Lĩnh lương 3 củ thì phải hót cho hay thôiEm thấy cụ mắc bênh nghề nghiệp quá.
Đang bàn hiệu quả đầu tư sân bay thì lại lôi ba que, với dân chủ gì đó là sao?
Lĩnh lương 3 củ thì phải hót cho hay thôiEm thấy cụ mắc bênh nghề nghiệp quá.
Đang bàn hiệu quả đầu tư sân bay thì lại lôi ba que, với dân chủ gì đó là sao?
Số 430k người là số điều tra dân số năm 2009 bác ơi. Hơn nữa để giải toả xây đường băng ở phía này không chỉ có Phường 15 Q.Tân Bình mà còn có cả Quận Gò Vấp nữa.Lại là 140k, con số này có chính xác không cụ, khi mà dân số và diện tích quận Tân Bình ntn:
Tức là chỉ để thêm một mẩu bé tẹo mà lượng người cần giải toả xấp xỉ 30% dân số quận?
Nếu con số này sai thì lập luận của ông Nam rõ ràng là sai.
Về ngắn hạn thì SB Cần Thơ đang đói máy bay, nhưng nếu xét về dài hạn và nhất là các mục tiêu chiến lược thì SB Cần Thơ rất quan trọng.Cần Thơ tính dùng ngân sách bù lỗ đường bay mới
TTO - Cần Thơ muốn có thêm đường bay mới về thành phố này bằng cách dùng ngân sách hỗ trợ các hãng hàng không…
12/05/2017 07:39 GMT+7
Một số đường bay thử nghiệm đến Cần Thơ đã phải tạm dừng. Trong ảnh: hành khách đến sân bay Cần Thơ. Ảnh: Chí Quốc
Một số đường bay thử nghiệm đến Cần Thơ đã phải tạm dừng. Trong ảnh: hành khách đến sân bay Cần Thơ. Ảnh: Chí Quốc
Ngày 11-5, ông Võ Thành Thống, chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết trong năm 2017, để tăng hiệu quả cho sân bay quốc tế Cần Thơ, thành phố này phối hợp với Cục Hàng không VN, các hãng hàng không mở thêm ba đường bay mới là Cần Thơ - Cam Ranh, Cần Thơ - Hải Phòng và Cần Thơ - Bangkok.
Muốn lấy ngân sách hỗ trợ
Theo Sở Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ, để khai thác hiệu quả các đường bay mới, chia sẻ khó khăn với các hãng hàng không, sở đã đề xuất lãnh đạo thành phố và Cục Hàng không VN ba phương án hỗ trợ các hãng hàng không khi mở đường bay mới đến Cần Thơ như: bù lỗ năm đầu tiên cho các hãng hàng không, hoặc hỗ trợ một phần số lượng ghế trên các chuyến bay xuất phát từ cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (hỗ trợ chi phí 20-30% số lượng ghế).
Phương án ba là hỗ trợ một phần số lượng ghế trên từng chuyến bay xuất phát từ Cần Thơ (với điều kiện số lượng ghế khai thác trong từng chuyến bay thấp hơn 70% số ghế hiện có của máy bay).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% số ghế trên từng chuyến bay. Với các phương án này, mức hỗ trợ cho đường bay nội địa không quá 5 tỉ đồng/năm/đường bay mới, còn đường bay quốc tế không quá 8,5 tỉ đồng/năm/đường bay mới.
Theo thông tin của Tuổi trẻ, UBND thành phố Cần Thơ đang chỉ đạo Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến các đơn vị liên quan để xây dựng, hoàn thiện khung cơ chế chính sách hỗ trợ các hãng hàng không.
Ông Võ Thành Thống cho biết thêm lộ trình mở đường bay mới đến Cần Thơ từ đây đến năm 2020, dự kiến mở khoảng 5 đường bay quốc tế từ Cần Thơ đến Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và 3 đường bay nội địa gồm: Cần Thơ - Vinh, Cần Thơ - Đà Lạt, Cần Thơ - Cam Ranh.
