[Funland] Các phương án mở rộng Tân Sơn Nhất

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Phần lớn các sân bay bây giờ tập trung đầu mối vào 1 khu nhà ga, bởi có thể tích hợp nhiều thứ vào đó, vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm. Xây những nhà ga tách biệt nhau, hoặc là tình thế, chắp vá, hoặc cố tình làm thế



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Thấy các cụ tranh luận vui quá cháu không có chuyên môn cũng thử dự đoán xem tại sao tụi mỹ nó để dành đất TSN có cái hình méo méo như vậy. Các cụ đừng ném đá nhé

Có thể chăng là mở rộng đường băng theo hình chữ V ( cái này lấy cái mỏm tam giác ở trên là chuẩn luôn và rất đáp ứng kỳ vọng của nhân dân)

ưu điểm của đường băng chữ V hoặc X, cháu cop trên mạng

http://soha.vn/quan-su/tai-sao-vn-khong-xay-san-bay-quan-su-hinh-chu-v-hay-chu-x-lech-20150710104409989.htm

Nhiều sân bay quân sự lớn của các nước phát triển có cách bố trí đường băng rất lạ, khi thì chữ X, khi thì chữ V lệch. Tại sao lại như vậy và liệu Việt Nam có sân bay nào như thế?
Ấn Độ ngụy trang sân bay "kỳ dị", đề phòng TQ, Pakistan tập kích?
X hay V đều do lịch sử để lại

Không phải bây giờ mới có các sân bay bố trí đường băng (đường cất hạ cánh) theo hình chữ X hay chữ V lệch mà kiểu sân bay này đã có từ Chiến tranh thế giới 2. Điển hình cho các nước ưa chuộng cách thiết kế này gồm có Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ...

Tuy nhiên, trong các thập niên 1960 - 1980, kiểu sân bay này đã trở nên rất phổ biến và được xây dựng ồ ạt ở các quốc gia Trung Đông như Ai Cập, Saudi Arabia, Syria... và nhất là Israel.

Các sân bay này ít nhiều đã qua thử lửa trong các cuộc chiến quy mô lớn như Chiến tranh thế giới 2, chiến tranh Trung Đông giữa Israel với nhiều nước thuộc khối Ả Rập và mới đây nhất là Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 và 2.

Đến nay, hầu hết các sân bay này vẫn đang được sử dụng và trải qua nhiều lần nâng cấp để ngày càng kiên cố và hiện đại hơn. Chúng vẫn đóng vai trò là các căn cứ không quân đặc biệt quan trọng, là xương sống của những quốc gia kể trên.

Hãy cùng điểm danh một vài sân bay lớn nhất, điển hình cho kiểu thiết kế này:


Sân bay quân sự Hatzor (Israel) có 3 đường băng chính bố trí theo dạng chữ X lệch


Sân bay quân sự King Faisal (Arab Saudi) có 2 đường băng bố trí theo hình chữ V lệch


Sân bay quân sự Bordeaux-Mérignac (Pháp) bố trí 2 đường băng hình chữ X lệch


Sân bay quân sự Eglin (Mỹ) có 2 đường băng chính kiểu chữ V lệch

Những ưu điểm từ các cuộc chiến vẫn còn giá trị

Các cuộc chiến, trình độ cảnh báo sớm cũng như đặc tính kỹ thuật của máy bay chiến đấu - cả tiêm kích và ném bom, đều còn nhiều hạn chế. Do vậy, các quốc gia tham chiến đều phải chuẩn bị sẵn nhiều phương án cho máy bay của mình xuất kích nghênh địch.

Thứ nhất, các sân bay hình chữ X hay chữ V (lệch) hồi đó cho phép máy bay cất cánh nhanh chóng và trực tiếp về hướng đột nhập tiến công của máy bay đối phương nhằm rút ngắn thời gian phản ứng, chiếm lĩnh hướng công kích có lợi.

Thứ hai, trong các cuộc chiến, mỗi lần xuất quân, có hàng chục chiếc máy bay cất cánh hoặc về hạ cánh cùng lúc, nếu sử dụng đường băng song song sẽ khiến kéo dài thời gian chờ đợi trên không của các máy bay cất cánh trước hoặc về hạ cánh sau.

