Đây chẳng phải tư duy theo kinh tế thị trường? Hết nước rồi thì không phát nữa thôi chứ sao
Cụ lại mâu thuẫn rồi. Nếu theo tư duy kttt thì cái gì ổn định, chiếm tỷ trọng lớn...thì lại phải càng rẻ chứ? Điện xanh nó không ổn định, suất đầu tư, chi phí khẩu hao..cao hơn thủy điện thì giá nó cao hơn là điều đương nhiên.
Vấn đề không phải là giá cao hay thấp , mà suy cho cùng là đàm bảo ĐỦ ĐIỆN cho cả nước. Đấy mới là vai trò chính của EVN ở đây. Đừng có lúc nào cũng lôi kttt ra nói. Điện là mặt hàng đặc thù, lại liên quan đến an ninh năng lượng , nên luôn phải vó sự điều tiết của nhà nước ở một vài khâu nào đó.
Nhà cụ có 10 đứa con. Mỗi đứa phải ăn 1kg thực phẩm 1 ngày thì mới đủ no, để nó đói thì nó không làm gì được hết. Mà 10kg thực phẩm cho 10 đứa con thì chỉ có 4kg gạo là mua được với giá rẻ. Còn đâu 6kg còn lại phải mua ở nguồn khác với giá đắt hơn và không ổn định. Nhiệm vụ của cụ là mua cả 2 nguồn xong trộn lại phát cho mỗi đứa 1kg để đảm bảo chúng nó không bị đói.
Sau khi đảm bảo các con đỡ đói thì chúng nó lại có nhu cầu ăn nhiều hơn, lên 15-20kg chẳng hạn, chưa kể sinh con đẻ cháu nữa nên nhu cầu về thực phẩm lại tăng cao. Bố mẹ lúc này mới bảo thôi chúng tao chỉ đảm bảo cho chúng mày ăn đỡ đói thôi, còn giờ muốn ăn no thì để tao gọi thằng khác vào cùng bán nữa cho nó đủ nhu cầu. Chứ sức chúng tao chỉ lo được cho mỗi đứa 1kg / ngày thôi. Thế là ông nào muốn ăn no thì bỏ tiền ra mua gạo với giá cao hơn, càng ăn nhiều giá càng cao. Ông nào gầy yếu thì ngày chỉ ăn 1kg như lúc trước thì giá vẫn vậy. Muốn ăn no thì chịu khó làm việc có tièn mua thêm gạo như mấy thằng anh của nó.