Hãng hàng không chưa mặn mà
Trong khi đó, nhiều hãng hàng không hoan nghênh việc Cần Thơ bù lỗ nhưng cho rằng đường bay đến Cần Thơ chưa thật sự hấp dẫn, lượng khách đi khá ít. Trong khi đó, việc mở đường bay mới không chỉ tốn chi phí mà mỗi chuyến bay phải đầy khoảng 70% chỗ ngồi mới thu hồi được vốn.
Đánh giá đề xuất bù lỗ của Cần Thơ, đại diện Hãng VietJet cho rằng vẫn cần phải có những chương trình cụ thể. “Hiện tại, lượng khách trên các chuyến bay đến Cần Thơ tạm ổn nhưng so với các đường bay khác, Cần Thơ không phải là đường bay hấp dẫn” - đại diện VietJet nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Jetstar Pacific cho rằng trường hợp nhu cầu đi lại đông thì không cần hỗ trợ, mà các hãng hàng không sẽ chủ động khai thác. Năm 2009, Hãng Jetstar lần đầu tiên triển khai dịch vụ hàng không giá rẻ đường bay Hà Nội - Cần Thơ, nhưng nhu cầu đi lại còn thấp nên hãng phải tạm ngừng.
Tính toán kỹ hiệu quả
Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cho rằng việc dùng ngân sách thu hút các hãng mở đường bay mới để bù lỗ tại Cần Thơ là thiếu cơ sở.
“Hiện nhiều hãng mong muốn vào để kinh doanh bay tại VN. Tại sao lại đề xuất dùng ngân sách hỗ trợ trong khi ngân sách nhà nước đang thiếu hụt như thế?” - ông Tín nói và cho rằng phải có khảo sát đánh giá, chứng cứ khoa học về hiệu quả mới có thể dùng ngân sách để bù lỗ cho hãng bay.
Lâu dài phải nghiên cứu căn cơ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Huy Cường, phó cục trưởng Cục Hàng không, hoan nghênh phương án hỗ trợ các hãng hàng không mở đường bay đến Cần Thơ mà TP Cần Thơ đưa ra, vì TP Hải Phòng cũng từng thực hiện hỗ trợ.
Tuy nhiên, ông Cường cũng nhìn nhận sự hỗ trợ của TP Cần Thơ là bước đầu. Về lâu dài phải nghiên cứu căn cơ, cụ thể dựa trên vai trò của cảng hàng không Cần Thơ và những tiềm năng có thể khai thác. Nếu thu hút được khách ở khu vực Tây Nam Bộ đến Cần Thơ đi máy bay thay vì lên Tân Sơn Nhất, ông Cường cho rằng sẽ giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Phương án của cụ trước sau gì cũng dùng. Khi mà vietjet suốt ngày kêu gào. Rồi lại chuản bị thêm ông flc. Mà em bổ sung thêm. Cứ làm Long Thành làm đường băng trước và khu kho hàng. Sau đó cho may bay vận chuyển hàng hoá như bọn DHL đáp ở đó. Giải toả được nhiều phết trong lúc. Xây nhà ga đón người cụ nhểChủ trương thế này nhá:
Vẫn mở rộng Tân Sơn Nhất để giải quyết ngắn hạn và vẫn triển khai dự án Long Thành trong tầm nhìn dài hạn. Bây giờ mở rộng Tân Sơn và
sẽ dùng được trong khoảng 5~7 năm nữa sẽ lại quá tải và khi đó sẽ không thể có quỹ đất mà mở rộng được nữa. Lúc đó gối đầu sẽ là dự án sân bay Long Thành cho tương lai dài hạn. Bây giờ khởi động Long Thành thì cỡ 10 năm nữa mới có thể bay ở Long Thành được.
Vấn đề là vốn thôi sự cần thiết và tầm nhìn dài hạn thì sẽ là cả hai nơi.