Lượng nhiên liệu mang theo của máy bay khi đó khá ít, nếu các biên đội cất cánh trước phải lập nhiều vòng chờ, đợi các biên đội bay sau lên tập hợp đội hình thì sẽ ảnh hưởng đến cự ly tác chiến (bán kính). Tương tự, khi về, các máy bay cũng gần hết dầu sẽ không thể chờ lâu.

Cách bố trí đường bằng bắt chéo nhau (X, V) cho phép tăng thêm tần suất cất và hạ cánh của sân bay bởi các đường băng hoạt động gần như độc lập với nhau.

Thứ ba, khi cất cánh và hạ cánh, điều kiện gió ảnh hưởng rất lớn tới các máy bay, nhất là với các máy bay ném bom vốn rất nặng nề. Chỉ huy sân bay nhiều lựa chọn hướng cất, hạ cánh sao cho lợi dụng tối đa điều kiện gió, đảm bảo an toàn và nhanh chóng.

Thứ tư, sân bay dạng này giúp hạn chế xác suất bị đánh hỏng toàn bộ, hay mất sức chiến đấu. Bởi để phá hủy được hết cơ sở vật chất như đường băng, nhà chứa máy bay, khu kỹ thuật... trải trên một diện tích rộng lớn sẽ không hề dễ dàng.

Các ưu điểm này vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay, đặc biệt là các điểm thứ 2, 3, 4 kể trên. Vì thế, vẫn còn rất nhiều sân bay có kiểu bố trí các đường băng như vậy và hầu hết đều đang là các căn cứ không quân quan trọng với nhiều loại máy bay hiện đại.


Máy bay Su-30MK2 thuộc Trung đoàn không quân 935 huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Tuổi trẻ

Tại sao Việt Nam không xây sân bay như vậy?

Lực lượng Không quân Việt Nam dù đang lớn mạnh nhưng còn rất mỏng, lại có nguy cơ phải đương đầu một cách bất đối xứng với nhiều lực lượng không quân hàng đầu thế giới nên phương châm "phòng tránh, đánh trả" được đặt lên hàng đầu.

Sân bay chữ X hay chữ V mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng chúng đều đòi hỏi diện tích và vốn đầu tư rất lớn, điều này vượt quá khả năng của Việt Nam.

Chưa kể nếu chiến tranh xảy ra, các căn cứ hiện đại sẽ bị đối phương sử dụng những đòn tập kích hỏa lực bằng không quân hay tên lửa hành trình phá hủy, bao công đầu tư xây lắp có thể bị "mất không".

Cuối cùng, mạng lưới sân bay quân sự chuyên dụng và lưỡng dụng (dùng chung quân sự, dân sự) của Việt Nam khá dày đặc, đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động của không quân cả trong hiện tại và tương lai. Do vậy, việc xây dựng những sân bay chữ X hay V là không cần thiết.
Thực ra Tân Sơn Nhất ngày xưa là 2 đường HCC hình chữ V đấy



Đầu những năm 60, người Mỹ nâg cấp sân bay, quyết định xây thêm đường HCC thứ 2 song song với đường 1. Dấu vết đường HCC chéo sân bay vẫn còn



Nhìn bản đồ sẽ thấy kể cả kéo hết mỏm, đường HCC này cũng không dài đc là bao.

Hơn nữa, nếu có 2 hướng hạ cất cánh, sẽ là 2 hành lang bay và 2 hướng tiếp cận khác nhau.

