Nghe nó sai sai...
Không sau đâu cụ . Điều 36 Nghị định 15/2021 quy định cơ quan nhà nước nào thẩm định TKKT dự án ứng với quy mô đầu tư gì . Các Bộ liên quan đến cơ sở hạ tầng còn thực hiện kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng nữa .
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,883
Động cơ
203,351 Mã lực
Việc tăng là có thể nhưng quan trọng là nguồn cung cần phải nhiều và có cạnh tranh minh bạch. Đầu tư điện gió, mặt trời .... nhưng xong thì lại ko được kết nối bán điện do A, B, C ... thì muôn đời chỉ có tăng thôi
Càng điện tái tạo càng tốn tiền
 

Hai_levis

Xe tải
Biển số
OF-121391
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
394
Động cơ
387,023 Mã lực
Bài này tui đọc trên báo tuoitre rồi bác ơi làm như ghê gớm lắm vậy. Có điều tại sao nó bị rút bài thì tui không biết, còn có 1 thằng cache đây:


Bữa đó đọc xong tui còn kháo với đám bạn là ban thanh tra bị khìn rồi, haha.

Vụ khó khăn cho lưới điện có thể nói con nít cũng biết chứ có gì mà phải google dữ vậy bác. Tui luôn bảo 12-15% là quá căng rồi. Khi nào lưới điện smart được như Úc thì mới mong nhận thêm.

Nói chung là tui thấy bác nói không có gì mới so với những chuyện đăng đầy trên báo.

Cái này là ý mới của tui đây: thời điểm TTA thả cho làm đmt là cuối 2018 thì dự báo tăng trưởng nhu cầu 10%/năm. Nếu không có covid-19 thì nhu cầu điện năm nay lẽ ra là nhu cầu 2021. Tức là anh ấy còn có 3 năm để tăng 25 tỉ kwh/năm, ví dụ vậy. Nếu là bác thì bác xây gì để trong 3 năm tăng thêm 25 tỉ?

Xui cho anh ta là covid làm 3 năm nay tăng trưởng điện không như dự kiến nên thời gian kéo ra thành 5 năm thay vì 3. Việc cấp điện không còn quá căng thẳng thì mớ điện Mặt Trời lại có vẻ dư thừa.
Không phải ngẫu nhiên mà 4/2019 EVN đã gửi công văn can gián Bộ công thương không phát triển điện mặt trời bằng mọi giá và không ngẫu nhiên Thanh tra chính phủ ghi nhận ý kiến của EVN là "xác đáng" nhưng Bộ công thương đã không tiếp thu.
Đã nói rồi, đừng nhìn con số 12-15% sản lượng điện mặt trời mà phán, mà kêu là căng. Không phải là nếu không có ông mặt trời thì hệ thống thiếu hụt ngần ấy đâu, hàng loạt nhà máy thuỷ, nhiệt điện phải dừng phát vì "ưu tiên ông mặt trời đấy".
Điện mặt trời rất tốt, nhưng nó chỉ tốt khi phù hợp quy hoạch, phù hợp cơ cấu nguồn, tải. Còn như ta bây giờ thì đừng nên thần thánh hoá nó quá, nó đang để lại hệ luỵ ghê gớm cho xã hội đấy.
4C81A6D7-A3E1-4EFA-A459-ACD57BC11B31.jpeg
DF9DCCB4-553C-40D9-8025-EF30FF63002F.jpeg
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,627 Mã lực
Không phải ngẫu nhiên mà 4/2019 EVN đã gửi công văn can gián Bộ công thương không phát triển điện mặt trời bằng mọi giá và không ngẫu nhiên Thanh tra chính phủ ghi nhận ý kiến của EVN là "xác đáng" nhưng Bộ công thương đã không tiếp thu.
Đã nói rồi, đừng nhìn con số 12-15% sản lượng điện mặt trời mà phán, mà kêu là căng. Không phải là nếu không có ông mặt trời thì hệ thống thiếu hụt ngần ấy đâu, hàng loạt nhà máy thuỷ, nhiệt điện phải dừng phát vì "ưu tiên ông mặt trời đấy".
Điện mặt trời rất tốt, nhưng nó chỉ tốt khi phù hợp quy hoạch, phù hợp cơ cấu nguồn, tải. Còn như ta bây giờ thì đừng nên thần thánh hoá nó quá, nó đang để lại hệ luỵ ghê gớm cho xã hội đấy.
4C81A6D7-A3E1-4EFA-A459-ACD57BC11B31.jpeg
DF9DCCB4-553C-40D9-8025-EF30FF63002F.jpeg
Nhìn vào cái cơ cấu này của điện gió, điện MT thấy lãng phí kinh khủng thật.
Công suất lắp đặt chiếm 30% mà sản lượng đóng góp có 12%. Nói nôm na là ăn thì đòi 3 mà làm thì chỉ 1. Chưa kể gây mất ổn định hệ thống. Những lúc nhu cầu điện tăng cao (buổi tối) thì mặt trời lại tịt. Những lúc deck cần điện thì lại phát phè phè, ưu tiên chiếm slot của các loại hình khác.
Hiện tại chắc các cơ quan quản lý cũng đã nhìn ra vấn đề, bây giờ việc kìm lại là bắt buộc chứ không thì sập cmn hệ thống :(
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,457
Động cơ
209,234 Mã lực
Nhìn vào cái cơ cấu này của điện gió, điện MT thấy lãng phí kinh khủng thật.
Công suất lắp đặt chiếm 30% mà sản lượng đóng góp có 12%. Nói nôm na là ăn thì đòi 3 mà làm thì chỉ 1. Chưa kể gây mất ổn định hệ thống. Những lúc nhu cầu điện tăng cao (buổi tối) thì mặt trời lại tịt. Những lúc deck cần điện thì lại phát phè phè, ưu tiên chiếm slot của các loại hình khác.
Hiện tại chắc các cơ quan quản lý cũng đã nhìn ra vấn đề, bây giờ việc kìm lại là bắt buộc chứ không thì sập cmn hệ thống :(
Điện tái tạo lắp đặt 30% công suất, sản xuất ra 12% sản lượng là nhiều lắm bác ạ.
Ví như điện mặt trời, khả năng phát chỉ tầm 30% công suất lắp đặt thôi, vì mất tầm 16h không có nắng hoặc không đủ nắng.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,886
Động cơ
97,953 Mã lực
Nhìn vào cái cơ cấu này của điện gió, điện MT thấy lãng phí kinh khủng thật.
Công suất lắp đặt chiếm 30% mà sản lượng đóng góp có 12%. Nói nôm na là ăn thì đòi 3 mà làm thì chỉ 1. Chưa kể gây mất ổn định hệ thống. Những lúc nhu cầu điện tăng cao (buổi tối) thì mặt trời lại tịt. Những lúc deck cần điện thì lại phát phè phè, ưu tiên chiếm slot của các loại hình khác.
Hiện tại chắc các cơ quan quản lý cũng đã nhìn ra vấn đề, bây giờ việc kìm lại là bắt buộc chứ không thì sập cmn hệ thống :(
Mình đang thiếu vốn, ĐMT xây nhanh vốn ít thì cứ để cho làm chứ cụ.
Chỉ sai việc đặt giá FIT cao với thời hạn 20 năm thui.
 