Cái này thì phải chờ nước nhà giàu mạnh, bớt người lấy chồng ngoại, bớt người đi xuất khẩu lao động đi thì hiện tượng cả họ đón, tiễn một người sẽ hết.Phần nữa làm sao giáo dục ý thức cho dân chúng, bỏ cái màn cả chục người đi đưa đón thân nhân. Chưa thấy nơi nào như Vietnam, một khách xuống máy bay cả chục người đợi trước cửa
Về ngắn hạn thì SB Cần Thơ đang đói máy bay, nhưng nếu xét về dài hạn và nhất là các mục tiêu chiến lược thì SB Cần Thơ rất quan trọng.
Cả vùng Tây Nam Bộ mới có sân bay này thôi. Tốc độ phát triển kinh tế sẽ liên quan đến tốc độ phát triển hàng không.
Về lâu dài là ổn
Xin phép được tranh luận tiếp với Bác ạ.
1. Về công suất phục vụ:
- Như em đọc được thì đến thời điểm hiện tại công suất của TSN là 25tr ( trong đó nội địa là 10tr và quốc tế 15tr). Như vậy nếu có khoảng 30tr lượt thì cũng chưa phải quá ngạt thở. Em nghĩ rằng khi thiết kế thì để có thêm 1 hệ số an toàn nữa, nên bảo quá sức của TSN là chưa hợp lý lắm. Trong một góc nhìn nào đấy thì lại thấy sự hiệu quả vì đã khai thác hết kịch công suất => có hiệu quả trong đầu tư.
- Như các chuyên gia HK nói ( trong đó có bài của ông Nam) thì nói chỉ cần xây thêm nhà ga T3-T4 gì đó thì vẫn có thể phục được 50tr lượt. Như vậy có thể thấy đường băng HCC không hề ảnh hưởng gì với mức 30-40tr. Vì vậy không cần mở thêm được HCC 3 thì vẫn phục vụ được ít nhất 15-20 năm nữa.
Vậy ở đây em nghĩ thiển cận rằng nếu chỉ mở rộng về phía nam thì đã được 50tr, thì khi mở rộng về phía bắc việc phục vụ 50tr là quá dễ. Vì lượng khách đi và đến không gây áp lực cho 1 phía mà được chia đều ra 2 phía nam và bắc. => Rõ ràng tốt hơn cho HCM.
- Theo như các thông kê thì tốc độ tăng trưởng mấy năm gần đây là 8-10%. Nhưng không thể lấy số này để áp dụng cho 10-20 năm tới. Chắc chắn tốc độ này cũng sẽ bão hòa và sẽ giảm dần. Cá nhân em cho rằng sẽ bão hòa ở mức 50tr vào khoảng năm 2037 ( tức là 20 năm nữa) nên 15 năm nữa xây LT cũng không chết ai. Cơ sở nhìn tiêu cực của em như sau:
+ SG không thể bằng Sing trong 20 năm tới, và cũng thể trở thành trung tâm tài chính của khu vực được. Nếu lạc quan nhìn dài hạn thì chắc phải năm 50 năm nữa mới bằng Sing bây giờ. Nên lượng khách ngoại đến vì công việc không có sự tăng đột biết, chắc chắn sẽ có điểm bão hòa.
+ Khách du lịch: Đồng ý lượng khác này sẽ tăng theo hàng năm, nhưng nhìn ngắn hạn thì cũng chưa có gì thu hút khách so với Thái hay Sing hay indo. Vậy cũng chả hy vọng lấy đâu khách để mà nghĩ tăng đột biến lo quá tải.
+ Khách trung chuyển: Hiện tại hàng xóm như Sing hay Thái sân bay họ vẫn còn dư công suất, nên để thu hút được khách này từu phía kia em cho rằng quá khoai, chưa kể đến khả năng chuyên nghiệp phục vụ, các dịch vụ đi kèm còn thua xa. Nên lượng này có nhưng không thể tăng cao ngay trừ khi bọn kia mất an ninh trật tự gì đó.
