Thấy các cụ tranh luận vui quá cháu không có chuyên môn cũng thử dự đoán xem tại sao tụi mỹ nó để dành đất TSN có cái hình méo méo như vậy. Các cụ đừng ném đá nhé
Có thể chăng là mở rộng đường băng theo hình chữ V ( cái này lấy cái mỏm tam giác ở trên là chuẩn luôn và rất đáp ứng kỳ vọng của nhân dân)
ưu điểm của đường băng chữ V hoặc X, cháu cop trên mạng
http://soha.vn/quan-su/tai-sao-vn-khong-xay-san-bay-quan-su-hinh-chu-v-hay-chu-x-lech-20150710104409989.htm
Nhiều sân bay quân sự lớn của các nước phát triển có cách bố trí đường băng rất lạ, khi thì chữ X, khi thì chữ V lệch. Tại sao lại như vậy và liệu Việt Nam có sân bay nào như thế?
Ấn Độ ngụy trang sân bay "kỳ dị", đề phòng TQ, Pakistan tập kích?
X hay V đều do lịch sử để lại
Không phải bây giờ mới có các sân bay bố trí đường băng (đường cất hạ cánh) theo hình chữ X hay chữ V lệch mà kiểu sân bay này đã có từ Chiến tranh thế giới 2. Điển hình cho các nước ưa chuộng cách thiết kế này gồm có Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ...
Tuy nhiên, trong các thập niên 1960 - 1980, kiểu sân bay này đã trở nên rất phổ biến và được xây dựng ồ ạt ở các quốc gia Trung Đông như Ai Cập, Saudi Arabia, Syria... và nhất là Israel.
Các sân bay này ít nhiều đã qua thử lửa trong các cuộc chiến quy mô lớn như Chiến tranh thế giới 2, chiến tranh Trung Đông giữa Israel với nhiều nước thuộc khối Ả Rập và mới đây nhất là Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 và 2.
Đến nay, hầu hết các sân bay này vẫn đang được sử dụng và trải qua nhiều lần nâng cấp để ngày càng kiên cố và hiện đại hơn. Chúng vẫn đóng vai trò là các căn cứ không quân đặc biệt quan trọng, là xương sống của những quốc gia kể trên.
Hãy cùng điểm danh một vài sân bay lớn nhất, điển hình cho kiểu thiết kế này:
Sân bay quân sự Hatzor (Israel) có 3 đường băng chính bố trí theo dạng chữ X lệch
Sân bay quân sự King Faisal (Arab Saudi) có 2 đường băng bố trí theo hình chữ V lệch
Sân bay quân sự Bordeaux-Mérignac (Pháp) bố trí 2 đường băng hình chữ X lệch
Sân bay quân sự Eglin (Mỹ) có 2 đường băng chính kiểu chữ V lệch
Những ưu điểm từ các cuộc chiến vẫn còn giá trị
Các cuộc chiến, trình độ cảnh báo sớm cũng như đặc tính kỹ thuật của máy bay chiến đấu - cả tiêm kích và ném bom, đều còn nhiều hạn chế. Do vậy, các quốc gia tham chiến đều phải chuẩn bị sẵn nhiều phương án cho máy bay của mình xuất kích nghênh địch.
Thứ nhất, các sân bay hình chữ X hay chữ V (lệch) hồi đó cho phép máy bay cất cánh nhanh chóng và trực tiếp về hướng đột nhập tiến công của máy bay đối phương nhằm rút ngắn thời gian phản ứng, chiếm lĩnh hướng công kích có lợi.
Thứ hai, trong các cuộc chiến, mỗi lần xuất quân, có hàng chục chiếc máy bay cất cánh hoặc về hạ cánh cùng lúc, nếu sử dụng đường băng song song sẽ khiến kéo dài thời gian chờ đợi trên không của các máy bay cất cánh trước hoặc về hạ cánh sau.
Lượng nhiên liệu mang theo của máy bay khi đó khá ít, nếu các biên đội cất cánh trước phải lập nhiều vòng chờ, đợi các biên đội bay sau lên tập hợp đội hình thì sẽ ảnh hưởng đến cự ly tác chiến (bán kính). Tương tự, khi về, các máy bay cũng gần hết dầu sẽ không thể chờ lâu.
Cách bố trí đường bằng bắt chéo nhau (X, V) cho phép tăng thêm tần suất cất và hạ cánh của sân bay bởi các đường băng hoạt động gần như độc lập với nhau.
Thứ ba, khi cất cánh và hạ cánh, điều kiện gió ảnh hưởng rất lớn tới các máy bay, nhất là với các máy bay ném bom vốn rất nặng nề. Chỉ huy sân bay nhiều lựa chọn hướng cất, hạ cánh sao cho lợi dụng tối đa điều kiện gió, đảm bảo an toàn và nhanh chóng.
Thứ tư, sân bay dạng này giúp hạn chế xác suất bị đánh hỏng toàn bộ, hay mất sức chiến đấu. Bởi để phá hủy được hết cơ sở vật chất như đường băng, nhà chứa máy bay, khu kỹ thuật... trải trên một diện tích rộng lớn sẽ không hề dễ dàng.
Các ưu điểm này vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay, đặc biệt là các điểm thứ 2, 3, 4 kể trên. Vì thế, vẫn còn rất nhiều sân bay có kiểu bố trí các đường băng như vậy và hầu hết đều đang là các căn cứ không quân quan trọng với nhiều loại máy bay hiện đại.
Máy bay Su-30MK2 thuộc Trung đoàn không quân 935 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Tuổi trẻ
Tại sao Việt Nam không xây sân bay như vậy?
Lực lượng
Không quân Việt Nam dù đang lớn mạnh nhưng còn rất mỏng, lại có nguy cơ phải đương đầu một cách bất đối xứng với nhiều lực lượng không quân hàng đầu thế giới nên phương châm "phòng tránh, đánh trả" được đặt lên hàng đầu.
Sân bay chữ X hay chữ V mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng chúng đều đòi hỏi diện tích và vốn đầu tư rất lớn, điều này vượt quá khả năng của Việt Nam.
Chưa kể nếu chiến tranh xảy ra, các căn cứ hiện đại sẽ bị đối phương sử dụng những đòn tập kích hỏa lực bằng không quân hay tên lửa hành trình phá hủy, bao công đầu tư xây lắp có thể bị "mất không".
Cuối cùng, mạng lưới sân bay quân sự chuyên dụng và lưỡng dụng (dùng chung quân sự, dân sự) của Việt Nam khá dày đặc, đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động của không quân cả trong hiện tại và tương lai. Do vậy, việc xây dựng những sân bay chữ X hay V là không cần thiết.