Quy hoạch toàn thành phố sẽ phải điều chỉnh theo hướng bay này.
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,007
Động cơ
582,391 Mã lực
Càng nghĩ thấy các cụ nhà ta, không như hội ba que, cắm đất cho đa phúc - nội bài cực chuẩn, giờ mở rộng cũng ở bên kia đường Võ Nguyên Giáp cũng vừa đủ khoảng cách 1km. Trước em cứ thắc mắc sao đài không lưu chỗ gửi xe cienco 4 lại ở bên kia đường, nay mới hiểu chỗ đó là ở giữa 2 đường băng.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Nếu nghiêm túc thì bàn thế này này:

1.Chắc chắn làm: lấy sân đổ của sân bay quân sự; kêu gọi đầu tư tư nhân, liên doanh xây nhà ga (chắc chắn rất nhiều người muốn). Phương án này nhanh chóng khai thác được ngay, giảm tải sân đỗ và hành khách nội địa cho TSN.

Mọi thứ khác như an ninh, hậu cần, đường băng, đường lăn....hầu như ko phải làm thêm.

Khó của phương án này là: Mở đường thông ra Cộng Hòa. Xem xem Thành phố làm trong bao lâu??? Quân đội đã giao đất rồi đấy



Cùng là lấy đất để mở rộng sân bay dân sự, nếu lấy sân đỗ máy bay quân sự để làm thì chắc chắn ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự hơn là lấy sân golf. Điều lạ là bên quân đội sẵn sàng bàn giao sân đỗ quân sự, trong khi lại bảo vệ bằng được cái sân golf. Phải chăng hoạt động quân sự không còn là ưu tiên số 1 của họ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Càng nghĩ thấy các cụ nhà ta, không như hội ba que, cắm đất cho đa phúc - nội bài cực chuẩn, giờ mở rộng cũng ở bên kia đường Võ Nguyên Giáp cũng vừa đủ khoảng cách 1km. Trước em cứ thắc mắc sao đài không lưu chỗ gửi xe cienco 4 lại ở bên kia đường, nay mới hiểu chỗ đó là ở giữa 2 đường băng.
Giải tỏa hết dân cũng mệt phết, nhưng còn dễ hơn. Ngày xưa làm sân bay cách TP hơn 30km là cũng quyết tâm rồi. Chỉ tiếc khi xây đường băng thứ 2, không đủ tiền để làm cách đường 1 hơn 1.000m thôi


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Cùng là lấy đất để mở rộng sân bay dân sự, nếu lấy sân đỗ máy bay quân sự để làm thì chắc chắn ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự hơn là lấy sân golf. Điều lạ là bên quân đội sẵn sàng bàn giao sân đỗ quân sự, trong khi lại bảo vệ bằng được cái sân golf. Phải chăng hoạt động quân sự không còn là ưu tiên số 1 của họ.
1 là quân sự đã có lệnh quy hết về Phan Rang

2 là phía này tận dụng tối đa sân đỗ sẵn có, đường lăn sẵn có, hệ thống hạ tầng dịch vụ, hậu cần, an ninh sẵn có

Chỉ phải làm đường ra bên ngoài và nhà ga thôi.

Làm ở phía Bắc, sẽ phải làm mới hết

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Càng nghĩ thấy các cụ nhà ta, không như hội ba que, cắm đất cho đa phúc - nội bài cực chuẩn, giờ mở rộng cũng ở bên kia đường Võ Nguyên Giáp cũng vừa đủ khoảng cách 1km. Trước em cứ thắc mắc sao đài không lưu chỗ gửi xe cienco 4 lại ở bên kia đường, nay mới hiểu chỗ đó là ở giữa 2 đường băng.
Lỗi phần nhiều là của ta. Sau giải phóng, quản không tốt, không sớm có quy hoạch tổng thể, dài hơi, nên để TSN ra thế này.
 