+ Khách nội địa: Theo cá nhân em thì chỉ khi kinh tế phát triển cao và nhanh thì lượng khách này mới tăng nhanh. Chứ như tình hình ạm đạm trong ngắn hạn 8-10 năm nữa thì chưa có gì sáng. Đến CP còn đang rỗng hết bụng thì cu đen lấy xiền ở đâu? Chưa kể đến phần lớn dân ta đều đang nghĩ rằng cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợt, phải lo lắng chuẩn bị sống ở mức ngoài 2 x 50 ( tức là toàn bóp mồm bóp miệng để giành, lo già không có gì mà ăn). Đồng ý là việc đi mb bây giờ cũng không phải xa xỉ nhưng cũng chưa phải mức bình dân.
Mặt khác, việc đi lại bằng máy bay còn có thể bị giảm hơn đi khi niềm tin xã hội thay đổi và tăng cao hơn bây giờ ( cái này em tự nghĩ ra thôi ). Khi có niềm tin xã hội cao con người ta làm việc giao dịch chủ yếu trên các công cụ mạng. Còn người cũng bớt phải gặp nhau hơn, chỉ cần bấm chuột là công việc vẫn xong. Đồng thời người giải quyết công việc hành chính hoặc các giao dịch khác có niềm tin với nhau, việc đưa phong bì hối lộ có thể đưa sau vào dịp nào đó, chứ không phải bay đi bay lại để tiền trao cháo múc như hiện nay nữa. Nếu điều này xảy ra thì lượng khách kiểu này sẽ giảm => sân bay không quá tải .
+ Số lượng hk tại các sân bay lớn trên thế giới hiện nay trong top 10 thì cũng chỉ 70-100 tr/năm. Mà bản thân các nơi nay đều đã phát triển cách đây ít nhất 30 năm. Bọn họ toàn thằng nhà giàu, tình cách thì quảng giao, nhiều bạn... mà cũng chỉ có được vậy. Cở sở nào để có niềm tin mình cũng có đủ lượng khách vậy? Việc sở hữu một sân bay với công suất lớn và lượng khách sẽ đến là hoàn toàn khác nhau.
2. Về đầu tư:
- Xét về thực lực hiện tại ( tức là đang không có tiền) thì việc bỏ ra 5-6 tỷ $ ( như Bác nói) so với 1tỷ $ là hoàn toàn khác nhau. Bác có xây LT ngay thì tổng lượng khách đến sb cũng chỉ có vậy. Và trong khoảng 12-15 năm tới theo ngu ý của em thì Bác đã bỏ ra 4-5 tỷ đô chỉ để đem lại sự hoành tráng, rộng rãi, chứ chưa nhìn thấy hiệu quả kinh tế. 4-5 tỷ này là đi vay chứ không phải tiền nhà có => đã khó lại càng khó hơn.
- Về gọc độ quản lý: Ẹm cũng thấy Bác nhận mạnh chỗ này rất nhiều lần trong thớt này. Cái này em đồng ý vì nó là thực trạng chung rồi. Nhưng theo ngu ý của em thì trong giai đoạn này sức quản lý mình kém thì khi đầu tư nhỏ sẽ thất thoát ít hơn đầu tư lớn ( cùng là 10% nhưng số đầu tư lớn sẽ mất nhiều hơn số nhỏ). Đồng thời nhất là TW đang làm rất mạnh tham nhũng nên các cụ làm cũng run hơn, muốn chén cũng nhẹ tay không hung hăng => Đầu tư ít dễ kiểm soát, thất thoát ít hơn, dân bớt phải gánh nợ đi.
Trên đây là cách nhìn thiện cẩn của em, vì chả có chuyên môn gì nên cũng chỉ chém gió cho vui.