cowboy1982

Xe buýt
Biển số
OF-710017
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
532
Động cơ
1,783,959 Mã lực
Tuổi
42
Có khi nào Vin nó tự sản xuất điện rồi cung cấp cho hệ sinh thái của nó và bán lại cho người dùng không nhỉ????
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,457
Động cơ
209,234 Mã lực
Có khi nào Vin nó tự sản xuất điện rồi cung cấp cho hệ sinh thái của nó và bán lại cho người dùng không nhỉ????
Có lợi nhuận thì nó làm thôi.
Rất tiếc, hiện đang là không, trừ một vài ông đặc thù có phế phẩm thì tự xây nhà máy phát điện để phục vụ và phát thêm ra ngoài.
 

Quyen Kenshin

Xe buýt
Biển số
OF-350011
Ngày cấp bằng
9/1/15
Số km
685
Động cơ
278,048 Mã lực
Điện giá rẻ mới thúc đẩy đc sx kinh doanh.tạo ra sức bật mạnh cho nền kinh tế.
Đây là giá trị cốt lõi của nền kinh tế được nhà nước kiểm soát nên ko phải muốn tăng là tăng ngay đc vì phải đc nàh nc phê duyệt
Vn cũng đang học hỏi TQ về giá điện rẻ.nếu tăng giá điện thì cái gì cũng sẽ tăng theo
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,627 Mã lực
Điện tái tạo lắp đặt 30% công suất, sản xuất ra 12% sản lượng là nhiều lắm bác ạ.
Ví như điện mặt trời, khả năng phát chỉ tầm 30% công suất lắp đặt thôi, vì mất tầm 16h không có nắng hoặc không đủ nắng.
Thế nó mới là lãng phí. Nghèo lại thích xài sang :(

Mình đang thiếu vốn, ĐMT xây nhanh vốn ít thì cứ để cho làm chứ cụ.
Chỉ sai việc đặt giá FIT cao với thời hạn 20 năm thui.
Vì nó có giá FIT cao + bảo lãnh huy động thì thu xếp vốn dễ nên mới xây nhanh được cụ ah.
Em đi với bọn Điện MT từ 2011 đến 2017 có thấy cái dự án nào ra hồn đâu. Từ 2018 trở đi có bảo lãnh bét nhè thì nó mới nở rộ. Mà nói thật là với kiểu bảo lãnh như vậy thì thằng trẻ con cũng làm được dự án :))
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,627 Mã lực
Có khi nào Vin nó tự sản xuất điện rồi cung cấp cho hệ sinh thái của nó và bán lại cho người dùng không nhỉ????
Vin chỉ là thằng to mồm đi sau thôi cụ :D. Chứ các đại gia đi trước sau khi ăn đậm BĐS thì họ đều chuyển sang năng lượng cho bền, từ khá lâu rồi.
Bitexco có cty đầu tư điện; Geleximco cũng có mấy nhà máy; REE thì nó đi khắp nước gom cổ phần các dự án ngon…
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top