Alix Thomas

Xe máy
Biển số
OF-515059
Ngày cấp bằng
9/6/17
Số km
54
Động cơ
179,520 Mã lực
Tuổi
49
Ở đây bạn Lầm có thể cho tôi hỏi 1 câu đơn giản được không? Đối với các cơ quan NN khác, CP đã yêu cầu không được sử dụng đất do NN giao trái mục đích. Sao BQP lại có ngoại lệ? Nếu như BQp thì sao không biến đất của BNG thành khách sạn hay cái gì đó để có thu nhập cho CBCNV. Nếu BNG làm như BQP thì liệu có ổn không? Vì BNG cb có trụ sở mới, hoặc các cơ quan khác tương tự
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Ở đây bạn Lầm có thể cho tôi hỏi 1 câu đơn giản được không? Đối với các cơ quan NN khác, CP đã yêu cầu không được sử dụng đất do NN giao trái mục đích. Sao BQP lại có ngoại lệ? Nếu như BQp thì sao không biến đất của BNG thành khách sạn hay cái gì đó để có thu nhập cho CBCNV. Nếu BNG làm như BQP thì liệu có ổn không? Vì BNG cb có trụ sở mới, hoặc các cơ quan khác tương tự
Nước ta oánh nhau liên tục, nên BQP có một vị thế riêng. Các bộ ngành khác ko so được.

Cả 2 miền trước đây đều thế, nên QP nhiều đất nhất. Và khu gia binh cũng nhiều nhất, so với các ngành khác

CP cho cơ chế để QP được quản lý và sử dụng số đất này. Tự quản lý và sử dụng trong thời bình thì sẽ nảy sinh lắm chuyện.

Ví dụ như đất doanh trại: Quân đội trước đây nhiều doanh trại lắm. Giờ thành khu gia binh gần hết rồi....

Ở các thành phố lớn, gần như chỉ còn QĐ và CA là được "phân đất" cho CB thoai :P

Đại loại thế....

Còn các bộ ngành, như ở HN, dù đã có trụ sở mới, nhưng vẫn giữ đất cũ ở nội thành. Chẹp.

Sau này thành cái gì thì em chịu :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Có một vài ý chính ạ

Sân bay một đường băng có thể đạt được công suất khoảng 30-35 triệu khách/năm, sân bay hai đường băng hoạt động độc lập (theo quy định của ICAO phải cách nhau tối thiểu 1.035m, tốt nhất là từ 1.525m trở lên) có thể đạt công suất 60-70 triệu khách/năm (tùy tỷ lệ máy bay thân rộng, thân hẹp và khung thời gian sân bay được phép hoạt động mỗi ngày).


Nhưng hai đường băng hiện hữu của CHK quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách nhau 365m nên không thể hoạt động độc lập. 50 triệu hành khách/năm đã là một thách thức lớn đối với cơ quan không lưu, đòi hỏi phải quy hoạch lại tổng thể vùng trời sân bay, tổ chức lại các luồng ra, vào, các vùng bay chờ, điều chỉnh phương thức cất, hạ cánh, nâng cấp trang thiết bị và con người.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Các sân bay xây dựng trước thập kỷ 70 của thế kỷ trước (thời điểm tự do hóa vận tải hàng không gây bùng nổ hàng không dân dụng ở Mỹ và lan ra thế giới) đều được xây dựng trong thành phố hoặc gần thành phố. Sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Gia Lâm (Hà Nội) được người Pháp chọn vị trí xây dựng trong bối cảnh chung như thế.

Khi đó, các đô thị trên thế giới có quy mô diện tích, dân số nhỏ, các phương tiện giao thông mặt đất kết nối với sân bay chưa phát triển. Ngành Hàng không khi đó chủ yếu khai thác các máy bay nhỏ, động cơ yếu, độ ồn thấp, nhận thức và các quy định về tiếng ồn còn đơn giản, cho nên các sân bay trong thành phố hoặc gần thành phố còn chưa gây ra những hệ lụy phức tạp về môi trường, đồng thời cũng chưa gặp khó khăn về kết nối giao thông với thành phố.

các sân bay được xây dựng mới từ thập niên 1970 đến nay phổ biến nằm trong khoảng cách 30-50km từ trung tâm thành phố (cá biệt một số sân bay cách trung tâm thành phố đến 70km). Nước ta cần phát triển sân bay theo xu thế chung của thế giới.

CHK quốc tế Tân Sơn Nhất nằm ngay trong thành phố, cách trung tâm chỉ 7km đường chim bay. Quy mô 50 triệu khách/năm đã là quá lớn đối với một sân bay với vị trí địa lý bất cập như Tân Sơn Nhất.
 