Cá nhân em thấy đầu tư xây LT lúc này chả hiệu quả hơn, sau này 10-12 năm tới nếu tốc độ tăng trưởng cao xây cũng chả muộn. Nhất là kinh tế có khởi sắc hơn, chúng ta đào được kho vàng ở đâu đấy đỡ phải đi vay tha hồ mà diễn. Tất nhiên em cũng biết rằng còn lý do không nên dùng TSN là vì lý do an toàn, cái này thì không đủ sức để chém... nhưng suy cho cùng thì sự mất an toàn đó còn nhỏ hơn sự mất an toàn cùa cả nền kinh tế. ( Chỗ này em chỉ nghĩ ngu thôi chứ không có ý so sánh cái gì hết, nên mong các cụ không suy diễn nhiều)
CT là cảng hàng không quốc tế chính ạ. Những sbay kia ko so được.Cà mau và Kiên giang cũng có sân bay mà Lão.
Cứ như Lầm không phải là Lầm.CT là cảng hàng không quốc tế chính ạ. Những sbay kia ko so được.
VN giống Thái Lan, qua cuộc chiến 30 năm, có cả mớ sân bay
Lão nói đúng. QT thì chỉ có CT thôi. Nhưng tàu về ít lắm. Ít hơn cả PQ.CT là cảng hàng không quốc tế chính ạ. Những sbay kia ko so được.
VN giống Thái Lan, qua cuộc chiến 30 năm, có cả mớ sân bay
Chế dở. Em quên mất là đang nói với lãoCứ như Lầm không phải là Lầm.
Thái lan nào qua cuộc chiến 30 năm?
Phú Quốc có nhõn du lịch mà nhộn nhịp phết. Trong khi đó cả vùng Tây Nam Bộ rộng lớn thì lại "êm đềm"Lão nói đúng. QT thì chỉ có CT thôi. Nhưng tàu về ít lắm. Ít hơn cả PQ.
PQ bây giờ đông vui sau sb TSN. NB. ĐN thôi đúng không cụ Lầm, cho đánh bài và cưỡi gái thêm cơ chế đặc thù nữa em dự PQ so găng với ĐN đấy.Phú Quốc có nhõn du lịch mà nhộn nhịp phết. Trong khi đó cả vùng Tây Nam Bộ rộng lớn thì lại "êm đềm"
Phải chăng do chỉ làm nông, làm lúa????
Hơn cả Cam Ranh a cụ?PQ bây giờ đông vui sau sb TSN. NB. ĐN thôi đúng không cụ Lầm, cho đánh bài và cưỡi gái thêm cơ chế đặc thù nữa em dự PQ so găng với ĐN đấy.
Em không biết cụ ơi. Em đang hỏi cụ Lầm.Hơn cả Cam Ranh a cụ?
Việt kiều về nước ko đi đông ra rước lấy gì nó phát ngoại tệ choTheo mình nghỉ cái nhanh nhất và không tốn nhiều tiền nhất là thêm các chuyến bay thẳng từ các nước khác vào các sân bay Cần thơ, Nha Trang, Đà Nẳng. Thú thật mình lúc ở Siem Reap muốn bay ra Nha Trang tắm biển mấy ngày rồi từ đó bay thẳng qua Hongkong luôn nhưng mà bay đi đâu cũng phải ghé vô Saigon rồi mới bay tiếp đi chổ khác phiền phức, tốn thời gian quá. Cho máy bay bay thẳng vào các thành phố du lịch lớn như Nha Trang, Đà Nẳng thì sẽ giảm bớt áp lực lên TSN cũng như thuận tiện cho khách du lịch
Phần nữa làm sao giáo dục ý thức cho dân chúng, bỏ cái màn cả chục người đi đưa đón thân nhân. Chưa thấy nơi nào như Vietnam, một khách xuống máy bay cả chục người đợi trước cửa
hehe. Lão nói đụng trạm àh nha.Việt kiều về nước ko đi đông ra rước lấy gì nó phát ngoại tệ cho