Cụ là dân điều độ hệ thống điện mới thấu hiểu sự vất vả và rủi ro của hệ thống điện khi tỉ trọng điện mặt trời phát lên lưới tăng cao.
Điện mặt trời ở VN là loại điện không ổn định, chỉ phát điện khi có nắng, không có lưu trữ, nên khi không có nắng là không có điện, đồng thời có những lúc thừa mứa ban ngày nhưng đổ đi vì không lưu lại phát cho ban đêm được. Vì không ổn định nên không thể để điện mặt trời là xương sống của lưới điện, mà chỉ là hỗ trợ cho hệ thống. Khi phát triển 1 lượng công suất điện mặt trời thì đồng thời phải phát triển 1 lượng công suất điện truyền thống (thủy, nhiệt, khí, dầu) tương ứng để đối ứng vì điện ông mặt trời chỉ phát ban ngày, khi có nắng, tắt nắng là về mo. Mà mưa nắng thì thất thường, không ai đoán trước được. Ông điện mặt trời đang phát điện, bỗng có đám mây hay cơn mưa ngang qua, ông tụt luôn công suất gần về mo, ngay lập tức lưới điện phải phát lên thay thế lượng công suất hao hụt do ông mặt trời để lại bằng 1 lượng công suất điện truyền thống khác không là rã lưới. Mà muốn phát ngay một lượng công suất lớn ông mặt trời để lại thì mấy ông thủy điện, nhiệt điện phải chạy nền không tải chờ sẵn rồi, chứ đợi lúc đó mới khởi động thì chờ nửa ngày mới phát điện lên cứu được. Đó là nỗi khổ và rủi ro rất lớn của an toàn hệ thống điện.
Ví dụ đơn giản là nhà cụ có 1 xe ô tô chạy bằng điện mặt trời, xe chỉ chạy đc khi có nắng. Thì kiểu gì cụ cũng phải mua thêm xe chạy bằng xăng khác để chạy lúc hết nắng. Khổ cái là khi cụ lái xe điện mặt trời trên đường, cái xe chạy xăng kia cũng phải chạy cùng cụ, để cứu cụ lúc nhỡ may cụ đang đi thì trời chuyển râm, mưa, xe mặt trời tắt ngóm, xe xăng phải cứu ngay tức thì. Lúc đó cụ mới thấy nỗi khổ của việc vận hành cả 2 xe cùng lúc