Kia5459

Xe tải
Biển số
OF-86135
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
232
Động cơ
410,897 Mã lực
Nơi ở
tôm tép hội
Anh lầm lập thớt phát là rộn ràng ngay, lâu không gặp hôm nào đi beer vs lão trungnc nhá
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
1 là quân sự đã có lệnh quy hết về Phan Rang

2 là phía này tận dụng tối đa sân đỗ sẵn có, đường lăn sẵn có, hệ thống hạ tầng dịch vụ, hậu cần, an ninh sẵn có

Chỉ phải làm đường ra bên ngoài và nhà ga thôi.

Làm ở phía Bắc, sẽ phải làm mới hết

Ra Phan rang hết, như vậy rõ ràng TSN không còn ý nghĩa quân sự nữa. Sao không bàn giao cả cho dân sự đi, giữ làm gì?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Có bài của cụ San Hô viết nghe có lý phết, vừa có đoành vừa có đất thì...
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Xây thêm một nhà ga nội địa và một đường băng chỗ sân golf cũng không tốn kém mà lại giải quyết tận gốc vấn đề hiện nay => yên tâm chờ đợi sự ra đời của Long thành (không biết bao giờ).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
24,573
Động cơ
697,036 Mã lực
Ra Phan rang hết, như vậy rõ ràng TSN không còn ý nghĩa quân sự nữa. Sao không bàn giao cả cho dân sự đi, giữ làm gì?
dần dần sẽ bàn giao hết, thòng 1 câu: Chiếm quyền sử dụng, quản lý khi cần.

Vì là đất lưỡng dụng nên làm gì thì cũng phải có ý kiến của BQP.

Dân sự đang muốn đẩy nhanh quá trình này bằng cách "đòi đất làm sân bay" :D

...đại khái thế....
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Vụ sân bay này thì ai cũng hiểu giá trị, lợi ích khi thu lợi từ sân golf nó lớn như thế nào? Ai hưởng và tại sao lại có thể là Công ty cp đầu tư Long Biên làm mà không phải công ty khác. Và không phải tự dưng bạn Tuổi Trẻ lại là người đi đầu trong việc nêu đích tên, chỉ đích danh (Rất hiếm vì mặc nhiên từ trước tới nay QĐ là vùng trời không đụng chạm của nhà báo). Cái mà đáng nói là không nên để cái vô lý nó tồn tại cùng cái hợp lý. Sân bay TSN mà không quá tải chắc không ai màng đến cái sân golf? Cho dù thu hồi đất để làm gì thì cũng nhiều phương án. Còn không cần thì thanh lý khẩn cấp, bán đấu giá lấy hẳn 1 khoản tiền lớn về cho đất nước (xây dựng sb Long Thành chẳng hạn). Mình ủng hộ không nên để cảnh nghịch lý này tồn tại. Nó thô thiển và có phần bảo thủ. Mình cũng đã từng làm việc với các bạn bên HL và hiểu rằng tại sao cái vô lý đấy lại luôn tồn tại cạnh cái có lý.
Sau vụ 319 thay chủ, vụ Sơn Trà thì mình hiểu QĐ đang biến động và cần thay đổi cái nhận thức về chỗ đứng trong cái nhìn của người dân VN
Còm như cụ thì từ đầu đến giờ các cụ tổ lái gọi là cay cú, hiếu thắng. Sao cứ phải đòi bằng được sân golf nhỉ?
Vô lối thế đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,292
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Lười suy nghĩ, không muốn tìm hiểu, nhưng sẵn sàng thể hiện ý kiến cá nhân một cách mạnh mẽ và áp đặt nghi ngờ lên tất cả những gì trái với ý kiến của mình....

Ta gọi dó là tranh luận, phản biện ư???????

Lái dư luận ư???? Xét như những tiêu chí mà Tuổi Trẻ đưa ra, không hề căn cứ vào chuyên môn, thì gọi là gì?????
Cụ chỉ ra nhân vật nào có chuyên môn, khách quan (tức là không liên quan tới bên nào như ông Tống) để tuoitre.vn họ đến phỏng vấn, phản biện.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top